Biểu mẫu 13/02/2023 16:33 PM

Mẫu đơn đề nghị và hướng dẫn cách viết đơn đề nghị

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
13/02/2023 16:33 PM

Cho tôi hỏi mẫu đơn đề nghị hiện nay là mẫu như thế nào? Khi viết đơn đề nghị cần lưu ý những vấn đề gì? – Quốc Thắng (Bình Thuận)

Mẫu đơn đề nghị và hướng dẫn cách viết đơn đề nghị

Mẫu đơn đề nghị và hướng dẫn cách viết đơn đề nghị

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Mẫu đơn đề nghị mới nhất

Hiện nay, pháp luật không quy định về mẫu đơn đề nghị. Quý khách hàng có thể tham khảo các mẫu đơn đề nghị sau:

- Mẫu đơn đề nghị chung

Mẫu đơn đề nghị chung

- Mẫu đơn đề nghị xác nhận

Mẫu đơn đề nghị xác nhận

- Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ

Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ

- Mẫu đơn đề nghị giải quyết công việc

Mẫu đơn đề nghị giải quyết công việc

2. Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị

Khi viết đơn đề nghị, người viết cần lưu ý những vấn đề sau:

- Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết đúng theo quy định sau:

+ Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.

+ Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

- Phần thông tin của người làm đơn: Cần phải ghi đầy đủ và chính xác như trong giấy tờ tùy thân.

- Nội dung đề nghị: Viết tùy thuộc vào mục đích của người làm đơn, tuy nhiên phải đảm bảo đúng, chính xác và đảm bảo phải có lý do viết đơn.

- Đảm bảo phải có phần cam kết, chữ ký của người viết phía cuối đơn.

3. Đơn đề nghị có phải văn bản hành chính không?

Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Căn cứ quy định trên thì đơn đề nghị không phải văn bản hành chính.

4. Một số quy định về văn bản hành chính

4.1. Thể thức văn bản hành chính

Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Số, ký hiệu của văn bản.

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

- Nội dung văn bản.

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

- Nơi nhận.

Ngoài các thành phần trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như:

- Phụ lục.

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

(Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)

4.2. Quy định soạn thảo văn bản hành chính

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.

- Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.

Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.

- Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.

- Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.

(Điều 10 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 33,839

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn