Biểu mẫu 14/10/2022 15:30 PM

Mẫu thẻ kho mới nhất và hướng dẫn cách ghi

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Ngọc Nhi
14/10/2022 15:30 PM

Xin hỏi là mẫu thẻ kho hiện hành gồm những mẫu nào? Hãy hướng dẫn cách ghi thẻ kho - Phương Vi (Sóc Trăng)

Mẫu thẻ kho mới nhất và hướng dẫn cách ghi

Mẫu thẻ kho mới nhất và hướng dẫn cách ghi

1. Thẻ kho là gì?

Căn cứ Thông tư 133/2016/TT-BTCThông tư 200/2014/TT-BTC quy định mục đích sử dụng của thẻ kho như sau:

Thẻ kho là giấy tờ được sử dụng nhằm theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ở từng kho.

Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.

Thẻ kho được lập bởi quản lý kho hoặc kế toán. Người kiểm soát hoạt động ra vào của hàng hóa trong kho.

Thời điểm lập thẻ kho: Cuối ngày.

2. Việc lập thẻ kho là không bắt buộc

Hiện hành không có quy định bắt buộc đối với việc doanh nghiệp phải lập thẻ kho. Tuy nhiên, việc lập thẻ kho nhằm giúp doanh nghiệp quản lý thông tin sản phẩm, nguyên liệu và việc hàng hóa xuất và nhập kho. 

Ngoài ra, khi lập sổ kho thì thẻ kho là một căn cứ để kế toán tổng hợp thông tin số lượng hàng, số liệu hàng hóa từ đó lập sổ kho.

3.  Mẫu thẻ kho mới nhất

Hiện hành, có 02 mẫu thẻ kho phổ biến gồm:

Mẫu số S08-DNN quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Mẫu số S12-DN quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC danh cho doanh nghiệp

Mẫu thẻ kho theo Thông tư 133 - Mẫu số S08-DNN
Mẫu thẻ kho theo Thông tư 200 - Mẫu số S12-DN

4. Hướng dẫn cách ghi mẫu thẻ kho

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTCThông tư 200/2014/TT-BTC quy định về căn cứ và cách ghi thẻ kho như sau:

Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển.

“Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.

Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. 

Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.

Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

- Cột A: Ghi số thứ tự;

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;

- Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;

- Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;

- Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;

- Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.

Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).

Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

Xem thêm: Mẫu phiếu nhập kho năm 2022 và cách ghi

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định và cách ghi

Mẫu báo cáo tài chính năm doanh nghiệp theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 23,162

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]