Biểu mẫu 02/02/2024 18:39 PM

Mẫu báo cáo Ban Công tác Mặt trận thôn năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
02/02/2024 18:39 PM

Xin cho tôi hỏi mẫu báo cáo Ban Công tác Mặt trận thôn mới nhất là mẫu nào? - Hoàng Long (Tiền Giang)

Mẫu báo cáo Ban Công tác Mặt trận thôn năm 2024

Mẫu báo cáo Ban Công tác Mặt trận thôn năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Mẫu báo cáo Ban Công tác Mặt trận thôn năm 2024

Sau đây là Mẫu báo cáo Ban Công tác Mặt trận thôn có thể tham khảo:

Mẫu báo cáo Ban Công tác Mặt trận thôn​

2. Quy định về Ban Công tác Mặt trận thôn

(1) Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố ... (gọi chung là khu dân cư) có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi.

(2) Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận bao gồm:

- Một số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú ở khu dân cư;

- Đại diện chi ủy;

- Người đứng đầu của Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Chữ Thập đỏ ...;

- Một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, tôn giáo....

(3) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

(4) Khi có sự thay đổi Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Công tác Mặt trận, thì Ban Công tác Mặt trận tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thế và báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định công nhận.

(5) Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ:

- Trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

- Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

- Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

- Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.

(6) Ban Công tác Mặt trận họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết. Trưởng ban Công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì cuộc họp.

(Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019)

3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(2) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình:

- Nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp được thể hiện thông qua những nội dung như: giới thiệu và hiệp thương nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; cử các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; xây dựng Chương trình hành động toàn khóa, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam mỗi cấp; xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội; tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp...

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam mỗi cấp chịu trách nhiệm chủ trì việc phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên cùng cấp để thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp mình.

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và từng tổ chức thành viên ở mỗi cấp có quyền đề xuất nội dung hoạt động. Khi thành viên nào có sáng kiến hoặc đề xuất về một hoạt động nào đó liên quan đến việc thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, thì Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp đó tổ chức hiệp thương để thống nhất với các tổ chức thành viên liên quan phối hợp thực hiện.

- Khi hai hoặc nhiều tổ chức thành viên cùng cấp cần phối hợp để thực hiện một nội dung hoặc chương trình công tác nào đó thì tiến hành ký kết quy chế, chương trình, nội dung phối hợp công tác và đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp đó chứng kiến và giám sát việc thực hiện.

- Việc thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên thông qua các hình thức: gặp gỡ trao đổi, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, khảo sát thực tế, trao đổi qua văn bản hoặc điện thoại. Mỗi tổ chức thành viên có thể tham gia vào một hoặc nhiều hoạt động đã được hiệp thương và thống nhất, tùy theo tính chất, điều kiện và mong muốn của từng tổ chức.

- Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam độc lập về tổ chức bộ máy và cán bộ, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức. Trong quá trình phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên giữ tính độc lập của tổ chức mình.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(Điều 5 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,529

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn