07/10/2024 11:38

Tổng hợp mẫu bản tường trình học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất và cách viết

Tổng hợp mẫu bản tường trình học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất và cách viết

Bản tường trình học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu bản tường trình học sinh ở đâu? 

Tổng hợp mẫu bản tường trình học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất và cách viết

Bản tường trình học sinh là một loại văn bản thường được sử dụng để trình bày lại một sự việc vi phạm nội quy của học sinh. Nó là một cách để học sinh tường thuật lại một sự việc nào đó, thường là một sự việc vi phạm nội quy hoặc quy định của nhà trường như bỏ tiết/cúp học, điểm kém, nghỉ học, đánh nhau,…

Dưới đây là tổng hợp bản tường trình học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất (tham khảo):

(1) Mẫu bản tường trình học sinh dùng chung cho cấp 1, 2, 3 mới nhất

Mẫu bản tường trình học sinh dùng chung cho cấp 1, 2, 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/2024/tuong-trinh/ban-tuong-trinh.doc 

(2) Mẫu bản tường trình học sinh hút thuốc

Mẫu bản tường trình học sinh hút thuốc: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/2024/tuong-trinh/ban-tuong-trinh-thuoc-la.doc 

(3) Mẫu bản tường trình học sinh đánh nhau

Mẫu bản tường trình học sinh đánh nhau: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/2024/tuong-trinh/ban-tuong-trinh-danh-nhau.doc 

(4) Mẫu bản tường trình học sinh đi học muộn 

Mẫu bản tường trình học sinh đi học muộn: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/2024/tuong-trinh/ban-tuong-trinh-di-hoc-muon.doc  

Gợi ý cách viết mẫu bản tường trình học sinh 

Học sinh có thể tham khảo cách viết bản tường trình cho học sinh dưới đây:

Phần đầu:

- Tiêu đề: Bản tường trình về việc... (nêu rõ sự việc vi phạm)

- Thông tin cá nhân: Họ và tên, lớp, trường học, ngày sinh.

- Kính gửi: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hoặc người có thẩm quyền liên quan.

- Thời gian, địa điểm làm bản tường trình: Ngày, tháng, năm.

Phần thân:

- Diễn biến sự việc: Mô tả chi tiết và khách quan về sự việc xảy ra, bao gồm:

- Thời gian: Khi nào sự việc xảy ra?

- Địa điểm: Ở đâu?

- Những người liên quan: Ai có mặt?

- Diễn biến cụ thể: Điều gì đã xảy ra theo trình tự?

- Nguyên nhân: Giải thích rõ ràng lý do dẫn đến sự việc xảy ra.

- Hậu quả: Nêu rõ những tác động tiêu cực của sự việc.

- Thái độ: Thể hiện sự hối hận và nhận thức rõ về sai lầm của bản thân.

Phần kết:

- Lời xin lỗi: Thành thật xin lỗi những người liên quan và nhà trường.

- Lời cam kết: Cam kết sẽ không tái phạm và sẽ cố gắng học tập tốt hơn trong thời gian tới.

- Ký và ghi rõ họ tên: Ký tên vào cuối bản tường trình.

Lưu ý quan trọng khi viết bản tường trình:

- Thành thật: Hãy trình bày sự việc một cách trung thực và khách quan.

- Rõ ràng, súc tích: Tránh lan man, đi thẳng vào vấn đề chính.

- Ngôn ngữ trang trọng: Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, đúng chuẩn.

- Chữ viết rõ ràng: Viết tay hoặc đánh máy rõ ràng, dễ đọc.

- Trình bày khoa học: Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.

Học sinh cấp 2, 3 có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh  cấp 2, 3 có những nhiệm vụ và quyền hạn bao gồm:

(1) Nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

(2) Quyền hạn:

- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Ngọc Trầm
10384

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]