TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
BẢN ÁN 57/2022/DS-PT NGÀY 31/10/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Trong các ngày 25 và 31 tháng 10 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số:
34/2022/TLPT-DS ngày 19 tháng 7 năm 2022, về việc “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản”. Do bản án Dân sự sơ thẩm số 06/2022/DS-ST ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện V có kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 46/2022/QĐ-PT ngày 10 tháng 8 năm 2022, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Ánh T, sinh năm 1975; địa chỉ: Khu B, thị trấn T1, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc, có mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà T: Ông Đặng Văn C - Luật sư Công ty Luật TNHH T2 thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, “có mặt”.
2. Bị đơn:
2.1. Bà Vũ Thị D, sinh năm 1980; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phường 3, thị xã S, tỉnh Lào Cai. Địa chỉ cư trú hiện nay (theo bà D cung cấp): Số W, phường P, quận T3, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo ủy quyền của bà D: Bà Nguyễn Thị Tuyết L, sinh năm 1978; địa chỉ: Thôn G, xã K, huyện G1, thành phố Hà Nội, “có mặt”.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn bà Vũ Thị D: Ông Tạ Quốc L1 – Luật sư Công ty Luật TNHH Đ thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, “có mặt”.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ông Lê Văn T4, sinh năm 1977; địa chỉ: Đội 6, thị trấn T1, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc.
Người đại diện theo ủy quyền của ông T4: Ông Nguyễn Thanh Bách, sinh năm 1971; địa chỉ: P7 A4, tập thể Thủ Lệ 2, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, “có mặt”.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn ông Lê Văn T4: Ông Tạ Quốc L1 – Luật sư Công ty Luật TNHH Đ thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, “có mặt”.
3.2. Ông Đào Văn H, sinh năm 1974; địa chỉ: Khu B, thị trấn T1, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc, “có mặt”.
4. Người kháng cáo: Bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Trong đơn khởi kiện đề ngày 28/12/2020, cùng các lời khai tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ánh T trình bày:
Từ ngày 21/9/2016 đến ngày 22/9/2020 bà đã cho bà Vũ Thị D vay (lãi suất theo thỏa thuận) tổng số tiền sau 34 lần giao dịch là 14.096.000.000đ. Ngoài một số lần thanh toán lãi, cho đến nay, bà D chưa trả được cho bà đồng nào. Mặc dù trong giao dịch không thỏa thuận thời hạn trả nợ nhưng vợ chồng bà D có dấu hiệu muốn trốn tránh việc trả nợ. Bằng chứng là, bà D đã hẹn bà xuống Văn phòng Công chứng M, tại địa chỉ: Khu 3, thị trấn V, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc để trả bà 1.600.000.000đ kèm điều kiện là bà phải bàn giao sổ ghi nợ và xóa toàn bộ số tiền còn lại mà bà D đã vay của bà. Khi thấy bà không chấp nhận thì bà D nói rằng không biết nợ bà bao nhiêu tiền vì sau khi nhận tiền đã chuyển hết cho người khác và có những khoản tiền đã trả cho bà mà bà không trừ nợ cho bà ấy. Tuy nhiên, chính bà D trước đó đã yêu cầu bà trao quyển sổ ghi nợ cho bà D và bản thân bà D cũng không chỉ ra được đâu là khoản nợ bà D đã thanh toán cho bà mà bà chưa xóa nợ cho bà D. Tức là bà D biết rằng, toàn bộ quá trình giao dịch giữa hai bên đều được bà ghi chép và bà D ký nhận vào đó. Và trong sổ nợ của bà đã xóa 02 khoản nợ mà bà D đã trả cho bà là 400.000.000đ.
Nay bà đề nghị Tòa án buộc bà D và chồng là ông Lê Văn T4 trả toàn bộ số nợ gốc cho bà là 14.096.000.000đ. Đồng thời, bà yêu cầu bà D, ông T4 phải trả lãi của hai tháng 11 và 12 năm 2020 là: 317.160.000đ và tiền lãi theo quy định là 6%/năm của số tiền chưa thanh toán tương ứng với thời gian bà D ông T4 chưa thanh toán được của từng khoản vay cho đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, ngày 18/4/2022 và tại phiên tòa sơ thẩm bà không yêu cầu bà D, ông T4 phải trả lãi của hai tháng 11 và 12 năm 2020 là 317.160.000đ và tiền lãi theo lãi suất là 6%/năm của số tiền chưa thanh toán tương ứng với thời gian bà D, ông T4 chưa thanh toán được của từng khoản vay cho đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm.
Bị đơn bà Vũ Thị D vắng mặt tại phiên tòa, nhưng trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện theo ủy quyền của bà D là chị Lê Thị Thu Hiền (là đại diện theo ủy quyền của bà D từ ngày 30/3/2021 đến ngày 07/4/2022) trình bày: Do có mối quan hệ quen biết, thân thiết nên bà D có vay tiền của bà T để làm ăn. Việc vay mượn diễn ra từ nhiều năm nay, bà D chỉ vay tiền bà T trong thời gian ngắn rồi trả. Việc vay mượn được hai bên thực hiện trên cơ sở tin tưởng nhau, bà T tự ghi vào sổ nợ của mình để theo dõi, sau đó một vài hôm mới yêu cầu bà D ký vào sổ nợ của mình. Khi cho bà D vay tiền, bà T có tính lãi suất vay là 1.500đ/1 triệu/1 ngày. Hàng tháng, bà T đều tính lãi từng khoản và yêu cầu bà D trả. Vì tin tưởng bà T, nên bà D trả tiền cho bà T mà không yêu cầu bà T phải gạch sổ nợ. Khi trả tiền, bà D thường trả bằng tiền mặt. Đến nay bà D xác định chỉ còn nợ lại bà T số tiền cả gốc và lãi là 1.500.000.000đ. Bà T khởi kiện yêu cầu bà D trả số tiền 14.413.160.000đ, trong đó nợ gốc là 14.096.000.000đ, tiền lãi là 317.160.000đ là không đúng với thực tế. Do đó, bà D không đồng ý trả bà T số tiền trên, mà chỉ đồng ý trả số tiền 1.500.000.000đ. Chữ ký trong sổ vay tiền của bà T giao nộp đúng là chữ ký của bà D.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Đào Văn H trình bày: Giữa vợ chồng ông với vợ chồng bà D, ông T4 là hàng xóm, nhà ở đối diện nhau, bà D và bà T chơi thân với nhau. Ông có biết việc bà T cho bà D, ông T4 vay tiền. Việc vay tiền thì bà T đứng ra cho vợ chồng bà D, ông T4 vay. Số tiền cho ông T4, bà D vay là tài sản chung của vợ chồng ông do làm ăn tích cóp mà có. Việc bà D, ông T4 vay tiền của vợ chồng ông mục đích để làm gì thì ông không nắm được. Bà D, ông T4 vay tiền của vợ chồng ông nhiều lần, những lần bà D, ông T4 vay tiền của vợ chồng ông thì đều ký giấy vay tiền với bà T. Tổng số tiền tính đến nay bà D, ông T4 còn nợ vợ chồng ông là 14.096.000.000đ tiền gốc. Nay bà T khởi kiện yêu cầu bà D, ông T4 trả nợ cho ông bà tổng số tiền nợ gốc là 14.096.000.000đ và không yêu cầu tính lãi của số tiền trên, quan điểm của ông nhất trí với quan điểm của bà T.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê Văn T4 trình bày: Ông T4 đã được Tòa án tống đạt hợp lệ Thông báo thụ lý vụ án cùng các văn bản tố tụng của Tòa án. Tuy nhiên, ông T4 đều không đến Tòa làm việc, không cung cấp tài liệu, chứng cứ đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Thông qua chị Lê Thị Thu Hiền là người đại diện theo ủy quyền của bà Vũ Thị D (vợ ông T4) trình bày: Ông T4 đang ở Sài Gòn và chị không biết địa chỉ cụ thể của ông T4. Bà D, ông T4 đã biết việc bà T khởi kiện, tuy nhiên bà D, ông T4 đang ở trong Sài Gòn do dịch bệnh Covid nên không về được và bà D có ủy quyền cho chị tham gia tố tụng để giải quyết vụ việc tại Tòa án.
Với nội dung trên, Tòa án nhân dân huyện V đã căn cứ khoản 3 Điều 26;
khoản 1 Điều 35; Điều 91; khoản 1 Điều 111; khoản 3 Điều 144; Điều 147; khoản 2 Điều 244; điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 3 Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 357; Điều 463; Điều 466; Điều 469 Bộ luật Dân sự; Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình; Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Ánh T về việc yêu cầu bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4 trả nợ số tiền 14.096.000.000đ.
Buộc bà Vũ Thị D và ông Lê Văn T4 phải trả nợ cho bà Nguyễn Thị Ánh T tổng số tiền 14.096.000.000đ (Mười bốn tỷ không trăm chín sáu triệu đồng) và lãi phát sinh kể từ ngày 28/5/2022 đến khi trả hết nợ theo các giấy vay tiền ngày 21/9/2016; ngày 11/9/2017; ngày 06/10/2017; ngày 12/10/2017; ngày 03/11/2017; ngày 21/12/2017; ngày 26/12/2017; ngày 29/12/2017; ngày 13/3/2018; ngày 15/3/2018; ngày 21/3/2018; ngày 20/4/2018; ngày 23/4/2018;
ngày 07/8/2018; ngày 05/11/2018; ngày 17/12/2018; ngày 23/4/2019; ngày 03/3/2020; ngày 30/4/2020; ngày 29/5/2020; ngày 08/6/2020; ngày 11/6/2020;
ngày 16/6/2020; ngày 24/6/2020; ngày 25/6/2020; ngày 06/7/2020; ngày 18/7/2020; ngày 23/7/2020; ngày 24/7/2020; ngày 03/8/2020; ngày 25/8/2020;
ngày 06/9/2020; ngày 07/9/2020; ngày 22/9/2020.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bà T có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bà D, ông T4 không trả số tiền nêu trên thì còn phải chịu lãi theo quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với số tiền chậm trả cho đến khi thanh toán xong.
2. Đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu khởi kiện của bà T về yêu cầu bà D, ông T4 trả nợ tiền lãi của hai tháng 11, 12/2020 là: 317.160.000đ và tiền lãi theo lãi suất là 6%/năm của số tiền chưa thanh toán tương ứng với thời gian bà D, ông T4 chưa thanh toán được của từng khoản vay cho đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm.
3. Tiếp tục duy trì Biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Quyết định số 01/2021/QĐ-BPKCTT ngày 08/11/2021 của Tòa án nhân dân huyện V về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng hình thức Phong tỏa tài sản là Quyền sử dụng đất diện tích 197m2 đất ở tại nông thôn, thửa đất số 839, tờ bản đồ số 13, địa chỉ thửa đất: Khu TTTM & nhà ở Phúc Sơn, xã Thượng Trưng, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc quyền sử dụng của vợ chồng bà Vũ Thị D và ông Lê Văn T4, đã được Sở tài nguyên và môi trường cấp GCN quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CR 143400, số vào sổ CS 01529 ngày 08/4/2019 để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bà D, ông T4 đối với khoản tiền vay của bà T.
Hoàn trả tiền thực hiện biện pháp bảo đảm cho bà T số tiền 1.000.000.000đ (Một tỷ đồng) theo Biên lai thu tiền số 0002770 ngày 08/11/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện V khi Bản án có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí dân sự, quyền thi hành án và quyền kháng cáo cho các đương sự.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 06/6/2022, bị đơn bà Vũ Thị D có đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết theo hướng hủy bản án sơ thẩm do có nhiều vi phạm, cụ thể: Bản án thể hiện không đúng trình bày của người đại diện theo ủy quyền của bà; ông Lê Văn T4 không nhận được văn bản tố tụng của Tòa án, Tòa án không lấy lời khai của ông T4 là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông T4; lãi suất bà đã trả cho bà T là lãi suất vượt quá Bộ luật Dân sự, do đó Tòa án cấp sơ thẩm không khấu trừ cho bà là vi phạm; ngày 07/4/2022, bà đã chấm dứt ủy quyền với bà Hiền nhưng bà không nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thông báo hay điện thoại nào về việc thông báo cho bà tham gia phiên tòa là xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà; Tòa án huyện V giải quyết vụ án là sai thẩm quyền do bà có hộ khẩu cư trú tại thị trấn S, tỉnh Lào Cai; Tòa án đánh giá chứng cứ chưa khách quan, toàn diện, chưa làm rõ về khoản tiền lãi, tiền gốc bà đã trả; ông T4 chồng bà không liên quan gì đến khoản tiền bà vay của bà T; Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, việc vay nợ không liên quan đến thửa đất của bà.
Ngày 08/6/2022, ông Lê Văn T4 có đơn kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm, vì: Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá tài liệu, chứng cứ không đầy đủ; ông không vay tiền của bà T, ông H nên Tòa án buộc cả ông trả nợ là xâm phạm quyền lợi của ông; ông không ủy quyền cho ai thay mặt tham gia giải quyết vụ án, Tòa án căn cứ lời khai của người đại diện theo ủy quyền của bà D là gây bất lợi cho ông; ông không vay tiền của bà D, không liên quan đến tài sản của ông, do đó Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của ông là không đúng.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án đã tổ chức phiên đối chất, ông T4, bà D nhận được Quyết định đối chất, tuy nhiên ông T4, bà D không đến Tòa làm việc theo thời gian đối chất.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa nguyên đơn trình bày bổ sung và xác định từ năm 2016 đến năm 2020, bà cho bà D, ông T4 vay nhiều lần (theo tài liệu cung cấp cho Tòa án là 49 lần), trong đó đã trả được 15 lần, còn 34 lần chưa trả với tổng số tiền gốc chưa trả là 14.096.000.000đ. Lý do bà cho bà D, ông T4 vay nhiều lần và vay với số tiền lớn chưa trả lại cho vay tiếp là do vợ chồng bà D, ông T4 cùng sang đề xuất với bà về việc vay tiền, mục đích vay là để kinh doanh do bà D có mở Công ty Z trên Lào Cai và mở Spa làm đẹp tại thị trấn T1, do đó bà đã cho vợ chồng bà D, ông T4 vay tiền; hình thức vay là bà viết vào sổ theo dõi của bà về ngày tháng năm cho vay, số tiền vay, sau đó thì bà D ký nhận, các giấy vay tiền không có chữ ký của ông T4 là do ông T4, bà D bảo để bà D đại diện ký trong sổ của bà là được, khi vay hai bên không nói về thời hạn trả nợ cụ thể, tuy nhiên nếu có tiền thì bà D trả bà bất kỳ lúc nào, và lúc nào bà cần thì bà yêu cầu bà D, ông T4 trả nợ; địa điểm vay là tại nhà bà ở thị trấn T1, huyện V; phương thức đưa tiền vay là bà đưa tiền mặt cho bà D hoặc ông T4, có một vài lần thì bà D gọi điện cho bà bảo do ở xa nên bà chuyển khoản cho bà D theo số tài khoản bà D cung cấp, sau đó khi nào về thì bà D sang bà ký nhận. Về phương thức trả nợ thì bà D cầm tiền mặt trực tiếp sang nhà bà trả cho bà, sau đó đối chiếu sổ theo dõi của bà thì bà D là người trực tiếp gạch chéo trong sổ theo dõi của bà, đồng thời bà viết giấy về việc nhận tiền trả khoản nợ của bà D và đưa cho bà D tờ giấy bà viết, và tương tự khi bà nhận tiền lãi của các khoản bà D, ông T4 vay thì bà cũng ghi vào giấy và đưa cho bà D, đồng thời bà cũng ghi chú về việc nhận tiền lãi của khoản tiền mà bà D, ông T4 tại sổ theo dõi của khoản nợ trong sổ của bà. Trong tổng số 34 lần bà D, ông T4 còn nợ thì có 04 lần ông T4 trực tiếp sang nhận tiền vay, tuy nhiên trước khi ông T4 nhận tiền vay thì bà D đã gọi điện trước cho bà và bảo ông T4 sang nhận, sau đó bà D sẽ ký sổ cho bà sau, cụ thể ông T4 nhận tiền vay là ngày 12/10/2017 nhận 600.000.000đ; ngày 03/11/2017 nhận 500.000.000đ; ngày 29/12/2017 thì ông T4 nhận trực tiếp 50.000.000đ (trong tổng số 200.000.000đ, còn 150.000.000đ bà D bảo chuyển khoản cho bà D theo số tài khoản bà D cung cấp) và ngày 15/3/2018 ông T4 nhận 500.000.000đ. Khi cho bà D, ông T4 vay tiền thì ngoài ngày 21/9/2016 và ngày 05/11/2016 là bà cho bà D vay không tính lãi, còn các lần sau thì các bên đã thỏa thuận lãi suất vay là 1.000đ/1.000.000đ/1 ngày, duy ngày 25/6/2020 thì có thỏa thuận là 1.500đ/1.000.000đ/1 ngày. Trong tổng số 34 khoản vay bà D vay chưa trả gốc cho bà thì có 24 khoản là bà D đã trả lãi cho bà với tổng số tiền lãi bà nhận được từ bà D là 2.988.800.000đ; nay bà tự nguyện và đồng ý tính lại số tiền trên theo lãi suất 20%/năm thì số tiền bà được trả là 1.787.629.000đ, số tiền chênh lệch (cao hơn) với số tiền lãi theo quy định là 1.202.725.000đ, số tiền này bà tự nguyện đồng ý và trừ vào khoản tiền gốc mà bà D còn nợ bà. Vì vậy, bà yêu cầu bà D trả vợ chồng bà số tiền gốc còn nợ là 12.893.275.000đ, bà tự nguyện không yêu cầu bà D, ông T4 phải trả lãi cho bà trong tổng số tiền vay mà bà D, ông T4 đã vi phạm nghĩa vụ trả cho bà trước đó, còn đối với lãi sau ngày xét xử đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn giữ nguyên nội dung kháng cáo, đồng thời đề nghị Tòa án xem xét chấp nhận yêu cầu của bị đơn về việc đề nghị Tòa án giám định chữ ký, chữ viết Dân trong các Giấy vay tiền mà nguyên đơn cung cấp vì theo bị đơn thì bị đơn không biết đó có phải là chữ ký và chữ viết của bị đơn hay không, đồng thời bị đơn cũng không biết là vay của nguyên đơn bao nhiêu tiền và đã trả cho nguyên đơn bao nhiêu tiền, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo ủy quyền của ông T4 giữ nguyên nội dung kháng cáo và khẳng định ông T4 có hộ khẩu thường trú tại thị trấn T1, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông T4 không đăng ký tạm trú ở đâu, đồng thời cũng không báo cáo về việc tạm vắng tại nơi cư trú với Công an thị trấn T1, lý do do công việc của ông T4 nên ông T4 không làm các thủ tục khai báo tạm vắng hay đăng ký tạm trú mà vẫn xác định nơi thường trú của ông T4 tại thị trấn T1.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu quan điểm:
Về tố tụng: Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án; các đương sự đã được thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về đường lối giải quyết vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308, khoản 2 Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự, sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn về việc đối trừ số tiền lãi vượt quá quy định của pháp luật của bị đơn vào số tiền gốc bị đơn đã trả cho nguyên đơn và buộc bà D, ông T4 trả cho bà T, ông H số tiền gốc còn nợ theo các giấy vay tiền là 12.893.275.000đ và đề nghị giải quyết về án phí theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Đơn kháng cáo của bà Vũ Thị D và ông Lê Văn T4 làm trong hạn luật định, đơn hợp lệ và đã nộp tạm ứng án phí theo đúng quy định, nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.
[2] Xét kháng cáo của bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4, Hội đồng xét xử thấy rằng:
[2.1] Đối với kháng cáo về thẩm quyền giải quyết vụ án, theo bà D thì yêu cầu khởi kiện của bà T phải do Tòa án nhân dân thị xã S nơi bà D đăng ký hộ khẩu thường trú mới có thẩm quyền giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc xác lập giao dịch vay tiền mà bà T khởi kiện yêu cầu bà D, ông T4 trả nợ được xác lập, thực hiện tại nhà bà T ở tại thị trấn T1, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, căn căn cứ khoản 1 Điều 35, điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự thì bà T có quyền lựa chọn Tòa án nơi thực hiện hợp đồng là Tòa án nhân dân huyện V giải quyết. Ngoài ra, mặc dù bà D đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường 3, thị xã S từ năm 2012, tuy nhiên theo Công an phường nơi bà D đăng ký hộ khẩu thường trú cung cấp từ năm 2020 cho đến nay bà D vắng mặt thường xuyên không có mặt tại nơi cứ trú, bà D đi đâu, làm gì tổ dân phố và Công an phường không biết. Do đó, Tòa án huyện V giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền.
[2.2] Sau khi Tòa án huyện V thụ lý vụ án, Tòa án đã tống đạt Thông báo thụ lý vụ án và các văn bản tố tụng cho bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4. Ngày 30/3/2021, bà D đã có văn bản ủy quyền cho bà Lê Thị Thu Hiền thay mặt bà D thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà D. Bà Hiền đã được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Ngày 07/4/2022, bà D chấm dứt ủy quyền với bà Hiền và cung cấp địa chỉ của bà D tại Số W, phường P, quận T3, thành phố Hồ Chí Minh và cung cấp nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường 3, thị xã S, tỉnh Lào Cai. Tòa án nhân dân huyện V đã thực hiện việc tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa cho bà D theo đúng địa chỉ bà D cung cấp nhưng cơ quan bưu chính đều hoàn các văn bản với lý do không có người nhận, do đó bà D phải tự chịu trách nhiệm với việc cung cấp địa chỉ nêu trên.
Đối với ông T4 tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo ủy quyền của ông T4 khẳng định, ông T4 vẫn đăng ký nơi thường trú là tại thị trấn T1, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc, ông T4 không khai báo tạm vắng và không đăng ký tạm trú ở đâu. Đồng thời, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác minh làm rõ về nơi cư trú của ông T4, thu thập các hồ sơ giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến ông T4, bà D tại Tòa án huyện V, cũng như hồ sơ đề nghị hoãn thi hành án hình sự của ông T4 vào tháng 2 năm 2021 và lời khai của người đại diện theo ủy quyền của bà D thì Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện việc tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng cho ông T4 đúng quy định tại Điều 173, 179 Bộ luật Tố tụng dân sự. Ông T4 cố tình giấu địa chỉ và không đến Tòa làm việc theo văn bản tố tụng của Tòa án là ông T4 không thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông T4 theo quy định tại Điều 70, 72 Bộ luật Tố tụng dân sự và không thực hiện nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự.
[2.3] Về nội dung: Bà Nguyễn Thị Ánh T khởi kiện yêu cầu bà Vũ Thị D và ông Lê Văn T4 phải trả nợ cho bà T tổng số tiền 14.096.000.000đồng theo 34 lần xác lập giao dịch, cụ thể theo giấy xác lập vay tiền ngày 21/9/2016 vay 1.000.000.000đ; ngày 11/9/2017 vay 500.000.000đ; ngày 06/10/2017 vay 600.000.000đ; ngày 12/10/2017 vay 600.000.000đ; ngày 03/11/2017 vay 500.000.000đ; ngày 21/12/2017 vay 200.000.000đ; ngày 26/12/2017 vay 200.000.000đ; ngày 29/12/2017 vay 200.000.000đ; ngày 13/3/2018 vay 500.000.000đ; ngày 15/3/2018 vay 500.000.000đ; ngày 21/3/2018 vay 100.000.000đ; ngày 20/4/2018 vay 300.000.000đ; ngày 23/4/2018 vay 300.000.000đ; ngày 07/8/2018 vay 296.600.000đ; ngày 05/11/2018 vay 700.000.000đ; ngày 17/12/2018 vay 100.000.000đ; ngày 23/4/2019 vay 300.000.000đ; ngày 03/3/2020 vay 500.000.000đ; ngày 30/4/2020 vay 2.000.000.000đ (ngày 03/7/2020 đã trả bớt 1.000.000.000đ); ngày 29/5/2020 vay
800.000.000đ; |
ngày |
08/6/2020 |
vay |
500.000.000đ; |
ngày |
11/6/2020 |
vay |
400.000.000đ; |
ngày |
16/6/2020 |
vay |
500.000.000đ; |
ngày |
24/6/2020 |
vay |
200.000.000đ; |
ngày |
25/6/2020 |
vay |
100.000.000đ; |
ngày |
06/7/2020 |
vay |
100.000.000đ; |
ngày |
18/7/2020 |
vay |
200.000.000đ; |
ngày |
23/7/2020 |
vay |
100.000.000đ; |
ngày |
24/7/2020 |
vay |
100.000.000đ; |
ngày |
03/8/2020 |
vay |
600.000.000đ; |
ngày |
25/8/2020 |
vay |
1.000.000.000đ; |
ngày |
06/9/2020 |
vay |
100.000.000đ; |
ngày |
07/9/2020 |
vay |
500.000.000đ; |
ngày |
22/9/2020 |
vay |
500.000.000đ. |
|
|
|
|
|
|
|
Tại các ngày xác lập giao dịch đều có chữ ký và chữ viết Vũ Thị D. Tại cấp sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền của bà D cũng thừa nhận chữ ký và chữ viết trong các giao dịch mà bà T khởi kiện là chữ ký của bà D. Theo bà T thì trong tổng số 34 lần bà cho bà D vay chưa trả trên thì có 04 lần ông T4 trực tiếp sang nhà bà T nhận tiền, cụ thể ngày 12/10/2017 ông T4 nhận 600.000.000đ; ngày 03/11/2017 ông T4 nhận 500.000.000đ; ngày 29/12/2017 ông T4 nhận 50.000.000đ (trong tổng số 200.000.000đ, còn 150.000.000đ bà T chuyển khoản cho bà D theo số tài khoản bà D cung cấp) và ngày 15/3/2018 ông T4 nhận 500.000.000đ.
Quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm bà D, ông T4 không có bất kỳ phản đối nào về việc bà T yêu cầu bà D, ông T4 phải trả nợ cho bà T số tiền đã vay mà chỉ cho rằng đối với các khoản nợ bà T yêu cầu trả thì bà D đã trả gốc và trả lãi theo lãi suất 1.500đ/01 triệu/01ngày cho bà T, và hiện nay chỉ còn nợ bà T khoảng 1.500.000.000đ chứ không phải là 14.096.000.000đ như yêu cầu khởi kiện của bà T. Tại đơn kháng cáo phản đối nhưng ông T4, bà D cũng không đưa ra tài liệu, chứng cứ gì. Ngoài ra, tại thời điểm vay nợ và cho đến hiện nay quan hệ giữa bà D với ông T4 là quan hệ vợ chồng, bà T vay tiền là để kinh doanh làm ăn kinh tế trong gia đình, việc xác lập quan hệ vay nợ được diễn ra tại nhà bà T (đối diện với nhà bà D, ông T4), đồng thời theo bà T khẳng định thì đã có 04 lần ông T4 đến nhận tiền vay, sau đó bà D ký sau. Quá trình khởi kiện, bà T cung cấp bản giấy được chuyển từ file ghi âm cuộc nói chuyện ngày 25/12/2020 giữa bà T, bà Thoa và ông T4, bà D về nội dung thỏa thuận về việc trả nợ nhưng không thành. Ông T4, bà D cũng không có bất kỳ phản đối gì, bà Thoa cam kết về nội dung chuyển từ file ghi âm cuộc nói chuyện đúng như bà T cung cấp. Do đó, căn cứ Điều 27, Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là nợ chung của bà D, ông T4 và buộc bà D, ông T4 có nghĩa vụ trả nợ cho vợ chồng bà T theo 34 lần xác lập giao dịch là có căn cứ.
Bà D kháng cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm chưa đánh giá khách quan khoản tiền lãi, tiền gốc bà đã trả cho bà T. Tòa án cấp phúc thẩm đã ban hành Quyết định đối chất để tổ chức phiên đối chất giữa bà T với ông T4, bà D theo các tài liệu mà bà T khởi kiện và cung cấp. Bà D, ông T4 đã nhận quyết định đối chất nhưng đều vắng mặt không đến Tòa làm việc theo Quyết định đối chất.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo ủy quyền của bà D đề nghị tiến hành giám định chữ ký dân và chữ viết Vũ Thị D tại 34 lần xác lập nêu trên, với lý do hiện nay bà D không biết đâu là chữ ký của bà D. Tuy nhiên, tại cấp sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền của bà D đã khẳng định toàn bộ chữ ký và chữ viết trong 34 lần xác lập giao dịch vay tiền mà bà T đang khởi kiện là chữ ký và chữ viết của bà D, do đó thông qua người đại diện theo ủy quyền của bà D thì bà D chỉ đề nghị Tòa án tiến hành trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết của bà D trên các giấy vay tiền có phải được ký và viết ra cùng một lúc, cùng một loại mực, cùng một thời gian không. Tòa án đã tiến hành trưng cầu Phòng Kỹ thuật Hình sự - Công an tỉnh Vĩnh Phúc, tuy nhiên ngày 08/7/2021, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Thông báo số 165/TBTCGĐ về việc từ chối giám đinh, với lý do: Giám định viên không có đủ năng lực thực hiện giám định. Sau đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành trưng cầu Viện Khoa học hình sự- Bộ Công an thực hiện giám định chữ ký, chữ viết của bà D và thời gian ký. Tại Công văn số 3046/C09-P5 ngày 03/11/2021 của Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an đã từ chối thực hiện việc giám định vì hiện nay Viện Khoa học hình sự chưa giải quyết được các yêu cầu về giám định thời điểm viết, ký trên tài liệu. Sau khi nhận được các Thông báo trên, đại diện theo ủy quyền của bà D cũng không đề nghị giám định nữa với lý do trên các giao dịch đã thể hiện rõ từng loại mực. Do đó, ngày 21/10/2022 và tại phiên tòa ngày 25/10/2022 người đại diện theo ủy quyền của bà D đề nghị giám định chữ ký, chữ viết Dân của bà D là cố tình muốn kéo dài và gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án nên Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị ngừng phiên tòa để trưng cầu giám định theo đề nghị của người đại diện theo ủy quyền của bà D mà tiếp tục đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
[2.3] Tuy nhiên, khi giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm có những thiếu sót như sau:
[2.3.1] Theo bà T và bà D trình bày trong quá trình giải quyết vụ án thì các bên đều thừa nhận khi vay tiền có thỏa thuận về lãi suất và không quy định cụ thể về thời gian trả nên giao dịch do các bên xác lập là Hợp đồng vay tài sản không thời hạn và có thỏa thuận về lãi; bà D cho rằng lãi suất các bên thỏa thuận là 1.500đ/1.000.000đ/1 ngày; bà T trình bày chỉ nhớ mức lãi suất 2 bên thỏa thuận khoảng 1.000đ/01 triệu/1 ngày (tương ứng 36,5%/năm – vượt quá mức quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và năm 2015), bà T không nhớ được chính xác, cụ thể từng khoản tiền lãi đã nhận đối với từng khoản. Căn cứ theo 34 giao dịch được xác lập giữa các bên (trong đó có 02 giao dịch được xác lập trước ngày 01/01/2017 và 32 giao dịch được xác lập sau ngày 01/01/2017 ) thể hiện 20 giao dịch có ghi chú về thời gian bà D đã thanh toán lãi cho bà T, và theo ghi chú thể hiện các bên tính lãi suất cho vay là lãi suất 1.000đ/01 triệu/1 ngày (tương ứng 36,5%/năm – vượt quá mức 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm thể hiện ghi chú trong các giao dịch đều là giao dịch được xác lập sau ngày 01/01/2017 - thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực), và có một số ghi chú về số ngày, số tiền tính lãi và số tiền bà D trả lãi trên sổ sách theo dõi của bà T đều thuộc các giao dịch được thực hiện sau này 01/01/2017.
Tại cấp phúc thẩm, bà D cung cấp 37 tài liệu là bản phô tô để chứng minh về việc bà D đã trả bà T tiền. Tòa án đã yêu cầu bà D cung cấp bản gốc nhưng bà D không cung cấp. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, bà T thừa nhận các giấy nêu trên là do bà T viết cho bà D về việc theo dõi lãi của các khoản bà D đã trả và số tiền lãi phải trả nên căn cứ Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử xác định là chứng cứ để giải quyết vụ án. 37 tài liệu bà T cung cấp thể hiện nội dung về việc thanh toán lãi của 20 giao dịch được xác lập sau ngày 01/01/2017 trong tổng số 34 giao dịch bà T đang khởi kiện, trong đó thể hiện số tiền lãi đã thanh toán của 20 giao dịch với tổng số tiền là 620.300.000đ và số tiền tính lãi nhưng không thể hiện là đã được thanh toán chưa với số tiền 2.244.860.000đ.
Căn cứ theo ghi chú tại các giao dịch trong sổ theo dõi của bà T về việc cho bà D vay tiền thì số tiền lãi bà T đã nhận của bà D là 2.261.500.000đ. Căn cứ theo bản giải trình và sự thừa nhận của bà T tại phiên tòa phúc thẩm thì số tiền lãi bà T đã nhận của bà D là 2.988.800.000đ, tại phiên tòa phúc thẩm bà T đồng ý tính lại lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự, sau khi trừ đi số tiền lãi bà T được hưởng theo quy định thì bà T đồng ý số tiền lãi bà T đã nhận vượt quá trừ đi vào số tiền gốc, đồng thời bà T tự nguyện không yêu cầu tính lãi suất của tổng số tiền bà T cho bà D, ông T4 vay kể từ thời điểm bà D, ông T4 vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và trả nợ lãi. Căn cứ theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự thì lãi suất theo quy định bà T được nhận của các giao dịch được xác lập khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực là 1.787.629.000đồng; số tiền bà T đã nhận vượt quá lãi suất quy định là 1.202.725.000đ. Do đó, Tòa án xác định lại số tiền gốc cần buộc bà D, ông T4 có nghĩa vụ trả nợ cho bà T cùng chồng bà T là ông H, cụ thể cần đối trừ số tiền bà T nhận từ bà D vượt quá quy định của pháp luật vào số tiền gốc bà D, ông T4 còn nợ lại bà T là: 14.096.000.000đ - 1.202.725.000đ = 12.893.275.000đ.
Tòa án cấp sơ thẩm, không làm rõ về số tiền lãi mà bà D đã trả cho bà T được thể hiện trong giấy xác lập giao dịch là chưa đánh giá hết tài liệu, chứng cứ. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định buộc bà D, ông T4 phải trả nợ cho bà T tổng số tiền 14.096.000.000đ và lãi phát sinh kể từ ngày 28/5/2020 đến khi trả hết nợ theo 34 giấy xác lập vay tiền. Đồng thời, quyết định kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bà T có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bà D, ông T4 không trả số tiền nêu trên thì còn phải chịu lãi theo quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với số tiền chậm trả cho đến khi thanh toán xong là không đúng theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Từ phân tích trên, cần sửa bản án sơ thẩm theo hướng buộc bà D, ông T4 phải có nghĩa vụ trả cho bà T, ông H tổng số tiền 12.893.275.000đ. Kể từ ngày 28/5/2022 (ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm) cho đến khi thi hành án xong, bà D, ông T4 còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự; nếu không thỏa thuận thì thực hiện theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
[2.3.2] Ngoài ra, tại đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn vẫn khẳng định yêu cầu vợ chồng bà D, ông T4 thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà T, nhưng bà T lại xác định bà D là bị đơn, còn ông T4 là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo để bà T sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện để xác định lại tư cách đương sự của ông T4 là bị đơn nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu là thiếu sót. Tuy nhiên, khi giải quyết vụ án thì Tòa cấp sơ thẩm vẫn xác định ông T4 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn nên đã buộc ông T4 cùng bà D phải trả nợ cho bà T, đồng thời buộc cả ông T4, bà D phải chịu án phí theo quy định, việc xác định tư cách đương sự của ông T4 chưa xâm phạm đến quyền và lợi ích của ông T4, do đó Tòa án cấp sơ thẩm cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.
[2.3.3] Trong vụ án này quan hệ pháp luật là tranh chấp Hợp đồng vay tài sản. Mặc dù quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn có yêu cầu bị đơn phải trả cho nguyên đơn 02 tháng lãi gồm tháng 11 và tháng 12 năm 2020 với số tiền 317.160.000đ và tiền lãi theo lãi suất là 6%/năm của số tiền chưa thanh toán tương ứng với thời gian bà D, ông T4 chưa thanh toán được của từng khoản vay cho đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm, nhưng ngày 18/4/2022 và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn không yêu cầu Tòa án giải quyết đối với yêu cầu tính lãi nêu trên. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ nhận định đối với việc tự nguyện không đề nghị tính lãi của nguyên đơn thì Tòa án không xét, nhưng Tòa cấp sơ thẩm lại căn cứ khoản 2 Điều 244 đề đình chỉ xét xử đối với yêu cầu khởi kiện của bà T đã rút không yêu cầu là không đúng do yêu cầu tính lãi là quan hệ kéo theo của yêu cầu chính là trả nợ gốc. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.
[3] Về biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 19/10/2021, nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ánh T có đơn đề nghị áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ”. Sau khi nhận được đơn đề nghị của bà T, Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngày 08/11/2021, Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với bà T. Cùng ngày, bà T đã gửi 1.000.000.000đ vào tài khoản của Chi cục Thi hành án dân sự huyện V để thực hiện biện pháp bảo đảm. Ngày 08/11/2021, Tòa án cấp sơ thẩm ban hành Quyết định số 01/2021/QĐ-BPKCTT về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng hình thức Phong tỏa tài sản là Quyền sử dụng đất diện tích 197m2 đất ở tại nông thôn, thửa đất số 839, tờ bản đồ số 13, địa chỉ thửa đất: Khu Trung tâm thương mại & nhà ở P1, xã T5, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc quyền sử dụng của vợ chồng bà Vũ Thị D và ông Lê Văn T4, đã được Sở tài nguyên và môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CR 143400, số vào sổ CS 01529 ngày 08/4/2019 để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bà D, ông T4 đối với khoản tiền vay của bà T. Xét thấy, tài sản phong tỏa là tài sản hợp pháp của bà D, ông T4 và bà D, ông T4 là người có nghĩa vụ với bà T, đồng thời bà T đã thực hiện biện pháp bảo đảm cho hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” là đúng theo quy định tại Điều 111, Điều 126 và Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận, bà D, ông T4 có nghĩa vụ trả cho bà T, ông H số tiền 12.893.275.000đ, do đó cần duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2021/QĐ-BPKCTT ngày 08/11/2021 của Tòa án nhân dân huyện V để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của bà D, ông T4 cho bà T, ông H; trả lại bà T số tiền đã thực hiện biện pháp bảo đảm.
[4] Từ những phân tích, nhận định như trên, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4 để sửa một phần bản án sơ thẩm.
[5] Về án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm: Do kháng cáo của bà D, ông T4 được chấp nhận một phần nên bà D, ông T4 không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Yêu cầu khởi kiện của bà T được chấp nhận nên bà T không phải chịu án phí sơ thẩm và được trả lại tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp. Bà D, ông T4 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Do bà D, ông T4 có nghĩa vụ trả nợ cho bà T, ông H số tiền 12.893.275.000 đồng nên bà D, ông T4 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 112.000.000đ + [893.275.000đ x 0,1%] = 120.893.257đ (Một trăm hai mươi triệu tám trăm chín mươi ba nghìn hai trăm bảy mươi lăm đồng).
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 2 Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 466, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
1. Chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4. Sửa bản án sơ thẩm số 06/2022/DS-ST ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện V.
Buộc bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4 phải có nghĩa vụ trả cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Ánh T, ông Đào Văn H tổng số tiền 12.893.275.000đ (Mười hai tỷ tám trăm chín mươi ba triệu hai trăm bảy mươi lăm nghìn đồng) theo các giấy vay tiền ngày 21/9/2016; ngày 11/9/2017; ngày 06/10/2017; ngày 12/10/2017; ngày 03/11/2017; ngày 21/12/2017; ngày 26/12/2017; ngày 29/12/2017; ngày 13/3/2018; ngày 15/3/2018; ngày 21/3/2018; ngày 20/4/2018; ngày 23/4/2018;
ngày 07/8/2018; ngày 05/11/2018; ngày 17/12/2018; ngày 23/4/2019; ngày 03/3/2020; ngày 30/4/2020; ngày 29/5/2020; ngày 08/6/2020; ngày 11/6/2020;
ngày 16/6/2020; ngày 24/6/2020; ngày 25/6/2020; ngày 06/7/2020; ngày 18/7/2020; ngày 23/7/2020; ngày 24/7/2020; ngày 03/8/2020; ngày 25/8/2020;
ngày 06/9/2020; ngày 07/9/2020; ngày 22/9/2020.
Kể từ ngày 28/5/2022 (ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm) cho đến khi thi hành án xong, bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4 còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự; nếu không thỏa thuận thì thực hiện theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2021/QĐ-BPKCTT ngày 08/11/2021 của Tòa án nhân dân huyện V để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của bà Vũ Thị D, ông Lê Văn T4 cho bà Nguyễn Thị Ánh T, ông Đào Văn H.
Trả lại bà Nguyễn Thị Ánh T số tiền 1.000.000.000đ (Một tỷ đồng) thực hiện biện pháp bảo đảm theo Biên lai thu tiền số 0002770 ngày 08/11/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện V.
3. Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Vũ Thị D và ông Lê Văn T4 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 120.893.257 đồng (Một trăm hai mươi triệu tám trăm chín mươi ba nghìn hai trăm năm mươi bảy đồng); không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, được đối trừ tiền án phí dân sự sơ thẩm vào số tiền 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm bà D đã nộp tại biên lai thu số 0005537 ngày 15 tháng 6 năm 2022 và 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm ông T4 đã nộp tại biên lai thu số 0005536 ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Chi cục Thi hành án Dân sự huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà D, ông T4 còn phải nộp 120.293.257 đồng (Một trăm hai mươi triệu hai trăm chín mươi ba nghìn hai trăm năm mươi bảy đồng) án phí dân sự sơ thẩm.
Bà Nguyễn Thị Ánh T không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại bà T số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 61.000.000đ (Sáu mươi mốt triệu đồng) theo biên lai thu số 0005357 ngày 05/01/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án Dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án Dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án Dân sự.
5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 57/2022/DS-PT
Số hiệu: | 57/2022/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 31/10/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về