TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG
BẢN ÁN 38/2022/DS-ST NGÀY 29/07/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Trong các ngày 25 tháng 4; ngày 16 và ngày 31 tháng 5; ngày 29 tháng 7 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 181/2021/TLST-DS ngày 14 tháng 12 năm 2021về tranh chấp hợp đồng vay tài sản theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 18/2022/QĐXXST-DS, ngày 24 tháng 3 năm 2022 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Tr T Th, sinh năm 1975 (vắng mặt).
Địa chỉ: Lô C18, đường AC, phường VL, thành phố RG, tỉnh KG.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Anh L B B, sinh năm 1986 (có mặt).
Địa chỉ: Ấp XD, xã TY, huyện AB, tỉnh KG.
- Bị đơn: Anh M G H, sinh năm 1983 (có mặt). Địa chỉ: Ấp T T, xã T H, huyện GR, tỉnh KG.
- Người làm chứng:
1. Anh Tr V L– Cán bộ tín dụng Ngân hàng SHB Sài Gòn – Hà Nội thuộc chi nhánh RG, thành phố RG, tỉnh KG (vắng mặt).
2. Anh M P Tr L1, sinh năm 1988; địa chỉ: Tổ 1, ấp T T, xã Th H, huyện GR, tỉnh KG (có mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Trong quá trình tố tụng cũng như tại phiên tòa ông Tr T Th nguyên đơn và anh L B B đại diện của nguyên đơn trình bày:
Vào ngày 01/10/2017, anh M G H có hỏi vay số tiền 450.000.000 đồng, mục đích là để đáo hạn ngân hàng, nhưng từ khi vay đến nay anh H không trả lại tiền mà cắt mọi sự liên lạc với ông Th, ông Th đã đến cơ quan anh H để yêu cầu trả nợ nhưng anh H cứ hứa hẹn và không thực hiện như lời hứa. Nay ông Th xét thấy không thể thương lượng được với anh H nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc anh M G H phải trả lại số tiền vay gốc là 450.000.000 đồng, ông Th không yêu cầu tính lãi.
Tại phiên tòa anh M G H bị đơn trình bày: Giữa anh và ông Tr T Th không có mối quan hệ quen biết hay thân thích, việc vay mượn tiền thông qua cháu anh là M P Tr L1 và anh L1 công tác tại Ngân hàng SHB- chi nhánh Rạch Sỏi giới thiệu. Anh xác định ngày 01/10/2018 anh có đứng ra vay số tiền 450.000.000 đồng, để cho L đáo hạn ngân hàng, thời hạn vay 3 đến 4 ngày, thì L và L1 sẽ trả lại cho ông Th. Việc vay mượn tiền có làm biên nhận nhận tiền và hợp đồng vay tiền. Trong đó hợp đồng vay tiền các thông tin ngày tháng năm, thông tin cá nhân của anh H và số tiền vay là do anh tự ghi, còn phần thông tin cá nhân của ông Th thì do ông Th tự ghi. Biên nhận và hợp đồng chỉ lập 01 bản đều do ông Th giữ và thỏa thuận khi nào trả tiền thì sẽ thu Hi biên nhận nợ hủy bỏ. Sau khi vay khoảng 3 hay 4 ngày sau cháu anh là M P Tr L1 đã mang tiền trả cho ông Th, anh không trực tiếp trả số tiền này và đến cuối năm 2018, tiếp tục vay lại số tiền là 200.000.000 đồng, có làm hợp đồng và do ông Th là người giữ biên nhận và hợp đồng vay. Nếu không trả tiền của lần vay trước thì ông Th sẽ không tiếp tục cho vay. Nay ông Th căn cứ vào hợp đồng vay mượn tiền đề ngày 01/10/2017, yêu cầu anh trả số tiền 450.000.000 đồng, anh không đồng ý. Bởi vào ngày 01/10/2017, anh không có vay mượn tiền của ông Th vào năm 2017, số năm 2017 không do anh ghi ra, mà anh ghi năm 2018. Nên theo biên nhận trên thì ông Th tự sửa năm 2018 sang 2017, nên anh không đồng ý và đề nghị giám định năm của hợp đồng vay tiền là do ông Th sửa năm, chứ thực tế vay tiền là ngày 01/10/2018 và đã trả xong số tiền trong trong hợp đồng trên. Nay anh đồng ý trả cho ông Th số tiền vay sau là 200.000.000 đồng. Riêng anh và L không có tranh chấp gì nếu sau này chú cháu không thỏa thuận được với nhau thì sẽ khởi kiện thành vụ kiện khác.
Anh M P Tr L1 người làm chứng trình bày: Anh L xác định anh là cháu ruột của ông M G H là bị đơn trong vụ án. Đối với ông Th thì chỉ quen biết làm ăn qua lại chứ không có mối quan hệ bà con. Anh xác định vào ngày 01/10/2018, ông M G H có ký kết hợp đồng vay mượn tiền của ông Th số tiền 450.000.000 đồng. Số tiền này ông H là người đứng vay, nhưng người sử dụng tiền này là do anh sử dụng và cũng chính anh là người trả lại cho ông Th. Sau khi trả số tiền vay này thì cuối năm 2018, ngày tháng không nhớ, ông H tiếp tục đứng tên hợp đồng vay số tiền là 200.000.000 đồng. Việc vay mượn này cũng có lập hợp đồng vay, nhưng do Th giữ hợp đồng. Số tiền vay sau, ông H cũng không trực tiếp sử dụng mà do anh là người sử dụng tiền và hiện tại số tiền này đến nay ông H cũng như anh chưa trả lại cho ông Th.
Tại phiên tòa anh L B B yêu cầu ông M G H phải trả cho ông Th số tiền vay là 450.000.000 đồng theo hợp đồng vay mượn tiền đề ngày 01/10/2017, không yêu cầu tính lãi. Anh Bình khẳng định ngoài hợp đồng vay mượn tiền đề ngày 01/10/2017, thì giữa ông Th và anh H không còn hợp đồng vay mượn tiền nào khác.
Bị đơn anh M G H không đồng ý theo yêu cầu của ông Th vì thực tế năm 2017 ông không có vay mượn tiền của ông Th. Anh xác định hiện tại anh chỉ còn nợ ông Th số tiền là 200.000.000 đồng và đồng ý trả cho ông Th số tiền 200.000.000 đồng.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Giồng Riềng phát biểu quan điểm:
Về tố tụng: Từ khi thụ lý đến khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán đã thực hiện đúng quy định của pháp luật và tại phiên toà Hội đồng xét xử thực hiện đúng theo trình tự quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ghi nhận sự tự nguyên của bị đơn đồng ý trả số tiền 200.000.000 đồng.
Về án phí: Đề nghị áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí; giải quyết theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong H sơ vụ án, được xem xét tại phiên toà, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về quan hệ tranh chấp: Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Tr T Th yêu cầu anh M G H phải trả số tiền vay gốc là 450.000.000 đồng và lãi phát sinh. Đây là quan hệ tranh chấp hợp đồng vay tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự.
[2] Về thẩm quyền: Bị đơn anh M G H có địa chỉ nơi cư trú tại Ấp T T, xã T H, huyện GR, tỉnh KG. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35, đểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự, ông Th khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện Giồng Riềng là phù hợp với quy định.
[3] Xét thấy, nguyên đơn ông Tr T Th đã ủy quyền cho anh L B B. Trong quá trình tố tụng bị đơn có yêu cầu triệu tập anh Trương Vũ L1, nhưng anh L1 vắng mặt, nên căn cứ vào Điều 228; Điều 229 của Bộ luật Tố tụng dân sự Hội đồng xét xử thống nhất xử vắng mặt ông Th và anh L1.
[4] Về nội dung: Nguyên đơn ông Tr T Th khởi kiện yêu cầu anh M G H phải trả số tiền vay là 450.000.000 đồng, theo hợp đồng vay mượn tiền đề ngày 01/10/2017, tại phiên tòa ông Th rút lại phần yêu cầu tính lãi.
[5] Bị đơn anh M G H thừa nhận vào ngày 01/10/2018, anh có đứng ra ký nhận vay số tiền 450.000.000 đồng, để cho cháu anh là M P Tr L1 đáo hạn ngân hàng. Số tiền vay anh không sử dụng mà do L là người sử dụng và là người trực tiếp trả tiền cho ông Th, thời hạn vay từ 3 đến 4 ngày. Khi vay tiền có lập hợp đồng vay mượn tiền. Anh H thừa nhận ngày tháng năm và số tiền vay trên hợp đồng vay mượn tiền là do anh trực tiếp ghi. Đối với thông tin cá nhân của ông Th thì do ông Th ghi. Sau khi vay số tiền trên thì cháu anh là L đã trả cho ông Th và đến cuối năm 2018, anh tiếp tục đứng tên vay thêm số tiền 200.000.000 đồng. Tiền trên cũng do L là người sử dụng và đến nay anh cũng như L chưa trả lại cho ông Th.
[6] Xét hợp đồng vay tiền ông Th cung cấp và xác định ngày vay mượn tiền là ngày 01/10/2017, nhưng anh H không thừa nhận việc vay mượn tiền vào năm 2017, là do ông Th sửa năm chứ thực tế anh H vay tiền năm 2018. Hội đồng xét xử xét thấy, giữa các bên thừa nhận có việc vay mượn tiền nhưng không thống nhất nhau về số tiền vay và năm vay tiền. Xét thấy lời trình anh H thừa nhận có vay số tiền 450.000.000 đồng và đã trả cho ông Th, không có tài liệu chứng cứ chứng minh đã trả nợ cho ông Th xong. Nhưng anh H cho rằng năm 2017 anh không vay tiền như ôngTh trình bày bằng việc đề nghị Tòa án giám định năm ghi trên hợp đồng vay mượn tiền ông Th cung cấp. Xét lời trình bày của ông Th tại phiên tòa ngày 31/5/2022, ông Th cho rằng hợp đồng vay mượn tiền là bản mẫu được ông sử dụng từ năm 2015 hay 2016 để phô tô lại sử dụng cho năm 2017, ông xác định năm 2017 là phô tô ra. Đồng thười, ông Th cũng thống nhất ngày tháng năm ghi trên hợp đồng vay là do anh H ghi. Xét thấy, ông Th cũng như anh H đều thống nhất ngày tháng năm vay là do anh H ghi. Nhưng ông Th thì cho rằng năm trong hợp đồng là năm 2017, anh Th cho rằng năm trong hợp đồng là năm 2018, nên anh H yêu cầu được giám định năm của Hợp đồng ông Th cung cấp. Theo kết luận giám định số 516/KL-KTHS, ngày 24/6/2022 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Kiên Giang kết luận tại dòng chữ thứ 05 (tính từ trên xuống), sau dãy số 20… có nội dung đọc được là số 17 và số 8. Chữ số 17 được viết bằng mực đen; chữ số 8 được viết bằng mực màu xanh. Nên từ đó khẳng định năm 2017 không phải là số phô tô ra mà xác định số 17 được viết ra từ mực màu đen và ẩn dưới là số 8 được viết bằng mực màu xanh. Từ đó, cho thấy lời trình bày của ông Th không phù hợp chứng cứ ông đưa ra, không đúng sự thật khách quan. Theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật tố tụng dân sự đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Tại phiên tòa bị ông Th không có tài liệu gì chứng minh việc anh H vay tiền vào năm 2017 và không chứng minh được vì sao có sự sửa lại năm như ông trình bày và việc sửa năm không được anh H xác nhận, thừa nhận, nên lời trình bày của ông Th là không có căn cứ chấp nhận. Tuy không có chứng cứ trong việc ông H đã trả số tiền 450.000.000 đồng cho ông Th, nhưng lời trình bày của ông H lại phù hợp với chứng cứ ông Th đưa ra và đúng sự thật khách quan. Tại phiên tòa anh M G H xác định hiện tại anh còn nợ ông Th số tiền 200.000.000 đồng và đồng ý trả số tiền này, đây là sự thật không cần phải chứng minh. Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện của anh H phải trả cho ông Th số tiền 200.000.000 đồng. Từ đó, xét thấy đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là có căn cứ chấp nhận. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn.
[7] Đối với phần lãi tại phiên tòa nguyên đơn tự nguyện rút lại không yêu cầu tính lãi, nên Hội đồng xét xử đình chỉ phần lãi suất.
Đối phần tiền vay anh H cho rằng đưa cho L, nhưng anh không yêu cầu giải quyết trong vụ án này nếu sau này có phát sinh sẽ khởi kiện thành vụ kiện khác, nên Hội đồng xét xử không xét. Sau này các bên có tranh chấp sẽ khởi kiện thành vụ kiện khác theo quy định của pháp luật.
[8] Về án phí:
Áp dụng Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 ; khoản 4 Điều 26 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Th vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:
Do yêu cầu của ông Th không được chấp nhận số tiền 250.000.000 đồng nên ông Th phải chịu án phí trên số tiền bị bác cụ thể là 250.000.000 đồng x 5% = 12.500.000 đồng (mười hai triệu năm trăm nghìn đồng), khấu trừ số tiền tạm ứng án phí ông Th đã nộp 17.480.000 đồng, theo biên lai thu số 0005663, do L B B nộp thay, ông Th còn được nhận lại số tiền án phí còn dư là 4.980.000 đồng (Bốn triệu chín trăm tám mươi nghìn).
Anh H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm giá ngạch là: 200.000.000 đồng x 5% = 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng).
Về chi phí tố tụng: Chi phí giám định theo yêu cầu của anh M G H là 2.550.000 đồng, anh M G H tự nguyện chịu và đã nộp xong.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng khoản 3 Điều 26; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Điều 147; Điều 207; Điều 227; Điều 228; Điều 244; Điều 266; Điều 269; Điều 271 của Bộ luật Tố tụng Dân sự;
Điều 463, Điều 466 của Bộ luật Dân sự 2015; Khoản1, khoản 4 Điều 26 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Th vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Xử:
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tr T Th. Ghi nhận sự tự nguyện của anh M G H phải trả số tiền gốc là 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng).
Đình chỉ giải quyết phần lãi suất, do nguyên đơn rút lại yêu cầu.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xo ng, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Án phí:
Ông Tr T Th phải chịu án phí là 12.500.000 đồng (mười hai triệu năm trăm nghìn đồng), khấu trừ số tiền tạm ứng án phí ông Th đã nộp 17.480.000 đồng, theo biên lai thu số 0005663, do L B B nộp thay, ông Th còn được nhận lại số tiền án phí còn dư là 4.980.000 đồng (Bốn triệu chín trăm tám mươi nghìn).
Anh M G H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm giá ngạch là 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng).
Về chi phí tố tụng: Chi phí giám định là 2.550.000 đồng, anh M G H tự nguyện chịu và đã nộp xong.
3. Quyền kháng cáo, kháng nghị:
Ông Tr T Th, anh M G H có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên được quyền kháng nghị theo quy đinh của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 của Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự./.
Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 38/2022/DS-ST
Số hiệu: | 38/2022/DS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Giồng Riềng - Kiên Giang |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 29/07/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về