12/10/2022 11:21

Tuyển tập bản án về giải quyết hợp đồng vay tài sản khi một bên phá sản

Tuyển tập bản án về giải quyết hợp đồng vay tài sản khi một bên phá sản

“Tôi muốn tìm các bản án về trường hợp giải quyết hợp đồng vay tài sản khi một bên phá sản, mong Ban biên tập giúp tôi. Xin cảm ơn!” _ Mạnh Tuấn ( Tiền Giang)

Chào anh, đối với yêu cầu của anh Ban biên tập gửi đến anh một số bản án tiêu biểu như sau:

1. Bản án 21/2019/DSST ngày 24/10/2019 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

- Cấp xét xử: Sơ thẩm.

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

- Trích dẫn nội dung: “Vào ngày 22/7/2015, chị đến doanh nghiệp Vàng bạc Hùng Thảo gửi 12 chỉ vàng 9999. Khi gửi vàng bà Th viết phiếu, thỏa thuận lãi suất một năm lãi 1 chỉ 2 phân (tổng lãi của 12 chỉ), thời hạn vay không thời hạn, khi nào cần trả ngay. Quá trình gửi vàng thì vào ngày 18/7/2016, chị đã rút 2 chỉ còn 10 chỉ. Chị đã nhiều lần đến gặp bà Th để lấy số tiền trên nhưng doanh nghiệp Hùng Thảo đã phá sản và bà Th bị bắt về hành vi lừa đảo. Sau khi bà Th bị bắt chị làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo gửi Công an tỉnh Nghệ An nhưng trong quá trình điều tra giải quyết vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An kết luận việc vay mượn giữa chị và bà Th là quan hệ dân sự nên đã trả lại toàn bộ giấy tờ cho chị.Vì vậy chị yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Nguyễn Thị Th phải trả cho chị số tiền 42.500.000 đồng tương đương với 10 chỉ vàng gốc và 17.000.000 đồng tương đương với 4 chỉ vàng lãi trong 4 năm (từ ngày 22/7/2015 đến 22/7/2019). Tổng cộng cả gốc và lãi là 59.500.000 đồng.”

2. Bản án 32/2020/DS-ST ngày 25/09/2020 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

- Cấp xét xử: Sơ thẩm.

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện TT, tỉnh An Giang.

- Trích dẫn nội dung: “Ngân hàng HH cho biết tiền lãi 591.083.334 đồng, trong đó: Lãi trong hạn 15.333.334 đồng, lãi quá hạn 575.750.000 đồng, ông cũng đồng ý, nhưng do kinh doanh không hiệu quả, phòng Karaoke bị phá sản nên vợ chồng ông thật sự khó khăn, ông xin Ngân hàng HH xem xét giảm cho ông tiền lãi, chỉ còn lại 80.000.000 đồng, cộng với vốn 400.000.000 đồng bằng 480.000.000 đồng, ông sẽ thanh toán ngay cho Ngân hàng.”

3. Bản án 61/2021/DS-PT ngày 02/02/2021 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

- Cấp xét xử: Phúc thẩm.

- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

- Trích dẫn nội dung: “Ngày 03/11/2013, vợ chồng ông M bà H có vay của vợ chồng ông P1, bà T2 số tiền 137.000.000 đồng có lập giấy vay nợ, lãi suất vay là 3%/tháng. Đến ngày 03/12/2011 ông P1, bà T2 rút 10.000.000 đồng tiền gốc nhưng vợ chồng ông không có tài liệu gì để chứng minh số tiền đó trả vào tiền gốc. Do vợ chồng ông kinh doanh thua lỗ và phá sản nên vợ chồng ông không có khả năng trả số tiền đã vay cho vợ chồng ông P1, bà T2. Đến nay ông P1, bà T2 đề nghị Tòa án nhân dân huyện ML5 giải quyết buộc vợ chồng ông phải trả cho ông Phong bà Thông số tiền gốc đã vay là 137.000.000 đồng và tiền lãi suất 3%/tháng từ giữa tháng 01/2012 đến ngày 03/10/2019 là 380.586.000 đồng. Tổng cộng cả gốc và lãi là 137.000.000 đồng + 380.586.000 đồng = 517.586.000 đồng. Vợ chồng ông chỉ đồng ý trả dần số tiền gốc là 137.000.000 đồng còn số tiền lãi vợ chồng ông không đồng ý trả. Lý do vợ chồng ông không đồng ý trả lãi vì khi gia đình ông vỡ nợ vào năm 2012 có đến xin tiền lãi và trả nợ gốc dần và ông P1, bà T2 đã đồng ý không tính lãi.”

4. Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 465/2021/DS-PT

- Cấp xét xử: Phúc thẩm.

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

- Trích dẫn nội dung: “Giấy chốt nợ ngày 29/7/2013 do ông Đ cung cấp có ghi 260 triệu đồng, ông B xác định đúng chữ ký của ông. Ngày 01/9/2013, vợ ông là bà Nguyễn Thị Hải Y có nhận hộ ông số tiền 200 triệu đồng là đúng. Và sau đó, ông Đ tiếp tục vay của ông nhiều lần nhưng đều không có giấy tờ gì vì bạn bè tin tưởng nhau. Cuối năm 2017, ông Đ không trả tiền cho ông và báo đã phá sản, xin không tính lãi nữa. Ngày 20/01/2018, ông Đ có ký nhận chốt với ông số tiền gốc còn nợ là 520 triệu đồng, tiền lãi là 23.400.000 đồng, tổng là 543.400.000 đồng. Do ông Đ không trả được nợ nên ông có nhờ công ty đòi nợ AZ thu hộ số tiền nợ. Thời điểm nhờ công ty AZ đòi nợ, ông chỉ tìm thấy giấy ông Đ nợ 300 triệu đồng. Sau đó khi tìm thấy giấy ông Đ xác nhận nợ 543.400.000 đồng, vì vậy ông khởi kiện yêu cầu ông Đ, bà Yên trả ông số tiền 543.400.000 đồng.”

5. Bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản số 18/2021/DS-ST

- Cấp xét xử: Sơ thẩm.

- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Trích dẫn nội dung: “Quá trình giải quyết và tại phiên tòa bị đơn anh Phạm Ngọc Q. trình bầy: Ngày 25/3/2020 anh có được vay số tiền 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng) của ông Trần Hữu M. là thực tế, tuy nhiên do dịch bệnh nên anh làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, không có tiền trả cho ông M. Việc vay nợ này chỉ mình anh vay, không liên quan gì đến chị T. Anh nhất trí trả số tiền nợ trên cho ông M, nhưng do hiện tại anh không có tiền để trả nên đề nghị ông M. tạo điều kiện cho anh thư thư thời gian để anh đi làm kiếm tiền về trả cho ông M.”

6. Bản án 11/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 về tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản

- Cấp xét xử: Sơ thẩm.

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Trích dẫn nội dung: “Bà có được bà Phạm Thị T dẫn đến nhà bà Bùi Thị D để giới thiệu vay số tiền là 35.000.000 đồng vào ngày 5/8/2018 với lãi xuất 4%/ tháng; Hẹn 6 tháng sau sẽ hoàn trả gốc. Sau đó hàng tháng bà K vì quen biết và quá tin tưởng chỗ bà T nên đã trực tiếp đưa tiền lãi là 1.400.000 đồng/ tháng cho bà T để chuyển trả cho bà D, thời gian trôi qua hàng tháng bà D cũng chưa một cuộc điện thoại nào yêu cầu phải trả tiền vì mọi tháng bà K đều trả lãi đều đặn cho qua bà T, bà T có trách nhiệm chuyển đến tay bà D, từ ngày 5/6/2019 vì làm ăn thua lỗ, phá sản, nợ quá nhiều nên bà K đã tạm dừng chưa trả tiền lãi cho bà D. Bà K đã trực tiếp trao đổi với bà T vì bà T đã tìm đến tận nhà bà K để đòi tiền. Vì bà D cho vay nặng lãi nên bà K không đủ khả năng trả mà xin khất để trả gốc, mọi chuyện bà K đã trao đổi trực tiếp với bà T, bà T đã hiểu rõ hoàn cảnh phá sản của bà K. Khi được Tòa án gọi lên nhận thông tin bà K mới biết bà D đã tự ý sửa nội D giấy vay tiền từ lãi xuất 4%/ tháng thành 1,4%/ tháng để trốn tránh việc cho vay nặng lãi. Bà K yêu cầu Tòa án xem xét thẩm định lại nét bút viết số 1 trong nội D giấy vay tiền gốc mà bà D đã giao nộp cho Tòa. Bà K khẳng định số 1 viết đằng trước số 4% là bà D tự viết thêm vào. Đề nghị Tòa án làm sáng tỏ sự việc này trước khi bàn đến việc tiếp theo.”

Nguyễn Sáng
1741

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]