Bản án về tranh chấp hợp đồng giao dịch trạng thái vàng, hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi sổ và hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 111/2022/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 111/2022/KDTM-PT NGÀY 05/07/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH TRẠNG THÁI VÀNG, HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC GIAO DỊCH VÀNG GHI SỔ VÀ HỢP ĐỒNG ỦY THÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Trong ngày 05/7/2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 47/2022/KTPT ngày 07/4/2022 về việc tranh chấp Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng, Hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi sổ và Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2022/KDTM-ST ngày 04/01/2022 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa bị kháng cáo, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 170/2022/QĐXX - PT ngày 12/5/2022 và các Quyết định hoãn phiên tòa số 192/2022/QĐPT- KDTM ngày 03/6/2022 và Quyết định số 254/2022/QĐPT- KDTM ngày 23/6/2022, giữa:

Nguyên đơn: Nn hàng TMCP AC Trụ sở: …………. quận 3, TP Hồ Chí Minh. Người đại diện theo pháp luật: ông Từ Tiến P- Tổng giám đốc. Người đại diện theo ủy quyền: bà Khương Thị Minh H và ông Nguyễn Trung N (Giấy ủy quyền số 782/UQ-BTGĐ.22 và số 783/UQ-BTGĐ.22 cùng ngày 18/4/2022). Bà H, ông N có mặt tại phiên tòa.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Anh, Luật sư Trần Minh Hải - Công ty Luật TNHH BASICO, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Luật sư Ngọc Anh có mặt tại phiên tòa, vắng mặt Luật sư Hải.

Bị đơn: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B.

Trụ sở: ……………. quận Đống Đa, TP Hà Nội; Người đại diện theo pháp luật: ông Tô Thanh B - Chủ tịch Hội đồng quản trị. Người đại diện theo ủy quyền: ông Vũ Xuân N (địa chỉ số 48 phố Hoàng Ngọc Phách, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Giấy ủy quyền ngày 04/9/2020). Ông N có mặt tại phiên tòa.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Nguyễn Đức K, sinh năm 1964, địa chỉ ………….. quận Ba Đình, TP Hà Nội. Hiện đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Thanh Xuân- Bộ Công An. Người đại diện theo ủy quyền: ông Vũ Xuân N (Giấy ủy quyền ngày 11/11/2020). Ông N có mặt tại phiên tòa.

2. Bà Đặng Ngọc L, sinh năm 1972, địa chỉ ………….quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Người đại diện theo ủy quyền: ông Vũ Xuân N (Giấy ủy quyền lập ngày 05/04/2021 tại Văn phòng công chứng Hoàng Bích Diệp). Ông N có mặt tại phiên tòa.

3. Ngân hàng TMCP KTVN Trụ sở: …………….. TP Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật: ông Hồ Hùng Anh- Chủ tịch HĐQT. Người đại diện theo ủy quyền: bà Vũ Thanh N (địa chỉ …………., quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Giấy ủy quyền số 210A/UQ-TCB ngày 26/8/2020). Bà N có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và lời tự khai trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện hợp pháp của nguyên đơn Ngân hàng TMCP AC trình bày:

Ngày 10/12/2009, Ngân hàng TMCP AC (sau đây gọi tắt là nguyên đơn) và Công ty cổ phần đầu tư thương mại B (sau đây gọi tắt là bị đơn) ký Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng số 014/GDTTV/HĐ (sau đây viết tắt là Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009) với các nội dung, bị đơn đồng ý mua trạng thái vàng của nguyên đơn và nguyên đơn đồng ý bán trạng thái vàng cho bị đơn. Chi tiết như sau: quy mô giao dịch là 150.000 Ounce. Quy mô của giao dịch này có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Hạn mức chặn lỗ được tính bằng VND tương đương 10.000.000 USD. Theo nội dung các bên thỏa thuận tại Hợp đồng số 014 là việc bị đơn mua (làm tăng) hay bán (làm giảm) một trạng thái vàng từ nguyên đơn.

Để triển khai giao dịch, bị đơn sẽ mở tài khoản VND tại nguyên đơn để thực hiện giao dịch trạng thái vàng trước khi thực hiện giao dịch. Số lượng tài khoản phải mở, thủ tục mở, chi tiết tên, số và loại tài khoản của bị đơn được thực hiện theo quy định và thông báo của nguyên đơn trong từng thời kỳ. Bị đơn thực hiện đặt lệnh qua các phương thức (đặt lệnh trực tiếp bằng phiêu lệnh, qua điện thoại, qua fax, qua internet, qua phương tiện khác).

Bị đơn phải thực hiện việc ký quỹ theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc trả lãi phát sinh theo thông báo của nguyên đơn. Thời điểm, mức ký quỹ thực hiện theo thông báo cụ thể của nguyên đơn trong từng thời kỳ. Tùy từng trường hợp, nguyên đơn có thể ứng trước tiền ký quỹ cho bị đơn. Khi đó, khoản tiền nguyên đơn ứng trước được xem là khoản nợ của bị đơn đối với nguyên đơn, bị đơn có trách nhiệm thanh toán khoản nợ này cả gốc và lãi theo lãi suất do nguyên đơn quyết định cho bị đơn khi đóng trạng thái tài khoản giao dịch trạng thái vàng. Bị đơn được hưởng lợi nhuận từ việc giao dịch trạng thái vàng, chịu lỗ từ giao dịch và phải trả phí giao dịch cho nguyên đơn.

Bị đơn đã chỉ định cho ông Nguyễn Đức K đại diện ủy quyền cho bị đơn thực hiện giao dịch trạng thái vàng với nguyên đơn theo Phụ lục của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009.

Các biện pháp, tài sản bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng của bị đơn:

- Thư bảo lãnh ngày 17/12/2010 do Ngân hàng TMCP KTBN (sau đây gọi tắt là T ) phát hành, T cam kết bảo lãnh cho toàn bộ các nghĩa vụ nợ phát sinh trước hoặc sau thời điểm phát hành Thư bảo lãnh của bị đơn tại nguyên đơn phát sinh từ Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009. T xác nhận chấp nhận nội dung tất cả các điều khoản trong Hợp đồng số 014 và các Phụ lục kể cả trong trường hợp T không ký tên trên Hợp đồng và các Phụ lục. Giá trị bảo lãnh của T đối với khoản nợ của bị đơn là 300 tỷ đồng. Thư bảo lãnh có hiệu lực trong thời hạn 60 tháng và được T xác nhận có hiệu lực từ ngày 21/12/2010 theo Văn bản xác nhận hiệu lực bảo lãnh ngày 20/12/2010.

- Bảo lãnh của ông Nguyễn Đức K theo Chứng thư bảo lãnh lập ngày 10/3/2012. Theo đó ông K cam kết bảo lãnh cho toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ (nợ gốc, lãi quá hạn, phí và các khoản phải trả khác) theo các Hợp đồng tín dụng, bảo lãnh, Phụ lục hợp đồng, khế ước nhận nợ… và các cam kết khác của bên được bảo lãnh với nguyên đơn. Các nghĩa vụ được bảo lãnh là các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh với nguyên đơn bao gồm tất cả các nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau thời điểm ký Chứng thư này.

Các bên đã thực hiện các giao dịch theo Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 cụ thể như sau:

Đối với giao dịch 45.000 Ounce: căn cứ Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009, bị đơn đã đặt lệnh mở trạng thái vàng với tổng giá trị là 45.000 Ounce. Sau đó, ngày 28/4/2010, bị đơn đã đóng trạng thái đối với giao dịch 45.000 Ounce này và phát sinh khoản bị đơn đã lỗ 199.392,07 USD. Bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn và phát sinh khoản phải thu 199.392,07 USD và quy đổi tại thời điểm ngày 31/12/2012 là 20.850 VND/USD là 4.157.324.660 đồng.

Đối với giao dịch 37.500 lượng SJC: ngày 10/12/2009, bị đơn đặt lệnh bán 37.500 lượng vàng SJC và đến ngày 02/8/2010, bị đơn đã đóng trạng thái đối với giao dịch 37.500 lượng vàng SJC và phát sinh khoản tiền phải thanh toán cho nguyên đơn là 19.660.500.000 đồng. Do bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn nên phát sinh khoản phải thu 19.660.500.000 đồng. Sau đó bị đơn đã thanh toán cho nguyên đơn 77.126.976 đồng nên khi ký Phụ lục Hợp đồng số 014 ngày 31/12/2012 bị đơn còn phải thanh toán cho nguyên đơn là 19.583.373.024 đồng.

Ngày 08/2/2010, nguyên đơn và bị đơn ký kết Phụ lục Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 để giải thích làm rõ nội dung tại Điều 2 Hợp đồng cụ thể như sau:

“Bên A đồng ý chịu trách nhiệm toàn bộ về Quy mô giao dịch, các rủi ro đối với trạng thái vàng giao dịch, đồng ý mua/bán trạng thái vàng với Bên B; Bên B đồng ý làm trung gian tạo dựng quy mô giao dịch theo yêu cầu của Bên A, đồng ý bán/mua trạng thái vàng với Bên A theo nội dung hợp đồng giao dịch trạng thái vàng số 014/GDTTV/HĐ ngày 10/12/2009.”.

Căn cứ theo tỷ giá quy đổi ngày 31/12/2012 là 20.850 VND/USD, các bên đã ký Phụ lục Hợp đồng số 14/GDTTV/HĐ/PL-01 ngày 31/12/2012 để chuyển đổi toàn bộ khoản phải thu sang VND. Theo đó xác định khoản tiền bị đơn phải trả cho nguyên đơn là 522.892.362.939 đồng, thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày 02/8/2015. Lãi suất áp dụng đến ngày 15/10/2012 là 3%/năm, lãi suất áp dụng từ ngày 16/10/2012 là 0%/năm.

Ngày 25/3/2015, nguyên đơn và bị đơn ký kết Phụ lục số 14/GDTTV/HĐ/PL- 02 với nội dung nguyên đơn đồng ý cho duy trì và thanh toánkhoản phải trả cho nguyên đơn trong thời gian chậm nhất đến ngày 31/12/2015. Toàn bộ số nợ lãi được bị đơn thanh toán vào ngày bị đơn thanh toán khoản phải trả (tức chậm nhất đến ngày 31/12/2015).

Ngày 13/10/2015, nguyên đơn gửi Thông báo số 5550/CV-BTGĐ.15 tới bị đơn, thông báo về việc chấm dứt Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục kèm theo. Bị đơn ngoài nghĩa vụ phải thanh toán toàn bộ số tiền gốc thì còn phải thanh toán số tiền lãi phát sinh là 4.763.957.353 chậm nhất là ngày 04/12/2015.

Từ ngày 09/11/2012 đến ngày 24/6/2019, nguyên đơn đã thu nợ của bị đơn với tổng số tiền thu là 468.808.414.105 đồng. Dư nợ gốc còn lại là 54.161.075.811 đồng. Ngoài dư nợ gốc nêu trên, đến ngày 31/10/2015 tiền lãi phát sinh từ khoản phải thu chưa được thanh toán là 4.763.957.353 đồng (theo Thư báo nợ số 6399/CV-BTGĐ.15 ngày 20/11/2015, thông báo này được bà Nguyễn Thúy Hương đại diện bị đơn xác nhận). Tổng số tiền nguyên đơn đã thu là 468.808.414.105 đồng, trong đó có số tiền 324.742.704.715 đồng của bị đơn và 144.065.709.390 đồng của ông Nguyễn Đức K . Đối với số tiền 468.808.414.105 đồng nguyên đơn đã thu trong đó có số tiền 324.742.704.715 đồng thu của bị đơn đều được nguyên đơn hạch toán để trả cho khoản phải thu đối với giao dịch trạng thái vàng 150.000 Ounce. Cho đến nay số tiền phải thu còn lại của giao dịch trạng thái vàng 150.000 Ounce bị đơn vẫn chưa thanh toán cho nguyên đơn. Còn đối với khoản phải thu từ giao dịch 45.000 Ounce với số tiền là 4.157.324.660 đồng và giao dịch 37.500 lượng với số tiền là 19.583.373.024 đồng của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 bị đơn vẫn chưa thanh toán cho nguyên đơn bất kỳ số tiền nào.

Từ ngày 05/12/2015, do bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn nên khoản nợ lãi tạm tính từ ngày 05/12/2015 đến ngày 15/11/2018 là 89.287.880.158 đồng (theo đơn khởi kiện ngày 20/11/2018).

Nguyên đơn xác nhận đã thu số tiền chi phí vốn trong giao dịch trạng thái vàng, giá vàng nguyên đơn cho bị đơn vay khi thực hiện các giao dịch là 36.786.040.794 đồng thu từ ngày 29/9/2009 và kết thúc vào ngày 30/6/2012. Việc tính chi phí vốn của giá trị ký quỹ và lãi lỗ tiềm năng của bị đơn được tính theo mức lãi suất là lãi suất USD được áp dụng từ Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 01/VGSHĐTT.08 ngày 25/12/2008 (sau đây viết tắt là Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008) sau đó tiếp tục áp dụng cho cho Hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi sổ số 014/GDVGS ngày 26/12/2008 (sau đây viết tắt là Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008) và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009. Đối với trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng, đây là giao dịch vàng trong nước nên nguyên đơn không tính chi phí vốn đối với giao dịch này. Như vậy, nếu nguyên đơn tách chi phí theo Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 thì bị đơn còn phải thanh toán thêm chi phí vốn theo Hợp đồng số 014 cho ngày 10/12/2009 nguyên đơn số tiền là 1.543.568.671 đồng. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên đơn chỉ thu chi phí vốn của trạng thái ròng còn lại của 105.000 Ounce với số tiền là 36.786.040.793 đồng. Số vàng phát sinh của Hợp đồng số 014 là 45.000 Ounce đã được nguyên đơn tính bù trừ vào Hợp đồng uỷ thác số 01 nên nguyên đơn không thu chi phí vốn của các giao dịch phát sinh từ Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 này.

Nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

1. Yêu cầu bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản nợ tạm tính đến ngày 04/01/2022 là 162.619.832.012 đồng trong đó nợ gốc là 58.925.033.164 đồng (trong đó nợ gốc là 54.161.075.811 đồng và tiền lãi tính từ 09/11/2012 đến 31/10/2015 là 4.763.957.353 đồng), nợ lãi là 103.694.798.849 đồng. Khoản nợ này phát sinh theo các giao dịch trạng thái vàng giữa nguyên đơn và bị đơn theo Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục của hợp đồng này.

2. Yêu cầu T phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với nguyên đơn theo Thư bảo lãnh do T phát hành ngày 17/12/2010. Trong trường hợp T không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu của nguyên đơn, nguyên đơn đề nghị Tòa án ghi nhận nội dung nguyên đơn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản của T để thu hồi nợ.

3. Yêu cầu ông Nguyễn Đức K phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với các nghĩa vụ tài chính của bị đơn theo cam kết tại Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012. Trường hợp ông K không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu của nguyên đơn, nguyên đơn đề nghị Tòa án ghi nhận nội dung nguyên đơn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản của ông K để thu hồi nợ.

Nguyên đơn xác nhận ngoài Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục hợp đồng, nguyên đơn có ký kết và thực hiện các giao dịch với bị đơn Hợp đồng 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008. Đối với yêu cầu phản tố của bị đơn cho rằng các Hợp đồng này vô hiệu nguyên đơn không đồng ý và khẳng định các Hợp đồng đã ký với bị đơn đều có hiệu lực, có giá trị pháp lý.

Đối với Hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi sổ số 014/GDVGS ngày 26/12/2008 các bên đã thực hiện các giao dịch sau:

Các giao dịch phát sinh giao dịch vàng ghi sổ, từ ngày 15/01/2009 đến ngày 08/4/2009, bị đơn và nguyên đơn phát sinh 14 lệnh giao dịch vàng ghi sổ. Trong 14 giao dịch thì có 07 giao dịch mở và 07 giao dịch đóng trong đó bị đơn có giao dịch tất toán được lợi nhuận là 5.162.182.000 đồng và bị đơn có giao dịch tất toán bị lỗ 36.155.081.746 đồng. Sau đó, theo yêu cầu của bị đơn, ngày 25/01/2010 nguyên đơn và bị đơn ký Biên bản đối chiếu kết quả giao dịch vàng ghi sổ. Theo đó, nguyên đơn đã thanh toán cho bị đơn số tiền 5.162.182.000 đồng và bị đơn đã thanh toán cho nguyên đơn số tiền 36.155.081.746 đồng.Ngày 23/4/2009, bị đơn và nguyên đơn đã thanh toán cho nhau những lãi/lỗ phát sinh từ giao dịch vàng ghi sổ.

Như vậy, nguyên đơn và bị đơn hoàn tất việc thanh toán công nợ và thanh lý các giao dịch vàng ghi sổ theo Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008.

Đối với Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính 01-VGS/HĐUT.08 ngày 25/12/2008 các bên đã thực hiện các giao dịch sau:

Đối với 142 giao dịch trạng thái vàng trị giá 440.250 Ounce, toàn bộ trạng thái vàng này được bị đơn tất toán như sau: bị đơn có 12 giao dịch tất toán bị lỗ là 4.594.210.727 đồng và bị đơn có 130 giao dịch tất toán được lợi nhuận là 108.941.189.270 đồng. Nguyên đơn đã nhận của bị đơn số tiền 4.594.210.727 đồng và bị đơn đã nhận của nguyên đơn số tiền 108.941.189.270 đồng. Các giao dịch này mở lần đầu vào ngày 26/12/2008 và đóng giao dịch vào ngày 03/12/2009.

Đối với giao dịch trạng thái vàng 150.000 Ounce: sau khi tất toán xong đối với giao dịch nêu trên, bị đơn còn tiếp tục duy trì trạng thái vàng 150.000 Ounce theo Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008. Toàn bộ trạng thái vàng này đã được các bên đóng trạng thái vào ngày 30/7/2010 và được xác nhận tại Biên bản xác nhận số dư Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng ngày 02/8/2010. Bị đơn đã lỗ 23.940.127,83 USD, bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn và phát sinh khoản phải thu 23.940.127,83 USD, được quy đổi thành 499.151.652.746 đồng. Số tiền nợ này đã được nguyên đơn và bị đơn tự nguyện ký kết, kết chuyển trạng thái, công nợ và xác nhận là khoản nợ của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 theo Phụ lục hợp đồng ngày 31/12/2012. Theo đó cùng với giao dịch trạng thái vàng ngoài nước 45.000 Ounce của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 đã phát sinh khoản phải thu là 199.392,07 USD. Tổng của 02 giao dịch này bị đơn phát sinh nghĩa vụ phải trả cho nguyên đơn số tiền là 24.139.519,90 USD và đã được bị đơn do ông Nguyễn Đức K ký xác nhận tại văn bản Xác nhận số dư Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng lập ngày 02/8/2010.

Nguyên đơn khẳng định bị đơn chỉ thanh toán cho nguyên đơn tổng số tiền 468.731.287.129 đồng đối với Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục hợp đồng. Trong đó nguyên đơn đã thu từ tiền bán cổ phiếu EIB của ông K để trừ vào nghĩa vụ của bị đơn đối với các Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng là 144.065.709.390 đồng. Số tiền 468.731.287.129 đồng được thanh toán sau khi các bên đã đối chiếu công nợ với nhau tại Thư báo nợ ngày 20/11/2015 (tại Thư báo nợ hai bên đã xác nhận bị đơn còn nợ nguyên đơn tổng số tiền nợ gốc là 522.892.362.939 đồng) và được thanh toán thành nhiều lần trong thời gian từ ngày 28/4/2016 đến ngày 24/6/2019. Trong số tiền nợ gốc 54.161.075.811 đồng còn lại của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán nguyên đơn xác định đó là khoản nợ của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục kèm theo vì thực tế nguyên đơn và bị đơn đã tự nguyện xác nhận, chuyển kết dư nợ của giao dịch trạng thái vàng 150.000 Ounce tại Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 sang là khoản nợ của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 theo Phụ lục hợp đồng ngày 31/12/2012.

Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn xin rút yêu cầu buộc T phải bồi thường cho nguyên đơn một khoản tiền do chậm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tính trên số tiền yêu cầu bảo lãnh là 300 tỷ đồng và theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian T không thanh toán bảo lãnh cho nguyên đơn (từ ngày 05/12/2015 cho đến ngày thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh). Cụ thể số tiền lãi do vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh tạm tính từ ngày 05/12/2015 đến ngày 04/01/2022 là 83.414.281.450 đồng.

Tại bản tự khai, các đơn phản tố và các văn bản tố tụng tiếp theo tại Tòa cũng như tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn do ông Vũ Xuân Nam là người đại diện theo ủy quyền trình bày:

Bị đơn và nguyên đơn có ký kết 03 Hợp đồng về giao dịch trạng thái vàng gồm có: Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục hợp đồng, Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008. Các giao dịch của 03 Hợp đồng nêu trên có nội dung, các giao dịch và số tiền phát sinh theo các giao dịch như nguyên đơn trình bày là đúng.

Đối với Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 sau đó các bên có ký một số Phụ lục Hợp đồng theo yêu cầu của nguyên đơn. Nguyên đơn đã thu chi phí vốn, lãi trong giao dịch trạng thái vàng, giá vàng với tổng số tiền là 36.786.040.794 đồng thu từ ngày 29/9/2009 và kết thúc vào ngày 30/6/2012. Bị đơn cho rằng số tiền này là thu của Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục hợp đồng.

Bị đơn khẳng định đã thanh toán cho nguyên đơn tổng số tiền là 468.808.414.105 đồng, trong đó có số tiền 144.065.709.390 đồng của ông Nguyễn Đức K và 324.742.704.715 đồng của bị đơn. Bị đơn cho rằng tổng số tiền 468.808.414.105 đồng nguyên đơn đã thu là để thanh toán cho số tiền còn phải thu theo Phụ lục số 014 ngày 31/12/2012 còn thu cho giao dịch trạng thái vàng 150.000 Ounce, giao dịch 45.000 Ounce hay giao dịch 37.500 lượng vàng SJC bị đơn đều không biết. Việc nguyên đơn khẳng định đã hạch toán toàn bộ số tiền 324.742.704.715 đồng và số tiền 144.065.709.390 đồng của ông K vào giao dịch trạng thái vàng 150.000 Ounce bị đơn không đồng ý vì tại thời điểm đó các bên chỉ còn thống nhất số tiền phải thu là 522.969.489.916 đồng chứ không nêu rõ giao dịch nào phát sinh số tiền phải thu là bao nhiêu.

Bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Quá trình Tòa án giải quyết bị đơn có yêu cầu phản tố cụ thể như sau:

- Đề nghị tuyên Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục hợp đồng ký kết giữa bị đơn và nguyên đơn vô hiệu;

- Đề nghị tuyên Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu;

- Đề nghị tuyên Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 cùng các Phụ lục vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu;

- Giải quyết hậu quả của các hợp đồng vô hiệu, buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận buộc nguyên đơn phải hoàn trả cho bị đơn số tiền mà nguyên đơn đã thu của bị đơn tổng số tiền là 402.278.037.983 đồng. Bị đơn phải trả lại cho nguyên đơn số tiền là 114.103.374.270 đồng. Sau khi bù trừ nghĩa vụ thì nguyên đơn phải trả lại cho bị đơn số tiền là 288.174.663.713 đồng;

- Buộc nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn một khoản tiền lãi tính trên số tiền mà nguyên đơn đã thu của bị đơn (số tiền 402.278.037.983 đồng) tính từ ngày nguyên đơn bắt đầu thu tiền theo lãi suất 9%/năm, tạm tính đến ngày 08/7/2021 là 193.964.386.677 đồng.

Bị đơn cho rằng Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008, Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 ký kết giữa nguyên đơn và bị đơn là không hợp pháp do nguyên đơn không có giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước/trạng thái vàng/nhận ủy thác kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam do Ngân hàng nhà nước cấp nên nguyên đơn không có đủ năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân để ký kết 03 Hợp đồng nêu trên, vì vậy 03 Hợp đồng nêu trên đều vô hiệu và hợp đồng vô hiệu là do lỗi của nguyên đơn.

Bị đơn đề nghị Tòa án xác định nguyên đơn đã đưa thêm một tranh chấp Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 vào vụ kiện và đề nghị Tòa án xem xét thời hiệu khởi kiện của hợp đồng, đề nghị nêu rõ số tiền phải thanh toán của từng hợp đồng. Hai hợp đồng này có loại hình kinh doanh khác nhau thì không thể kết chuyển công nợ từ hợp đồng này sang hợp đồng kia được.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngân hàng TMCP KTVN do bà Vũ Thanh N làm đại diện theo ủy quyền trình bày:

T không có ý kiến gì về các Hợp đồng nguyên đơn và bị đơn đã ký kết, việc đối trừ công nợ giữa các bên.

Thư bảo lãnh ngày 17/12/2010 của T phát hành có quy định trách nhiệm của T là khi bên được bảo lãnh (bị đơn) thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (vi phạm hợp đồng) với nguyên đơn thì T phải thực hiện thay. Thời hạn bảo lãnh của Thư bảo lãnh có thời hạn trong vòng 60 tháng kể từ ngày 17/12/2010. Thời hạn hết hiệu lực của Thư bảo lãnh là ngày 17/12/2015. Như vậy, điều kiện để phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là bị đơn phải có hành vi vi phạm hợp đồng (thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho nguyên đơn). Ngày 20/12/2010, T có thư xác nhận bảo lãnh, xác nhận thời hạn bảo lãnh tính từ ngày 21/12/2010.

Tuy nhiên trên thực tế, bị đơn không vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với nguyên đơn, cụ thể được thể hiện thông qua các chứng từ sau:

Tại Phụ lục số 02 Hợp đồng số 014/GDTTV/HĐ ngày 25/3/2015, bị đơn và nguyên đơn thỏa thuận các nội dung sau:

- Nguyên đơn đồng ý để bị đơn duy trì và thanh toán khoản phải trả cho nguyên đơn theo Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 chậm nhất đến ngày 31/12/2015.

- Toàn bộ khoản nợ lãi bị đơn sẽ thanh toán cho nguyên đơn vào ngày bị đơn thanh toán khoản phải trả là ngày 31/12/2015.

Theo thỏa thuận này, nguyên đơn đồng ý để bị đơn duy trì việc trả nợ đến hạn chậm nhất vào ngày 31/12/2015. Sau khi ký thỏa thuận tại Phụ lục này thì các bên chưa ký thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác liên quan đến việc thay đổi thời gian trả nợ của bị đơn với nguyên đơn theo quy định tại Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009.

Tuy nhiên, ngày 13/10/2015 nguyên đơn bất ngờ có thông báo về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn với bị đơn, theo đó nguyên đơn đơn phương thay đổi đưa ra yêu cầu về việc bị đơn phải hoàn trả các khoản tài chính còn tồn đọng cho nguyên đơn chậm nhất vào ngày 04/12/2015 (sớm hơn so với thỏa thuận với bị đơn tại Phụ lục 02 là 57 ngày).

Như vậy, việc đơn phương đưa ra yêu cầu mới về việc buộc bị đơn thanh toán trước thời hạn so với thỏa thuận cuối cùng tại Phụ lục số 02 Hợp đồng số 014 ngày 12/10/2009 là trái với thỏa thuận của các bên tại Phụ lục 02 đã ký giữa hai bên. Mặt khác, bị đơn cũng không đồng ý với yêu cầu đơn phương này từ nguyên đơn (theo Văn bản số 27102015-BB ngày 27/10/2015 của bị đơn gửi nguyên đơn). Ngày 18/12/2015, bị đơn có Văn bản do bà Nguyễn Thúy Hương gửi đến T khẳng định sau khi bị đơn có Văn bản số 27102015-BB ngày 27/10/2015 gửi nguyên đơn về việc đề nghị nguyên đơn tiếp tục thực hiện Hợp đồng trong khi bị đơn thu xếp nguồn tài chính và khẳng định nghĩa vụ thanh toán của bị đơn cho nguyên đơn theo Phụ lục 02 có thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày 31/12/2015, bị đơn không vi phạm nghĩa vụ nào theo Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 đối với nguyên đơn.

Hơn nữa, tại Điều 13 Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng nhưng điều khoản này không quy định khi chấm dứt hợp đồng, các bên phải thanh toán ngay cho nhau các khoản tài chính còn tồn đọng, điều này được hiểu nghĩa vụ thanh toán các khoản tài chính còn tồn đọng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận thanh toán của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, thỏa thuận về thời hạn thanh toán tại Phụ lục số 02 ngày 25/3/2015 (thỏa thuận cuối cùng) sẽ được áp dụng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lại).

Trên cơ sở thỏa thuận của các bên tại Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009, cần xác định việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo Thông báo ngày 13/10/2015 của nguyên đơn chỉ là việc các bên dừng mọi giao dịch đối với các hoạt động kinh doanh liên quan đến Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 kể từ ngày 05/12/2015 (sau 45 ngày kể từ ngày gửi Thông báo). Điều này không được hiểu là khi chấm dứt hợp đồng thì bị đơn có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản tài chính còn tồn đọng với nguyên đơn.

Hơn nữa, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bên có nghĩa vụ trả tiền phải thực hiện việc trả tiền theo đúng phương thức, thời hạn đã thỏa thuận.

Trên thực tế, sau khi ký Phụ lục số 02 nêu trên thì các bên không có bất kỳ thỏa thuận nào khác về việc thay đổi thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày 31/12/2015 của bị đơn cho nguyên đơn. Do đó, việc đơn phương đưa ra yêu cầu thay đổi buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn chậm nhất vào ngày 04/12/2015 là không có giá trị thực hiện đối với bị đơn.

Như vậy, tính đến ngày 04/12/2015 bị đơn chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán với nguyên đơn theo thỏa thuận tại Phụ lục ngày 25/3/2015. Do đó, T chưa phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh theo nội dung Thư bảo lãnh đã phát hành cho nguyên đơn.

Hơn nữa, Thư bảo lãnh của T có hiệu lực từ ngày 21/12/2010 đến hết ngày 21/12/2015, do vậy tính đến thời điểm nguyên đơn khởi kiện là ngày 20/11/2018 thì thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh đã hết.

Do đó, T không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và bồi thường cho nguyên đơn một khoản tiền do chậm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Đức K do ông Vũ Xuân N làm người đại diện theo ủy quyền trình bày:

Ông K cho rằng Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 không có giá trị pháp lý do không tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Ngoài ra, cả bị đơn và nguyên đơn đều chưa chấp nhận Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 là một tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của bị đơn. Căn cứ vào quy định pháp luật và các tình tiết khách quan của vụ án, ông K không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho bị đơn theo Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012.

Về yêu cầu phản tố của bị đơn: ông K đồng ý với ý kiến của bị đơn về việc các Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009, Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 là vô hiệu, cần phải giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ông K xác nhận nguyên đơn đã thu hồi tổng số tiền là 144.065.709.390 đồng của ông K vào nghĩa vụ của bị đơn phát sinh từ các giao dịch liên quan đến sàn vàng theo các Hợp đồng nêu trên.

Đối với đề xuất của bị đơn về việc sẽ thay đổi yêu cầu nguyên đơn hoàn trả khoản tiền 144.065.709.390 đồng và bồi thường thiệt hại, ông K có ý kiến là hiện nay ông K đang yêu cầu nguyên đơn trả lại 144.065.709.390 đồng và bồi thường thiệt hại trong vụ án khác (vụ án thụ lý số 02/2018/TLDS-ST về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn và ông Nguyễn Đức K , bà Đặng Ngọc L , hiện đã được Tòa án nhân dân quận Tây Hồ xét xử sơ thẩm. Ông bà đã có kháng cáo Bản án sơ thẩm nêu trên). Vì vậy, ông K không có yêu cầu gì đối với nguyên đơn về số tiền 144.065.709.390 đồng trong vụ án này.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Đặng Ngọc L do ông Vũ Xuân N làm người đại diện theo ủy quyền trình bày:

Bà L đồng ý với ý kiến của ông K về việc cho rằng Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 không phù hợp với quy định của pháp luật nên không có giá trị pháp lý. Khi ông K làm bảo lãnh cho nghĩa vụ của bị đơn ông K không hỏi ý kiến của bà L nên bà L không biết về việc ông K lập Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 và bà không đồng ý với toàn bộ nội dung trong Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012. Trong trường hợp Tòa án vẫn xác định ông K có nghĩa vụ trả nợ thay cho bị đơn trên cơ sở Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 thì đề nghị Tòa án xem xét, xác định rõ những nội dung sau:

Theo pháp luật hôn nhân gia đình ông K chỉ có quyền đưa những tài sản riêng của ông K vào tham gia giao dịch dân sự. Đối với tài sản chung vợ chồng thì bắt buộc phải có sự đồng ý của bà L . Vì vậy, tài sản cam kết trả nợ thay trong Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 chỉ có tài sản riêng của ông K , không bao gồm tài sản chung vợ chồng.

Nghĩa vụ trả nợ thay cho bị đơn (nếu có) không nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu gia đình. Do đó, đây là nghĩa vụ riêng của cá nhân ông K . Vì vậy, việc thanh toán trả nợ thay cho bị đơn trên cơ sở Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 chỉ được thanh toán bằng tài sản riêng của cá nhân ông K theo pháp luật về hôn nhân gia đình, không bao gồm tài sản chung vợ chồng, không bao gồm phần sở hữu của ông K trong khối tài sản chung vợ chồng.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2022/KDTM- ST ngày 04/01/2022 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã quyết định:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn;

- Buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn các khoản tiền nợ gốc 39.341.660.140 đồng (trong đó nợ gốc là 34.577.702.787 đồng và tiền lãi tính từ 09/11/2012 đến 31/10/2015 là 4.763.957.353 đồng) và số tiền nợ lãi là 88.193.983.022 đồng. Tổng cộng số tiền bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn là 127.535.643.162 đồng;

- Không chấp yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền nợ gốc là 19.583.373.024 đồng, số tiền nợ lãi là 15.500.815.827 đồng. Tổng số tiền nợ gốc và lãi là 35.084.188.851 đồng;

- Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn đề nghị tuyên Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục giữa bị đơn và nguyên đơn là vô hiệu. Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 vô hiệu từng phần, cụ thể đối với giao dịch trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng vàng SJC phát sinh khoản tiền phải thanh toán cho nguyên đơn là 19.660.500.000 đồng là giao dịch vô hiệu. Buộc nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn số tiền là 10.490.627.342 đồng;

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn đề nghị tuyên Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 là vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu;

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn đề nghị tuyên Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 cùng các Phụ lục là vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu;

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn buộc nguyên đơn phải hoàn trả cho bị đơn số tiền mà nguyên đơn đã thu của bị đơn là 402.278.037.983 đồng. Bị đơn phải trả lại cho nguyên đơn số tiền là 114.103.374.270 đồng. Sau khi bù trừ nghĩa vụ thì nguyên đơn phải trả lại cho bị đơn số tiền là 288.174.663.713 đồng;

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn một khoản tiền lãi tính trên số tiền mà nguyên đơn đã thu của bị đơn (số tiền 402.278.037.983 đồng) tính từ ngày nguyên đơn bắt đầu thu tiền theo lãi suất 9%/năm, tạm tính đến ngày 04/01/2022 là 201.576.271.045 đồng;

- Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu T phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Thư bảo lãnh ngày 17/12/2010. Thư bảo lãnh do T phát hành ngày 17/12/2010 đã hết hiệu lực từ ngày 22/12/2015;

- Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu T bồi thường do không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với số tiền lãi là 83.414.281.450 đồng;

- Xác định Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 của ông Nguyễn Đức K có hiệu lực pháp luật. Buộc ông Nguyễn Đức K phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với các nghĩa vụ thanh toán của bị đơn theo cam kết tại Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012. Trong trường hợp ông K không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu của nguyên đơn, nguyên đơn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản thuộc sở hữu của ông K để thu hồi nợ;

- Không chấp nhận các yêu cầu khác của các bên đương sự.

- Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của bên được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải thi hành theo mức lãi suất cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

Không đồng ý với Bản án sơ thẩm nêu trên, - Nguyên đơn kháng cáo một phần Bản án sơ thẩm số 01/2022/KDTM- ST ngày 04/01/2022 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa, đề nghị Tòa án phúc thẩm sửa một phần Bản án, không buộc nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn số tiền lãi của 19.660.500.000 đồng tính từ ngày 28/4/2016 đến ngày 04/01/2022 là 10.490.627.342 đồng vì tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn số tiền 19.660.500.000 đồng;

- Bị đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm và đề nghị Tòa án phúc thẩm giải quyết bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn. Tuyên các Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và các Phụ lục, Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 và các Phụ lục và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

Yêu cầu giải quyết hậu quả của các hợp đồng vô hiệu là các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nguyên đơn phải trả lại cho bị đơn 402.278.037.983 đồng, bị đơn phải trả lại cho nguyên đơn 114.103.374.270 đồng. Sau khi bù trừ nghĩa vụ thì nguyên đơn phải trả cho bị đơn số tiền là 288.174.663.713 đồng.

Xác định hợp đồng vô hiệu do lỗi 100% của nguyên đơn, buộc nguyên đơn phải bồi thường khoản tiền lãi tính trên 402.278.037.983 đồng theo lãi suất 9%/năm tính đến ngày 04/01/2022 là 212.066.898.387 đồng;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Đức K kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết xác định Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 không có hiệu lực pháp luật, không có giá trị pháp lý. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, xác định ông Nguyễn Đức K không có nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay cho bị đơn theo Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đặng Ngọc L kháng cáo toàn bộ Bản án. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết xác định Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 không có hiệu lực, không có giá trị pháp lý. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, xác định ông Nguyễn Đức K không có nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay cho bị đơn theo Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012.

Trong trường hợp Tòa án phúc thẩm vẫn nhận định Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 là hợp pháp, có hiệu lực và ông K có nghĩa vụ trả nợ thay cho bị đơn theo Chứng thư bảo lãnh thì đề nghị Tòa án xác định rõ ông K chỉ có quyền dùng tài sản riêng của ông K để xác lập giao dịch bảo lãnh, trả nợ thay cho bị đơn theo Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012. Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 không có sự đồng ý của bà L nên ông K không có quyền dùng tài sản chung của vợ chồng để xác lập giao dịch bảo lãnh, cam kết trả nợ thay cho bị đơn theo Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012. Nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ riêng của ông K . Nghĩa vụ bảo lãnh theo Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 chỉ được thanh toán bằng tài sản riêng của ông K theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, không được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Ngưi đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày: nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, nội dung đơn kháng cáo và các trình bày trong các bản luận cứ gửi cho Tòa án và đề nghị Hội đồng xét xử sửa một phần Bản án sơ thẩm, không buộc nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn số tiền lãi của 19.660.500.000 đồng tính từ ngày 28/4/2016 đến ngày 04/01/2022 là 10.490.627.342 đồng vì tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn số tiền 19.660.500.000 đồng.

Nguyên tắc thu nợ của nguyên đơn khoản nợ nào đến hạn trước (đóng trạng thái trước) sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Giao dịch 150.000 Ounce được đóng ngày 30/7/2010 và giao dịch 37.500 lượng vàng SJC được đóng trạng thái vào ngày 03/8/2010, nên khoản nợ phát sinh từ giao dịch 150.000 Ounce sẽ được thu nợ trước khoản nợ phát sinh từ giao dịch 37.500 lượng vàng SJC mặc dù khi hai bên đối chiếu khoản nợ được nguyên đơn tính chung vào khoản nợ của bị đơn.

Sau khi nguyên đơn và bị đơn đối chiếu công nợ và chuyển đổi dư nợ USD sang VND ngày 31/12/2012, nguyên đơn trích thu nợ cho khoản nợ phát sinh từ giao dịch đóng trạng thái 150.000 Ounce do trạng thái được đóng trước và phát sinh nợ trước. Như vậy, từ ngày 09/11/2012 đến ngày 24/6/2019 nguyên đơn đã thu nợ của của bị đơn với tổng số tiền thu là 468.731.287.129 đồng, trong đó nguyên đơn thu nợ số tiền 468.731.28.129 đồng đối với Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 (và các Phụ lục hợp đồng) đối với giao dịch 150.000 Ounce và thu nợ số tiền 77.126.976 đồng (ngày 09/11/2012) cho giao dịch trạng thái vàng 37.500 lượng SJC trong nước.

Do số tiền 19.660.500.000 đồng phát sinh từ giao dịch trạng thái 37.500 lượng vàng SJC bị vô hiệu, số tiền từ giao dịch này thực tế nguyên đơn thu từ bị đơn là 77.126.976 đồng nên nguyên đơn chỉ có nghĩa vụ hoàn trả cho bị đơn số tiền này chứ không phải như Bản án sơ thẩm xác định nguyên đơn phải bồi thường 10.490.627.342 đồng là không có cơ sở.

Đối với kháng cáo của ông Nguyễn Đức K , bà Đặng Ngọc L : theo quy định tại các Điều 121 và 122, 361, 362 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thì Chứng thư bảo lãnh ngày 10/03/2012 của ông Nguyễn Đức K là hành vi pháp lý đơn phương của ông K làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Việc bảo lãnh thể hiện bằng văn bản là Chứng thư bảo lãnh ngày 10/03/2012. Ông K là người có năng lực hành vi dân sự, nội dung bảo lãnh không vi phạm điều cấm của pháp luật và việc bảo lãnh là hoàn toàn tự nguyện dựa theo ý chí của ông K .

Về nội dung đây là bảo lãnh thông thường (không có biện pháp bảo đảm kèm theo), bảo lãnh mang tính cá nhân của ông K , theo bảo lãnh thì ông K cam kết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của bị đơn tại nguyên đơn kể cả các nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau thời điểm ký Chứng thư này.

Về hình thức, bảo lãnh của ông K theo quy định tại khoản 2 Điều 323 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật quy định, đối với Chứng thư bảo lãnh không thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Vì vậy, việc bảo lãnh không phải là lời đề nghị giao kết hợp đồng nên không bắt buộc nguyên đơn hay bị đơn phải có văn bản trả lời ông K về việc chấp thuận của bên bảo lãnh nêu trên.

Giấy cam kết về việc trả nợ của ông Nguyễn Đức K không chỉ rõ tài sản bảo đảm kèm theo nên đây là hình thức bảo lãnh thông thường (không có biện pháp bảo đảm kèm theo) và có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của bên cam kết nên ông K phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho khoản vay của bị đơn theo đúng Chứng thư bảo lãnh mà ông K đã ký.

Nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và không chấp nhận kháng cáo khác của bị đơn và ông K , bà L vì những trình bày của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn, ông K và bà L tại phiên tòa hôm nay không có gì mới so với các phiên tòa trước đây và đã được Bản án sơ thẩm phân tích và quyết định.

Ngưi đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày: bị đơn rút một phần yêu cầu phản tố và một phần yêu cầu kháng cáo liên quan đến Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 cùng các Phụ lục vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu nhưng vẫn giữ nguyên số tiền yêu cầu nguyên đơn phải hoàn trả và bồi thường cho bị đơn.

Tuy nhiên, đề nghị Hội đồng xét xử làm rõ nguyên đơn khởi kiện các số tiền liên quan đến Hợp đồng nào, nếu nguyên đơn khởi kiện liên quan đến 3 Hợp đồng như đơn khởi kiện thì bị đơn giữ nguyên yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo. Nếu nguyên đơn chỉ khởi kiện liên quan đến số tiền trong Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục hợp đồng thì bị đơn thay đổi yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo.

Bị đơn yêu cầu nguyên đơn trả lại số tiền đã nhận, trả lãi phát sinh do hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ chứ không phải vô hiệu một phần như nhận định của Bản án sơ thẩm, lãi tính từ khi nguyên đơn thu tiền và họ trả lại và lãi 9%/năm theo Bộ luật dân sự năm 2005 tính đến ngày xét xử sơ thẩm. Tòa án tính số tiền thiệt hại là 10.490.627.342 đồng nhưng bị đơn tính ra con số hơn 100 tỷ đồng.

Thực chất việc chuyển toàn bộ số tiền của Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 cùng các Phụ lục sang Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 theo các Phụ lục hợp đồng là không đúng vì đối tượng của các hợp đồng này có nội dung khác nhau. Khi đó nguyên đơn tự làm hợp đồng, ông K đã bị bắt, bà L trong tình trạng mới sinh con, hiểu biết về các Hợp đồng này chưa được sâu. Bà L nhận ủy quyền của ông K chỉ để ký, nhưng thực chất bà L không hiểu được các nội dung cụ thể như thế nào.

Các hợp đồng này bị vô hiệu nên các bên cần hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và nguyên đơn có lỗi 100% nên phải chịu bồi thường thiệt hại.

Ngưi đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Đức K và bà Đặng Ngọc L trình bày: ông K và bà L vẫn giữ nguyên các yêu cầu kháng cáo, Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 không có hiệu lực pháp luật, không có giá trị pháp lý, xác định Nguyễn Đức K không có nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay cho bị đơn theo Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012.

Trong trường hợp Hội đồng xét xử xác định Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 có hiệu lực thì đề nghị xác định rõ ông K chỉ có quyền dùng tài sản riêng của ông K để xác lập giao dịch bảo lãnh, trả nợ thay cho bị đơn. Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 không có sự đồng ý của bà L nên ông K không có quyền dùng tài sản chung của vợ chồng để xác lập giao dịch bảo lãnh, cam kết trả nợ thay cho bị đơn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.

Ngưi đại diện theo ủy quyền của T trình bày: T không có kháng cáo và nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện đối với T nên T không có ý kiến gì trong vụ án này.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội phát biểu quan điểm:

Về thủ tục tố tụng: các đương sự kháng cáo trong thời hạn luật định và đã nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nên kháng cáo là hợp lệ.

Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án từ thủ tục thụ lý vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử và tiến hành phiên tòa. Thư ký đã làm đầy đủ nhiệm vụ và phổ biến nội quy phiên tòa. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hôm nay, các đương sự đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đã được tranh luận và trình bày căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về yêu cầu rút một phần phản tố của bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên bố Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 và Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 là vô hiệu, nhưng vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên bố Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 là vô hiệu và các yêu cầu nguyên đơn hoàn trả số tiền đã thu của bị đơn và số tiền lãi của số tiền này. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay nguyên đơn không đồng ý cho bị đơn rút một phần yêu cầu này và bị đơn tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết tòa bộ yêu cầu phản tố, đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử đối với các yêu cầu này của bị đơn.

Về nội dung kháng cáo của các đương sự trong vụ án: đề nghị Hội đồng xét xử sửa Bản án sơ thẩm theo hướng xác định Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 vô hiệu một phần do vi phạm điều cấm và sửa Bản án sơ thẩm về số tiền nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn 10.490.627.342 đồng, chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, xác định các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nguyên đơn chỉ có nghĩa vụ hoàn trả cho bị đơn số tiền là 77.126.976 đồng phát sinh từ giao dịch 37.500 lượng vàng SJC. Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, ông K và bà L .

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, sau khi nghe ý kiến của Kiểm sát viên, Luật sư, Hội đồng xét xử nhận định:

Về tố tụng: nguyên đơn và bị đơn là hai pháp nhân được thành lập hợp pháp. Tranh chấp hợp đồng giao dịch trạng thái vàng, hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi số và hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính là tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn có trụ sở tại quận Đống Đa nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Đống Đa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự.

Các đương sự kháng cáo Bản án sơ thẩm trong thời hạn luật định và đã nộp tiền án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Do vậy, kháng cáo của các đương sự là hợp lệ.

Xét nội dung kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn Hội đồng xét xử nhận thấy:

Nguyên đơn là tổ chức tín dụng được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 059067, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 01/10/2008, trong đó có chức năng kinh doanh ngoại tệ vàng, bạc và thanh toán quốc tế.

Theo Giấy phép số 0032/NH-GP ngày 24/4/1993, thì nguyên đơn có chức năng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép. Nguyên đơn được phép tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Do đó, nguyên đơn được nhận ủy thác liên quan đến hoạt động Ngân hàng và thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động Ngân hàng bao gồm việc kinh doanh vàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Ngày 14/01/2005, Ngân hàng nhà nước có Công văn số 46/CV-QLNH về việc cho phép nguyên đơn được triển khai kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Ngày 28/3/2006, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 525/QĐ- NHNN về việc cho phép nguyên đơn kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Căn cứ vào các văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước về việc kinh doanh vàng tài khoản, căn cứ Giấy phép hoạt động của nguyên đơn có chức năng kinh doanh vàng, nguyên đơn đã tổ chức việc kinh doanh trạng thái vàng với bị đơn. Tại thời điểm các trạng thái vàng, giao dịch vàng ghi sổ, ủy thác đầu tư tài chính (kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam) phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn pháp luật quy định chỉ có 3 trường hợp phải được Ngân hàng nhà nước cấp phép đó là xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng. Sản xuất vàng miếng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Đối với hoạt động mua bán vàng, theo Điều 8 Nghị định số 174/1999/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định số 64/2003/NĐ-CP) thì tổ chức phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, trong trường hợp mua bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài thì phải có giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Căn cứ vào các quy định trên, việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài (hay còn gọi là kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam) của nguyên đơn được thực hiện trên cơ sở chấp thuận của Ngân hàng nhà nước từ năm 2006.

Bị đơn được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103028596 ngày 08/12/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh của Công ty là xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe. Kinh doanh vàng bạc, đá quý (không bao gồm xuất khẩu vàng nguyên liệu). Quảng cáo và nghiên cứu thị trường.

Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 ghi nhận nguyên tắc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khoản 3 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 có quy định là Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh. Tại khoản 1 Điều 9 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đối với những ngành nghề không được quy định trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều bị coi là kinh doanh trái phép. Tại Bản án hình sự sơ thẩm 219/2014/HSST ngày 09/6/2014 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội và Bản án hình sự phúc thẩm số 570/2014/HSPT ngày 15/12/2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội trong vụ án Nguyễn Đức K chỉ xác định Công ty TN có hành vi kinh doanh vàng trái phép từ ngày 30/11/2009 đến ngày 30/7/2010 (do Công ty TN không có giấy phép kinh doanh về hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý) và chấp nhận hoạt động kinh doanh vàng của nguyên đơn và bị đơn mặc dù cả hai doanh nghiệp này đều có hoạt động kinh doanh vàng với nguyên đơn (bị đơn chỉ bị xác định là kinh doanh trái phép đối với hoạt động mua cổ phần và góp vốn vào các doanh nghiệp khác).

Hoạt động kinh doanh vàng tại thời điểm năm 2009 chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc đăng ký kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Các quy định trên chỉ yêu cầu việc kinh doanh vàng nói chung đều phải đăng ký kinh doanh theo quy định với các điều kiện cụ thể.

Như vậy, tại thời điểm ký Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009, Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 cả nguyên đơn và bị đơn đều được cấp phép ngành nghề kinh doanh vàng. Theo danh mục các ngành, nghề bị cấm kinh doanh tại thời điểm năm 2008 đến năm 2009 không có các hoạt động kinh doanh vàng mà nguyên đơn và bị đơn đã thực hiện kinh doanh theo 03 Hợp đồng nêu trên.

Trước thời điểm ngày 30/12/2009, Ngân hàng nhà nước chưa ban hành văn bản pháp luật cụ thể nào điều chỉnh trực tiếp việc thành lập và hoạt động của sàn giao dịch vàng.

Tại Văn bản số 7443/NHNN-QLNH ngày 20/10/2021 của Ngân hàng nhà nước cung cấp cho Tòa án có thể hiện là trong thời gian trước năm 2011, việc kinh doanh vàng trong nước và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai văn bản là Nghị đinh số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003) và Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 11/2007/QĐ- NHNN ngày 15/3/2007)… Các hoạt động kinh doanh vàng như sản xuất vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu (dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng) phải có giấy phép của Ngân hàng nhà nước. Như vậy, việc nguyên đơn, bị đơn ký kết và thực hiện hợp đồng giao dịch trạng thái, hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi sổ trong thời điểm Ngân hàng nhà nước và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quy chế cụ thể cho hoạt động kinh doanh này nhưng việc kinh doanh trạng thái vàng/ủy thác đầu tư tài chính/giao dịch vàng ghi sổ cũng không nằm trong những ngành nghề bị pháp luật cấm hoặc nằm ngoài những ngành nghề mà nguyên đơn và bị đơn được phép hoạt động.

Đến ngày 30/12/2009, Văn phòng Chính Phủ có Văn bản số 369/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với nội dung không tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước với mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày có Thông báo kết luận này, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động... Trên cơ sở đó, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN ngày 06/01/2010 yêu cầu các Tổ chức tín dụng chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản trước ngày 30/3/2010 (sau đó, Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số 10/2010/TT-NHNN ngày 26/3/2010 để gia hạn thời hạn chấm dứt đến trước ngày 30/6/2010 và Thông tư số 17/2010/TT- NHNN ngày 29/6/2010 để gia hạn đến ngày 31/7/2010). Như vậy, việc kinh doanh vàng trên tài khoản trước thời điểm này vẫn được Chính phủ, Ngân hàng nhà nước thừa nhận và chỉ những giao dịch phát sinh sau thời điểm này (từ ngày 01/8/2010) mới bị coi là vi phạm điều cấm, trái pháp luật.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã nhận định có cơ sở để xác định Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008, Hợp đồng số 014 ngày 26/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 được ký kết trước thời gian có văn bản cấm của Thủ tướng Chính phủ nên có hiệu lực pháp luật là phù hợp với quy định của pháp luật nên có hiệu lực thi hành đối với các bên tham gia giao dịch và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện theo nội dung của các hợp đồng đã ký kết.

Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn phải thanh toán khoản nợ phát sinh các giao dịch trạng thái vàng giữa nguyên đơn và bị đơn theo Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục của hợp đồng tạm tính đến ngày 04/01/2022 là 162.619.832.012 đồng, trong đó nợ gốc là 58.925.033.164 đồng, nợ lãi 103.694.798.849 đồng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc bị đơn phải thanh toán số tiền cả gốc và lãi tính đến này xét xử sơ thẩm 04/01/2022 là 127.535.643.162 đồng, trong đó nợ gốc là 39.341.660.140 đồng, nợ lãi 88.193.983.022 đồng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm cho rằng đối với giao dịch trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng vàng SJC của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 phát sinh khoản tiền bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn là 19.660.500.000 đồng là do đến ngày 02/8/2010, nguyên đơn và bị đơn mới đóng trạng thái là không thực hiện đúng với chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước. Trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng vàng SJC và trạng thái vàng ngoài nước 45.000 Ounce là các giao dịch vàng riêng rẽ, không liên quan trực tiếp đến nhau nên theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2005 giao dịch trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng vàng SJC bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực, giá trị của giao dịch trạng thái vàng ngoài nước 45.000 Ounce (giao dịch này đóng trạng thái vào ngày 30/7/2010 nên không bị vô hiệu). Hội đồng xét xử sơ thẩm xác định giao dịch trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng vàng SJC bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2005 nên Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 bị vô hiệu từng phần và đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc bị đơn phải thanh toán số tiền gốc và lãi là 35.084.188.851 đồng là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử sơ thẩm giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu từng phần chưa chính xác.

Do giao dịch trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng vàng SJC phát sinh khoản tiền phải thanh toán cho nguyên đơn là 19.660.500.000 đồng là giao dịch vô hiệu. Vì vậy, cần xem xét hậu quả pháp lý đối với giao dịch này theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005.

Theo các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ thể hiện nguyên tắc thu nợ của nguyên đơn khoản nợ nào đến hạn trước (đóng trạng thái trước) sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Giao dịch 150.000 Ounce được đóng trạng thái vào ngày 30/7/2010 và giao dịch 37.500 lượng vàng SJC được đóng trạng thái vào ngày 02/8/2010, nên khoản nợ phát sinh từ giao dịch 150.000 Ounce sẽ được thu nợ trước khoản nợ phát sinh từ giao dịch 37.500 lượng vàng SJC mặc dù khi hai bên đối chiếu khoản nợ được nguyên đơn tính chung vào khoản nợ của bị đơn.

Tổng số tiền mà bị đơn đã nhận nợ với nguyên đơn là 522.892.362.939 đồng theo Phụ lục hợp đồng 14/GDTTV/HĐ/PL-01 ngày 31/12/2012 và đã được nguyên đơn thu nợ như sau:

Trước khi nguyên đơn và bị đơn đối chiếu công nợ và chuyển đổi dư nợ USD sang VND ngày 31/12/2012, ngày 09/11/2012 nguyên đơn trích thu nợ gốc khoản phải thu là 77.126.976 đồng (Phiếu chuyển khoản). Tại thời điểm này, nguyên đơn và bị đơn chưa chuyển đổi dư nợ USD sang VND nên nguyên đơn trích thu nợ trên tài khoản VND tương ứng với khoản nợ bằng VND của bị đơn là khoản nợ phát sinh từ giao dịch đóng trạng thái 37.500 lượng vàng SJC từ tài khoản VND của bị đơn.

Sau khi nguyên đơn và bị đơn đối chiếu công nợ và chuyển đổi dư nợ USD sang VND ngày 31/12/2012, nguyên đơn trích thu nợ cho khoản nợ phát sinh từ giao dịch đóng trạng thái 150.000 Ounce do trạng thái được đóng trước và phát sinh nợ trước. Như vậy, từ ngày 09/11/2012 đến ngày 24/6/2019 nguyên đơn đã thu nợ của của bị đơn với tổng số tiền thu là 468.808.414.105 đồng, trong đó nguyên đơn thu nợ số tiền 468.731.287.129 đồng đối với Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 (và các Phụ lục hợp đồng) đối với giao dịch 150.000 Ounce và thu nợ số tiền 77.126.976 đồng (ngày 09/11/2012) cho giao dịch trạng thái vàng 37.500 lượng SJC trong nước.

Tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, đối với giao dịch trạng thái vàng 37.500 lượng SJC trong nước thì bị đơn chỉ thanh toán cho nguyên đơn số tiền 77.126.976 đồng và bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn phần tiền còn lại là 19.583.373.024 đồng. Do giao dịch này bị vô hiệu thì nguyên đơn phải hoàn trả cho bị đơn số tiền 77.126.976 đồng chứ không phải như nhận định của Hội đồng xét xử sơ thẩm buộc nguyên đơn phải bồi thường số tiền 10.490.627.342 đồng là không có cơ sở, cần sửa án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn, xác định Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 vô hiệu từng phần, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nguyên đơn bị thiệt hại 19.660.500.000 đồng nhưng thực tế mới được nhận của bị đơn số tiền 77.126.976 đồng, giao dịch bị vô hiệu nên nguyên đơn có nghĩa vụ hoàn trả cho bị đơn số tiền này.

Đối với giao dịch 150.000 Ounce của Hợp đồng số 01 ngày 25/12/2008, bị đơn đã lỗ 23.940.127,83 USD. Bị đơn chưa thanh toán cho nguyên đơn và phát sinh khoản phải thu 23.940.127,83 USD, được quy đổi thành 499.151.664.630 đồng (tỷ giá quy đổi ngày 31/12/2012 là 20.850 VND/USD, các bên đã ký Phụ lục hợp đồng số 14/GDTTV/HĐ/PL-01 ngày 31/12/2012 để chuyển đổi toàn bộ khoản phải thu sang VND).

Do số tiền nợ 499.151.664.630 đồng đã được nguyên đơn và bị đơn tự nguyện ký kết, kết chuyển trạng thái, công nợ và xác nhận là khoản nợ của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 theo Phụ lục hợp đồng ngày 31/12/2012. Việc kết chuyển công nợ này không vi phạm quy định của pháp luật nên đã được Hội đồng xét xử sơ thẩm xác định là khoản nợ còn lại của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục kèm theo.

Việc bị đơn cho rằng nguyên đơn cần xác định số tiền nợ cụ thể của từng Hợp đồng là không có cơ sở xem xét. Như vậy, tổng số tiền nợ của bị đơn phải trả cho nguyên đơn tại thời điểm ký Phụ lục số 14/GDTTV/HĐ/PL-01 ngày 31/12/2012 là 503.308.989.915 đồng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã xác định bị đơn chỉ có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn số tiền nợ gốc còn lại là 34.577.702.787 đồng là có cơ sở.

Ngoài ra, theo số liệu tính tiền lãi tính từ 09/11/2012 đến 31/10/2015 là 4.763.957.353 đồng được các bên xác nhận tại Thư báo nợ số 6399/CV-BTGĐ.15 ngày 20/11/2015 cho đến nay chưa được bị đơn thanh toán cho nguyên đơn nên bị đơn có nghĩa vụ thanh toán số tiền lãi này là 4.763.957.353 đồng. Số tiền này nguyên đơn không yêu cầu tính lãi là đúng quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Nguyên đơn không tính chi phí vốn với số tiền 36.786.040.793 đồng (là giá trị ký quỹ và lãi lỗ tiềm năng của bị đơn được tính theo mức lãi suất là lãi suất USD) đối với giao dịch vàng trong nước này. Bị đơn đã thanh toán cho nguyên đơn tổng số tiền 468.731.287.129 đồng trong đó có số tiền 144.065.709.390 đồng thu của ông K . Tuy nhiên, hai bên không thỏa thuận cụ thể với nhau thanh toán cho khoản nợ nào nên không xác định được số tiền này đã được thanh toán cho khoản nợ tại giao dịch nào và ông K cũng không yêu cầu Tòa án xem xét đối với số tiền 144.065.709.390 đồng. Do vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm không có cơ sở xác định số tiền 468.731.287.129 đồng đã thanh toán cụ thể cho khoản nợ tại giao dịch mà xác định được thanh toán cho khoản nợ chung còn lại của bị đơn đối với nguyên đơn tại Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục kèm theo là đúng.

Tại Phụ lục số 14/GDTTV/HĐ/PL – 02 ngày 25/3/2015, nguyên đơn và bị đơn ký kết với nội dung nguyên đơn đồng ý cho duy trì và thanh toán khoản phải trả cho nguyên đơn trong thời gian chậm nhất đến ngày 31/12/2015. Toàn bộ số nợ lãi được bị đơn thanh toán chậm nhất đến ngày 31/12/2015. Điều 408 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định... Phụ lục có hiệu lực như Hợp đồng... và tại Điều 17 Hợp đồng số 014 có quy định là mọi sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng này phải được sự nhất trí của các bên và được lập thành văn bản.

Sau khi ký thỏa thuận tại Phụ lục này thì các bên chưa ký thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác liên quan đến việc thay đổi thời gian trả nợ của bị đơn với nguyên đơn. Tuy nhiên, ngày 13/10/2015, nguyên đơn gửi Thông báo số 5550/CV- BTGĐ.15 tới bị đơn, thông báo về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và các Phụ lục kèm theo. Bị đơn ngoài nghĩa vụ phải thanh toán toàn bộ số tiền gốc thì còn phải thanh toán số tiền lãi phát sinh là 4.763.957.353 chậm nhất là ngày 04/12/2015. Bị đơn có phản hồi lại Thông báo số 5550/CV- BTGĐ.15 của nguyên đơn là theo Thông báo số 181215-BB ngày 18/12/2015 thì bị đơn có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn theo Phụ lục số 14/GDTTV/HĐ/PL-02 ngày 25/3/2015 có thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày 31/12/2015 và hiện tại bị đơn không vi phạm nghĩa vụ nào theo Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng.

Do đó, thỏa thuận về thời hạn thanh toán tại Phụ lục số 02 ngày 25/3/2015 sẽ được áp dụng và Hội đồng xét xử sơ thẩm đã xác định thời hạn tính lãi trên số tiền nợ của bị đơn là 503.308.989.915 đồng tính từ ngày 01/01/2016 là có cơ sở. Nguyên đơn thu nợ của bị đơn trong khoảng thời gian từ ngày 09/11/2012 đến ngày 24/6/2019 với tổng số tiền thu là 468.808.414.105 đồng nên số tiền lãi sẽ được tính trên số tiền nợ gốc tại các thời điểm bị đơn thanh toán một phần số tiền nợ gốc. Mức lãi suất không được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nguyên đơn khởi kiện chỉ yêu cầu bị đơn trả lãi theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước với mức lãi suất 9%/năm là hoàn toàn phù hợp với quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự và đã được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp nhận là có cơ sở pháp luật. Số tiền nợ lãi bị đơn còn phải trả cho nguyên đơn là 88.193.983.022 đồng, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy là hoàn toàn có cơ sở.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện này của nguyên đơn là đúng nên Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy cần giữ nguyên.

Như vậy, tính đến ngày xét xử sơ thẩm là ngày 04/01/2022, bị đơn có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn số tiền nợ gốc là 34.577.702.787 đồng (a), số tiền nợ lãi là 88.193.983.022 đồng (b) và số tiền lãi 4.763.957.353 đồng (tính từ ngày 09/11/2012 đến ngày 31/10/2015) (c). Đối trừ số tiền yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận 77.126.976 đồng (d). Như vậy, tổng số bị đơn phải trả cho nguyên đơn là: (a)+ (b) + (c) – (d)= 127.458.516.186 đồng.

Bị đơn kháng cáo đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn. Như đã phân tích nêu trên thì các yêu cầu kháng cáo của bị đơn không có cơ sở nên không được chấp nhận.

Đối trừ các khoản tiền nguyên đơn và bị đơn phải thanh toán cho nhau, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy cần sửa Bản án sơ thẩm, bị đơn còn phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền là 127.458.516.186 đồng.

Xét yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Đức K và bà Đặng Ngọc L , Hội đồng xét xử thấy:

Theo quy định tại các Điều 121, 122 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện là người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện...

Tại các Điều 361, 362 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ..., việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

Chứng thư bảo lãnh ngày 10/03/2012 của ông Nguyễn Đức K là hành vi pháp lý đơn phương của ông K làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Việc bảo lãnh thể hiện bằng văn bản là Chứng thư bảo lãnh ngày 10/03/2012. Ông K là người có năng lực hành vi dân sự, nội dung bảo lãnh không vi phạm điều cấm của pháp luật và việc bảo lãnh là hoàn toàn tự nguyện dựa theo ý chí của ông K .

Về nội dung: đây là bảo lãnh thông thường (không có biện pháp bảo đảm kèm theo), bảo lãnh mang tính cá nhân của ông K , theo bảo lãnh thì ông K cam kết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của bị đơn tại nguyên đơn kể cả các nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau thời điểm ký chứng thư này (thực chất chính ông K là người được bị đơn ủy quyền thực hiện các giao dịch trạng thái vàng với nguyên đơn, ông K thừa biết các hậu quả pháp lý của các giao dịch do mình thực hiện).

Về hình thức: bảo lãnh của ông K theo quy định tại khoản 2 Điều 323 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật quy định, đối với chứng thư bảo lãnh không thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Vì vậy, việc bảo lãnh không phải là lời đề nghị giao kết hợp đồng nên không bắt buộc nguyên đơn hay bị đơn phải có văn bản trả lời ông K về việc chấp thuận của bên bảo lãnh nêu trên.

Tại Công văn số 1022/BTP-PLDSKT ngày 20/3/2020 của Bộ Tư pháp giải đáp pháp luật về bảo lãnh. Theo đó, Bộ Tư pháp khẳng định bảo lãnh thông thường (không có biện pháp bảo đảm kèm theo) là một biện pháp bảo đảm có giá trị pháp lý và các bên có thể lựa chọn hình thức của biện pháp bảo lãnh mà không cần công chứng, đăng ký. Do đó, Giấy cam kết về việc trả nợ của ông Nguyễn Đức K không chỉ rõ tài sản bảo đảm kèm theo nên đây là hình thức bảo lãnh thông thường (không có biện pháp bảo đảm kèm theo) và có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của bên cam kết nên ông K phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho khoản vay của bị đơn theo đúng Giấy cam kết mà ông K đã ký.

Như vậy, Chứng thư bảo lãnh ngày 10/03/2012 của ông K đảm bảo về mặt nội dung và hình thức nên có giá trị pháp lý và buộc ông K phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã cam kết.

Đối với kháng cáo của bà L cho rằng ông K ký Chứng thư bảo lãnh ngày 10/03/2012 là việc riêng của ông K nên ông K phải dùng tài sản riêng của ông K để thực hiện nghĩa vụ của mình vì đây không phải nghĩa vụ chung của vợ chồng, Hội đồng xét xử thấy ý kiến này của bà L không có cơ sở để chấp nhận, vì bà L là người được ông K ủy quyền ký kết các Phụ lục của Hợp đồng số 014 ngày 10/12/2009 và xác nhận công nợ giữa nguyên đơn và bị đơn. Bản thân bị đơn là doanh nghiệp của gia đình ông K và bà L (ông K chiếm 66%, bà L chiếm 25% vốn điều lệ).

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy cần chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, không có cơ cở để chấp nhận các yêu cầu kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Đức K và bà Đặng Ngọc L .

Rút kinh nghiệm Tòa án cấp sơ thẩm về cách tuyên đối với việc nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện, cách tuyên phần lãi thi hành án và cách tính án phí của Tòa án cấp sơ thẩm chưa chính xác.

Do sửa án sơ thẩm nên cần sửa về án phí sơ thẩm, bị đơn phải chịu án phí sơ thẩm và án phí đối với các yêu cầu phản tố không được chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm đối với những yêu cầu không được chấp nhận và án phí đối với yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận.

Nguyên đơn được chấp nhận yêu cầu kháng cáo nên không phải chịu án phí phúc thẩm, bị đơn, ông Nguyễn Đức K và bà Đặng Ngọc L phải chịu án phí phúc thẩm theo luật định.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ:

- Các điều 293, 294, 308 và 309 Bộ luật tố tụng dân sự;

- Căn cứ vào Điều 121, 122, 124, 127, 128, 135, 136, 137, 290, khoản 1 Điều 318, khoản 2 Điều 323, 361, 362, 369 Bộ luật dân sự năm 2005;

- Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 7, Điều 9 Luật doanh nghiệp năm 2005;

- Căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009;

- Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Xử:

1. Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Ngân hàng TMCP AC , không chấp nhận kháng cáo của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, ông Nguyễn Đức K và bà Đặng Ngọc L .

2. Sửa Bản án sơ thẩm số 01/2022/KDTM- ST ngày 04/1/2022 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa.

3. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP AC đối với Công ty cổ phần đầu tư thương mại B.

Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B đối với Ngân hàng TMCP AC đề nghị tuyên Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng số 014/GDTTV/HĐ ngày 10/12/2009 và các Phụ lục giữa Công ty cổ phần đầu tư thương mại B và Ngân hàng TMCP AC là vô hiệu. Hợp đồng giao dịch trạng thái vàng số 014/GDTTV/HĐ ngày 10/12/2009 vô hiệu một phần, cụ thể đối với giao dịch trạng thái vàng trong nước 37.500 lượng vàng SJC phát sinh khoản tiền phải thanh toán cho Ngân hàng TMCP AC là 19.660.500.000 (mười chín tỷ sáu trăm sáu mươi triệu năm trăm nghìn) đồng. Buộc Ngân hàng TMCP AC phải hoàn trả cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại B số tiền là 77.126.976 (bảy mươi bảy triệu một trăm hai mươi sáu nghìn chín trăm bảy mươi sáu) đồng.

Sau khi đối trừ nghĩa vụ của hai bên cho nhau, Công ty cổ phần đầu tư thương mại B phải trả cho Ngân hàng TMCP AC các khoản tiền là 127.458.516.186 (một trăm hai mươi bảy tỷ bốn trăm năm tám triệu năm trăm mười sáu nghìn một trăm tám mươi sáu) đồng.

4. Không chấp yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP AC yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư thương mại B thanh toán số tiền nợ gốc là 19.583.373.024 (mười chín tỷ năm trăm tám mươi ba triệu ba trăm bảy mươi ba nghìn không trăm hai mươi tư) đồng và số tiền nợ lãi là 15.500.815.827 (mười năm tỷ năm trăm triệu tám trăm mười năm nghìn tám trăm hai mươi bảy) đồng. Tổng số tiền nợ gốc và lãi là 35.084.188.851 (ba mươi năm tỷ không trăm tám mươi tư triệu một trăm tám mươi tám nghìn tám trăm năm mươi mốt) đồng.

5. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B đối với Ngân hàng TMCP AC đề nghị tuyên Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 01-VGS/HĐUT.08 ngày 25/12/2008 và Hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi sổ số 014/GDVGS ngày 26/12/2008 cùng các Phụ lục vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.

Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B buộc Ngân hàng TMCP AC phải hoàn trả cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại B số tiền mà Ngân hàng TMCP AC đã thu của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B tổng số tiền là 402.278.037.983 (bốn trăm linh hai tỷ hai trăm bảy mươi tám triệu không trăm ba mươi bảy nghìn chín trăm tám mươi ba) đồng và Công ty cổ phần đầu tư thương mại B phải trả lại cho Ngân hàng TMCP AC số tiền là 114.103.374.270 (một trăm mười bốn tỷ một trăm linh ba triệu ba trăm bảy mươi tư nghìn hai trăm bảy mươi) đồng. Sau khi bù trừ nghĩa vụ thì Ngân hàng TMCP AC phải trả lại cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại B số tiền là 288.174.663.713 (hai trăm tám mươi tám tỷ một trăm bảy mươi tư triệu sáu trăm sáu mươi ba nghìn bảy trăm mười ba) đồng.

Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B yêu cầu Ngân hàng TMCP AC phải bồi thường cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại B một khoản tiền lãi tính trên số tiền mà Ngân hàng TMCP AC đã thu của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B là 402.278.037.983 (bốn trăm linh hai tỷ hai trăm bảy mươi tám triệu không trăm ba mươi bảy nghìn chín trăm tám mươi ba) đồng tính từ ngày Ngân hàng TMCP AC bắt đầu thu tiền theo lãi suất 9%/năm, tạm tính đến ngày 04/01/2022 là 201.576.271.045 (hai trăm linh một tỷ năm trăm bảy mươi sáu triệu hai trăm bảy mươi mốt nghìn không trăm bốn mươi năm) đồng.

6. Đình chỉ xét xử yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP AC buộc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thư bảo lãnh ngày 17/12/2010 và bồi thường do không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với số tiền lãi là 83.414.281.450 (tám mươi ba tỷ bốn trăm mười bốn triệu hai trăm tám mươi mốt nghìn bốn trăm năm mươi) đồng.

7. Xác định Chứng thư bảo lãnh ngày 10/3/2012 của ông Nguyễn Đức K có hiệu lực pháp luật. Buộc ông Nguyễn Đức K phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với các nghĩa vụ thanh toán của Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B. Trong trường hợp ông K không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu của Ngân hàng TMCP AC , Ngân hàng TMCP AC có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản thuộc sở hữu của ông K để thu hồi nợ.

8. Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

9. Về án phí:

a. Án phí sơ thẩm:

- Công ty cổ phần đầu tư thương mại B phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm và án phí đối với các yêu cầu phản tố không được chấp nhận số tiền là 590.061.923 (năm trăm chín mươi triệu không trăm sáu mươi mốt nghìn chín trăm hai mươi ba) đồng.

Đối trừ với số tiền tạm ứng án phí yêu cầu phản tố Công ty cổ phần đầu tư thương mại B đã nộp là 58.000.000 (năm mươi tám triệu) đồng tại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0008538 ngày 17/04/2019, 3.000.000 (ba triệu) đồng tại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0015226 ngày 23/11/2020 và 138.052.000 (một trăm ba mươi tám triệu không trăm năm mươi hai nghìn) đồng tại Biên lai 0015509 ngày 26/01/2021 của Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa. Công ty cổ phần đầu tư thương mại B còn phải nộp số tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 391.009.923 (ba trăm chín mươi mốt triệu không trăm không chục chín nghìn chín trăm hai mươi ba) đồng.

Ngân hàng TMCP AC phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đối với phần yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận và chịu án phí đối với yêu cầu phản tố bị đơn được chấp nhận với số tiền án phí là 143.082.189 (một trăm bốn mươi ba triệu không trăm tám mươi hai nghìn một trăm tám mươi chín) đồng. Đối trừ với số tiền Ngân hàng TMCP AC đã nộp tạm ứng án phí là 129.000.000 (một trăm hai mươi chín triệu) đồng tại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0008202 ngày 14/01/2019 của Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa. Ngân hàng TMCP AC còn phải nộp số tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 17.938.538 (mười bảy triệu chín trăm ba mươi tám nghìn năm trăm ba mươi tám) đồng.

b. Án phí phúc thẩm: Ngân hàng TMCP AC được hoàn lại số tiền án phí phúc thẩm là 2.000.000 (hai triệu) đồng đã nộp tại Biên lai số 0069659 ngày 18/01/2022 của Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, ông Nguyễn Đức K , bà Đặng Ngọc L mỗi người phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm là 2.000.000 (hai triệu) đồng, được đối trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp tại các Biên lai số 69705, 69706 và 69707 ngày 24/01/2022 của Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm xử công khai và có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

431
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng giao dịch trạng thái vàng, hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng ghi sổ và hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 111/2022/KDTM-PT

Số hiệu:111/2022/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 05/07/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về