Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 415/2022/LĐ-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 415/2022/LĐ-PT NGÀY 26/07/2022 VỀ TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Vào các ngày 14 và 26 tháng 7 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án lao động thụ lý số 14/2022/TLPT-LĐ ngày 15 tháng 04 năm 2022 về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Do Bản án lao động sơ thẩm số: 02/2022/LĐ-ST ngày 10/01/2022 của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 2010/2022/QĐ - PT ngày 24 tháng 5 năm 2022, Quyết định hoãn phiên tòa số 8176/2022/QĐ-PT ngày 23 tháng 6 năm 2022 và Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 8972/2022/QĐ-PT ngày 14 tháng 7 năm 2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giữa:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hoàng P, sinh năm 1979.

Địa chỉ: 36/5A (1806/77/2 số mới), Khu phố 6, Tổ 4, thị trấn Nhà B, huyện Nhà B, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Thế T, thuộc Đoàn Luật sư Tây Ninh, Giám đốc Công ty Luật Đắc T.

Địa chỉ: Số 69C đường T, Khu phố 1, Phường h, thành phố Th, tỉnh Tây Ninh.

Bị đơn: Công ty Cổ phần VNC F.

Trụ sở: Số 34/12 Đường T, phường Tân Đ, Quận G, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn:

Bà Nguyễn Thị Kim H, sinh năm 1979.

(Là người đại diện theo ủy quyền - Giấy ủy quyền ngày 03/6/2020) Địa chỉ: 22A Phú Hòa, Phường V, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Lê Anh P, sinh năm 1974.

Địa chỉ: 194/2 Trần Huy Liệu, Phường R, quận Phú N, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công ty Cổ phần IP I.

Địa chỉ: Số 20, Đường số 432, phường Th, Thành phố T, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngưi kháng cáo: Nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P trình bày:

Ngày 01/6/2017, ông Nguyễn Hoàng P được ông Lê Anh P nhận vào làm việc cho Công ty Cổ phần IP I (Sau đây gọi là Công ty IP I) và ký hợp đồng thử việc là 02 tháng. Tiền lương là 15.000.000 đồng/tháng; Chức vụ thuyền trưởng. Khi hết hạn 02 tháng thử việc, ngày 31/7/2017 nguyên đơn có nhắn tin Zalo cho ông P hỏi “Hợp đồng thử việc em hết hạn, em có còn làm tiếp không?” Anh P trả lời “có chứ”.

Đến ngày 04/8/2018, ông P có nhắn tin Zalo cho nguyên đơn và bổ nhiệm nguyên đơn làm giám đốc điều hành đội tàu, lương là 25.000.000 đồng/tháng, bắt đầu nhận lương từ ngày 01/09/2018. Trong thời gian này, ông P chuyển nguyên đơn qua Công ty Cổ phần VNC F cũng do ông P làm chủ, không có yêu cầu nguyên đơn ký hợp đồng lao động mới.

Đến ngày 24/02/2020, lãnh đạo Công ty Cổ phần VNC F gồm có: Ông Trần Đ (là đại diện theo pháp luật), ông Lê Hồng T (Giám đốc) và ông Đỗ Văn K (Quản lý đội tàu) xuống bến tàu ở Quận 9 thông báo miệng về việc chấm dứt Hợp đồng lao động với nguyên đơn và 2 người khác trong đội tàu với lý do giải thể bộ phận, yêu cầu nguyên đơn bàn giao công việc cho người mới là Việt A và mời nguyên đơn ngày 26/02/2020 đến văn phòng Công ty tại địa chỉ 19-23 Đinh Bộ L, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh để họp bàn về việc chấm dứt hợp đồng. Ngày 26/02/2020, khi nguyên đơn đến bị đơn yêu cầu nguyên đơn ký tên vào biên bản làm việc “đơn xin nghỉ việc” (tên tuổi, chức vụ, địa chỉ ghi sẵn, phần nội dung để ô trống) nhưng nguyên đơn quyết liệt không ký. Nguyên đơn có trả lời là nguyên đơn không muốn xin nghỉ việc vì nếu nguyên đơn ký vào biên bản này sẽ gây khó khăn cho nguyên đơn khi xin việc ở nơi khác. Tại cuộc họp, bị đơn yêu cầu nguyên đơn ký tên vào tờ biên bản này rồi mới nhận quyết định nhưng nguyên đơn không chấp nhận. Nguyên đơn yêu cầu nhận Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng thông báo trước đó là giải thể bộ phận tàu, bán hết tàu. Qua quá trình tranh luận, bị đơn đã giao cho nguyên đơn Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 012602/2020/QĐ-VNCF ngày 20/02/2020.

Nguyên đơn xác nhận được bị đơn trả lương đến ngày 24/02/2020 và nhận sổ bảo hiểm xã hội. Tại quyết định nghỉ việc và sổ bảo hiểm xã hội, Công ty đã không ghi đúng chức vụ công việc của nguyên đơn là Giám đốc điều hành đội tàu mà ghi là nhân viên.

Nhận thấy, bị đơn đã chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn nên nguyên đơn nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động của bị đơn đối với nguyên đơn có đúng hay là trái với quy định trình tự của pháp luật. Nếu trái trình tự quy định của pháp luật thì phải bồi thường thiệt hại, tổn thất tinh thần theo Điều 42 của Bộ luật Lao Động (2012); Chương 20 trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Lý do ghi chức vụ của nguyên đơn là nhân viên trong Quyết định chấm dứt hợp đồng và trong sổ bảo hiểm xã hội, làm cho nguyên đơn không thể xin việc ở nơi khác theo đúng chức danh nên nguyên đơn yêu cầu bị đơn sửa lại chức vụ giám đốc điều hành đội tàu theo sự bổ nhiệm của người chủ sử dụng lao động là ông Lê Anh P trong sổ bảo hiểm xã hội; đồng thời yêu cầu bị đơn xin lỗi bằng văn bản, giải thích vì sao đóng bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020 với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng. Trong khi đó không yêu cầu nguyên đơn ký hợp đồng lao động mới mà chỉ yêu cầu nguyên đơn cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội, nguyên đơn yêu cầu bị đơn có trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần theo Điều 42 của Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015, bồi thường bảo hiểm xã hội đóng không đủ và không đúng thời gian theo mức lương giao kết hợp đồng lao động tạm tính đến tháng 6/2020 khi Tòa án xét xử:

1. Căn cứ theo khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự, yêu cầu bồi thường 04 tháng tiền lương do nguyên đơn không thể xin việc làm mới theo chức danh vì bị đơn ra Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động và trong sổ bảo hiểm xã hội ghi chức vụ nguyên đơn là nhân viên với số tiền bồi thường là 100.000.000 đồng.

2. Căn cứ khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012: Nhận nguyên đơn trở lại làm việc. Trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày nguyên đơn không làm việc 100.000.000 đồng, cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương là 100.000.000 đồng.

Căn cứ khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012: Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động và người lao động đồng ý: Thì ngoài khoản tiền bồi thường theo quy định khoản 1 của điều này và trợ cấp thôi việc theo Điều 48 Bộ luật này: Hai bên thỏa thuận bồi thường thêm ít nhất 2 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động với số tiền là 337.000.000 đồng.

Căn cứ khoản 5 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012: Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước là 45 ngày. Số tiền là 37.500.000 đồng.

3. Bồi thường bảo hiểm xã hội: Đóng không đủ thời gian và đóng không đúng mức lương theo giao kết hợp đồng từ khi làm việc ở Công ty Cổ phần IP I tạm tính đến tháng 6 năm 2020, cụ thể:

* Từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2018 là 13 tháng x 15.000.000đ/tháng x 21,5% = 41.925.000 đồng.

* Từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018 là 3 tháng x 25.000.000đ/tháng x 21,5% = 6.125.000 đồng.

* Từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2020 là 15 tháng x 20.000.000đ/tháng x 21,5% = 64.500.000 đồng.

* Từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 là 4 tháng x 25.000.000đ/tháng x 21,5% = 21.500.000 đồng.

Tổng số tiền là 147.050.000 đồng.

Quá trình Tòa án thụ lý giải quyết, nguyên đơn có nộp đơn sửa đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện, cụ thể như sau:

- Yêu cầu bị đơn xin lỗi bằng văn bản, bồi thường tổn thất tinh thần cho nguyên đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự do bị đơn ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ghi chức vụ nguyên đơn là nhân viên và ghi trong sổ bảo hiểm xã hội khiến nguyên đơn không xin việc làm mới theo chức danh với số tiền 100.000.000 đồng tương đương với 04 tháng tiền lương;

- Nguyên đơn yêu cầu bị đơn hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và nhận Nguyên đơn trở lại làm việc;

- Nguyên đơn yêu cầu bị đơn sửa lại chức vụ của nguyên đơn là giám đốc điều hành đội tàu trong sổ Bảo hiểm theo sự bổ nhiệm của người sử dụng lao động là ông Lê Anh P;

- Yêu cầu bị đơn trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày nguyên đơn không được làm việc tính từ ngày 25/02/2020 đến ngày Tòa án giải quyết, tạm tính ngày 25/02/2021 số tiền là 300.000.000 đồng, cộng với 04 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động với số tiền 100.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động.

- Trường hợp bị đơn không muốn nhận nguyên đơn trở lại làm việc thì yêu cầu bị đơn phải bồi thường thêm cho nguyên đơn 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động với số tiền 50.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động;

- Yêu cầu bị đơn bồi thường 37.500.000 đồng tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không được báo trước là 45 ngày do bị đơn vi phạm thời hạn báo trước theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.

- Yêu cầu nguyên đơn bồi thường bảo hiểm xã hội tạm tính đến tháng 6/2020 là 147.050.000 đồng do bị đơn đóng không đủ thời gian và đóng không đúng mức lương theo giao kết hợp đồng từ khi làm việc tại Công ty Cổ phần IP I, cụ thể như sau:

+ Từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2018 là 13 tháng x 15.000.000 đồng/tháng x 21,5% = 41.925.000 đồng;

+ Từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018 là 03 tháng x 25.000.000 đồng/tháng x 21,5% = 16.125.000 đồng;

+ Từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2020 là 15 tháng 1 20.000.000 đồng/tháng 3 x 21,5% = 64.500.000 đồng;

+ Từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 là 4 tháng x 25.000.000 đồng/tháng x 21,5% 21.500.000 đồng.

Căn cứ để tính mức lương yêu cầu bồi thường là 25.000.000 đồng/ tháng. Tại phiên tòa, nguyên đơn giữ nguyên các yêu cầu khởi kiện bổ sung, đối với yêu cầu bồi thường bảo hiểm xã hội yêu cầu Tòa án giải quyết tính đến ngày Tòa án xét xử.

Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, b ị đơn Công ty Cổ phần VNC F có bà Nguyễn Thị Kim H là đại diện theo ủy quyền trình bày :

Ông Lê Anh P là cổ đông của Công ty Cổ phần VNC F. Vào khoảng tháng 11/2018, ông P có nhờ bị đơn hàng tháng chuyển giúp tiền lương và làm giúp hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn – là người do ông P thuê để lái tàu cho riêng ông P. Vì nể nang nhau nên bị đơn đồng ý làm giúp thủ tục đó theo yêu cầu của ông P với mức lương đóng bảo hiểm là 5.000.000 đồng/tháng. Hàng tháng bị đơn chuyển số tiền giúp cho ông P vào tài khoản của nguyên đơn với số tiền là 25.000.000 đồng, theo ông P nói lại với bị đơn là tiền lương của ông P. Sau đó, bị đơn sẽ cấn trừ toàn bộ số tiền đóng bảo hiểm, tiền chuyển lương giúp thay ông P cho nguyên đơn vào tiền lãi chia hàng tháng cho ông P. Cả ông P và nguyên đơn đều không có yêu cầu nhờ bị đơn ký hợp đồng lao động với nguyên đơn. Phía nguyên đơn cũng không thắc mắc gì về mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Tiền đóng bảo hiểm xã hội ở mức lương 5.000.000 đồng/tháng đều do ông P đóng toàn bộ, không cấn trừ trên mức lương thực tế mà nguyên đơn đã nhận vì theo ông P nói là để có lợi cho nguyên đơn. Thực tế nguyên đơn chỉ làm việc do ông P chỉ đạo. Không liên quan gì đến công việc chính của bị đơn.

Tháng 11/2019, ông P có mua một chiếc cano 200HP. Do thiếu vốn nên ông P có nhờ bị đơn đứng ra vay vốn giúp ông P mua nên ông P đã đồng ý đưa chiếc cano đó vào thành tài sản của bị đơn chỉ với mục đích vay vốn. Đến hạn trả nợ nhưng ông P không trả được do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, không có khách du lịch ông P không có nguồn thu, ông P đã đồng ý bán chiếc cano đó để thu hồi vốn và trả nợ. bị đơn đã đồng ý với yêu cầu đó và có đề nghị ông P nếu đã bán tàu thì cũng phải giải thể bộ phận tàu để không dính líu gì đến bị đơn nữa và ông P đã đồng ý. Theo đó, ông P đã tự làm việc với ông P về việc cho ông P nghỉ việc. bị đơn chỉ hỗ trợ ký nhận bàn giao tài sản từ nguyên đơn (có biên bản bàn giao tài sản ký ngày 10/2/2020). Để hợp pháp cho nguyên đơn lãnh tiền bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp nên ông P có đề nghị bị đơn giúp ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động cho nguyên đơn và thanh toán giúp cho ông P gần 02 tháng tiền lương cho nguyên đơn (do tháng 2/2020 ông P chỉ làm có 24 ngày nên chỉ trả lương 24 ngày làm việc). Tại thời điểm nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nguyên đơn hoàn toàn không có ý kiến gì và cũng không có khiếu nại gì.

Hơn nữa, khoảng thời gian từ lúc ban hành quyết định cho nguyên đơn nghỉ việc cho đến hiện nay, do bị ảnh hưởng của dịch COVID - 19 nên bị đơn cũng đã ngưng hoạt động, cắt giảm nhân viên, giảm giờ làm... đảm bảo thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về giãn cách xã hội. Đây là sự kiện bất khả kháng, dịch bệnh xảy ra trên toàn thế giới, không riêng Việt Nam và tình trạng các Công ty phá sản, đóng cửa, giảm biên chế... đều đồng loạt diễn ra thì bị đơn cũng không ngoại lệ. nguyên đơn khởi kiện bị đơn đòi bồi thường trong khi bị đơn chỉ chuyển lương và đóng bảo hiểm xã hội giúp cho ông P và nguyên đơn, bản thân nguyên đơn thực tế không làm gì cho bị đơn mà chỉ làm những việc do ông P chỉ đạo nên trước tất cả các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn không đồng ý.

Ngoài ra, nguyên đơn cho rằng bị đơn nêu chức danh Nhân viên trong quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là không đúng, vì chức danh của nguyên đơn phải là giám đốc điều hành đội tàu, điều này là không có cơ sở. Vì bị đơn không ký kết hợp đồng lao đồng với nguyên đơn, không có quyết định bổ nhiệm chức vụ này cho nguyên đơn. Còn việc ông P hứa bổ nhiệm chức vụ cho nguyên đơn chức danh nào thì bị đơn không biết, vì ông P chỉ là cổ đông nhỏ trong Công ty, không phải là người có thẩm quyền ký các văn bản bổ nhiệm hay hợp đồng lao động với người lao động.

Tại phiên tòa, đại diện bị đơn có ý kiến: Trước đây trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn đưa ra phương án trường hợp nguyên đơn có thiện chí muốn hòa giải thì bị đơn sẽ sửa lại Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động cho nguyên đơn với nội dung nguyên đơn có chức vụ thuyền trưởng để nguyên đơn dễ dàng đi xin việc nơi khác, đồng thời bị đơn đứng ra đóng bổ sung bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn theo mức lương 25.000.000 đồng theo tỷ lệ Công ty phải đóng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, bị đơn sẽ hỗ trợ cho nguyên đơn thêm 01 tháng tiền lương. Nhưng trong quá trình tố tụng và tại phiên tòa hôm nay, bị đơn nhận thấy nguyên đơn không có thiện chí với lời đề nghị của bị đơn, hơn nữa do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 nên tình hình kinh doanh của bị đơn sa sút, bị đơn cũng đóng cửa không hoạt động kinh doanh gì để có lợi nhuận nên nay bị đơn rút lại lời đề nghị, không đồng ý hỗ trợ gì đối với nguyên đơn như đã nói trước đây, yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Theo bản khai ngày 15/7/2020 và bản khai ngày 10/3/2021 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê Anh P trình bày:

Qua quen biết, ông Lê Anh P biết nguyên đơn có bằng lái tàu nên thuê nguyên đơn về lái tàu cho ông P. Thực tế, chuyện tàu thuyền là tài sản riêng của ông P, không liên quan gì đến các công việc kinh doanh của Công ty Cổ phần IP I và Công ty Cổ phần VNC F, không thuộc ngành nghề kinh doanh của các Công ty này nhưng do ông có cổ phần trong các Công ty, không có chức vụ gì nên ông mới nhờ Công ty IP I ký hợp đồng thử việc với nguyên đơn, rồi nhờ Công ty này đứng ra trả lương giúp cho nguyên đơn vì ông P rất bận việc và để mua bảo hiểm xã hội hợp pháp cũng để làm tin cho Nguyên đơn mà thôi. Sau đó, Công ty sẽ cấn trừ vào tiền lãi tức của ông P hàng tháng. Là cam kết riêng giữa ông P và Công ty. Nguyên đơn biết rất rõ ông P chỉ mượn danh các Công ty đó. Thực tế, nguyên đơn chỉ làm việc theo sự chỉ đạo riêng của ông P mà thôi, việc kinh doanh của các Công ty nguyên đơn hoàn toàn không biết gì.

Ban đầu mức lương ông P nhờ Công ty IP I ký là 15.000.000 đồng/tháng nhưng chỉ là hợp đồng thử việc có thời hạn 60 ngày. Hết thời hạn này, ông P thấy nguyên đơn làm được, anh em hòa hợp vui vẻ nên ông P đồng ý thuê tiếp tục, chỉ nói miệng và chỉ nhờ Công ty IP I hàng tháng chuyển giúp tiền lương vào tài khoản cho nguyên đơn và cũng không ký hợp đồng lao động mới với nguyên đơn tại đây vì thực tế nguyên đơn chỉ làm cho ông P nên Công ty IP I không tiến hành mua bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn và bản thân nguyên đơn cũng biết chuyện đó nên mới không thắc mắc hay khiếu nại gì với Công ty.

Bẵng đi một thời gian đến ngày 01/9/2018, vì nghĩ cho nguyên đơn nên ông P chuyển nguyên đơn qua Công ty Cổ phần VNC F, nơi ông có 15% cổ phần và trả mức lương 25.000.000 đồng/tháng mục đích là để làm thủ tục mua bảo hiểm xã hội cho ông P, bảo vệ quyền lợi cho ông P sau này. Tiền đóng bảo hiểm xã hội thỏa thuận ở mức lương 5.000.000 đ/tháng thì ông P sẽ tự đóng hết, không cấn trừ vào lương và nguyên đơn đã đồng ý nên hàng tháng ông P nhờ bị đơn chuyển lương giúp và đóng giúp bảo hiểm cho nguyên đơn luôn, sau đó bị đơn cấn trừ vào tiền lãi chia hàng tháng của ông để tiện cho các bên. Nói chung là do bị đơn nể ông P nên họ mới đồng ý làm như vậy. Đó là lý do vì sao nguyên đơn hoàn toàn không biết gì nhiều về chuyện làm ăn kinh doanh của các Công ty đó. Thực tế ông P chỉ biết đến ông P, chỉ làm việc cho riêng ông P mà thôi nên không hề có hợp đồng lao động giữa nguyên đơn và bị đơn.

Tiền mua tàu thuyền là tiền cá nhân của ông P, nhưng vì bộ mặt của Công ty nên ông P đã đề nghị góp vào tài sản chung của Công ty VNC Farm. Do tình hình dịch bệnh xảy ra trầm trọng, ảnh hưởng đến toàn xã hội chứ không riêng gì bị đơn. Tình hình cho thuê tàu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có ai thuê mà hàng tháng vẫn phải trả lương cho nguyên đơn và thợ máy nên gặp khó khăn về tài chính. Ông P quyết định bán tàu để trả nợ vì trước đó ông có nhờ bị đơn đứng ra vay nợ cho ông trong thời hạn 03 tháng sẽ hoàn trả nhưng ông không trả được.

Ông P có trao đổi với nguyên đơn và người thợ máy là cho nghỉ việc vì phải bán tàu trả nợ. Lúc đó, họ đồng ý và ký vào biên bản bàn giao tài sản để ông lo thủ tục bán tàu. Ông nghĩ đơn giản anh em tình nghĩa với nhau nên không có câu nệ gì về các thủ tục pháp lý. Nghĩ cho nguyên đơn đã mất việc làm, ông nhờ bị đơn ký Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động để nguyên đơn nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian chờ xin việc mới.

Ông P là người trực tiếp thuê nguyên đơn làm việc nên theo thỏa thuận của hai bên, mức lương cơ bản là 5.000.000 đồng/tháng, đây cũng chính là mức lương bị đơn đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn. Ngoài mức lương cơ bản cố định này, mỗi tháng nguyên đơn còn được các khoản tiền hỗ trợ tổng cộng 20.000.000 đồng, cụ thể: Tiền xăng xe: 3.000.000 đồng/ tháng; Tiền phòng những ngày đi công tác (trung bình 14 ngày/ tháng: 800.000 đồng/ ngày); Phí đi lại, tiền điện thoại: 800.000 đồng/ tháng; Tiền ăn riêng: 5.000.000 đồng/ tháng. Nay nguyên đơn khởi kiện bị đơn đòi bồi thường số tiền dựa trên mức lương thực lãnh là 25.000.000 đồng/tháng là không chính xác.

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ông P nhận thấy không có cơ sở.

Tại bản khai ngày 15/7/2020, ông Lê Đăng Khoa – Đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần IP I là Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

Ông Lê Anh P là cổ đông trong Công ty Cổ phần IP I, không có chức vụ. Ông P có nhờ Công ty ký hợp đồng lao động thử việc dùm với nguyên đơn vào ngày 01/6/2017 với chức danh thuyền trưởng. Thời gian thử việc là 60 ngày với mức lương là 15.000.000 đồng/tháng. Hết thời hạn thử việc, các bên không có yêu cầu Công ty ký lại hợp đồng lao động. Thực tế, công việc của nguyên đơn không liên quan gì đến nội dung kinh doanh của Công ty đã đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư. Nguyên đơn chỉ làm việc do ông P yêu cầu, không liên quan đến công việc của Công ty. Công ty chỉ chuyển trả lương giúp cho ông P, sau đó Công ty cấn trừ lại từ trong tiền lãi chia hàng tháng cho ông P. Đến khoảng tháng 11/2018, ông P thông báo nguyên đơn đã chuyển qua công ty khác và có yêu cầu Công ty không chuyển lương cho nguyên đơn nữa. Bản thân nguyên đơn không có đơn xin nghỉ việc, nên Công ty không có ra quyết định gì với nguyên đơn. Sau đó, nguyên đơn đi làm cho Công ty nào thì Công ty IP I không được biết. Công ty chỉ trả lương cho nguyên đơn giúp ông P đến tháng 10/2018.

Hiện nay, nguyên đơn khởi kiện bị đơn để tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nội dung khởi kiện không liên quan gì đến Công ty Cổ phần IP I nên Công ty không có ý kiến gì liên quan đến vụ kiện.

Tại Bản án lao động sơ thẩm số: 02/2022/LĐ-ST ngày 10/01/2022 của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử:

Căn cứ vào:

- Khoản 1 Điều 32, điểm c khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 271 và khoản 1 Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

- Khoản 6 Điều 3 của Bộ luật Lao động năm 2012;

- Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;

- Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P: Buộc bị đơn Công ty Cổ phần VNC F xin lỗi bằng văn bản, bồi thường tổn thất tinh thần cho nguyên đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự với số tiền 100.000.000 đồng tương đương với 04 tháng tiền lương; hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và nhận nguyên đơn trở lại làm việc; sửa lại chức vụ của nguyên đơn là giám đốc điều hành đội tàu trong sổ Bảo hiểm xã hội; trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày nguyên đơn không được làm việc tính từ ngày 25/02/2020 đến ngày Tòa án giải quyết, tạm tính ngày 25/02/2021 số tiền là 300.000.000 đồng, cộng với 04 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động với số tiền 100.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động; trường hợp bị đơn không muốn nhận nguyên đơn trở lại làm việc thì yêu cầu bị đơn phải bồi thường thêm cho nguyên đơn 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động với số tiền 50.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động; bồi thường 37.500.000 đồng tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không được báo trước là 45 ngày do bị đơn vi phạm thời hạn báo trước theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động; bồi thường bảo hiểm xã hội tính đến ngày Tòa án xét xử tháng 01/2022 do bị đơn đóng không đủ thời gian và đóng không đúng mức lương theo giao kết hợp đồng từ khi làm việc tại Công ty Cổ phần IP I, cụ thể như sau: Từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2018 là 13 tháng x 15.000.000 đồng/tháng x 21,5% = 41.925.000 đồng; Từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018 là 03 tháng x 25.000.000 đồng/tháng x 21,5% = 16.125.000 đồng; Từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2020 là 15 tháng 1 20.000.000 đồng/tháng 3 x 21,5% = 64.500.000 đồng; Từ tháng 3/2020 đến tháng 01/2022 là 22 tháng x 25.000.000 đồng/tháng x 21,5% = 118.250.000 đồng.

3. Về án phí sơ thẩm:

Ông Nguyễn Hoàng P thuộc trường hợp được miễn án phí lao động sơ thẩm và án phí về dân sự sơ thẩm.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về quyền thi hành án và quyền kháng cáo. Ngày 20/01/2022, nguyên đơn – ông Nguyễn Hoàng P có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Luật sư Nguyễn Thế T là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ủa nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P trình bày:

Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận các yêu cầu khởi kiện và kháng cáo của nguyên đơn, vì các lý do sau:

Thứ nhất: Thực tế ông P đã làm việc tại Công ty Cổ phần VNC F từ tháng 11/2018 cho đến tháng 02/2020, do ông P làm việc cho Công ty nên hàng tháng Công ty đã trả tiền lương 25.000.000 đồng cho ông P một lần qua tài khoản ngân hàng với cùng nội dung “tiền lương tháng…” Điều này thể hiện các bên có mối quan hệ lao động với nhau nên thực hiệc các nghĩa vụ cho nhau. Ngoài tiền lương Công ty Farm đã chuyển cho ông P hàng tháng, Công ty còn thường xuyên chuyển cho ông P các khoản tiền chi phí phát sinh sửa chữa, bảo trì, mua sắm trang thiết bị chăm sóc con tàu là tài sản của Công ty giao cho ông P quản lý làm việc (tất cả đã thể hiện rõ qua bản sao kê tài khoản ngân hàng - tài liệu có trong hồ sơ vụ án), Điều này thể hiện Công ty Farm công nhận công việc và người thực hiện công việc là ông P.

Thứ hai: Qua xác minh cơ quan Bảo hiểm xã hội tại công văn số 2064/BHXH ngày 11/9/2020 của Bảo hiểm xã hội Quận 1 xác nhận Công ty Cổ phần VNC F đã thực hiện đóng bảo hiểm cho ông P từ tháng 12/2018 đến tháng 02/2020 và đã báo giảm nghỉ việc cho ông P từ tháng 3/2020. Qua đó, chứng tỏ rằng giữ ông P và Công ty đã tồn tại quan hệ lao động với nhau nên người sử dụng lao động đã thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Khi Công ty cho ông P thôi việc, Công ty đã ban hành Quyết định “V/v: chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên” số 012602/2020/QD- VNCF ngày 20/02/2020 với lý do: Giải thể bộ phận (Du thuyền). Và trước đó, ngày 30/01/2020 Công ty cũng đã có Quyết định số 011501/2020/QĐ-VNCF “V/v: Giải thể bộ phận du thuyền”. Qua đó cho thấy, Công ty đã thừa nhận rằng ông P là người lao động của Công ty, làm việc tại một bộ phận trực thuộc của Công ty và do giải thể bộ phận này nên Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với ông P bằng một Quyết định cụ thể.

Thứ tư: Mặc dù Công ty Farm không ký hợp đồng lao động với ông P, nhưng thực tế ông P đã làm việc cho Công ty Farm từ tháng 11/2018 cho đến ngày Công ty thông báo cho ông P thôi việc (ngày 24/02/2020). Ông P đã làm việc liên tục suốt 16 tháng tại một bộ phận trực thuộc Công ty là “Bộ phận Du thuyền” với công việc, trách nhiệm và mức lương cụ thể là 25.000.000 đồng. Phương tiện và nơi làm việc của nguyên đơn cũng thuộc quyền sở hữu/sử dụng của Công ty, người quản lý điều hành thường xuyên trực tiếp với nguyên đơn là ông Lê Hồng T là một trong những lãnh đạo của Công ty, ngoài ra còn có ông Trần Đ và ông Lê Anh P cũng là những người lãnh đạo của Công ty chỉ đạo công việc đối với ông P (thể hiệc qua các tin nhắn được in ra có trong hồ sơ vụ án). Việc các bên không ký Hợp đồng lao động là lỗi chủ yếu của phía người sử dụng lao động đã cố tình không ký hợp đồng lao động với người lao động mặc dù ông P đã nhắc nhiều lần, hơn nữa thông thường người lao động là đối tượng “xin việc làm” nên họ luôn yếu thế trước người sử dụng lao động, họ chỉ mong muốn có được việc làm phù hợp để kiếm được tiền trang trải cuộc sống bản thân và gia đình nên họ sẽ không dám quyết liệt trong việc yêu cầu phải ký hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động, mặt khác nhận thức về pháp luật còn hạn chế họ không thể hiểu hết được mục đích ký hợp đồng lao động để làm gì và họ không nghĩ rằng hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp lao động, bởi họ không bao giờ mong muốn có tranh chấp xãy ra.

Từ những căn cứ trên cho thấy rằng, việc Công ty ra Quyết định 012602/2020/QD-VNCF ngày 20/02/2020 “V/v: chấm dứt hợp đồng lao động” với ông P là hành vi trái pháp luật, mặc dù giữa ông P và Công ty Farm không ký hợp đồng lao động nhưng các bên đã thừa nhận về công việc và thời gian thực tế đã làm việc với nhau trong suốt thời gian 16 tháng. Việc Công ty không ký hợp đồng lao động với nguyên đơn là lỗi của Công ty và hành vi không ký Hợp đồng lao động là hành vi vi phạm pháp luật lao động, do đó nó không thể làm triệt tiêu mối quan hệ lao động giữa nguyên đơn và bị đơn, và nó càng không thể là lý do để bị đơn chối bỏ trách nhiệm của mình. Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm theo hướng tuyên Công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chấp nhận yêu cầu kháng cáo, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn phải bồi thường cho ông P toàn bộ các tổn thất, thiệt hại do hành vi trái pháp luật của bị đơn gây ra theo quy định của pháp luật.

Nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P trình bày: Thống nhất với trình bày của luật sư. Kháng cáo bản án sơ thẩm. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Bà Nguyễn Thị Kim H là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn – Công ty Cổ phần VNC F trình bày:

Bị đơn không đồng ý với toàn bộ yêu cầu kháng cáo và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Quá trình giải quyết sơ thẩm đến tại phiên tòa sơ thẩm ông P đều xác định chỉ làm việc cho ông P không làm việc hay liên quan gì với Công ty, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm ông P đã thay đổi lời khai và mới cung cấp thêm chứng cứ mới là một số hình ảnh tin nhắn gửi qua mạng Zalo tên A Tuyên G ...., những tin nhắn này không thể hiện số điện thoại của người dùng tên đó đang sử dụng, không có nội dung nào thể hiện ông P có làm việc của Công ty giao phó ... mà chỉ là tin nhắn việc riêng giữa 02 cá nhân. Bị đơn giữ nguyên ý kiến và lời trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, một lần nữa khẳng định bị đơn không ký hợp đồng lao động với nguyên đơn, nguyên đơn không làm việc cho bị đơn. Vì bị đơn cả nể ông P nên mới đồng ý giúp ông P đóng bảo hiểm cho nguyên đơn, làm các thủ tục theo yêu cầu của ông P và nguyên đơn, để giúp nguyên đơn đảm bảo được quyền lợi khi đi làm thuê cho ông P. Bị đơn thừa nhận việc ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông P là sai, quyết định này không có giá trị sử dụng, vì làm sai nên bị đơn thu hồi lại quyết định. Nhưng do nguyên đơn đã kiện ra Tòa án nên bị đơn không thể thu hồi được đề nghị Tòa án tuyên vô hiệu hoặc tuyên hủy bỏ quyết định.

Bị đơn thừa nhận biết sự việc ông Lê Anh P trả cho nguyên đơn mức lương cơ bản cố định 5.000.000 đồng/tháng, mỗi tháng nguyên đơn còn được các khoản tiền hỗ trợ tổng cộng 20.000.000 đồng, gồm: tiền xăng xe: 3.000.000 đồng/ tháng, tiền phòng những ngày đi công tác (trung bình 14 ngày/ tháng: 800.000 đồng/ ngày), phí đi lại, tiền điện thoại: 800.000 đồng/ tháng, tiền ăn riêng: 5.000.000 đồng/ tháng. Ông P nhờ bị đơn trả các khoản tiền này cho nguyên đơn sau đó sẽ trừ đi trong phần lãi mà ông P được hưởng theo lợi nhuận được chia cho từng cổ đông. Nhưng bị đơn không thể cung cấp các tài liệu này cho Tòa án vì có liên quan đến hoạt động và tài liệu mật của Công ty.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; Việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm nghị án đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về nội dung: Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa phúc thẩm. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn, sửa bản án sơ thẩm theo hướng huỷ quyết định cho thôi vịệc trái pháp luật, buộc bị đơn các khoản bồi thường theo quy định, buộc nguyên đơn và bị đơn cùng đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương là 5.000.000 đồng/tháng. Về án phí các bên phải chịu theo quy định pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về tố tụng:

[1.1] Xét kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P trong hạn luật định phù hợp khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nên được chấp nhận.

[1.2] Về sự có mặt vắng mặt của đương sự: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê Anh P; Công ty Cổ phần IP I có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt và đã có bản khai cung cấp cho Tòa án, nên Hội đồng xét xử căn cứ Điều 227; Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tiến hành xét xử vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

[1.3] Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định nguyên đơn chỉ khởi kiện và tranh chấp với bị đơn, không tranh chấp hay yêu cầu gì đối với Công ty Cổ phần IP I hay ông Lê Anh P nên Tòa án chỉ giải quyết quan hệ tranh chấp lao động giữa nguyên đơn và bị đơn, trường hợp nguyên đơn có tranh chấp với Công ty Cổ phần IP I hay ông P thì dành quyền khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án khác là đúng theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung kháng cáo:

[2. 1]. Theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và sự xác nhận của các đương sự thì thông qua ông Lê Anh P, ngày 01/6/2017 nguyên đơn và Công ty Cổ phần IP I có ký hợp đồng lao động thử việc từ ngày 01/6/2017 đến ngày 31/7/2017, chức danh chuyên môn là Thuyền trưởng, mức lương 15.000.000 đồng/tháng. Hết thời gian thử việc nguyên đơn tiếp tục làm việc tại Công ty Cổ phần IP I nhưng không ký hợp đồng lao động. Theo lời trình bày của nguyên đơn và sự xác nhận của các đương sự còn lại thì thực tế nguyên đơn không làm việc cho Công ty Cổ phần IP I mà làm việc trực tiếp cho ông Lê Anh P là cổ đông của Công ty Cổ phần IP I, công việc là lái tàu cho ông P, làm việc theo sự phân công của ông P. Ông P chỉ nhờ Công ty Cổ phần IP I trả lương thông qua tài khoản của Công ty Cổ phần IP I.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện:

Ngày 01/6/2017, ông Nguyễn Hoàng P có ký hợp đồng thử việc với Công ty IP I thời gian thử việc là 02 tháng. Tiền lương là 15.000.000 đồng/tháng; Chức vụ thuyền trưởng. Hết thời gian thử việc ông P vẫn tiếp tục làm việc cho Công ty Cổ phần IP I đến tháng 11/2018 chuyển sang Công ty Cổ phần VNC F cho đến ngày có quyết định cho thôi việc (ngày 24/02/2020). Qua tài liệu sao kê tài khoản ngân hàng thể hiện hàng tháng Công ty Cổ phần VNC F đã trả tiền lương 25.000.000 đồng cho ông P hàng tháng qua tài khoản Ngân hàng với cùng nội dung “tiền lương tháng…” và các khoản tiền chi phí phát sinh sửa chữa, bảo trì, mua sắm trang thiết bị chăm sóc con tàu là tài sản của Công ty giao cho nguyên đơn quản lý làm việc, đại diện Công ty Cổ phần VNC F cũng thừa nhận có việc chuyển các khoản tiền này để ông P bảo trì tàu định kỳ hoặc khi có sự có phát sinh nhưng chỉ là chuyển theo yêu cầu của ông P.

Theo Công văn số 2064/BHXH ngày 11/9/2020 của Bảo hiểm xã hội Quận 1 xác nhận Công ty Cổ phần VNC F đã thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho ông P từ tháng 12/2018 đến tháng 02/2020 và đã báo giảm nghỉ việc cho ông P từ tháng 3/2020, mức lương đóng bảo hiểm là 5.000.000 đồng/tháng.

Quyết định số 012602/2020/QD-VNCF ngày 20/02/2020 của Công ty Cổ phần VNC F, V/v chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên đã căn cứ Hợp đồng lao động đã ký với ông Nguyễn Hoàng P để quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nguyễn Hoàng P kế từ ngày 25/02/2020, lý do là Công ty giải thể bộ phận.

Công ty Cổ phần VNC F cho rằng Công ty chỉ đứng trên danh nghĩa về hợp đồng lao động với ông P chứ thực tế không thuê mướn ông P làm việc, tiền lương là Công ty Cổ phần VNC F trừ vào tiền lãi của phần hùn góp vốn của ông P nhưng không có chứng cứ chứng minh cho sự việc này.

Như vậy, có đủ cơ sở xác định nguyên đơn thực tế có làm việc liên tục suốt 16 tháng (kể từ tháng 11/2018 đến 20/02/2020) tại một bộ phận du thuyền trực thuộc Công ty Cổ phần VNC F với mức lương hàng tháng là 25.000.000 đồng do Công ty Cổ phần VNC F trả. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động” có cơ sở xác định giữa nguyên đơn và bị đơn có xác lập quan hệ lao động.

Ngày 01/6/2017, ông Nguyễn Hoàng P có ký hợp đồng thử việc với Công ty Cổ phần IP I thời gian thử việc là 02 tháng, việc các bên không ký kết Hợp đồng lao động tuy nhiên sau thời gian thử việc ông P vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty Cổ phần INC và Công ty Cổ phần VNC F, vẫn được trả lương mà không có thỏa thuận nào khác, Căn cứ Điều 22 của Bộ luật Lao động về loại hợp đồng lao động thì quy định: “…Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng…” trong trường hợp này hết thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc nguyên đơn vẫn tiếp tục thời gian làm việc tại Công ty Cổ phần INC và Công ty Cổ phần VNC F theo một công việc nhất định thì đó là hợp đồng xác định thời hạn. Vậy có cơ sở xác định quan hệ lao động xác lập giữa nguyên đơn và bị đơn là loại Hợp đồng lao động xác định thời hạn. Cả nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận nguyên đơn đã làm việc tại Công ty từ tháng 11/2018 cho đến tháng 02/2020 (16 tháng), theo bảng sao kê lương tại Ngân hàng Đông Á của chủ tài khoản – Nguyễn Hoàng P thì ngày 29/11/2018 “Báo có chuyển tiền điện tử - CTY CP VND FARM _HO TRO LUONG THANG 11 NGUYEN HOANG PHUONG”. Do đó, có căn cứ xác định đây là loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng, ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày 02/11/2020.

[2.2] Xét, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn yêu cầu tuyên Quyết định số 012602/2020/QD-VNCF ngày 20/02/2020 của Công ty Cổ phần VNC F V/v chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

Ngày 30/01/2020, Công ty Cổ phần VNC F ban hành Quyết định số 011501/2020/QĐ-VNCF V/v giải thể bộ phận Du thuyền, lý do giải thể: Dịch bệnh Covid 19 làm hoạt động kinh doanh cho thuê du thuyền khó khăn và không hiệu quả, ảnh hưởng đến tình hình tài chính Công ty; Giao cho bộ phận Kinh doanh triển khai việc bán du thuyền để thu hồi vốn trong thời gian sớm nhất; Giao cho các bộ phận liên quan thực hiện thủ tục bàn giao và giải quyết chế độ thôi việc cho người lao động theo đúng quy định của Công ty và pháp luật hiện hành. Trước khi ban hành quyết định nêu trên thì bị đơn đã không trao đổi, phối hợp với Công đoàn cơ sở của Công ty Cổ phần VNC F lập phương án sử dụng lao động trong đó phương án phân bổ lao động sau khi thay đổi cơ cấu số lượng người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động trong đó có nguyên đơn, Công ty Cổ phần VNC F cũng không thông báo trước cho nguyên đơn biết về các lý do và việc giải thể bộ phận Du thuyền.

Ngày 20/02/2020, Công ty Cổ phần VNC F ban hành Quyết định số 012602/2020/QD-VNCF căn cứ pháp luật hiện hành, Hợp đồng lao động đã ký với ông Nguyễn Hoàng P quyết định: “… Nay ông (bà) có tên như sau: Ông (bà) Nguyễn Hoàng P, năm sinh 27/02/1979, Chức vụ: Nhân viên, …. Chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 25/02/2020, lý do: Công ty giải thể bộ phận…”. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận ngày 24/2/2020 thông báo miệng sẽ cho nguyên đơn thôi việc, đến ngày 26/2/2020 giao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động cho nguyên đơn. Trước khi ra quyết định cho nguyên đơn thôi việc Công ty Cổ phần VNC F đã không thông báo cho nguyên đơn biết trước 30 ngày theo quy định Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012. Phía bị đơn cho rằng ngày 20/02/2020 Công ty Cổ phần VNC F đã ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trên đối với nguyên đơn theo đề nghị của ông P vì ông P đã bán tàu nên không còn nhu cầu thuê nhân viên lái tàu cho ông P nữa, tại thời điểm nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và ông P đã nhận khoản tiền Công ty hỗ trợ thêm và không có khiếu nại gì, tuy nhiên Công ty Cổ phần VNC F không đưa ra chứng cứ chứng minh sự việc này.

Từ những phân tích trên, có cơ sở xác định Quyết định số 012602/2020/QD-VNCF ngày 20/02/2020 của Công ty Cổ phần VNC F về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên là ông Nguyễn Hoàng P được ban hành không có căn cứ, trình tự, thủ tục và nội dung không đúng quy định tại các Điều 36, 44 Bộ luật Lao động, khoản 3 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định do nguyên đơn và bị đơn không có quan hệ lao động nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, việc bị đơn ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 12602/2020/QĐ-VNCF ngày 20/02/2020 đối với nguyên đơn không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2012 nên không phải gánh chịu hậu quả về hành vi trái pháp luật theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012 là không đúng, cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đề nghị hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 012602/2020/QĐ-VNCF ngày 20/02/2020.

[2.3] Xét các yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn nhận nguyên đơn trở lại làm việc; Trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày nguyên đơn không được làm việc tính từ ngày 25/02/2020 đến ngày Tòa án giải quyết cộng với 04 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động với số tiền 100.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động; Trường hợp bị đơn không muốn nhận nguyên đơn trở lại làm việc thì yêu cầu bị đơn phải bồi thường thêm cho nguyên đơn 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động với số tiền 50.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động; Bồi thường 37.500.000 đồng tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không được báo trước là 45 ngày do bị đơn vi phạm thời hạn báo trước theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động.

Nguyên đơn yêu cầu Công ty bồi thường 02 tháng tiền lương số tiền 100.000.000 đồng nếu trường hợp Công ty không nhận nguyên đơn trở lại làm việc. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn trình bày do Bộ phận du thuyền đã không còn nên không có công việc để nhận nguyên đơn trở lại làm việc, ngoài ra như đã nhận định đây là hợp đồng lao động có thời hạn là 02 năm vì vậy ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày 02/11/2020 do đó nguyên đơn yêu cầu bồi thường 02 tháng tiền lương nếu không nhận trở lại làm việc là không có cơ sở chấp nhận.

Tại bản tự khai ông P cung cấp cho Tòa án, ông P là người trực tiếp thuê nguyên đơn làm việc nên theo thỏa thuận của hai bên, mức lương cơ bản là 5.000.000 đồng/tháng, đây cũng chính là mức lương Công ty đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn. Ngoài mức lương cơ bản cố định này, mỗi tháng nguyên đơn còn được các khoản tiền hỗ trợ tổng cộng 20.000.000 đồng, cụ thể: Tiền xăng xe: 3.000.000 đồng/ tháng; Tiền phòng những ngày đi công tác (trung bình 14 ngày/ tháng: 800.000 đồng/ ngày); Phí đi lại, tiền điện thoại: 800.000 đồng/ tháng; Tiền ăn riêng: 5.000.000 đồng/ tháng. Tại bút lục số 266 của biên bản phiên tòa sơ thẩm ông P xác định chỉ làm việc cho ông P không làm việc cho Công ty nên nay nguyên đơn khởi kiện Công ty đòi tiền lương và bồi thường dựa trên mức lương thực lãnh là 25.000.000 đồng/tháng là không có cơ sở xem xét, do các bên không ký hợp đồng lao động nên chỉ chấp nhận mức lương để tính tiền lương và các khoản bồi thường là mức lương do Công ty đã đóng các khoản bảo hiểm cho nguyên đơn là mức 5.000.000 đồng/tháng.

Do bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên phải bồi thường cho nguyên đơn các khoản như sau:

- Tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 25/2/2020 đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày 02/11/2020: 08 tháng 8 ngày x 5.000.000 đồng/tháng = 41.540.000 đồng;

- 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: 02 tháng x 5.000.000 đồng = 10.000.000 đồng;

- Do bị đơn vi phạm quy định về thời hạn báo trước nên phải bồi thường cho nguyên đơn một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước số tiền 5.000.000 đồng.

Tổng cộng số tiền bị đơn phải trả cho nguyên đơn là 56.540.000 đồng.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy đề nghị của đại diện Viện viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là có căn cứ, có cơ sở chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn. Do đó, sửa bản án sơ thẩm theo nhận định trên.

[2.4]. Xét nguyên đơn yêu cầu bị đơn sửa lại chức vụ của nguyên đơn là giám đốc điều hành đội tàu trong sổ Bảo hiểm theo sự bổ nhiệm của người sử dụng lao động là ông Lê Anh P, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy hai bên không ký kết hợp đồng lao động, bị đơn cũng không thừa nhận chức vụ của nguyên đơn là Giám đốc điều hành đội tàu, khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội cho ông P thì Công ty Cổ phần VNC F khai chức vụ của ông P là nhân viên. Công văn số 2064/BHXH ngày 11/9/2020 của Bảo hiểm xã hội Quận 1 trả lời cho Tòa án nhân dân Quận 1 cũng ghi rõ ông P tham gia đóng bảo hiểm xã hội với chức danh nhân viên tại Công ty Cổ phần VNC F. Ông P căn cứ vào tin nhắn Zalo mà ông P gửi cho ông để cho rằng chức vụ của ông là giám đốc điều hành đội tàu, ngoài ra không có tài liệu chứng cứ nào khác thể hiện việc ông P có thẩm quyền trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm chức vụ cho ông P nên không có cơ sở để xác định nguyên đơn có chức vụ nêu trên. Do đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu trên của nguyên đơn là phù hợp với quy định pháp luật.

[2.5] Xét, nguyên đơn yêu cầu Công ty Cổ phần VNC F bồi thường bảo hiểm xã hội tạm tính đến tháng 6/2020 là 147.050.000 đồng do Công ty Cổ phần VNC F đóng không đủ thời gian và đóng không đúng mức lương theo giao kết hợp đồng từ khi làm việc tại Công ty Cổ phần IP I, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy: Theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện: Nguyên đơn đã được Công ty Cổ phần VNC F trả lương từ ngày 29/11/2018 đến ngày 20/01/2020, và đóng bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn từ tháng 12/2018 đến tháng 02/2020 với mức lương 5.000.000 đồng, nguyên đơn xác định không yêu cầu khởi kiện đối với Công ty Cổ phần IP I nên việc nguyên đơn yêu cầu Công ty bồi thường bảo hiểm xã hội cả thời gian mà nguyên đơn làm việc tại Công ty Cổ phần IP I là không phù hợp. Theo lời trình bày của Công ty Cổ phần VNC F và ông Lê Anh P thì ngoài mức lương cơ bản cố định 5.000.000 đồng/tháng, mỗi tháng nguyên đơn còn được các khoản tiền hỗ trợ tổng cộng 20.000.000 đồng, gồm: tiền xăng xe: 3.000.000 đồng/ tháng, tiền phòng những ngày đi công tác (trung bình 14 ngày/ tháng: 800.000 đồng/ ngày), phí đi lại, tiền điện thoại: 800.000 đồng/ tháng, tiền ăn riêng: 5.000.000 đồng/ tháng. Theo quy định tại điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì các khoản tiền hỗ trợ như đã nêu trên (20.000.000 đồng) không phải là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên việc Công ty Cổ phần VNC F đóng bảo hiểm xã hội cho nguyên đơn với thời gian và mức lương 5.000.000 đồng là đúng quy định pháp luật. Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn. Hội đông xét xử sơ thẩm nhận định trường hợp nguyên đơn muốn khởi kiện Công ty Cổ phần IP I để yêu cầu bồi thường tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian ông làm việc tại Công ty này, Hội đồng xét xử dành quyền khởi kiện cho nguyên đơn trong vụ án khác là đúng quy định pháp luật.

Do đây là hợp đồng lao động có thời hạn nên cần buộc nguyên đơn và Công ty Cổ phần VNC F phải đóng bảo hiểm từ tháng 3/2020 đến ngày chấm dứt quan hệ lao động (ngày 02/11/2020) cho người lao động theo quy định pháp luật theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xả hội là 5.000.000 đồng.

[2.8] Xét Cổ phần VNC Farm yêu cầu Công ty Cổ phần VNC F xin lỗi bằng văn bản, bồi thường tổn thất tinh thần cho ông theo quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự do Công ty Cổ phần VNC F ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ghi chức vụ là nhân viên và ghi trong sổ bảo hiểm xã hội khiến nguyên đơn không xin việc làm mới theo chức danh với số tiền 100.000.000 đồng tương đương với 04 tháng tiền lương, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy: Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”, vì vậy không có cơ sở để xác định nguyên đơn được tuyển dụng và bổ nhiệm với chức danh giám đốc điều hành đội tàu nên việc Công ty ghi chức danh nhân viên trong quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và khi đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội là không vi phạm quy định pháp luật nên không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, nguyên đơn cung cấp chứng cứ là Bản án ly hôn sơ thẩm và phúc thẩm giữa ông và vợ là bà Huỳnh Thị Mộng Chi để chứng minh việc Công ty Cổ phần VNC F đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đã làm cho ông mất việc nên vợ ông đã nộp đơn ra Tòa án yêu cầu ly hôn và Tòa án xét xử ông P không được nuôi con chung, những tài liệu chứng cứ này không phải là cơ sở để xác định Công ty Cổ phần VNC F có lỗi và gây thiệt hại cho nguyên đơn, nên Hội đồng xét xử sơ thẩm bác yêu cầu này của ông P là đúng.

[3]. Về án phí lao động:

[3.1]. Án phí lao động sơ thẩm:

- Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý, sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, nguyên đơn thuộc trường hợp được miễn án phí lao động sơ thẩm và án phí về dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu về bồi thường thiệt hại không được chấp nhận.

- Căn cứ Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, bị đơn phải chịu án phí lao động sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận số tiền: 56.540.000 đồng x 3% = 1.696.200 đồng.

[3.2]. Án phí lao động phúc thẩm: Các đương sự không phải chịu.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điểm b khoản 1 Điều 22, Điều 38, Điều 41, Điều 42, Điều 90, khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 202 của Bộ luật Lao động năm 2012; Điểm a khoản 1 khoản 3 Điều 2, khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật Thi hành án dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Luật Thi hành án Dân sự;

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P. Sửa một phần bản án sơ thẩm.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P về việc:

2.1. Hủy Quyết định số 012602/2020/QD-VNCF ngày 20/02/2020 của Công ty Cổ phần VNC F về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên - ông Nguyễn Hoàng P. Quan hệ lao động chấm dứt kể từ ngày 02/11/2020.

2.2. Buộc Công ty Cổ phần VNC F phải bồi thường cho ông Nguyễn Hoàng P các khoản: Tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 25/2/2020 đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động (08 tháng 08 ngày); 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Tổng cộng số tiền bị đơn phải trả cho Nguyên đơn là 56.540.000 đồng (Năm mươi sáu triệu năm trăm bốn mươi nghìn) đồng. Thanh toán một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

3. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P về việc:

- Buộc Công ty Cổ phần VNC F bồi thường 02 tháng tiền lương số tiền 100.000.000 (Một trăm triệu) đồng nếu trường hợp Công ty Cổ phần VNC F không nhận nguyên đơn trở lại làm việc;

- Buộc Công ty Cổ phần VNC F sửa lại chức vụ của ông Nguyễn Hoàng P là Giám đốc điều hành đội tàu trong sổ Bảo hiểm theo sự bổ nhiệm của người sử dụng lao động là ông Lê Anh P;

- Buộc Công ty Cổ phần VNC F bồi thường bảo hiểm xã hội tạm tính đến tháng 6/2020 là 147.050.000 (Một trăm bốn mươi bảy triệu không trăm năm mươi nghìn) đồng do Công ty Cổ phần VNC F đóng không đủ thời gian và đóng không đúng mức lương theo giao kết hợp đồng từ khi làm việc tại Công ty Cổ phần IP I;

- Buộc Công ty Cổ phần VNC F xin lỗi bằng văn bản, bồi thường tổn thất tinh thần cho ông Nguyễn Hoàng P theo quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự do Công ty Cổ phần VNC F ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ghi chức vụ nguyên đơn là nhân viên và ghi trong sổ bảo hiểm xã hội khiến ông Nguyễn Hoàng P không xin việc làm mới theo chức danh với số tiền 100.000.000 (Một trăm triệu) đồng tương đương với 04 tháng tiền lương.

4. Buộc Công ty Cổ phần VNC F và ông Nguyễn Hoàng P phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 3/2020 đến ngày chấm dứt quan hệ lao động là ngày 02/11/2020 cho ông Nguyễn Hoàng P theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/ tháng.

Trường hợp Công ty Cổ phần VNC F chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ông Nguyễn Hoàng P thì còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.

5. Về án phí lao động sơ thẩm và phúc thẩm:

5.1. Án phí lao động sơ thẩm:

- Nguyên đơn ông Nguyễn Hoàng P được miễn nộp tiền án phí.

- Bị đơn Công ty Cổ phần VNC F phải chịu án phí lao động sơ thẩm số tiền 1.696.200 (Một triệu sáu trăm chín mươi sáu nghìn hai trăm) đồng.

5.2. Án phí lao động phúc thẩm: Các đương sự không phải chịu.

Trong trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; Thời hiệu yêu cầu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2826
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động số 415/2022/LĐ-PT

Số hiệu:415/2022/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành:26/07/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về
ông Nguyễn Hoàng P được nhận vào làm việc cho Công ty IP I với mức lương 15.000.000 đồng/tháng, chức vụ thuyền trưởng. 02 tháng sau, Công ty nhắn tin Zalo cho ông P và bổ nhiệm ông làm giám đốc điều hành đội tàu, lương 25.000.000 đồng/tháng, đồng thời chuyển ông P qua công ty VNC F và không yêu cầu ký hợp đồng lao động mới. Đến ngày 24/02/2020, lãnh đạo Công ty Cổ phần VNC F thông báo miệng chấm dứt HĐLĐ với ông P và 2 người khác trong đội tàu với lý do giải thể bộ phận. Tại quyết định nghỉ việc và sổ BHXH, Công ty đã không ghi đúng chức vụ công việc của ông P là Giám đốc điều hành đội tàu mà ghi là nhân viên.
Nhận thấy Công ty đã chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, ông P nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét quyết định chấm dứt HĐLĐ của Công ty và yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất tinh thần.

Tòa án sơ thẩm quyết định: Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông P.

Không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, ông P có đơn kháng cáo.

Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về việc: Hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông P. Quan hệ lao động chấm dứt kể từ ngày 02/11/2020. Buộc Công ty bồi thường cho ông P các khoản: Tiền lương trong những ngày không được làm việc đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động (08 tháng 08 ngày); 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Tổng cộng là 56.540.000 đồng. Buộc Công ty và ông P phải đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 3/2020 đến ngày chấm dứt quan hệ lao động.