Bản án về tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất số 136/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

BẢN ÁN 136/2022/DS-PT NGÀY 20/07/2022 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Ngày 20 tháng 7 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 100/2022/TLPT-DS ngày 04 tháng 5 năm 2022 về tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 47/2021/DS-ST ngày 04 tháng 3 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện H, tỉnh B bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 132/2022/QĐXXPT-DS ngày 08 tháng 6 năm 2022, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Th; cư trú tại: 128 H, khu phố Gò C, thị trấn T, huyện H, tỉnh B; có mặt.

- Bị đơn: Ông Nguyễn Văn S; cư trú tại: 97 Q, khu phố G, thị trấn T, huyện H, tỉnh B; có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ủy ban nhân dân huyện H, tỉnh B; địa chỉ trụ sở: 106 P, thị trấn T, huyện H, tỉnh B.

Đại diện hợp pháp của Ủy ban nhân dân huyện H: Ông Nguyễn Văn T - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện H, tỉnh B là người đại diện theo ủy quyền (Theo Giấy ủy quyền số 548/GUQ-UBND ngày 07/7/2021) (có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

2. Ông Hồ Kim K (tên gọi khác: T, L); cư trú tại: Thôn T, xã A, huyện H, tỉnh B; có mặt.

3. Bà Đồng Thị T; cư trú tại: Thôn T, xã Ân T, huyện H, tỉnh B (có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

4. Anh Nguyễn Minh H; cư trú tại: 54 L, khu phố G, thị trấn T, huyện H, tỉnh B; có mặt.

5. Anh Nguyễn Minh C; cư trú tại: 128 H, khu phố G, thị trấn T, huyện H, tỉnh B; có mặt.

- Người kháng cáo: Ông Nguyễn Văn S là bị đơn trong vụ án.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Th trình bày:

Chồng bà là ông Nguyễn Văn T được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện H giao quyền sử dụng đất rừng sản xuất lâm nghiệp, theo Quyết định số: 537/QĐ-UB ngày 08/11/1999, tại tiểu khu 130, diện tích 25.314m2, tục danh là Hố Phi. Năm 2000, ông Nguyễn Văn T đau bệnh chết, các con của ông T và bà là Nguyễn Minh H, Nguyễn Minh C còn đi học. Thời gian này ông Nguyễn Văn S có hỏi bà mượn vùng đất này để canh tác trồng cây keo nguyên liệu giấy, hai bên thỏa thuận miệng là khi nào các con của bà lớn thì ông Sâm sẽ trả lại đất, nhưng từ đó đến nay ông S vẫn chiếm giữ, canh tác không trả lại đất rẫy cho gia đình bà. Hiện nay, trên vùng đất lâm nghiệp nói trên còn có ông Hồ Kim K và bà Đồng Thị T cùng chiếm đất và trồng cây keo lai. Nay bà yêu cầu Tòa án buộc ông Hồ Kim K, ông Nguyễn Văn S và bà Đồng Thị T phải thu dọn cây keo lai trồng trên đất cấp cho ông Nguyễn Văn T tại tiểu khu 130, tục danh là Hố Phi trả để lại đất cho gia đình bà theo quy định của pháp luật.

Bị đơn ông Nguyễn Văn S trình bày:

Ông khẳng định giữa bà Th và ông không có sự thỏa thuận nào, ông không mượn đất như bà Th đã trình bày. Ông tình cờ gặp ông Hồ Kim K, ông K cũng biết ông làm ở huyện. Ông K có kể việc phát rẫy trồng cây keo tại vùng đất Hố Phi, thuộc xã A T (nay là A) nhưng không có vốn đầu tư. Sau khi trao đổi và thỏa thuận, ông đồng ý hùn vốn đầu tư tiền cho ông Khanh thuê công phát dọn đất rẫy, mua cây giống, phân bón, thuê công trồng đến lúc khai thác thì ăn chia. Ông thừa nhận đã hùn vốn và ăn chia với ông K đã 02 lần với số tiền mỗi lần khai thác chia khoảng 50.000.000 đồng. Ông xác định chưa hề đến đất rẫy nên không biết rẫy, ông K ghi tên ông và nói ông làm ở huyện để lấy uy tín ký hộ liền kề với những người xung quanh, ông cũng không ký liền kề với các hộ xung quanh. Lúc đầu hùn tiền thì ông không biết, ông cứ nghĩ là đất của ông K làm, đến lúc bà Th kiện đến Tòa án thì ông mới biết, ông có xem quyết định giao đất cho ông Nguyễn Văn T. Lâu nay bà Th không gặp ông, không đòi trả đất, hiện nay ông K trồng đợt thứ 03 chưa khai thác. Nay bà Th khởi kiện thì ông không đồng ý vì ông không có làm trên đất của bà Th, nếu bà Th đòi trả đất rẫy trồng keo lai thì đòi ông Hồ Kim K, vì thực tế ông không lấy đất rẫy của bà Th để canh tác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Hồ Kim K trình bày:

Ông không biết vùng đất rẫy đang tranh chấp là của ai, ông chỉ là người đến phát rẫy trồng cây keo lai, trước đó người dân làm mì sau đó bỏ hoang. Ông có ruộng gần đó nên phát rẫy làm, nhưng không có vốn đầu tư và tình cờ gặp ông Nguyễn Văn S tại nhà ông Trần Văn B là cán bộ lâm nghiệp xã A, ông S thỏa thuận với ông là ông S đầu tư vốn mua cây giống, phân bón, thuê công trồng vào đầu tháng 8/2003, số tiền cụ thể thì ông không nhớ. Khi khai thác bán trừ các khoản chi phí, còn lại chia đôi, tính đến nay đã khai thác bán được 02 đợt, đang trồng đợt thứ 03 năm 2014. Trong thời gian ông trồng cây keo lai bà Th không hề nói là đất rẫy của bà Th, cũng không yêu cầu ông dừng lại hay trả đất nên ông vẫn làm cho đến năm 2013, khi bà Th kiện ông Sâm ra tòa thì ông mới biết. Ông dự kiến đợt tới sẽ làm đơn xin khai thác số keo lai này. Ông xác định ông không có giấy tờ gì về đất trồng rừng sản xuất ở vùng đất Hố Phi. Nay bà Th khởi kiện yêu cầu ông S và ông trả đất rẫy tại Hố Phi thì ông không đồng ý, vì ông đã canh tác trồng cây keo lai từ năm 2003 đến nay.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đồng Thị T trình bày:

Về nguồn gốc đất rẫy tại khu vực Hố Phi, trước đây là đất cũ của bà, bà là người phát rẫy trồng cây mì cải thiện đời sống. Việc ông Nguyễn Văn T được Nhà nước giao cấp đất trồng cây lâm nghiệp tại khu vực này thì bà không biết. Do trồng cây mì không hiệu quả, nên bà đã đổi qua trồng cây keo lai, ông Hồ Kim K đến giành đất rẫy với bà, ông trồng chung quanh, bà trồng ở giữa. Ông K trồng và đã khai thác được 02 đợt, đang trồng cây keo lại đợt 03 vào tháng 10/2014, bà trồng tháng 5/2014 đến nay chưa khai thác. Khi Tòa án triệu tập bà thì mới biết bà Nguyễn Thị Th khởi kiện ông Nguyễn Văn S đòi trả lại đất trồng rừng tại Hố Phi. Bà thừa nhận lâu nay có biết ông Hồ Kim Khanh là người trực tiếp trồng cây keo lai tại vùng đất Hố Phi. Nay bà Nguyễn Thị Th khởi kiện yêu cầu ông Sâm, ông K và bà trả đất rẫy tại vùng Hố Phi, thì bà xin khai thác cây keo lai trên đất, khi khai thác xong bà sẽ trả lại đất cho bà Th.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan các anh Nguyễn Minh H và anh Nguyễn Minh C thống nhất trình bày:

Các anh là con của bà Nguyễn Thị Th và ông Nguyễn Văn T. Các anh thống nhất với lời trình bày của bà Th, yêu cầu ông Nguyễn Văn S, ông Hồ Kim K và bà Đồng Thị T phải khai thác toàn bộ cây keo lai trồng trên đất cấp cho ông T, trả lại vùng đất Hố Phi cho ba mẹ con các anh cùng sử dụng.

Đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ủy ban nhân dân huyện Hoài Ân, ông Nguyễn Văn T trình bày:

UBND huyện H xét thấy ông Nguyễn Văn T có nhu cầu canh tác đất rừng sản xuất nên đã giao cho ông Thanh quyền sử dụng đất, theo quyết định số: 537/QĐ-UB ngày 08/11/1999, tiểu khu 130, diện tích 25.314m2, tục danh là Hố Phi cho ông T. Việc giao đất cho ông T là đúng về trình tự, thủ tục theo quy định. Về sơ đồ khu đất do Hạt kiểm lâm huyện H đo vẽ ngày 15/11/2000 là bằng thủ công nên độ chuẩn xác không đảm bảo. Sơ đồ do cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện H đo đạc, trích vẽ ngày 28/4/2016 là đo vẽ theo hiện trạng thực tế thửa đất do đại diện bên nguyên đơn dẫn đo đạc, đảm bảo đúng k thuật và đúng quy định của pháp luật. Hiện tại 02 sơ đồ đều thể hiện các giới cận là đúng thực tế, đúng tục danh vùng đất các bên canh tác trồng cây keo. Do vậy, sơ đồ ngày 15/11/2000 thể hiện tiểu khu 130 (Hố Phi) và sơ đồ ngày 28/4/2016 thể hiện khoảnh 1 tiểu khu 139A (Hố Phi) là cùng một vùng đất. Ông Nguyễn Văn T đã được giao cấp đất rừng sản xuất đúng pháp luật nên đề nghị Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ canh tác không có căn cứ phải trả vùng đất Hố Phi cho người thừa kế của ông T theo quy định của pháp luật.

Bản án dân sự sơ thẩm số: 47/2021/DS-ST ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện H, tỉnh B đã quyết định:

Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Th.

Buộc ông Nguyễn Văn S, ông Hồ Kim K, bà Đồng Thị T phải trả lại khu đất rừng sản xuất theo Quyết định số: 537/QĐ-UB ngày 08/11/1999, tiểu khu 130, diện tích 25.314m2 (nay là khoảnh 1, tiểu khu 139A, diện tích 18.389m2), tục danh Hố Phi thuộc xã A, huyện H, tỉnh B mang tên Nguyễn Văn T, trả cho bà Nguyễn Thị Th (k m theo sơ đồ khu đất).

Buộc ông Hồ Kim K, ông Nguyễn Văn S phải khai thác cây keo lai trên diện tích đã trồng (10.110m2). Buộc bà Đồng Thị T phải khai thác cây keo lai trên diện tích đã trồng (8.279m2); vị trí: khoảnh 1, tiểu khu 139A, tục danh Hố Phi thuộc xã A, huyện H, tỉnh B (khi bản án có hiệu lực pháp luật).

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết địnhvề án phí dân sự sơ thẩm, chi phí tố tụng khác, quyền với nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các bên đương sự.

Ngày15/3/2022, ông Nguyễn Văn S kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông S yêu cầu hủy bản án sơ thẩm.

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến:

- Về Tố tụng: Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

- Về việc giải quyết vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn S. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Xét kháng cáo của ông Nguyễn Văn S, HĐXX thấy rằng: Ông Nguyễn Văn T đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất, theo Quyết định số: 537/QĐ-UB ngày 08/11/1999, tiểu khu 130, diện tích 25.314m2 (nay là khoảnh 1, tiểu khu 139A, diện tích 18.389m2), năm 200 ông T đau bệnh chết, các con ông T còn đang đi học nên gia đình ông T chưa có điều kiện để canh tác, sản xuất trên diện tích đất được giao. Năm 2003, ông Nguyễn Văn S và ông Hồ Kim K hợp tác làm ăn, theo đó thì ông S đầu tư vốn mua cây giống, phân bón, thuê công trồng, còn ông K thì cũng là người trực tiếp phát rẫy trồng cây keo lai trên diện tích đất đã được cấp cho ông T. Ngoài ông S, ông K thì còn có bà Đồng Thị T cũng phát rẫy trồng cây keo lai trên đất này. Việc trồng cây keo lai của ông S, ông K, bà T trên đất đã được Nhà nước giao cho ông T đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của ông T là bà Th và anh H, anh C. Do đó, cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T là có căn cứ. Ông S cho rằng Bản án dân sự sơ thẩm số:

47/2021/DS-ST ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện H tuyên không khách quan, không đúng với thực tế là không có cơ sở nên kháng cáo của ông S không được HĐXX chấp nhận. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm tuyên buộc ông S, ông khanh, bà T phải khai thác keo lai đã trồng nhưng không tuyên phải khai thác cụ thể là bao nhiêu cây, dẫn đến có khó khăn trong việc thi hành án và cấp sơ chỉ tuyên trả lại đất cho một mình bà Th là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các anh Nguyễn Minh H, Nguyễn Minh C. Vì vậy, HĐXX sửa bản án sơ thẩm về phần này, tuyên buộc ông S, ông K, bà T phải khai thác keo lai đã trồng theo số lượng được xác định rõ trong Biên bản định giá ngày 22/12/2021, theo đó thì ông S và ông K phải khai thác 2.022 cây và bà T phải khai thác 1.656 cây và những người này phải trả lại đất cho bà Th, anh H và anh C cùng sử dụng.

[2] Về án phí, chi phí tố tụng khác:

[2.1] Về án phí: Hiện nay ông S, ông K đã là người cao tuổi nên được miễn toàn bộ án phí, nhưng cấp sơ thẩm vẫn buộc họ phải chịu án phí và cho ông Sâm nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là không đúng theo định tại Điều 2 Luật người cao tuổi; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 48 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Do đó, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của ông S, sửa án sơ thẩm về phần này.

[2.2] Chi phí tố tụng khác: Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tổng cộng là: 4.000.000 đồng. Ông S, ông K và bà T phải cùng chịu số tiền này. Bà Th đã ứng chi xong 2.500.000 đồng, bà T ứng chi xong 1.500.000 đồng nên ông Sâm và ông K phải hoàn trả lại cho bà Th mỗi người 1.250.000 đồng và mỗi người phải hoàn trả cho bà T 83.000 đồng. Cấp sơ thẩm buộc ông S, ông K, bà Đồng Thị T mỗi người phải trả cho bà Nguyễn Thị Th 500.000 đồng. Ông S, ông K mỗi người phải trả cho bà T 500.000 đồng là không đúng quy định tại các Điều 157, 165. Do đó HĐXX sửa án sơ thẩm về phần này.

[3] Ý kiến của Kiểm sát viên về việc tuân thủ pháp luật của những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm là phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử. Về việc giải quyết vụ án, có một phần là chưa phù hợp với nhận định của HĐXX.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ các Điều 147, 148, 157, 165 khoản, 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng Dân sự;

Căn cứ Điều 256, khoản 2 Điều 305 của Bộ luật dân sự 2005;

Căn cứ Điều 2 Luật người cao tuổi;

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Văn S. Giữ nguyên phần nội dung, sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số: 47/2021/DS-ST ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện H về phần án phí, chi phí tố tụng khác.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Th.

1.1 Buộc ông Hồ Kim K và ông Nguyễn Văn S phải cùng có nghĩa vụ khai thác 2.022 cây keo lai đã trồng trên diện tích 10.110m2. Buộc bà Đồng Thị T phải khai thác 1.656 cây keo lai đã trồng trên diện tích đã trồng 8.279m2 tại khoảnh 1, tiểu khu 139A, tục danh Hố Phi thuộc xã A, huyện H, tỉnh B.

1.2 Buộc ông Nguyễn Văn S, ông Hồ Kim K, bà Đồng Thị T phải trả lại khu đất rừng sản xuất, theo Quyết định số: 537/QĐ-UB ngày 08/11/1999, tại tiểu khu 130, diện tích 25.314m2 (nay là khoảnh 1, tiểu khu 139A, diện tích 18.389m2), tục danh Hố Phi, thuộc xã A, huyện H, tỉnh B đứng tên ông Nguyễn Văn T cho bà Nguyễn Thị Th, anh Nguyễn Minh H và anh Nguyễn Minh T trọn quyền sử dụng.

(có sơ đồ khu đất k m theo Bản án sơ thẩm).

2. Về án phí, chi phí tố tụng khác:

2.1 Về án phí: Ông Nguyễn Văn S, ông Hồ Kim K, bà Đồng Thị T được miễn toàn bộ án phí. Hoàn trả cho bà Nguyễn Thị Th 200.000 đồng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp, theo biên lai thu số: 01818 ngày 06 tháng 5 năm 2013 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện H. Hoàn trả cho ông Nguyễn Văn S 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp, theo biên lai thu số: 0010542 ngày 18 tháng 3 năm 2022 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện H.

2.2 Chi phí tố tụng khác: Ông Nguyễn Văn S và ông Hồ Kim K mỗi người phải hoàn trả lại cho bà Nguyễn Thị Th 1.250.000 đồng và mỗi người phải hoàn trả cho bà Đồng Thị T 83.000 đồng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.

3. Về quyền, nghĩa vụ thi hành án:

3.1 Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

3.2 Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

138
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất số 136/2022/DS-PT

Số hiệu:136/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Định
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 20/07/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về