Bản án về tranh chấp chia thừa kế tài sản số 02/2022/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 02/2022/DS-ST NGÀY 24/06/2022 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ TÀI SẢN

Trong Các ngày từ 20 đến ngày 24 tháng 6 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Bình Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 06/2021/TLST-DS ngày 01 tháng 4 năm 2021 về Tranh chấp chia thừa kế tài sản, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 10/2021/QĐXXST-DS ngày 30 tháng 8 năm 2021, Các Quyết định hoãn phiên tòa, thông báo mở lại phiên tòa, giữa Các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Phạm Thị B, sinh năm 1962. Địa chỉ: Thôn C, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương. Có mặt.

2. Bị đơn có yêu cầu phản tố: Anh Vũ Đình Q, sinh năm 1982.

Địa chỉ: Số nhà 336/9 đường P, phường 12, quận G, thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của anh Vũ Đình Q: Chị Hồ Ngọc Hiền Th, sinh năm 1982.

Địa chỉ: Số 211 phố N, phường 13, Quận B, TP Hồ Chí Minh. Là đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 05/6/2020). Có mặt tại phiên tòa, vắng mặt khi tuyên án.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập:

Minh.

- Anh Vũ Đình T, sinh năm 1978.

Địa chỉ: Số nhà 336/9 đường P, phường 12, quận G, thành phố Hồ Chí Người đại diện hợp pháp của anh Vũ Đình T: Chị Hồ Ngọc Hiền Th, sinh năm 1982.

Địa chỉ: Số 211 Phố N, phường 13, Quận B, TP Hồ Chí Minh. Là đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 05/6/2020). Có mặt tại phiên tòa, vắng mặt khi tuyên án.

- Bà Vũ Thị H1, sinh năm 1949.

Địa chỉ: Số nhà 44A, Ngõ 46, phố Đ, phường B, TP H, tỉnh Hải Dương.

Vắng mặt.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Anh Vũ Đình H, sinh năm 1995.

Địa chỉ: Số nhà 336/9 đường Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

- Chị Vũ Thị Ng, sinh năm 1993.

Địa chỉ: Thôn Trâm Giữa, xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện hợp pháp của anh H và chị Ng: Bà Phạm Thị B (Theo văn bản ủy quyền ngày 29/7/2021 của anh H và văn bản ngày 30/7/2021 của chị Ng).

Có mặt.

- Ông Vũ Đức C, sinh năm 1957.

Địa chỉ: Số nhà 13 B7, tổ 38, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Vắng mặt.

- Bà Vũ Thị Nh, sinh năm 1950.

Địa chỉ: Số nhà 44B, Ngõ 46, phố Đ, phường B, TP H, tỉnh Hải Dương.

Vắng mặt.

- Anh Vũ Đăng Tr, sinh năm 1975.

Địa chỉ: Số nhà 44A, Ngõ 46, phố Đ, phường B, TP H, tỉnh Hải Dương.

Vắng mặt.

- Chị Vũ Thị Thái H2, sinh năm 1978.

Địa chỉ: Số nhà 28 phố H, phường Q, TP H, tỉnh Hải Dương.

Vắng mặt.

- Anh Vũ Dũng M, sinh năm 1983 HKTT: Số nhà 44A, Ngõ 46, phố Đ, phường B, TP H, tỉnh Hải Dương. Nơi ở hiện tại: Số nhà 12, phố V, phường Q, TP H, tỉnh Hải Dương. Vắng mặt.

- Ủy ban nhân dân xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện hợp pháp: ông Nguyễn Văn H3 – Chức vụ: Chủ tịch UBND xã Thái Hòa. Là đại diện theo pháp luật.

Vắng mặt.

5. Người làm chứng:

- Ông Vũ Thạc Kh, sinh năm 1953.

Địa chỉ: Thôn C xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

- Ông Phạm Văn Ch và bà Vũ Thị Ng1.

Địa chỉ: Thôn C xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

Đều vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện, bản tự khai và tại phiên tòa, nguyên đơn là bà Phạm Thị B trình bày:

Bà Phạm Thị B và ông Vũ Đình T1 kết hôn vào tháng 9 năm 1992 và có đăng ký kết hôn tại UBND xã Thái Hòa. Bà B và ông T1 có 2 người con chung là Vũ Đình H và Vũ Thị Ng. Trước khi kết hôn với bà B, ông T1 đã kết hôn với bà H2 Thị V. Ông T1 và bà V có 2 người con là anh Vũ Đình T và anh Vũ Đình Q. Năm 1992, bà V chết thì ông T1 kết hôn với bà B. Sau khi kết hôn, bà B và ông T1 sống cùng mẹ đẻ của ông T1 là cụ Nguyễn Thị L trên một mảnh đất (bố đẻ ông T1 đã chết từ lâu). Đến năm 1993, thì cụ L đã tách đất thành 2 thửa, cụ L sử dụng một thửa và cho vợ cHỒNG bà B sử dụng một thửa có diện tích là 285 m2, là đất ở (thửa đất số 380, tờ bản đồ số 04, thuộc thôn Cao Xá, xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương- sau đây gọi tắt là thửa đất số 380). Năm 1997, cụ L chết. Năm 1998, vợ cHỒNG bà B được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất số 380. Do quy định của pháp luật lúc đó cho phép đứng tên một người, nên chỉ ông T1 có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi khởi kiện bà B cho rằng đất đó là đất của bà và ông T1, tuy nhiên sau đó bà thay đổi quan điểm và tại phiên tòa bà cho rằng thửa đất số 380 là tài sản chung của 3 người là bà V, ông T1 và bà B (trong đó phần quyền mỗi người là 1/3 giá trị).

Năm 2015, ông T1 chết và không để lại di chúc. Giữa bà B và anh Q, anh T đã nảy sinh những bất đồng về việc sử dụng tài sản do ông T1 để lại. Do vậy, bà B khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế tài sản của ông Vũ Đình T1 để lại là quyền sử dụng đất của ông T1 trong thửa đất số 380. Trên thửa đất có 01 ngôi nhà 03 gian của vợ cHỒNG ông T1 và bà V xây dựng, hiện đã xuống cấp; giáp đầu hồi ngôi nhà có công trình phụ do anh T, anh Q mới xây dựng; tường gạch cắt ngang thửa đất, cũng do anh Q và anh T xây dựng để tự phân chia tài sản; 01 bể nước, sân trạt đều đã cũ và một số cây cối.

Bà B để nghị được sử dụng một phần thửa đất số 380, tương ứng với phần quyền lợi bà được hưởng theo quy định của pháp luật vì hiện tại bà chỉ có chỗ ở tạm thời là nhà cấp 4 xây trên khu đất đấu thầu sắp hết thời hạn. Phần đất còn lại của thửa số 380 thì bà nhất trí để anh T, anh Q hưởng. Khi chia đất như vậy, người được chia đất cũng sẽ được sở hữu Các tài sản là sân trạt, bể nước cũ, cây cối có trên phần đất được chia, mà không phải Thanh toán chênh lệch về tài sản trên đất (vì giá trị đều không đáng kể).

Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, anh Vũ Đình Q là bị đơn có yêu cầu phản tố với nội dung:

Xác định quyền sử dụng thửa đất số 380, ngôi nhà xây trên thửa đất này là của ông T1 và bà V, còn bà B không có công lao, công sức/hay đồng sử dụng đối với tài sản này. Bà V và ông T1 có phần quyền sử dụng mỗi người bằng ½ giá trị khối tài sản chung. Tuy nhiên, đến năm 1998 thì thửa đất lại được cấp giấy chứng nhận đứng tên một mình ông T1 là không phù hợp nhưng anh Q, đã thống nhất với anh T, không yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó, chỉ đề nghị Tòa án xác định di sản quyền sử dụng đất, ngôi nhà trên đất là của ông T1, bà V để chia thừa kế.

Ngoài ra năm 1997, hộ gia đình ông T1 được Ủy ban nhân dân xã Thái Hòa cho thuê đất để canh tác theo hình thức làm vườn, ao, chuồng (gọi là đất VAC) với thời hạn 30 năm, gồm 1623 m2 đất thùng, ao và 1997 m2 đất ruộng (Tổng cộng 3620 m2) để trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Do đó, anh Q yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của ông T1, bà V là quyền sử dụng thửa đất số 380; ngôi nhà 3 gian trên đất. Khi bà V chết, phần của bà V (1/2 khối tài sản chung) chia đều cho người thừa kế là anh T, anh Q, ông T1. Sau khi ông T1 chết thì phần ông T1 hưởng từ bà V và phần của ông T1 trong khối tài sản chung với bà V trở thành di sản, được chia đều cho 5 người thừa kế là bà B, anh Q, anh T, anh H, chị Ng.

Về chia thừa kế bằng hiện vật: anh Q yêu cầu được chia một phần thửa đất số 380 và sở hữu ngôi nhà để làm nơi thờ cúng bố mẹ (anh Q và anh T đều đã có nhà, đất ở riêng ở nơi khác). Trước phiên tòa, anh Q yêu cầu hưởng phần đất tính từ bờ tường hiện tại (tường do anh và anh T xây cắt ngang thửa đất số 380) đến hết thửa đất về phía tây, phần còn lại kể từ bức tường đến hết phần phía Đông của thửa thì để bà B hưởng. Tuy nhiên, tại phiên tòa anh Q thay đổi quan điểm theo hướng, vẫn xin hưởng phần đất phía tây của thửa đất số 380, nhưng ranh giới phân chia không tính từ bức tường, mà là đường thẳng đi qua mép phía tây của bể nước cũ và song song với bức tường hiện tại. Phần đất còn lại từ ranh giới (nêu trên) về phía đông của thửa đất thì chia cho bà B được hưởng làm nơi ở. Nếu theo phương án phân chia này, sẽ có một phần bức tường do Các anh xây dựng nằm trong phần đất giao cho bà B. Anh và anh T đã cùng thống nhất sẽ để bà B được sở hữu phần tường đó và không yêu cầu bà B phải Thanh toán chi phí xây dựng tường. Bà B có quyền phá dỡ phần tường đó nếu thấy cần thiết.

Đối với công trình phụ đầu hồi ngôi nhà, là do anh và anh T cùng xây dựng, nên anh yêu cầu được tiếp tục sử dụng.

Khi đề nghị được chia bằng hiện vật như vậy, anh Q cũng nhất trí với quan điểm của bà B là người được chia đất cũng sẽ được sở hữu Các tài sản là sân trạt, bể nước cũ, cây cối có trên phần đất được chia, mà không phải Thanh toán chênh lệch về tài sản trên đất (vì giá trị đều không đáng kể).

Ngoài ra, anh Q yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông T1 trong khối tài sản chung của gia đình ở khu đất VAC và xin hưởng bằng tiền, khi chia di sản của ông T1 thì phải tính công sức của anh trong việc tạo lập tài sản là khu VAC vì anh cũng đóng góp tiền, công sức vào đó. Tuy nhiên, tại phiên tòa anh Q tự nguyện không yêu cầu xác định công sức của anh trong khu VAC khi chia thừa kế.

Vì quyền lợi của anh và anh T là thống nhất, anh Q đề nghị Tòa án khi chia thừa kế thì chia chung kỷ phần của anh và của anh T mà không phân định phần của riêng mỗi người. Đối tài sản ở khu VAC, anh đề nghị mức hưởng chung của anh và anh T là 20% giá trị di sản ông T1 để lại.

Anh Vũ Đình T có yêu cầu độc lập: Nội dung yêu cầu thống nhất với nội dung anh Q trình bày, anh T cũng tự nguyện không yêu cầu xác định công sức của anh T trong khu VAC mà chỉ yêu cầu chia thừa kế từ phần di sản của ông T1 trong khu VAC và cũng đề nghị được chia chung tài sản thừa kế với anh Q vì quyền lợi 2 anh thống nhất.

Đối với yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của anh Q, anh T: Bà B không nhất trí với quan điểm của anh Q và anh T về xác định thửa đất số 380 chỉ là của ông T1, bà V mà xác định đó là tài sản của 3 người như nêu trên. Đối với ngôi nhà cũ của ông T1, bà V, ban đầu bà B yêu cầu tính công sức tôn tạo, bảo quản di sản nhưng tại phiên tòa bà B (đồng thời đại diện cho anh H, chị Ng) không đòi hỏi quyền lợi liên quan đến ngôi nhà này nữa, vì giá trị không đáng kể. Bà B cũng xác định phần công trình phụ đầu hồi ngôi nhà 3 gian là do anh T, anh Q mới xây, bà không tranh chấp gì về quyền sở hữu.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Vũ Đình H, chị Vũ Thị Ng (do bà B đại diện theo ủy quyền) có quan điểm: anh H, chị Ng nhường toàn bộ kỷ phần thừa kế của mình trong vụ án cho bà B hưởng.

Tòa án tiến nh xem xét thẩm định tại chỗ, xác minh tại xã Thái Hòa, tại n bộ địa chính xã Thái Hòa qua Các thời kỳ và trưởng thôn Cao Xá, đã xác định:

Thửa đất số 380: về phía tây, giáp thửa đất của vợ cHỒNG anh Vũ Đình T - chị Phạm Thị Hiên; về phía bắc, giáp với thửa đất gia đình ông Ch – bà Ng1; về phía nam, giáp thửa đất ao do UBND xã Thái Hòa quản lý (là thửa số 457, tờ bản đồ số 04 – bản đồ địa chính năm 1993) và Các đương sự đã tự san lấp đất ao đó để sử dụng; về phía đông, giáp khu đất VAC của gia đình bà B; trên đất có 01 ngôi nhà cấp 4, công trình phụ đầu hồi ngôi nhà; 01 bể nước cũ, sân trạt, cây cối là nhãn, mít. Ngoài ra, anh T, anh Q đã xây dựng một bức tường bao, nhưng không theo cạnh thửa đất mà cắt ngang thửa đất và xây cả nên phần thửa đất ao do UBND xã Thái Hòa quản lý.

Về nguồn gốc thửa đất số 380: Theo quan điểm của thôn Cao Xá, ban đầu gia đình cụ Vũ Văn C2 (là bố đẻ ông T1) ở khu đất khác trong cùng thôn Cao Xá, do gia đình đông con nên chuyển ra khu đất hiện tại đang có tranh chấp về chia thừa kế. Tuy nhiên, Tòa án không thu thập được tài liệu, chứng cứ nào thể hiện cụ C2 được nhà nước giao đất, hoặc công nhận quyền sử dụng đất khi cụ còn sống. Năm 1957 cụ C2 chết. Tài liệu địa chính chỉ thể hiện đến thời điểm kê khai đất đai theo chỉ thị 299 của Thủ tướng chính phủ, thì gia đình ông T1 kê khai và ông T1 đứng tên trên sổ mục kê diện tích đất 642 m2, thửa số 501 bản đồ 299; khi lập bản đồ địa chính năm 1993 thay cho bản đồ 299 thì từ thửa số 501 đã tách ra thành 2 thửa, gồm: thửa số 381, diện tích 404 m2 đứng tên cụ Vũ Thị C2 trong sổ mục kê (là tên gọi theo tên chồng của cụ Nguyễn Thị L) và thửa số 380, diện tích 285 m2 đứng tên ông T1 trong sổ mục kê.

Về phần đất VAC: Năm 1997, UBND xã Thái Hòa giao cho gia đình ông T1 đất thùng đào, sông ao, ruộng cấy bấp bênh hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản, có thời hạn 30 năm (từ 1997 đến năm 2027). Diện tích đất giao tổng cộng là 3620 m2. Tuy nhiên trong 3620 m2 đất Các loại này, có 233 m2 đất thuộc diện đất giao theo quyết định 721 của UBND tỉnh Hải Hưng (còn được gọi là đất ruộng tiêu chuẩn theo nghị quyết số 03 của tỉnh ủy Hải Hưng, gọi tắt là ruộng 03). Do vậy, hộ gia đình ông T1 đã bị trừ đất ruộng 03 ngoài Các khu C2nh đồng với diện tích tương ứng. Trong quá trình sử dụng sau này, gia đình ông T1 còn bị lấy 1,2 m2 đất ruộng 03 ngoài C2nh đồng khác, làm chỗ xây dựng cột điện, nên được tính bổ sung thêm 1,2 m2 đất ruộng tiêu chuẩn 03 vào khu đất VAC đã giao trước kia. Tổng cộng, gia đình ông T1 có 234.2 m2 đất ruộng tiêu chuẩn 03 nằm lẫn trong khu đất VAC và không xác định được vị trí cụ thể. Phần ruộng 03 này, chính là tiêu chuẩn ruộng 03 của 05 nhân khẩu, gồm: Cụ L, ông T1, bà B, anh T, anh Q là những người được chia ruộng vào năm 1993.

Kết quả đo đạc, thẩm định tại chỗ của Tòa án thể hiện phần đất VAC này bao gồm 2 khu đất, Cách nhau bởi đường đi trải bê tông của thôn xóm. Khu đất VAC thứ nhất có diện tích là 2540.8 m2, đã được đào ao, trồng cây và xây nhà cấp 4 tạm để bà B ở đó. Khu đất VAC thứ 2 nằm giáp với thửa đất ở số 380. Do anh Q, anh T xây tường cắt ngang thửa đất ở 380, nên một phần đất ở của thửa đất 380 (82.2 m2), nằm lẫn vào hiện trạng khu đất VAC thứ 2, có diện tích hiện trạng là 1302.2 m2 (kể từ ranh giới đo đạc là bức tường anh T, anh Q xây dựng).

Như vậy, trừ phần đất ở, thì khu đất VAC thứ 2 có diện tích thực tế đo đạc là 1220 m2 (hình B5-B4-M-A6-A5-A4-B5 trên sơ đồ minh họa kèm bản án). Tổng cộng đất 2 khu VAC có diện tích là 3760.8 m2.

Sau khi có kết quả xác minh của Tòa án về sự tồn tại của diện tích đất 234.2 m2 đất ruộng 03 trong khu đất VAC, bà B đã bổ sung yêu cầu khởi kiện đề nghị chia di sản là quyền sử dụng đất ruộng 03 của ông Vũ Đình T1 (bao gồm phần ruộng 03 tiêu chuẩn của ông T1 và phần ông T1 được thừa kế từ ruộng 03 tiêu chuẩn của cụ L). Đối với yêu cầu này của bà B, anh Q có ý kiến khi chia thừa kế, phải xác định phần ruộng tiêu chuẩn của anh trong đó và xin hưởng thừa kế từ tiêu chuẩn ruộng của ông T1 theo quy định. Anh T xác định đến nay anh không còn tiêu chuẩn ruộng trong 234.2 m2, bởi vì vào năm 2010, khi tiến Hành dồn ô đổi thửa, anh đã được chuyển phần ruộng tiêu chuẩn trong 234.2 m2 ra khu C2nh đồng khác. Do vậy, 234.2 m2 đất ruộng này chỉ còn là của 4 người là cụ L, ông T1, bà B và anh Q. Anh T cũng xin hưởng thừa kế từ tiêu chuẩn ruộng của ông T1. Riêng đối với phần ruộng ông T1 hưởng thừa kế từ cụ L, cả anh T và anh Q đều có quan điểm không yêu cầu hưởng mà nhường lại phần này cho những người thừa kế khác của cụ L là ông C, bà Nh, người thừa kế của ông C1.

Liên quan phần ruộng tiêu chuẩn của cụ Nguyễn Thị L trong diện tích 234.2 m2 đất nông nghiệp, vì cụ L chết năm 1997 nên Tòa án đưa những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm ông Vũ Đức C, bà Vũ Thị Nh (là Các con của cụ L và cụ C2) tham gia tố tụng. Ngoài ra, cụ L và cụ C2 còn có con là ông Vũ Đăng C1, ông C1 đã chết năm 2006 nên Tòa án đã đưa người thừa kế của ông C1 gồm: Bà Vũ Thị H1 (là vợ ông C1), anh Vũ Đăng Tr, anh Vũ Dũng M, chị Vũ Thị Thái H2 (là Các con ông C1) vào tham gia tố tụng.

Ông C, bà Nh, bà H1, anh M, anh Tr, chị H2 đều trình bày những nội dung cơ bản sau:

Cụ Vũ Văn C2 chết năm 1957, cụ Nguyễn Thị L chết năm 1997.

Đối với thửa đất số 380 đã được cụ Nguyễn Thị L khi còn sống đồng ý tách riêng cho ông T1, mọi người đều biết và nhất trí, trên thửa đất số 380 cũng không có nhà ở của cụ C2 và cụ L. Đối với ngôi nhà 3 gian hiện tại trên thửa đất số 380 là của riêng vợ cHỒNG ông T1 và bà V. Do vậy, ông C, bà Nh, người thừa kế của ông C1 xác định không có quyền lợi liên quan đến thửa đất số 380 và ngôi nhà của vợ cHỒNG ông T1 trên đất đó.

Đối với phần diện tích đất nông nghiệp 234.2 m2 nằm trong đất VAC, trong đó có phần tiêu chuẩn ruộng của cụ L, khi cụ L chết trở thành di sản thừa kế. Ông C có quan điểm nhường kỷ phần thừa kế của mình cho anh Vũ Đăng Tr; bà Nh có quan điểm nhận phần thừa kế từ cụ L theo quy định. Cụ L chết không để lại di chúc và Các nghĩa vụ về tài chính, việc mai táng phí đều đã xong.

Ông C1 chết vào năm 2006. Bà H1 có yêu cầu độc lập chia thừa kế phần đất ruộng ông C1 thừa kế từ cụ L. Bà H1, anh M, chị H2 đều nhất trí nhường kỷ phần thừa kế cho anh Tr hưởng toàn bộ. Ông C1 không để lại di chúc và Các nghĩa vụ về tài chính, việc mai táng phí cũng đã xong. Anh Tr xin hưởng thừa kế và đề nghị được chia bằng hiện vật, tức là nhận phần đất ruộng tương ứng với phần giá trị được chia.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND xã Thái Hòa trình bày ý kiến: UBND xã Thái Hòa liên quan đến đất VAC giao thầu cho gia đình ông T1, bà B. UBND xã Thái Hòa chỉ có ý kiến đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật và xin vắng mặt tại tất cả Các phiên tòa.

Kết quả xác minh tại trưởng thôn Cao Xá khẳng định: Quá trình sử dụng đất từ trước đến nay, gia đình bà B không có tranh chấp đất đai (khu đất ở và khu VAC) với ai.

Người làm chứng là ông Phạm Văn Ch và bà Vũ Thị Ng1 khai: gia đình ông Ch – bà Ng1 là hộ giáp ranh về phía Bắc của thửa đất số 380 và cũng giáp về phía Bắc đất VAC của gia đình ông T1; hai bên gia đình từ trước đến nay sử dụng ổn định đất đai, không có tranh chấp về mốc giới.

Tại phiên tòa, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Giang phát biểu ý kiến:

Về tuân theo pháp luật tố tụng:

Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án đã thực hiện đúng, đầy đủ quy định của BLTTDS.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa thực hiện đúng Các quy định tại của BLTTDS về xét xử sơ thẩm vụ án.

Quan điểm về giải quyết vụ án:

Căn cứ vào Các Điều 611, 612, 613, 649, 650, 651, 660, 688 BLDS 2015; Điều 147 Bộ luật TTDS, Nghị quyết 326/2016/QH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xác định người được hưởng di sản thừa kế của ông T1:

Hàng thừa kế thứ nhất của ông T1 gồm 05 người: bà B, anh Q, anh T, anh H và chị Ng.

Về xác định di sản thừa kế:

Khoảng năm 1978 ông Vũ Đình T1 kết hôn với bà H2 Thị V (không có đăng ký kết hôn, có tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán), ông T1 và bà V kết hôn trước năm 1987 (là hôn nhân hợp pháp), sau khi kết hôn, ông T1 và bà V ở cùng với cụ Nguyễn Thị L. Quá trình chung sống ông T1 và bà V và cụ L sống trên thửa đất ban đầu là thửa số 501 có diện tích 642 m2 (trong sổ mục kê và bản đồ 299 thửa đất 501 mang tên ông T1), nhưng theo lời khai của ông C, bà Nh và những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông C1 đều xác định, cụ L đã cho ông T1 và bà V tách ra ở riêng. Anh T, anh Q và bà B xác định ông T1 và bà V trong thời kỳ hôn nhân đã xây 01 ngôi nhà cấp 4 trên 1 phần đất ở thửa 501. Đến năm 1993 tại sổ mục kê thể hiện thửa đất 501 được tách thành thửa đất số 380 mang tên ông T1 có diện tích (285 m2) và thửa 381 mang tên cụ L có diện tích (404 m2). Việc cụ L cho ông T1, bà V ông C, bà Nh, ông C1 là anh em ruột đều biết và nhất trí. Đến nay bà Nh, ông C và người thừa kế của ông C1 đều nhất trí thửa đất 380 diện tích 285 m2 là tài sản cụ L cho ông T1, bà V và xác định không có quyền lợi liên quan đối với tài sản tranh chấp trên. Năm 1992 bà V chết. Như vậy, xác định di sản của ông T1 là: trị giá ½ thửa đất 380 + ½ trị giá công trình trên đất + phần thừa kế của bà V. Quá trình chung sống vợ cHỒNG giữa ông T1 và bà B thì bà B có công sức tôn tạo công trình trên đất, nên trước khi chia di sản của ông T1 sẽ phải trừ đi phần công sức này của bà B.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà B, chia cho bà B một phần diện tích thửa đất 380;

Chấp nhận yêu cầu phản tố của anh Q, xác định thửa đất 380 là tài sản chung của bố mẹ anh Q là ông Vũ Đình T1 và bà H2 Thị V. Chấp nhận yêu cầu của anh Q về đề nghị chia phần công sức của ông Vũ Đình T1 tại khu VAC.

Chấp nhận yêu cầu của bà B về chia di sản đất ruộng 03 của ông T1; yêu cầu của bà H1 chia phần di sản của ông C1. Xét thấy phần diện tích đất 03 nằm trong khu VAC bà B đang quản lý nên giao bà B tiếp tục sử dụng đất VAC, diện tích đất 03 có trong đất VAC. Bà B phải Thanh toán phần di sản cho anh Tr (bao gồm phần của anh Tr; phần của ông C, bà H1, anh M, chị H2 cho anh Tr); Thanh toán phần di sản cho bà Nh. Bà B, anh Q, anh T Thanh toán tiền chênh lệch cho nhau.

Tại phiên tòa anh T, anh Q rút yêu cầu đối với nội dung anh T, anh Q có công sức đóng góp hệ thống VAC, nên đình chỉ đối với yêu cầu độc lập, yêu cầu phản tố đối với nội dung này.

Bà B, anh Q, anh T, anh H, chị Ng, anh Tr, chị H2 chịu phần án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với kỷ phần được hưởng. Ông C, bà Nh, bà H1 được miễn án phí do là người cao tuổi.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Về tố tụng:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Vũ Thị H1, bà Vũ Thị Nh, ông Vũ Đức C, anh Vũ Dũng M, anh Vũ Đăng Tr, chị Vũ Thị Thái H2, người đại diện của UBND xã Thái Hòa đều vắng mặt nhưng đã có ý kiến bằng văn bản đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án căn cứ vào điều 227, 228 Bộ luật dân sự tiến Hành xét xử vụ án theo thủ tục chung.

[2] Về pháp luật áp dụng: Bà V chết năm 1992, nên áp dụng Pháp lệnh thừa kế năm 1990; cụ L chết năm 1997, nên áp dụng Bộ luật dân sự 1995; ông C1 chết năm 2006, ông T1 chết năm 2015 nên áp dụng Bộ luật dân sự 2005 để chia thừa kế.

Bà V và ông T1 kết hôn trước năm 1980 nên áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Bà B và ông T1 kết hôn năm 1992 nên áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, để xem xét quan hệ tài sản chung vợ cHỒNG.

Việc xác định di sản là quyền sử dụng đất căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013.

[3] Về thời hiệu chia di sản thừa kế: Bà V chết năm 1992, Cụ L chết năm 1997, ông T1 chết năm 2015, ông C1 chết năm 2006 nên thời hiệu chia thừa kế vẫn còn, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

[4] Về quan hệ thừa kế và hàng thừa kế:

Vụ án có Các yêu cầu chia di sản của ông T1, bà V, cụ L, ông C1. Những người này chết không để lại di chúc, nên quan hệ thừa kế theo pháp luật.

Về hàng thừa kế của bà V: Bố mẹ đẻ của bà V đã chết trước bà V, bà V không có bố, mẹ, con nuôi, nên hàng thừa kế thứ nhất của bà V gồm ông T1, anh Q, anh T, theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990.

Về hàng thừa kế của ông T1: Bố, mẹ đẻ ông T1 và bà V đều chết trước ông T1, nên hàng thừa kế thứ nhất của ông T1 gồm: Bà B, anh Q, anh T, chị Ng, anh H.

Về hàng thừa kế thứ nhất của cụ L: bao gồm ông C1, ông T1, bà Nh, ông C. H2.

Về hàng thừa kế thứ nhất của ông C1: gồm Bà H1, anh Tr, anh M, chị

[5] Về hiện trạng của thửa đất số 380.

Do đương sự xây tường bao không phù hợp với hình thể giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp, nên sơ đồ hiện trạng Tòa án thu thập được qua xem xét thẩm định tại chỗ không thể hiện được hình thể giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp. Tòa án đã phân tích hiện trạng sử dụng đất so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thấy rằng, phần cạnh phía bắc của thửa đất hiện trạng có biến động so với giấy chứng nhận, Các cạnh còn lại thì ổn định và phù hợp với giấy chứng nhận. Hộ liền kề về phía bắc của thửa đất là gia đình ông Ch – bà Ng1 xác định 2 bên không có tranh chấp về mốc giới. Mốc giới được xác định là tường xây kiên cố bằng gạch, có rào sắt. Như vậy, xác định việc biến động này đã được hộ liền kề công nhận và không tranh chấp. Do đó, Tòa án xác định thửa đất số 380 có diện tích thực tế là 299.5 m2 (là đất ở). Tòa án công nhận diện tích theo hiện trạng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông T1 và những người liên quan, căn cứ vào đó để chia di sản thừa kế.

[6] Về hiện trạng khu đất VAC: Kết quả đo đạc thể hiện, hiện trạng khu VAC gồm 2 khu đất, tổng diện tích 2 khu là 3760.8 m2, tăng 140.8 m2 so với diện tích được giao thầu năm 1997. Tuy nhiên, kết quả xác minh cho thấy không có tranh chấp về sử dụng đất VAC giữa gia đình bà B và hộ liền kề, cũng như không có việc địa phương xử phạt vi phạm Hành chính về lĩnh vực đất đai đối với gia đình bà B. Như vậy, có thể kết luận việc sai số là do đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử vào thời điểm hiện tại với đo đạc bằng thước dây thời điểm giao đất năm 1997 trên diện tích đất tương đối lớn nên có độ chính xác không cao, mặt khác có thể do biến động trong quá trình cải tạo, canh tác khu đất VAC, ngoài ra đối chiếu với bản đồ địa chính thì phần hiện trạng đất VAC (phần giáp với thửa đất ở số 380) mà Tòa án đo đạc, còn bao H2m một phần thửa đất ao (thửa số 457, tờ bản đồ số 04 do UBND xã Thái Hòa quản lý nhưng gia đình bà B đã thực tế san lấp, rào, trồng cây cùng với khu VAC được giao từ năm 1997). Xét thấy trong vụ án này, Tòa án không quyết định việc chia cho đương sự quyền sử dụng khu đất VAC (vẫn thuộc quyền quản lý của UBND xã Thái Hòa, Các đương sự chỉ được quyền khai thác, sử dụng trên cơ sở thỏa thuận của hợp đồng giao thầu còn hạn đến năm 2027), mà chỉ chia thừa kế tài sản gắn liền với đất, nên biến động diện tích trên không ảnh hưởng đến quyền lợi của UBND xã Thái Hòa, và cũng không xâm phạm đến đến hộ dân liền kề (bà Chín- ông Ng1 xác nhận hai bên không có tranh chấp về ranh giới đất VAC). Do đo, Tòa án xác định diện tích đất VAC được giao thầu của gia đình bà B theo hiện trạng là 3760.8 m2.

[7] Về chia di sản tại thửa đất số 380.

Theo lời khai của bị đơn, thửa đất thửa đất số 380, tờ bản đồ số 04 đứng tên ông Vũ Đình T1 trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc là của cụ Vũ Văn C2 và cụ Nguyễn Thị L được nhà nước giao đất giãn dân, tuy nhiên bị đơn không cung cấp được tài liệu chứng cứ cũng như kết quả thu thập chứng cứ của Tòa án không thể hiện việc cụ C2 được nhà nước giao đất và cụ C2 không có Các giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai 2003. Tài liệu xác minh, thu thập được chỉ thể hiện sự hình thành thửa đất sau khi cụ Vũ Văn C2 đã chết, cụ thể là khi lập bản đồ 299, ông T1 được đứng tên trong sổ mục kê 299 đối với thửa đất số 501, diện tích 642 m2. Đến năm 1993 thì thửa đất trên được tách ra làm 2 thửa, một thửa diện tích 285 m2 đứng tên ông T1; thửa còn lại đứng tên trong sổ địa chính là cụ Vũ Thị C2 (tên gọi theo cHỒNG của cụ Nguyễn Thị L). Những người thừa kế của cụ Nguyễn Thị L (là bà Nh, ông C, người thừa kế của ông C1) đều thừa nhận biết cụ L và ông T1 đã thống nhất tách đất riêng ra thửa số 380, diện tích 285 m2, họ đều nhất trí và không có ý kiến phản đối việc tách thửa và xác định đó là đất thuộc quyền sử dụng của vợ cHỒNG ông T1, đều xác định không còn quyền lợi gì liên quan đến thửa đất này. Sau khi bà V chết, thửa đất này được cấp giấy chứng nhận chỉ đứng tên ông T1, Các con của bà V là anh T, anh Q có ý kiến cho rằng, thửa đất là di sản của bà V và của ông T1, nhưng Các anh không đề nghị hủy giấy chứng nhận cấp cho ông T1, chỉ yêu cầu xác định đất đó là tài sản của cả ông T1 và bà V để chia di sản thừa kế.

Như vậy, có đủ căn cứ để khẳng định thửa đất số 380 có nguồn gốc nằm trong thửa đất ở diện tích 642 m2 ban đầu của hộ gia đình ông Vũ Đình T1. Cụ Vũ Văn C2 chết khi chưa xác lập quyền sử dụng đất theo quy định (chưa đăng ký đất đai), nên cụ C2 không có di sản để lại trong 285 m2 đất trên. Do cụ L, ông T1 khi còn sống đã thống nhất, nhất trí chia tách thửa đất số 380, đứng tên ông T1, nên cụ L không còn quyền lợi liên quan đến 285 m2 đất đó nữa. Ngoài ra trên thửa đất số 380 cũng không có tài sản là nhà ở hoặc công trình xây dựng kiên cố của cụ L và cụ Vũ Văn C2 để lại. Do vậy, thửa đất số 380 là tài sản của ông T1 và bà V, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bà V còn sống. Sau khi bà V chết, ông T1 kết hôn với bà B vào năm 1992 và ông T1 đã đem toàn bộ tài sản để phục vụ đời sống thiết yếu của gia đình thì phần tài sản của ông T1 trong khối tài sản chung với bà V trở thành tài sản chung của ông T1 và bà B (theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986), còn phần tài sản của bà V trở thành di sản (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thừa kế năm 1990). Đến năm 1997, thửa đất này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên ông T1, nhưng những người thừa kế của bà V chưa bao giờ họp và thống nhất việc phân chia di sản nên xác định thửa đất này là bao gồm tài sản chung của ông T1 và bà B cùng với di sản chưa chia của bà V. Do vậy, có căn cứ chấp nhận quan điểm của bà B và chỉ chấp nhận một phần quan điểm của anh T, anh Q về việc xác định chủ thể có quyền sử dụng thửa đất số 380.

Căn cứ vào kết quả định giá là 2.100.000 đồng/ m2, xác định thửa đất số 380, diện tích hiện trạng 299.5 m2, có giá trị là 628.950.000 đồng. Do bà V và ông T1 đã xác lập quan hệ hôn nhân vào thời điểm năm 1976-1977, trước thời điểm hình thành thửa đất theo bản đồ 299, sau này là bản đồ 1993 xã Thái Hòa, nên cần xác định ông T1, bà V có quyền ngang nhau (theo quy định tại điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959) với tài sản, trị giá phần quyền của mỗi người là 314.475.000 đồng.

Phần di sản của bà V được ông T1, bà B tiếp tục quản lý từ sau khi bà V chết năm 1992 cho đến năm 2015 thì ông T1 chết, bà B tiếp tục ở đất này một thời gian ngắn thì Các đương sự nảy sinh mâu thuẫn nên bà B đã chuyển sang ở nhà tạm ở khu VAC cho đến nay. Như vậy, xác định đối với phần di sản của bà V thì bà B, ông T1 cùng có công quản lý di sản trong khoảng 23 năm; Mặt khác, khi xem xét về diện tích thửa đất, thấy rằng: tại bản đồ 299, diện tích thửa đất duy nhất là 642 m2; đến năm 1993 thì tách làm 2 thửa có tổng diện tích 689 m2, tức dôi ra so với bản đồ 299 là 47 m2. Và hiện nay thì thửa số 380 có hiện trạng sử dụng là 299.5 m2, dôi ra so với giấy chứng nhận (285 m2). Xem xét hình thể bản đồ địa chính 2 thời kỳ thì thấy rằng, phần đất dôi dư này nằm về phía thửa đất ông T1, còn phần thửa đất cụ L sử dụng vẫn ổn định về hình thể thửa đất. Sau khi bà V chết (năm 1992), thì đến năm 1993, mới thể hiện sự dôi dư trên bản đồ và tiếp tục có thêm sự dôi dư vào thời điểm hiện tại. Quá trình phát sinh sự dôi dư cũng là quá trình bà B về chung sống với ông T1 từ tháng 10/1992 đến nay. Theo lời khai bà B, khi về sống cùng ông T1, bà cùng ông T1 có san lấp thêm đất về Các phía của thửa đất vào Các năm 1992, 2003, 2015. Tại phiên tòa anh T cũng thừa nhận có việc gia đình bà B tôn tạo, mở rộng đất. Như vậy, lời khai của bà B là có cơ sở, phù hợp với bản đồ địa chính qua Các thời kỳ, hiện trạng thửa đất theo kết quả thẩm định của Tòa án và với lời khai của anh T. Do đó, có căn cứ xác định, ông T1 và bà B có công sức bảo quản, phát triển, tôn tạo di sản của bà V nên khi chia di sản của bà V, phải tính công quản lý di sản, chung cho cả bà B và ông T1, bằng một suất thừa kế theo pháp luật của bà V, là 314.475.000/4 = 78.618.750 đồng.

Do Các đương sự đều xác định Các chi phí phải trừ theo quy định của pháp luật khi chia di sản của bà V là không có nên phần di sản còn lại của bà V (sau khi đã trừ công quản lý di sản) có trị giá 235.856.250 đồng. Chia cho 3 người thừa kế là ông T1, anh T, anh Q, mỗi người hưởng 78.618.750 đồng.

Sau khi ông T1 kết hôn với bà B năm 1992 thì toàn bộ tài sản của ông T1 trở thành tài tài sản chung vợ cHỒNG. Do đó, trên thửa số 380 đất ở có tài sản chung của ông T1 và bà B bao gồm: Phần quyền tài sản của ông T1 trong khối tài sản chung với bà V; phần ông T1 được thừa kế từ bà V, phần công sức chung của ông T1 và bà B quản lý và tôn tạo mở rộng đất di sản của bà V, tổng trị giá tài sản chung là 471.712.500 đồng.

Xét nguồn gốc đất hình thành quyền sử dụng đất chung của vợ cHỒNG bà B có phần nhiều hơn là từ tài sản của ông T1 có trước khi kết hôn với bà B, nên xác định phần quyền tài sản của ông T1 trong tài sản chung vợ cHỒNG với bà B nhiều hơn, tương ứng với 60% giá trị tài sản, bằng 283.027.500 đồng, sau khi ông T1 chết trở thành di sản thừa kế. Phần của bà B là 40% giá trị tài sản chung, bằng 188.685.000 đồng.

Đối với 01 ngôi nhà cũ trên đất, anh Q, anh T yêu cầu xác định là di sản của ông T1, bà V để lại và xin hưởng toàn bộ. Bà B (đồng thời cũng đại diện cho anh H, chị Ng) tự nguyện không yêu cầu hưởng di sản của ông T1 trong ngôi nhà, không yêu cầu Thanh toán công sức bảo quản di sản của ông T1, bà V trong ngôi nhà. Do đó, HĐXX cần chấp nhận sự tự nguyện này của bà B và chia cho anh T, anh Q hưởng toàn bộ giá trị ngôi nhà là 7.488.000 đồng.

Trên diện tích đất trên, còn có Các tài sản khác là phần công trình phụ giáp đầu hồi ngôi nhà cũ của ông T1 và bà V để lại, sân trạt, cây nhãn, 01 cây mít; 01 bể nước đã cũ. Do Các đương sự đều không tranh chấp với nhau về thừa kế, về quyền sở hữu, thống nhất đề nghị Tòa án ghi nhận tài sản thuộc về đất chia cho ai thì người đó hưởng. Do đó, HĐXX không xem xét về việc chia những tài sản này về mặt giá trị mà chỉ ghi nhận sự tự nguyện, giao Các đương sự được tiếp tục sở hữu tương ứng với phần đất được phân chia.

[8] Đối với tài sản trên toàn khu đất VAC.

Tại phiên tòa, anh Q, anh T tự nguyện không yêu cầu xác định công sức của 2 anh trong việc tạo lập khu VAC nên xác định toàn bộ tài sản khu VAC bao gồm chuồng trại chăn nuôi, nhà tạm, cây trồng, ao C2….có tổng giá trị là 585.008.000 đồng, là tài sản chung của ông T1, bà B.

Xét sau khi ông T1 chết (năm 2015) đến nay, bà B là người trực tiếp sử dụng, canh tác đất VAC. Do đó, phần quyền tài sản của bà B được tính bằng 60%, trị giá 351.004.800 đồng. Phần ông T1 là 40%, trị giá 234.003.200 đồng, trở thành di sản thừa kế sau khi ông T1 chết.

[9]. Đối với 234.2 m2 đất nông nghiệp, trị giá 70.260.000 đồng (theo kết quả định giá của Hội đồng định giá), ban đầu là của 5 nhân khẩu gồm cụ L, ông T1, bà B, anh T, anh Q. Sau đó, đến khoảng năm 2010 (theo anh T khai và bà B cũng thừa nhận), anh T đã chuyển tiêu chuẩn ruộng ở đây để lấy ra khu C2nh đồng khác (vì thực hiện dồn ô đổi thửa). Do đó, phần đất 234.2 m2 này chỉ còn là ruộng tiêu chuẩn của 4 khẩu là cụ L, ông T1, bà B, anh Q, mỗi người có phần ruộng tiêu chuẩn ngang nhau, trị giá 17.565.000 đồng. Quyền sử dụng ruộng tiêu chuẩn này của ông T1 trở thành di sản thừa kế sau khi ông T1 chết.

[10]. Như vậy, tổng di sản ông T1 để lại được cần được chia thừa kế theo yêu cầu chia thừa kế của bà B, yêu cầu của anh Q, anh T gồm: di sản là quyền sử dụng đất ở, ruộng tiêu chuẩn 03, tài sản khu VAC của ông T1, có tổng trị giá:

534.595.700 đồng.

[11] Về chia di sản của ông T1 để lại:

Sau khi ông T1 chết năm 2015, Các đương sự đều xác định mai táng phí đã giải quyết xong, Các khoản nghĩa vụ phải Thanh toán ông T1 không có, nên không phải trừ chi phí khi chia di sản.

Đối với công quản lý di sản ông T1 để lại thì thấy rằng:

Đối với tài sản là đất và tài sản trên đất 285 m2, thì sau khi ông T1 chết không có ai thường xuyên quản lý (do trong tình trạng tranh chấp), nên xác định không có ai có công sức trong quản lý di sản này; đối với đất VAC thì sau khi ông T1 chết (năm 2015) đến nay, bà B là người trực tiếp quản lý di sản của ông T1 trong đất VAC (trị giá 234.003.200 đồng), nên tính công sức quản lý di sản VAC của ông T1 cho bà B bằng 5% giá trị di sản, là 11.700.160 đồng; đối với đất nông nghiệp của ông T1, là đất ruộng theo tiêu chuẩn nên không tính công sức quản lý di sản.

Như vậy, toàn bộ phần di sản của ông T1, sau khi trừ công sức của bà B quản lý di sản VAC, còn lại trị giá 522.895.540 đồng. Chia đều cho 5 người thừa kế là bà B, anh T, anh Q, chị Ng, anh H, mỗi người hưởng 104.579.108 đồng. Do chị Ng, anh H nhường toàn bộ kỷ phần cho bà B, nên bà B hưởng tổng cộng là 313.737.324 đồng.

[12]. Về yêu cầu của bà B chia phần ruộng ông T1 thừa kế từ cụ L và yêu cầu độc lập của bà H1 chia thừa kế phần ông C1 hưởng thừa kế từ cụ L.

Phần ruộng của cụ L trị giá 17.565.000 đồng. Các đương sự đều xác định Các khoản phải trừ theo quy định không có nên phần này được chia cho 4 người thừa kế là ông C, ông T1, bà Nh, ông C1, mỗi người hưởng 4.391.250 đồng.

Đối với phần của ông T1 hưởng từ cụ L, thì thừa kế lại cho anh Q, anh T, bà B, chị Ng, anh H, mỗi người hưởng bằng nhau là 878.250 đồng. Do chị Ng, anh H nhường kỷ phần cho bà B, nên bà B hưởng giá trị tổng cộng 2.634.750 đồng. Tại phiên tòa, anh T, anh Q không yêu cầu hưởng thừa kế phần ruộng ông T1 hưởng từ cụ L (tổng trị giá kỷ phần 2 anh là 1.756.500 đồng) mà nhường phần này cho ông C, bà Nh và ông C1. Do đó, ông C, bà Nh, ông C1 mỗi người được hưởng thêm thừa kế ruộng 03 từ cụ L, là 585.500 đồng.

Do ông C, bà H1, anh M, chị H2 đều nhường kỷ phần thừa kế cho anh Tr, nên anh Tr được hưởng toàn bộ phần của ông C1 và ông C, trị giá tổng cộng 9.953.500 đồng.

Tổng cộng, bà Nh hưởng thừa kế từ cụ L là (4.391.250 đồng + 585.500 đồng =) 4.976.750 đồng.

[13] Như vậy xét về giá trị được chia từ tất cả Các yêu cầu chia thừa kế trong vụ án, Các đương sự hưởng như sau:

Bà B hưởng gồm: Tài sản của bà B trong khối tài sản chung với ông T1 tại thửa số 380, trong khu VAC; ruộng 03 tiêu chuẩn của bà B; công quản lý di sản của ông T1 trong khu VAC được trả khi chia thừa kế; hưởng di sản thừa kế từ ông T1 (gồm cả phần ruộng tiêu chuẩn của ông T1 và phần ruộng ông T1 thừa kế từ ruộng của cụ L), tổng trị giá là 885.327.034 đồng.

Anh Q và anh T chung hưởng di sản thừa kế từ ông T1, bà V (gồm đất ở và nhà trên thửa số 380 của ông T1 và bà V; tài sản gắn liền với đất khu VAC của ông T1; ruộng tiêu chuẩn của ông T1) và ruộng tiêu chuẩn của riêng anh Q: tổng trị giá là 391.448.716 đồng.

Bà Nh hưởng di sản ruộng 03 từ cụ L: 4.976.750 đồng. Anh Tr hưởng di sản ruộng 03 từ cụ L: 9.953.500 đồng. [14] Về việc chia bằng hiện vật:

14.1. Đối với đất ở tại thửa số 380, tờ bản đồ số 04:

Anh Q và anh T có nguyện vọng được chia một phần thửa đất số 380 để làm nơi thờ cúng cha mẹ; bà B chưa có đất ở, có nguyện vọng có đất ở; còn anh H, chị Ng đều tự nguyện nhường kỷ phần thừa kế cho bà B. Nguyện vọng của anh T, anh Q, bà B đều chính đáng, phù hợp đạo lý thờ cúng cha mẹ tổ tiên, không gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của đương sự không có nhu cầu hưởng di sản là hiện vật; phương án chia bằng hiện vật như vậy cũng đảm bảo giá trị sử dụng hợp lý của đất cho cả hai bên.

Do đó, cần giao cho anh Q, anh T như đề nghị của Các anh, được quyền sử dụng diện tích đất 184.4 m2, trị giá 387.240.000 đồng và sở hữu ngôi nhà trị giá 7.488.000 đồng. Tổng giá trị hiện vật được chia có giá trị 394.728.000 đồng (trong đó không tính giá trị cây cối, sân trạt, phần công trình phụ đầu hồi ngôi nhà, nằm trên đất được giao vì đương sự không tranh chấp, chỉ đề nghị ghi nhận). Anh Q, anh T tiếp tục sở hữu phần công trình phụ đầu hồi ngôi nhà cũ, phần sân trạt, 01 cây nhãn tương ứng với phần đất được chia.

Phần đất ở còn lại của thửa số 380 m2, có diện tích 115.1 m2 giao cho bà B được quyền sử dụng, đồng thời được sở hữu tài sản là 01 bể nước cũ, 02 cây nhãn và 01 cây mít trên phần đất được giao.

14.2. Đối với tài sản gắn liền với khu đất VAC và ruộng 03 nằm lẫn và không xác định được vị trí cụ thể trong khu VAC:

Anh Tr đề nghị được chia thừa kế ruộng bằng hiện vật, nhưng anh làm ăn, sinh sống tại thành phố Hải Dương đã ổn định nhiều năm, không canh tác đất nông nghiệp ở xã Thái Hòa, còn bà B thực tế làm nông nghiệp tại địa phương và có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu VAC theo hợp đồng đấu thầu còn thời hạn đến năm 2027 để làm kinh tế nên cần giao cho bà B được sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất VAC và được quyền sử dụng toàn bộ 234.2 m2 đất ruộng 03 nằm lẫn trong khu VAC. Bà B tiếp tục sử dụng khu đất VAC để sản xuất và có phải tuân thủ đúng nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đấu thầu với UBND xã Thái Hòa.

Tổng giá trị quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất VAC và quyền sử dụng 234.2 m2 đất nông nghiệp được giao bằng hiện vật cho bà B sử dụng, sở hữu có giá trị là: 896.978.000 đồng (trong đó không tính giá trị cây cối, bể nước, sân trạt nằm trên đất ở giao cho bà B vì đương sự không tranh chấp).

[15]. Về Thanh toán giá trị chênh lệch giữa giá trị hiện vật được giao và kỷ phần thừa kế được chia.

Anh T, anh Q có trách nhiệm Thanh toán phần giá trị chênh lệch giữa tài sản được giao bằng hiện vật (394.728.000 đồng) so với giá trị được chia thừa kế (391.448.716 đồng), là 3.279.284 đồng cho bà B.

Bà B có trách nhiệm Thanh toán cho bà Nh giá trị kỷ phần thừa kế ruộng 03 bà Nh hưởng từ cụ L là 4.976.750 đồng; Thanh toán cho anh Tr giá trị kỷ phẩn thừa kế anh Tr hưởng từ cụ L, ông C1 là 9.953.500 đồng.

[16] Về án phí, chi phí tố tụng: Đương sự phải chịu án phí tương ứng với phần tài sản được chia. Bà Nh được miễn án phí vì là người cao tuổi.

Tổng chi phí xem xét thẩm định, định giá tài sản là 5.900.000 đồng. Đương sự phải chịu chi phí tố tụng tương ứng với phần tài sản được hưởng. Phần bà Nh và anh Tr phải chịu theo quy định thì tại phiên tòa anh Q, anh T đã tự nguyện chịu thay nên cần chấp nhận.

các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4, Điều 25, khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959; Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Điều 677, Điều 678, Điều 679, Điều 688 Bộ luật dân sự 1995; Điều 674, 675, 676, 683, 685 Bộ luật dân sự 2005; Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015; điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai năm 2013; điều 147, 157, 165 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết 326/2016/QH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị B về chia thừa kế tài sản của ông Vũ Đình T1.

Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của anh Vũ Đình Q, yêu cầu độc lập của anh Vũ Đình T về chia thừa kế tài sản của ông Vũ Đình T1 và bà H2 Thị V.

Chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Vũ Thị H1 chia tài sản thừa kế của ông Vũ Đăng C1 là quyền sử dụng đất nông nghiệp thừa kế từ cụ Nguyễn Thị L.

2. Chia thừa kế theo giá trị:

2.1. Xác định di sản thừa kế của bà H2 Thị V là quyền sử dụng một phần thửa đất số 380, tờ bản đồ số 04, thuộc thôn Cao Xá, xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, trị giá 314.475.000 đồng.

Trích trả cho bà Phạm Thị B và ông Vũ Đình T1 công sức quản lý, phát triển di sản thừa kế của bà H2 Thị V là 78.618.750 đồng.

Chia phần di sản còn lại có giá trị 235.856.250 đồng, cho anh Q, anh T và ông T1, mỗi người được hưởng 78.618.750 đồng.

2.2. Xác định di sản thừa kế của ông Vũ Đình T1 gồm:

Quyền sử dụng một phần thửa đất số 380, tờ bản đồ số 04, thuộc thôn Cao Xá, xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, trị giá 283.027.500 đồng;

Quyền sở hữu tài sản gắn liền với khu đất VAC được UBND xã Thái Hòa giao cho gia đình bà B vào năm 1997, trị giá 234.003.200 đồng;

Quyền sử dụng đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn nằm trong 234.2 m2 đất ruộng 03, trị giá 17.565.000 đồng.

Tổng trị giá di sản: 534.595.700 đồng.

Trích trả cho bà Phạm Thị B công sức quản lý di sản thừa kế khu VAC của ông Vũ Đình T1 là 11.700.160 đồng.

Chia phần di sản còn lại trị giá 522.895.540 đồng cho 5 người thừa kế gồm: Bà B, Anh Q, anh T, chị Ng, anh H, mỗi người hưởng 104.579.108 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của anh H và chị Ng nhường quyền hưởng di sản cho bà B, giao cho bà B hưởng cả kỷ phần của chị Ng, anh H.

2.3. Xác định ngôi nhà cấp 4 cũ (trên thửa đất số 380, tờ bản đồ số 04, xã Thái Hòa) là di sản thừa kế của ông T1 và bà V.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà B, anh H, chị Ng không yêu cầu hưởng di sản của ông T1; chấp nhận sự tự nguyện của bà B không yêu cầu công sức bảo quản di sản.

Chia cho anh Q, anh T cùng hưởng chung khối di sản là ngôi nhà trên, có giá trị 7.488.000 đồng.

2.4. Xác định di sản thừa kế của cụ Nguyễn Thị L là quyền sử dụng đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn trong 234.2 m2 đất ruộng 03, trị giá 17.565.000 đồng.

Chia cho ông C, bà Nh, ông T1, ông C1 mỗi người hưởng giá trị 4.391.250 đồng.

Chia phần của ông T1 chia cho 5 người thừa kế là anh Q, anh T, bà B, chị Ng, anh H mỗi người hưởng 878.250 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của anh Q, anh T nhường phần di sản được hưởng từ di sản của cụ L (tổng là 1.756.500 đồng) cho ông C1, ông C, bà Nh hưởng, chia cho bà Nh, ông C, ông C1 mỗi người hưởng 585.500 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của ông C, bà H1, anh M, chị H2 nhường kỷ phần cho anh Tr. Chia cho anh Tr hưởng thừa kế đất nông nghiệp từ cụ L và ông C1, trị giá tổng là 9.953.500 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của anh H, chị Ng nhường kỷ phần thừa kế của bà B. Giao cho bà B hưởng kỷ phần chia thừa kế đất nông nghiệp, có giá trị tổng cộng 2.634.750 đồng.

2.5. Xác định bà Phạm Thị B có: Quyền sử dụng đất nằm trong thửa đất số 380, tờ bản đồ số 04 xã Thái Hòa trị giá 188.685.000 đồng; quyền sở hữu tài sản nằm trong khối tài sản gắn liền với đất VAC trị giá 351.004.800 đồng; quyền sử dụng đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn, trị giá 17.565.000 đồng.

Trị giá tổng cộng tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà B là 557.254.800 đồng.

2.6. Tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà B và di sản bà B được chia: 885.327.034 đồng.

Tổng giá trị tài sản của anh Q, di sản anh T và anh Q cùng chung hưởng: 391.448.716 đồng.

Tổng giá trị di sản anh Tr được chia là 9.953.500 đồng.

Tổng giá trị di sản bà Nh được chia là 4.976.750 đồng.

3. Chia thừa kế theo hiện vật:

3.1. Giao cho bà B sử dụng 115.1 m2 đất (là loại đất ở) nằm trong thửa số 380, tờ bản đồ số 04, thuộc thôn Cao Xá, xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (thể hiện trên sơ đồ minh họa kèm theo bản án là hình giới hạn bởi đường nối Các điểm B3.B4.B5.A3.B6.B3). Ghi nhận sự thống nhất thỏa thuận của đương sự, giao bà B được sở hữu 01 bể nước và cây cối, phần sân trạt cũ nằm trên đất được giao. Giao cho bà B được sở hữu phần bức tường do anh Q, anh T xây dựng nằm trên phần đất này (thể hiện trên sơ đồ minh họa là đoạn A3M) và có quyền phá dỡ, không phải Thanh toán chi phí xây dựng tường cho anh T và anh Q.

Giao cho anh Vũ Đình T và anh Vũ Đình Q cùng sử dụng 184.4 m2 đất (là loại đất ở) nằm trong thửa đất số 380, tờ bản đồ số 04, thuộc thôn Cao Xá, xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (thể hiện trên sơ đồ minh họa kèm theo bản án là hình giới hạn bởi đường nối Các điểm B1.B2.B3.B6.B1). Giao anh T và anh Q được sở hữu ngôi nhà 3 gian. Ghi nhận sự tự nguyện của đương sự, giao công trình phụ đầu hồi ngôi nhà, phần sân trạt và cây cối trên phần đất được giao cho anh Q và anh T sở hữu.

Anh T, anh Q được tiếp tục sở hữu phần tường xây nằm trên phần đất ao, tương ứng với phần đất ở được chia (thể hiện trên sơ đồ minh họa là đoạn A8.A7). Bà B được sở hữu đoạn tường xây trên phần đất ao, tương ứng với phần đất được chia (thể hiện trên sơ đồ minh họa là đoạn A7.A6.M).

Anh T, anh Q và bà B phải chấp Hành mọi quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến xử lý Các phần tường xây nằm trên đất ao thuộc quyền quản lý của UBND xã Thái Hòa.

3.2. Giao cho bà B được sở hữu toàn bộ tài sản, bao gồm nhà cấp 4, công trình phụ, ao C2, cây trồng, tường bao và tài sản khác, gắn liền với khu đất VAC có tổng diện tích là 3760.8 m2 (gồm 2 khu đất VAC lần lượt có diện tích là 1220 m2 và 2540.8 m2), Bà B được tiếp tục sử dụng khu đất VAC theo hợp đồng giao thầu đất với UBND xã Thái Hòa và có trách nhiệm tuân thủ đúng theo nội dung hợp đồng. Trường hợp UBND xã Thái Hòa có Các quyết định quản lý liên quan đến phần dôi dư giữa hiện trạng đất VAC sử dụng và số liệu diện tích đất được giao theo hợp đồng giao thầu năm 1997 thì bà B có nghĩa vụ phải chấp Hành.

3.3. Giao cho bà B được quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp 234.2 m2 nằm trong khu đất VAC (không xác định được vị trí cụ thể).

Tổng giá trị tài sản được giao bằng hiện vật cho bà B sử dụng, sở hữu có giá trị là 896.978.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản được giao bằng hiện vật cho anh Q, anh T sử dụng, sở hữu có giá trị là 394.728.000 đồng.

(Hiện vật được giao cho Các đương sự có sơ đồ minh họa kèm theo bản án).

Bà B, anh T, anh Q có quyền, nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất được giao theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Bà B phải Thanh toán tiền chênh lệch về tài sản là 9.953.500 đồng cho anh Vũ Đăng Tr và 4.976.750 đồng cho bà Vũ Thị Nh.

Anh T và anh Q phải Thanh toán tiền chênh lệch về tài sản cho bà B là 3.279.284 đồng.

5. Về án phí: Bà Phạm Thị B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 38.559.811 đồng. Đối trừ tiền tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai thu số AA/2017/0009428 ngày 20/5/2020 và biên lai thu số AA/2020/0003850 ngày 09/3/2022, bà B còn phải nộp thêm 34.009.811 đồng án phí.

Anh Vũ Đình Q và anh Vũ Đình T phải cùng chịu án phí dân sự sơ thẩm là 19.572.436 đồng. Đối trừ tiền tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai thu số AA/2017/0009453 ngày 09/6/2020 và AA/2017/0009450 ngày 09/6/2020, anh Q và anh T còn phải nộp bổ sung 13.322.436 đồng.

Anh Vũ Đăng Tr phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 497.675 đồng.

Bà Vũ Thị Nh được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

6. Về chi phí xem xét thẩm định, định giá tài sản:

Bà B phải chịu 4.043.822 đồng, anh Q và anh T phải cùng chịu 1.856.178 đồng chi phí xem xét, thẩm định và chi phí định giá tài sản. Đối trừ số tiền tạm ứng anh Q và anh T đã nộp là 5.000.000 đồng, số tiền tạm ứng bà B đã nộp là 900.000 đồng, bà B phải trả cho anh Q và anh T số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và chi phí định giá tài sản là 3.143.822 đồng.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi Hành án có đơn yêu cầu thi Hành án cho đến khi thi Hành án xong, người phải thi Hành án còn phải trả tiền lãi của khoản phải thi Hành theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Đương sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng C2o bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm; đương sự vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng C2o bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án.

Trường hợp bản án được thi Hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi Hành án dân sự thì người được thi Hành án dân sự, người phải thi Hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi Hành án, quyền yêu cầu thi Hành án, tự nguyện thi Hành án hoặc bị cưỡng chế thi Hành án theo quy định tại Các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi Hành án dân sự; thời hiệu yêu cầu thi Hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi Hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

166
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia thừa kế tài sản số 02/2022/DS-ST

Số hiệu:02/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Bình Giang - Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 24/06/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về