Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 09/2023/HSST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN Đ, TỈNH G

BẢN ÁN 09/2023/HSST NGÀY 14/03/2023 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Ngày 14 tháng 3 năm 2023, tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh G, xét xử công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 48/2022/HSST ngày 19/9/2022 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 67/2022/QĐXXST-HS ngày 19/10/2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 02/2023/HSST-QĐ ngày 03/02/2023 đối với các bị cáo:

D, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh năm 1998, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch : Việt Nam; Tôn giáo: Thiên chúa; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: Không đi học; Cha: Không xác định, Mẹ: BL - sinh năm 1979, hiện mẹ bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Bị cáo là con duy nhất trong gia đình; Bị cáo có vợ là D - sinh năm 2000 và có 01 người con sinh năm 2020. Hiện vợ con bị cáo sống tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

G, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh năm 1997, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch : Việt Nam; Tôn giáo: Tôn giáo: Công giáo; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 8/12; Cha: B (đã chết), Mẹ: M - sinh năm 1968, hiện mẹ bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Bị cáo có 11 anh chị em, lớn nhất sinh năm 1984, nhỏ nhất sinh năm 2006, bị cáo là con thứ 6 trong gia đình; Bị cáo có vợ là Th - sinh năm 1997 và có 02 người con, lớn nhất sinh năm 2015, nhỏ nhất sinh năm 2021. Hiện vợ con bị cáo sống tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

B, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh ngày 07/8/2005, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch : Việt Nam; Tôn giáo: Tôn giáo: Công giáo; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 9/12; Cha: A M - sinh năm 1982, Mẹ: K - sinh năm 1991, hiện cha mẹ bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Gia đình bị cáo có 03 anh em, lớn nhất sinh năm 2005, nhỏ nhất sinh năm 2013, bị cáo là con lớn nhất trong gia đình; Bị cáo chưa có vợ con; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

HR, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh năm 2002, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Công giáo; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 8/12; Cha: H - sinh năm 1980, Mẹ: A Nh - sinh năm 1985, hiện cha mẹ bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Gia đình bị cáo có 04 anh em, lớn nhất sinh năm 2002, nhỏ nhất sinh năm 2012, bị cáo là con lớn nhất trong gia đình; Bị cáo chưa có vợ con; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

A YIUN, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh năm 2002, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Tin lành; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 6/12; Cha: A - sinh năm 1979, Mẹ: B - sinh năm 1980, hiện cha mẹ bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Gia đình bị cáo có 04 anh em, lớn nhất sinh năm 2002, nhỏ nhất sinh năm 2020, bị cáo là con lớn nhất trong gia đình; Bị cáo chưa có vợ con; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

G1, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh năm 2003, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Công giáo; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 4/12; Cha: G - sinh năm 1971, Mẹ: HY - sinh năm 1977, hiện cha mẹ bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Gia đình bị cáo có 07 anh chị em, lớn nhất sinh năm 1998, nhỏ nhất sinh năm 2020, bị cáo là con thứ ba trong gia đình; Bị cáo chưa có vợ con; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

AL, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh năm 2000, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Công giáo; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 7/12; Cha: AY - sinh năm 1962, Mẹ: HM - sinh năm 1966, hiện cha mẹ bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Gia đình bị cáo có 07 anh chị em, lớn nhất sinh năm 1985, nhỏ nhất sinh năm 2011, bị cáo là con thứ sáu trong gia đình; Bị cáo có vợ là H - sinh năm 2003 và có 01 người con sinh năm 2022. Hiện vợ con bị cáo sống tại: xã P, huyện C, tỉnh G; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

KH, tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; Sinh năm 2004, tại tỉnh G; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Dân tộc: Gia rai; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Tin lành; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 4/12; Cha: Kh - sinh năm 1978, Mẹ: A L (đã chết), hiện cha bị cáo trú tại: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G; Gia đình bị cáo có 02 anh em, lớn nhất sinh năm 2004, nhỏ nhất sinh năm 2009, bị cáo là con lớn nhất trong gia đình; Bị cáo chưa có vợ con; Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa.

- Nguyên đơn dân sự:

1. Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc BH Do ông Nguyễn Thế Tuấn K, sinh năm 1989 - Chức vụ: Phó trưởng ban quản lý đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng. Có mặt.

2. Ủy ban nhân dân xã ĐK, huyện Đ, tỉnh G Do ông Phan Văn T, sinh năm 1989 - Chức vụ: Cán bộ địa chính xây dựng đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng. Vắng mặt.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1. Q, sinh ngày 10/10/2007 Địa chỉ: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G. Có mặt.

Ni đại diện hợp pháp cho Q: Ông P - sinh năm 1985 và bà H - sinh năm 1979 (bố mẹ đẻ Q). Địa chỉ: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G. Có mặt.

2. T, sinh ngày 29/5/2007 Địa chỉ: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G. Có mặt.

Ni đại diện hợp pháp cho Q: ông T - sinh năm 1982 và bà P – sinh năm 1982 (bố mẹ đẻ T). Địa chỉ: Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G. Có mặt.

Người bào chữa cho các bị cáo D và G: Ông Nguyễn Đình C - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh G. Có mặt.

Người bào chữa cho các bị cáo A, HR, Kh: Ông Thiều Hữu M - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh G. Có mặt.

Người bào chữa cho các bị cáo G1, B, AL: Ông Huỳnh Văn K - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh G. Có mặt.

Người phiên dịch: Bà H’Hn. Địa chỉ: Thôn P, xã AP, thành phố P, tỉnh G. Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Các bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, tỉnh G truy tố về hành vi phạm tội như sau:

1. Về hành vi phạm tội của bị cáo: Vào cuối năm 2021, D và G không có tiền tiêu xài nên đã nảy sinh ý định vào rừng khai thác gỗ Bằng lăng về cất giấu tại nhà mẹ của D là bà BL (sinh năm 1979, trú tại Làng X, xã CĐ, huyện C, tỉnh G) nếu ai mua thì bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Cả hai góp tiền mua 01 máy cưa Lốk nhãn hiệu Husqvarna 365 để đi cắt gỗ thì có G1, HR, B, A, Kh, AL, T, Q là người cùng làng biết nên xin đi cùng, D và G đồng ý.

Khong đầu tháng 01/2022, tất cả sử dụng 01 máy cưa Lốk nhãn hiệu Husqvarna 365 và 05 xe máy độ chế không có biển số gồm: 01 xe của G1, 01 xe của B, 01 xe của G, 01 xe của D ở giữa khung xe có gắn bộ tời có dây cáp và 01 xe của AL đi vào khu vực rừng thuộc lô 1 và lô 6 khoảnh 1 Tiểu khu 431 thuộc địa giới hành chính xã ĐK, huyện Đ, tỉnh G do Uỷ ban nhân dân (UBND) xã ĐK quản lý để tìm và khai thác gỗ. Khi đến nơi các bị cáo để xe trên đỉnh núi rồi đi bộ xuống gần suối phát hiện thấy 03 cây gỗ loại gỗ Bằng lăng (được đánh số thứ tự là 01; 03 và 04) nên D và G đã cắt hạ, còn G1, HR, B, A, Kh và AL phụ lật gỗ; T và Q nấu ăn. 03 cây gỗ trên xẻ được 06 tấm gỗ hộp, đưa lên 03 xe máy độ chế của G1, AL, B chở về nhà bà BL cất giấu. Ngày hôm sau, bán số gỗ trên cho 01 người đàn ông (không rõ nhân thân, lai lịch, chỉ biết ở thành phố P, tỉnh G) với giá 7.000.000 đồng/1m3 được số tiền 1.600.000 đồng. D và G ứng thêm 400.000 đồng để chia đều cho cả 10 người mỗi người được 200.000 đồng tiêu xài hết.

Khong 03 ngày sau, tất cả tiếp tục đi đến lô 1 và lô 6 khoảnh 1 Tiểu khu 431. Khi đến nơi tìm thấy một cây gỗ Bằng lăng do người khác cắt hạ từ trước (được đánh số 05) và 02 cây gỗ loại gỗ Bằng lăng (được đánh số 06, 07). Tổng 03 cây gỗ trên D và G cắt xẻ ra được 06 tấm gỗ hộp. Trong lúc xẻ ba cây gỗ trên, G và D thấy bên cạnh có hai khúc gỗ Bằng lăng đã bị cắt ngắn bỏ khô nên đã xẻ ra được thêm hai tấm, tổng cộng là 08 tấm gỗ hộp. Tất cả đã vận chuyển toàn bộ số gỗ này về nhà bà bà BL cất giấu sau đó bán cho người đàn ông lần trước được 2.200.000 đồng chia đều cho mỗi người được 200.000 đồng tiêu xài hết. Còn lại 200.000 đồng các đối tượng dùng để mua xăng cắt hạ cây.

Ba ngày sau, tất cả đi đến khu rừng thuộc lô 3 khoảnh 11 Tiểu khu 208 thuộc địa giới hành chính xã ĐT, huyện C, tỉnh G thuộc quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Bắc BH để tìm gỗ cắt hạ. Khi đến nơi D và G tìm được 01 cây gỗ bằng lăng khô cắt hạ từ trước (được đánh số 09) nên đã dùng máy cưa xẻ ra được 05 tấm gỗ hộp. Tất cả đưa lên 03 xe máy độ chế của G1, B, AL chở về nhà bà BL cất giấu.

Ngày 29/01/2022, tất cả tiếp tục đi đến khu rừng thuộc lô 3 khoảnh 11 Tiểu khu 208 để tìm gỗ cắt hạ. Khi đến nơi D thấy hai cây gỗ băng lăng (được đánh số 08 và 10), D cắt hạ cây gỗ số 08, G cắt hạ cây gỗ số 10. Khi đang xẻ gỗ thì bị lực lượng chức năng của xã ĐK, huyện Đ phát hiện truy đuổi tất cả bỏ chạy thoát còn B bị bắt giữ. Ngoài ra, tại lô 1 và lô 6 khoảnh 1 Tiểu khu 43 có 01 cây gỗ đã bị cắt ngắn bỏ khô từ trước (được đánh số 02) còn nằm nguyên tại hiện trường có khối lượng 0,918m3 c bị cáo không cắt lấy gỗ.

Theo Kết luận số 01/2022/KLGĐCN ngày 28/02/2022 của Giám định viên tư pháp Nguyễn Trường Lâm kết luận:

Khu vực thứ nhất: Tọa độ trung tâm OX 0.455.219 – OY 1.564.131 thuộc lô 1 và lô 6 khoảnh 1 Tiểu khu 431, địa giới hành chính xã ĐK, huyện Đ, tỉnh G tương ứng là rừng thường xanh phục hồi (TXP) và thường xanh nghèo (TXN) Loại rừng là: Rừng tự nhiên; Chức năng quy hoạch: Rừng sản xuất; Chủ quản lý: UBND xã ĐK Loại cây rừng bị khai thác trái phép: Bằng lăng tía.

Khu vực thứ hai: Tọa độ trung tâm OX 0.455.613 – OY 1.564.562 Thuộc lô 3 khoảnh 11 Tiểu khu 208, địa giới hành chính xã ĐT, huyện C, tỉnh G tương ứng là rừng thường xanh nghèo (TXN).

Loại rừng là: Rừng tự nhiên; Chức năng quy hoạch: Rừng sản xuất; Chủ quản lý: Ban QLRPH Bắc BH.

Loại cây rừng bị khai thác trái phép: Bằng lăng tía.

Tổng khối lượng gỗ cây đứng của hai vị trí là: 12,553m3. Tuy nhiên cây gỗ được đánh số 02 có khối lượng 0,918m3 các đối tượng không phải chịu trách nhiệm đối với khối lượng gỗ trên, ngoài ra cây gỗ số 05 các đối tượng chỉ phải chịu trách nhiệm với khối lượng gỗ đã lấy là 0,551m3 và cây gỗ số 09 các đối tượng khai thác tận dụng có khối lượng 0,426m3 nên tổng khối lượng gỗ thiệt hại mà các đối tượng phải chịu trách nhiệm là 10,984m3; Nhóm gỗ: nhóm 3 (gỗ loài thực vật thông thường).

Theo kết luận định giá tài sản số 36/KL-HĐĐGTS ngày 26/4/2022 của Hội đồng định giá tài sản huyện Đ Kết luận tổng giá trị tài sản là: 126.039.360 đồng.

Tuy nhiên, qua điều tra xác định các bị cáo chỉ trực tiếp khai thác 09 cây gỗ, trừ cây gỗ số 02. Như vậy: Giá trị thiệt hại 09 cây gỗ là: 28.964.000 đồng; Giá trị thiệt hại củi là:

406.700 đồng; Giá trị môi trường rừng sản xuất bị thiệt hại là 86.892.000 đồng nên tổng trị giá tài sản thiệt hại là: 115.856.000 đồng.

2. Về vật chứng: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đ đã thu giữ các vật chứng do D và G giao nộp gồm:

- 10 (mười) hộp gỗ xẻ có khối lượng 0,699m3; Chủng loại gỗ: Bằng lăng tía; 05 (năm) hộp gỗ xẻ có khối lượng 0,178m3; Chủng loại gỗ: Bằng lăng tía. Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đ xác định chủ sở hữu là Ban QLRPH Bắc BH nên đã trả lại cho chủ sở hữu theo quy định.

- 04 (bốn) xe máy độ chế của G1, B, G, AL; 01 (một) xe máy độ chế ở giữa khung xe có gắn bộ tời có dây cáp của bị cáo D; 01(một) máy cưa xăng nhãn hiệu Husquarna 365 có gắn 01 (một) Lam không có dây sên. Quá trình điều tra xác định là của các bị cáo sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội nên chuyển đến kho vật chứng của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ để xử lý theo quy định.

3. Về dân sự: Đại diện chủ quản lý rừng là Ủy ban nhân dân xã ĐK và Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc BH yêu cầu các bị cáo bồi thường theo kết luận định giá tài sản. Cụ thể các bị cáo phải bồi thường cho chủ quản lý rừng là Ủy ban nhân dân xã ĐK số tiền 77.054.400 đồng; bồi thường cho Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc BH số tiền 38.527.200 đồng. Tổng cộng phải bồi thường 115.581.600 đồng. Các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã bồi thường được số tiền 50.000.000 đồng (mỗi người 5.000.000 đồng) nên còn phải bồi thường tiếp số tiền 65.581.600 đồng. Cụ thể: Bồi thường cho Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc BH số tiền 18.527.200 đồng, bồi thường cho chủ quản lý rừng là Ủy ban nhân dân xã ĐK số tiền 47.054.400 đồng.

4. Cáo trạng của Viện kiểm sát: Tại bản Cáo trạng số 54/CT-VKS, ngày 16/9/2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, tỉnh G đã truy tố bị cáo về tội Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự.

Ti phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố các bị cáo D, G, A, HR, Kh, G1, B và AL đã phạm vào tội Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự.

* Về hình phạt:

+ Hình phạt chính:

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 232; áp dụng điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự; áp dụng them khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự đối với bị cáo G - Xử phạt bị cáo D từ 07 tháng đến 08 tháng tù.

- Xử phạt bị cáo G từ 07 tháng đến 08 tháng tù.

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 232; áp dụng điểm b, i, s khoản 1 Điều 51, Điều 65 Bộ luật Hình sự;

- Xử phạt bị cáo AL, HR, G1, A Yiun từ 06 tháng đến 07 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách từ 12 tháng đến 14 tháng.

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 232; áp dụng điểm b, i, s khoản 1 Điều 51, Điều 65, Điều 91 và Điều 101 Bộ luật Hình sự;

- Xử phạt bị cáo B, Kh từ 04 tháng đến 05 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách 12 tháng.

* Hình phạt bổ sung: Không.

* Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 BLHS và Điều 106 BLTTHS:

- Đề nghị hội đồng xét xử tịch thu nộp ngân sách nhà nước đối với các vật chứng gồm: 04 (bốn) xe máy độ chế của G1, B, G, AL; 01 (một) xe máy độ chế ở giữa khung xe có gắn bộ tời có dây cáp của bị cáo D; 01(một) máy cưa xăng nhãn hiệu Husquarna 365 có gắn 01 (một) Lam không có dây sên là vật chứng của vụ án.

* Về dân sự: Căn cứ Điều 48 BLHS, Điều 584, 589 BLDS Buộc các bị cáo và người liên quan phải tiếp tục bồi thường cho Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc BH số tiền 18.527.200 đồng, bồi thường cho chủ quản lý rừng là Ủy ban nhân dân xã ĐK số tiền 47.054.400 đồng. Cụ thể mỗi người phải bồi thường số tiền là 6.558.160 đồng. Đối với người liên quan là T và Q nếu không có tài sản riêng để bồi thường thì cha - mẹ T và Q phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định.

Ni bào chữa cho các bị cáo thống nhất với Cáo trạng của Viện kiểm sát, đề nghị áp dụng điều 54 Bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo hình phạt dưới mức thấp nhất mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị. Ngoài ra đề nghị miễn án phí hình sự sơ thẩm và dân sự sơ thẩm cho các bị cáo vì các bị cáo ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Các bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và xin giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:

1. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an và Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo và những người tham gia tố tụng không có ý kiến hoặc khiếu nại gì về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp và đúng quy định của pháp luật.

2. Về hành vi phạm tội: Ti phiên tòa bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án đủ cơ sở xác định: Trong tháng 01/2022, tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc Lô 1, lô 6, khoảnh 1 Tiểu khu 431 thuộc địa giới hành chính xã ĐK, huyện Đ, G do Ủy ban nhân dân xã ĐK quản lý và lô 3, khoảnh 11, Tiểu khu 208 thuộc địa giới hành chính xã ĐT, huyện C, tỉnh G do Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc BH quản lý; các bị cáo D, G, G1, HR, B, A, Kh và AL đã sử dụng 01 cưa Lốk và 05 xe máy độ chế khai thác trái pháp luật 09 cây gỗ loại gỗ Bằng lăng tía là thực vật thông thường thuộc gỗ nhóm III có tổng khối lượng gỗ thiệt hại là 10,984m3, tổng giá trị tài sản thiệt hại là: 115.581.600 đồng.

Tài nguyên rừng là tài sản của nhà nước được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Mặc dù Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, nhiều giải pháp trong việc bảo về rừng cũng như tuyên truyền rộng rãi thông qua B, đài trên cả nước nhưng tình trạng phá rừng trái phép không giảm mà ngày càng gia tăng, đặc biệt nạn phá rừng trên địa bàn tỉnh G hiện nay vẫn một điểm nóng.

Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường; chế độ bảo vệ và phát triển rừng; xâm phạm trật tự trị an xã hội. Hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội: Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đã truy tố đối với bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đây là vụ án có nhiều bị cáo cùng tham gia thực hiện tội phạm, tuy nhiên không có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, không có sự câu kết chặt chẽ nên chỉ là đồng phạm giản đơn.

Đi với bị cáo D và G là người khởi xướng, chuẩn bị công cụ và trực tiếp thực hành tích cực trong các lần phạm tội này nên hai bị cáo phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án này.

Đi với các bị cáo bị cáo AL, HR, Kh, G1, B, A Yiun là người giúp sức tích cực trong vụ án nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm đồng phạm với vai trò giúp sức.

Về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các bị cáo là người có nhân thân tốt; không bị áp dụng tình tiết tăng nặng nào. Trong quá trình điều tra bị cáo đã thành khẩn khai B, ăn năn hối cải về hình vi phạm tội của mình; các bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; các bị cáo đã tác động gia đình bồi thường một phần thiệt hại. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với các bị cáo được quy định tại các điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Bị cáo D và G có ông là người có công cách mạng nên còn được áp dụng thêm khoản 2 điều 51 Bộ luật hình sự. Riêng đối với bị cáo B và Kh được áp dụng mục 1 Chương II Quy định chung về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại Điều 91 và Điều 101 Bộ luật Hình sự.

Trên cơ sở phân tích đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm về hành vi phạm tội của bị cáo, cũng như xem xét đầy đủ về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Hội đồng xét xử nhận thấy cần phải xử phạt bị cáo một mức án nghiêm mới có tác dụng cải tạo, giáo dục riêng đối với các bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.

Đi với T - sinh ngày 29/5/2007 tính đến ngày 29/01/2022 mới 14 năm 8 tháng tuổi và Q - sinh ngày 10/10/2006, tính đến ngày 29/01/2022 mới 15 năm 3 tháng 19 ngày tuổi. Vì vậy căn cứ khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự thì T và Q chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án này.

Đi với việc các bị cáo mang gỗ về nhà bà BL cất giấu nhưng những lần đó bà BL không biết và không có ở nhà nên không có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đi với người đàn ông mua gỗ của các bị cáo hiện chưa xác định được nhân thân, lai lịch nên không có căn cứ xác minh, truy tìm để xử lý.

3. Về vật chứng:

04 (bốn) xe máy độ chế của G1, B, G, AL; 01 (một) xe máy độ chế ở giữa khung xe có gắn bộ tời có dây cáp của bị cáo D; 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu Husquarna 365 có gắn 01 (một) Lam không có dây sên là công cụ, phương tiện mà các bị cáo thực hiện tội phạm nên cần tịch thu sung ngân sách nhà nước.

4. Về dân sự: Tổng số tiền phải bồi thường là 115.581.600 đồng. Các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã bồi thường được tổng số tiền 50.000.000 đồng theo Biên lai thu tiền số 0006730 ngày 19/9/2022 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ.

Cần buộc các bị cáo và người liên quan phải tiếp tục bồi thường cho Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc BH số tiền 18.527.200 đồng, bồi thường cho chủ quản lý rừng là Ủy ban nhân dân xã ĐK số tiền 47.054.400 đồng. Cụ thể mỗi người phải bồi thường số tiền là 6.558.160 đồng. Đối với người liên quan là T và Q nếu không có tài sản riêng để bồi thường thì cha, mẹ T và Q phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định.

5. Về án phí: Các bị cáo là người dân tộc thiểu số ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm cho các bị cáo theo quy định.

Vì các lẽ trên;

Căn cứ vào:

QUYẾT ĐỊNH

- Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 232; các điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo;

- Áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự đối với bị cáo D và G;

- Áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự đối với các bị cáo G1, HR, B, A, Kh và AL

- Áp dụng Điều 91, Điều 101 Bộ luật hình sự đối với các bị cáo B và Kh;

- Áp dụng Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 47 Bộ luật hình sự

- Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 584, 586, 589 Bộ luật dân sự;

- Áp dụng Điều 135, Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; Quyết định số 861/QĐ-Ttg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Điểm đ khoản 1 Điều 12, Điều 15 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

1. Tuyên bố các bị cáo D, G, G1, HR, B, A, Kh và AL phạm tội: Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".

Xử phạt bị cáo D 07 (Bảy) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án.

Xử phạt bị cáo G 07 (Bảy) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án.

Xử phạt bị cáo G1 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án. Cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 tháng tính từ ngày tuyên án.

Xử phạt bị cáo HR 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án. Cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 tháng tính từ ngày tuyên án.

Xử phạt bị cáo AYuin 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án. Cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 tháng tính từ ngày tuyên án.

Xử phạt bị cáo AL 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án. Cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 tháng tính từ ngày tuyên án.

Xử phạt bị cáo B 04 (Bốn) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án. Cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 tháng tính từ ngày tuyên án.

Xử phạt bị cáo Kh 04 (Bốn) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt chấp hành án. Cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 tháng tính từ ngày tuyên án.

Giao các bị cáo G1, HR, B, A, Kh và AL cho Ủy ban nhân dân xã CĐ, huyện C, tỉnh G nơi các bị cáo cư trú và gia đình giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trong trường hợp các bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật thi hành án hình sự.

2. Về dân sự: Buộc các bị cáo D, G, G1, HR, B, A, Kh, AL và những người có quyền lợi liên quan đến vụ án là T và Q phải liên đới bồi thường cho Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc BH số tiền 18.527.200 đồng và bồi thường cho chủ quản lý rừng là Ủy ban nhân dân xã ĐK số tiền 47.054.400 đồng. Cụ thể mỗi người phải bồi thường số tiền là 6.558.160 đồng.

Trưng hợp T và Q không tự bồi thường được thì cha mẹ của T là ông Toan và bà Peo và cha mẹ của Q là ông PYơi và bà HYãi phải bồi thường thay cho T và Q.

3. Về vật chứng: Tch thu sung công quỹ nhà nước - 04 xe máy độ chế, không có số máy, số khung. Tình trạng vật chứng tại thời điểm giao nhận: đã hư hỏng.

- 01 xe máy độ chế, không có số máy, số khung, ở giữa khung xe có gắn bộ tời có dây cáp. Tình trạng vật chứng tại thời điểm giao nhận: đã hư hỏng.

- 01 máy cưa xăng nhãn hiệu Husquarna 365 và 01 Lam (dời) không có dây sên. Tình trạng vật chứng tại thời điểm giao nhận: đã hư hỏng.

Tình trạng vật chứng như thể hiện tại Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản ngày 20/9/2022 giữa Công an huyện Đ và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ.

4. Về án phí: Miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm và dân sự sơ thẩm cho các bị cáo.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (ngày 14/3/2021), bị cáo, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bào chữa có quyền kháng cáo bản án để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh G xét xử phúc thẩm.

Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

217
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 09/2023/HSST

Số hiệu:09/2023/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đăk Đoa - Gia Lai
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 14/03/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về