TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
BẢN ÁN 14/2021/HSST NGÀY 14/07/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN
Ngày 14/7/2021, tại Hội trường xét xử, Tòa án nhân dân huyện Kbang, tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 06/2021/HSST ngày 20/5/2021 đối với các bị cáo:
1. Đinh Văn M, sinh năm 1988 tại Kbang, Gia Lai; Nơi thường trú: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Ba Na; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 4/12; nghề nghiệp: Làm nông; Tiền án: Không, tiền sự: Có 01 tiền sự về hành vi khai thác rừng trái pháp luật. Con ông Đinh Văn T và bà Đinh Thị T, vợ là Đinh Thị R, có 02 con sinh năm 2011 và 2019.
Bị cáo ra đầu thú, bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 21/7/2020 cho đến ngày 09/4/2021 được thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú cho đến ngày 01/6/2021 bị bắt tạm giam cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
2. Đinh Văn Q, sinh năm 2001 tại Kbang, Gia Lai; Nơi thường trú: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Ba Na; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 10/12; nghề nghiệp: Làm nông; Tiền án: Không, tiền sự: Có 01 tiền sự về hành vi tàng trữ, sử dụng dao (hung khí) nhằm mục đích gây thương tích cho người khác và hành vi gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Con ông Đinh Văn T và bà Đinh Thị T.
Bị cáo bị bắt từ ngày 03/7/2020 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
3. Đinh Văn L, sinh 1993 tại Kbang, Gia Lai; Nơi thường trú: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Ba Na; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 01/12; nghề nghiệp: Làm nông; Tiền án, tiền sự: Không. Con ông: Đinh Văn Đ và bà Đinh Thị N (đều đã chết), vợ là Đinh Thị X, có 01 con sinh năm 2013.
Bị cáo bị bắt từ ngày 03/7/2020 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
4. Đinh Văn T, sinh năm 1994 tại Kbang, Gia Lai; Nơi thường trú: Làng Kon L T, xã Đ, huyện K, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Ba Na; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 5/12; nghề nghiệp: Làm nông; Tiền án, tiền sự: Không. Con ông Đinh Văn T và bà Đinh Thị T, vợ là Đinh Thị Đ, có 01 con sinh năm 2017.
Bị cáo bị bắt từ ngày 03/7/2020 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
5. Đinh Văn D, sinh năm 2001 tại Kbang, Gia Lai; Nơi thường trú: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Ba Na; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 6/12; nghề nghiệp: Làm nông; Tiền án, tiền sự: Không. Con ông Đinh Văn T và bà Đinh Thị H.
Bị cáo bị bắt từ ngày 03/7/2020 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
6. Đinh V1, sinh năm 1995 tại Vĩnh Thạnh, Bình Định; Nơi thường trú: Làng Đăk T, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Ba Na; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; Tiền án, tiền sự: Không. Con ông Đinh Găng và bà Đinh Thị H, vợ là Đinh Thị Đ, có 02 con, sinh năm 2015 và 2018.
Bị cáo bị bắt từ ngày 03/7/2020 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
7. Đinh Văn V, sinh năm 1996 tại K, Gia Lai; Nơi thường trú: Làng Đăk T, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai; Dân tộc: Ba Na; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 8/12; nghề nghiệp: Làm nông; Tiền án, tiền sự: Không. Con ông Đinh Văn G (đã chết) và bà Đinh Thị H, vợ là Đinh Thị X, có 01 con sinh năm 2019.
Bị cáo bị bắt từ ngày 03/7/2020 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
*Người bào chữa cho các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn D và Đinh Văn V: Ông Nguyễn T T - Trợ giúp viên pháp lý Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Gia Lai (có mặt).
*Người bào chữa cho các bị cáo Đinh Văn Q, Đinh Văn L và Đinh V1: Bà Cao Thị Mi Sa - Trợ giúp viên pháp lý Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Gia Lai (có mặt).
*Bị hại: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên K;
Đại diện theo pháp luật: Ông Trịnh Viết T2, sinh năm 1962 - Chức vụ: Giám đốc (có mặt);
Địa chỉ: Xã S, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Anh Nguyễn Thái H, sinh năm 2002;
Địa chỉ: Thôn 2, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai (có mặt);
2. Anh Đinh Văn T, sinh năm 1978 (có mặt);
Địa chỉ: Làng Đăk T, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai.
3. Anh Đinh Văn Bằng, sinh năm 1989 (vắng mặt); Địa chỉ: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai.
4. Đinh Văn B, sinh năm 1997 (có mặt);
Địa chỉ: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai.
5. Đinh Thị R, sinh năm 1989 (có mặt);
Địa chỉ: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai.
*Người làm chứng:
1. Anh Nguyễn Xuân L, sinh năm 1971 (có mặt);
Địa chỉ: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai.
2. Anh Thái Doãn D, sinh năm 1987 (có mặt);
Địa chỉ: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai.
3. Anh Tạ Quang Minh, sinh năm 1983 (vắng mặt có lý do);
Địa chỉ: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên K, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai.
* Người phiên dịch tiếng Bana: Anh Đinh Văn B – cán bộ Công an huyện K (có mặt);
NỘI DUNG VỤ ÁN
Qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 19h ngày 14/6/2020, Đinh Văn M đến nhà Đinh Văn L rủ L và hẹn 5 giờ ngày 15/6/2020 đến nhà M để cùng nhau đi vào rừng khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng khai thác gỗ Giổi trái phép, L đã đồng ý. Khoảng 05 giờ ngày 15/6/2020, L đi đến nhà M, cả hai đem theo một ba lô bên trong có cưa máy và công cụ dùng vào việc khai thác gỗ do M đã chuẩn bị sẵn từ trước rồi cùng nhau đi bộ theo đường mòn vào rừng đến tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 47 thuộc lâm phần do Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng quản lý, thuộc địa giới hành chính xã S. Lúc này M thấy một cây gỗ Giổi có đường kính lớn, cây gỗ còn sống, M lắp máy cưa và nói L dùng dao phát dọn xung quanh gốc cây, sau đó M dùng cưa cắt hạ khoảng 30 phút thì cây đổ, M tiếp tục dùng cưa cắt hai lóng, theo qui cách dài 2,2 m, khi đang cắt lóng thứ hai thì bị kẹt cưa nên tháo cưa máy, lam, xích bỏ vào ba lô, M hẹn L khoảng 14 giờ chiều đến nhà M để cùng nhau tiếp tục đi xẻ hộp, sau đó mỗi người đi theo một đường mòn về nhà. Sau khi về nhà, M tiếp tục rủ Đinh Văn T, Đinh Văn V, Đinh V1, Đinh Văn Q, Đinh Văn D đi khai thác gỗ trái phép, M dặn T đến nhà M lấy một cưa máy, lam, xích mang theo và hẹn tất cả gặp nhau lúc 14 giờ cùng ngày tại đường mòn bên trong chốt bảo vệ rừng (Suối đục) của Công T2 TNHH MTV lâm nghiệp Trạm Lập để cùng nhau đi vào rừng xẻ gỗ do M và L đã cắt hạ trước đó. Khi gặp nhau, M dẫn cả nhóm đi vào rừng, đến vị trí cây gỗ Giổi mà M và L đã cắt hạ. Tại đây M nói D, Q đi canh đường rồi đưa cho D một máy bộ đàm để liên lạc, D và Q đi bộ ngược về gần chốt bảo vệ rừng Suối đục của Công T2 TNHH MTV lâm nghiệp Trạm Lập đứng canh đường, nếu thấy lực lượng chức năng thì báo cho M biết. M và T dùng cưa máy tiếp tục cắt lóng và xẻ hộp theo quy cách dài từ 2- 2,2 m, dày từ 17-20cm, rộng từ 50-60cm, những người còn lại phụ phát dọn, bật mực, lật kê bẩy gỗ để xẻ. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày thì xẻ được 12 hộp gỗ, M dùng máy bộ đàm gọi cho D nói đã xẻ gỗ xong và tất cả thu dọn đồ đạc đi về. Chiều tối ngày 23/6/2020, M gọi V, V1, Q, L cùng Nguyễn Thái H, Đinh Văn T, Đinh Văn B, Đinh Văn B đem theo 6 xe mô tô độ chế của M, V, V1, H, Bảo, Q đi vào rừng để vận chuyển gỗ do M và mọi người đã xẻ vào ngày 15/6/2020, khi đến vị trí xẻ gỗ tất cả khiêng 6 hộp gỗ cột lên 6 xe máy và cùng nhau chở đi cất giấu ở trong rừng cách vị trí cưa, xẻ khoảng 01km, sau đó Q lại khiêng 6 hộp gỗ cột lên 6 xe máy cùng nhau chở đi theo đường mòn hướng về làng Đ đến rẫy cà phê gần khu vực chốt bảo vệ rừng Suối đục của Công T2 TNHH MTV lâm nghiệp Trạm Lập giấu gỗ và tất cả cùng nhau đi về. Đến sáng ngày 24/6/200 lực lượng chức năng đã phát hiện nơi cất giấu gỗ nhưng chỉ phát hiện và thu giữ được 10 hộp gỗ, còn 02 hộp gỗ tại vị trí cất giấu bị mất.
Nhận được tin báo Hạt kiểm lâm huyện Kbang cùng các ngành chức năng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường. Kết quả khám nghiệm hiện trường xác định tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 47 thuộc lâm phần do Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng quản lý, thuộc địa giới hành chính xã S có 04 cây gỗ bị thiệt hại, trong đó: 01 cây gỗ Giổi (nhóm 3) khối lượng thiệt hại là: 10,561m3; 03 cây gỗ Sp8 (nhóm 8) bị đổ lây khối lượng gỗ tròn thiệt hại là 0,733 m3. Tổng khối lượng gỗ tròn thiệt hại là: 11,294m3. Số gỗ tròn thu giữ tại hiện trường là 1,909 m3. Số gỗ xẻ thu giữ tại hiện trường là 1,847 m3.
Kết luận định giá số: 30/KL-HĐĐG ngày 21/7/2020 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Kbang đối với số gỗ tròn bị thiệt hại tại tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 47 lâm phần do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng quản lý, thuộc địa giới hành chính xã S, Kbang, Gia Lai xác định:
- Giá trị thiệt hại của 10,561m3 gỗ tròn, loại gỗ Giổi tại thời điểm tháng 6/2020 là:
153.360.400 đồng.
- Giá trị thiệt hại của 03 cây gỗ SP8 khối lượng 0,733m3 gỗ tròn tại thời điểm tháng 6/2020 là: 110.400 đồng.
- Giá trị của 1,909m3 gỗ tròn còn lại tại hiện trường tại thời điểm tháng 6/2020 là:
22.697.200 đồng.
- Giá trị của 1,847m3 gỗ xẻ còn lại tại hiện trường tại thời điểm tháng 6/2020 là:
23.522.300 đồng.
- Giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên của 11,294m3 gỗ tròn thuộc rừng đặc dụng, loại rừng tự nhiên tại thời điểm tháng 6/2020 là: 767.354.000 đồng.
Ngày 01/7/2020 Hạt kiểm lâm huyện Kbang đã khởi tố vụ án hình sự chuyển giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang để điều tra, ngày 02/7/2020 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang quyết định khởi tố các bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam, theo đó: Đinh Văn T, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q, Đinh Văn L và Đinh V1 bị bắt ngày 03/7/2020; ngày 21/7/2020 Đinh Văn M đã đến Công an huyện Kbang đầu thú.
Tại Bản cáo trạng số: 11/CT-VKS ngày 20/5/2021, VKSND huyện Kbang đã truy tố Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Sau đây gọi tắt là BLHS).
Tại phiên tòa, các bị cáo đều đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu.
Tại phiên toà, đại diện VKSND huyện Kbang, tỉnh Gia Lai vẫn giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo về tội danh, điều luật áp dụng như nội dung bản Cáo trạng và đề nghị HĐXX tuyên bố các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Đề nghị áp dụng điểm e khoản 2 Điều 232, Điều 38, 58; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của BLHS đối với tất cả các bị cáo; áp dụng thêm Điều 54 của BLHS đối với các bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 để xử phạt:
Bị cáo Đinh Văn M từ 02 năm đến 02 năm 04 tháng tù.
Bị cáo Đinh Văn Q từ 01 năm 08 tháng đến 01 năm 10 tháng tù. Bị cáo Đinh Văn T từ 01 năm 06 tháng đến 01 năm 08 tháng tù. Bị cáo Đinh Văn L từ 01 năm 06 tháng đến 01 năm 08 tháng tù. Bị cáo Đinh Văn D từ 01 năm 06 tháng đến 01 năm 08 tháng tù. Bị cáo Đinh Văn V từ 01 năm 06 tháng đến 01 năm 08 tháng tù. Bị cáo Đinh V1 từ 01 năm 06 tháng đến 01 năm 08 tháng tù.
Xét điều kiện, hoàn cảnh của các bị cáo đều thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nên không đề nghị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 232 của BLHS đối với các bị cáo.
Về trách nhiệm dân sự: Đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự; Điều 584, 585 và 587 của Bộ luật Dân sự:
Buộc các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 phải liên đới bồi thường thiệt hại về lâm sản là 107.251.300 đồng cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn D và Đinh Văn Q được trừ số tiền đã tạm nộp bồi thường mỗi bị cáo là 2.000.000 đồng; bị cáo Đinh Văn V, Đinh V1 và Đinh Văn L được trừ số tiền đã tạm nộp bồi thường mỗi bị cáo là 1.000.000 đồng) và phải bồi thường cho Ngân sách Nhà nước toàn bộ thiệt hại đối với rừng tự nhiên là 767.354.000 đồng.
Về xử lý vật chứng:
*Đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự; khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự để:
- T2ên tịch thu bán sung vào Ngân sách Nhà nước:
+ 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL màu vàng cam (lam dài 80cm, xích cưa);
+ 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL màu vàng cam, lam dài 100cm.
- Tuyên tịch thu tiêu hủy:
+ 01 (một) Pa Lăng màu cam loại 02 tấn kèm theo dây xích;
+ 01 (một) con dao rựa dài 55cm, phần lưỡi dao dài 18cm;
+ 02 (hai) cục pin màu đen hình hộp có ghi dòng chữ MADEIN SINGAPORE;
+ 07 (bảy) đèn pin đội đầu (06 cái màu vàng, 01 cái màu đen);
+ 01 (một) hộp giấy màu trắng xanh có kích thước (21x25x5)cm trên hộp có ghi dòng chữ HYPERISA màu đen;
+ 01 (một) dây xích cưa xăng đựng trong hộp giấy hiệu STIHL;
+ 02 (hai) máy bộ đàm hiệu KENWOOD, màu đen có cần anten, nắp mặt trên phía trước bằng kim loại màu vàng, mặt hông bên phải có ký hiệu MIC/SP máy đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
+ 02 (hai) bộ sạc pin có ghi dòng chữ MADEIN SINGAPORE, đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
+ 05 (năm) xe máy độ chế;
+ 01 (một) điện thoại nhãn hiệu NOKIA, số IMEI: 353101115503418, vỏ màu đen đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
- Tuyên trả cho chị Đinh Thị Rong 01 (một) điện thoại nhãn hiệu IPHONE, số IMEI: 359238068155228, vỏ màu trắng, màn hình nứt, vỡ nhiều không dùng cảm ứng được, không kiểm tra được chất lượng bên trong máy.
- Tuyên giao cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng làm thủ tục bán đấu giá sung vào Ngân sách Nhà nước sau khi trừ các chi phí theo quy định đối với 10 (mười) hộp gỗ xẻ, loại gỗ Giổi khối lượng 1,847m3 thu giữ được tại hiện trường.
Đối với 01 xe máy độ chế của Nguyễn Thái H dùng vào việc vận chuyển gỗ trái phép, cơ quan CSĐT đã tiến hành truy tìm nhưng không thu giữ được. Vì vậy, không đề nghị HĐXX xem xét.
Về án phí: Đề nghị HĐXX áp dụng khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 để miễn án phí HSST và án phí DSST cho các bị cáo.
Các bị cáo không tranh luận gì với đại diện Viện kiểm sát.
Người bào chữa cho các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn D và Đinh Văn V - ông Nguyễn T T trình bày:
Ông Trung nhất trí với bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang về tội danh và điều luật mà Viện kiểm sát đề nghị đối với các bị cáo M, T, D, V và nêu lên những tình tiết để HĐXX xem xét khi quyết định hình phạt đó là:
Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đều đã T khẩn khai báo, ăn năn hối cải; mặc dù gia đình các bị cáo khó khăn nhưng đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (bị cáo M, T, D mỗi bị cáo nộp 2.000.000 đồng; bị cáo V nộp 1.000.000 đồng).
Gia đình các bị cáo có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ cận nghèo, hộ nghèo; các bị cáo đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, đây là lần đầu các bị cáo phạm tội; bị cáo M khi nhận thức được hành vi phạm tội của mình đã ra đầu thú.
Về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng và án phí: Thống nhất với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát.
Do vậy, đề nghị HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; Đề nghị HĐXX áp dụng điểm e khoản 2 Điều 232; Điều 54 của Bộ luật hình sự cho bị cáo M, T, D và V được hưởng mức án thấp nhất so với mức án mà Viện kiểm sát đã đề nghị.
Người bào chữa cho các bị cáo Đinh Văn Q, Đinh Văn L và Đinh V1- Bà Cao Thị Mi S trình bày:
Bà Sa nhất trí với bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang về tội danh và Điều luật mà Viện kiểm sát đề nghị đối với các bị cáo Q, L, V1 và nêu lên những tình tiết để HĐXX xem xét khi quyết định hình phạt đó là: Các bị cáo đều là người dân tộc thiểu số, nhận thức về pháp luật Hình sự còn hạn chế; hoàn cảnh gia đình của các bị cáo thuộc diện hộ cận nghèo, hộ nghèo; các bị cáo L và V1 đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; bị cáo Q chưa có tiền án; đây là lần đầu các bị cáo phạm tội; Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đều đã T khẩn khai báo, ăn năn hối cải; mặc dù gia đình các bị cáo khó khăn nhưng đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (bị cáo Q nộp 2.000.000 đồng; bị cáo V1 và L, mỗi bị cáo nộp 1.000.000 đồng).
Do vậy, đề nghị HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; Đề nghị HĐXX áp dụng điểm e khoản 2 Điều 232; Điều 54 của Bộ luật hình sự cho bị cáo Q, L, V1 được hưởng mức án thấp nhất so với mức án mà Viện kiểm sát đã đề nghị.
Đại diện theo pháp luật của bị hại đề nghị HĐXX xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ý kiến tranh luận gì.
Lời nói sau cùng: Các bị cáo trình bày là đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật; các bị cáo đều xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để các bị cáo sớm Q về với gia đình, xã hội và trở T công dân tốt.
NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa; Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:
[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Kbang, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo, bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người nào ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2] Tại phiên tòa hôm nay, lời khai của các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 phù hợp với lời khai của các bị cáo tại Cơ quan điều tra và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, thể hiện:
Vào ngày 15/6/2020 Đinh Văn M đã rủ Đinh Văn L, Đinh Văn T, Đinh Văn V, Đinh V1, Đinh Văn Q, Đinh Văn D mang theo cưa máy, xăng, nhớt vào rừng tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 47 (là rừng đặc dụng), thuộc lâm phần do Ban quản lý khu bảo tồn thiên thiên Kon Chư Răng quản lý để khai thác 01 cây gỗ Giổi (nhóm III) trái phép, làm đổ lây 03 cây gỗ chủng loại SP8, gây thiệt hại về lâm sản là 11,294m3 trị giá 153.470.800 đồng; thiệt hại về môi trường đối với rừng tự nhiên là 767.354.000 đồng.
[3] Hành vi nêu trên của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm, gây thiệt hại và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng của đất nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước nói chung, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nói riêng. Khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, các bị cáo biết được việc vào rừng khai thác gỗ trái phép bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vì mục đích vụ lợi mà các bị cáo vẫn thực hiện với lỗi cố ý.
Như vậy, hành vi của các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 đã phạm vào tội Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 232 BLHS như truy tố của VKSND huyện Kbang là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Căn cứ vào nhân thân, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội do các bị cáo gây ra, HĐXX xét thấy cần phải có mức án tương xứng đối với các bị cáo, nhằm đạt mục đích răn re, giáo dục riêng và phòng ngừa chung trong xã hội.
[4] Trong vụ án này, hành vi phạm tội của các bị cáo có tính chất đồng phạm giản đơn, không có tổ chức, trong đó bị cáo Đinh Văn M là người khởi xướng, chủ mưu, cầm đầu, rủ rê chuẩn bị công cụ phạm tội (cưa máy, Ma xăng, nhớt, bộ đàm và các công cụ khác) để mang vào rừng và trực tiếp dẫn các bị cáo khác vào rừng, trực tiếp cắt hạ cây, cắt khúc và xẻ hộp trái phép. Do đó, bị cáo giữ vai trò chính trong vụ án này.
Các bị cáo Đinh Văn L, Đinh Văn T, Đinh Văn Q, Đinh Văn D, Đinh V1, Đinh Văn V, sau khi được M rủ đi khai thác gỗ thì đã đồng ý tham gia, đồng phạm với M với vai trò tích cực, cùng đi vào rừng cắt hạ gỗ, phụ giúp lật bẩy, kê gỗ, bật mực và canh gác lực lượng bảo vệ rừng.
[5] Về nhân thân:
Các bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V và Đinh V1 đều có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự và đây là lần đầu các bị cáo phạm tội.
Bị cáo Đinh Văn M có nhân thân xấu: Ngày 27/3/2020 có hành vi khai thác rừng trái pháp luật, bị Hạt kiểm lâm huyện Kbang, tỉnh Gia Lai xử phạt vi phạm hành chính, đã chấp hành nộp phạt ngày 08/5/2020.
Bị cáo Đinh Văn Q có nhân thân xấu: Ngày 29/4/2020 có hành vi tàng trữ, sử dụng dao (hung khí) nhằm mục đích gây thương tích cho người khác và hành vi gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, bị Công an xã S xử phạt vi phạm hành chính, đã chấp hành nộp phạt ngày 16/6/2020.
[6] Về tình tiết tăng nặng: Không có.
[7] Về tình tiết giảm nhẹ:
Quá trình điều tra và tại phiên toà các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 đều đã T khẩn khai báo và ăn năn hối cải; mặc dù gia đình các các bị cáo đều thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng các bị cáo cũng đã tác động gia đình bồi thường khắc phục một phần thiệt hại (bị cáo M, T, D và Q, mỗi bị cáo 2.000.000 đồng; bị cáo V, V1 và L, mỗi bị cáo là 1.000.000 đồng). Đây là những tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo được quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS mà HĐXX áp dụng đối với các bị cáo.
Các bị cáo Đinh Văn M, Đinh V1 và Đinh Văn V đều thuộc diện hộ nghèo; các bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn D, Đinh Văn L và Đinh Văn Q đều thuộc diện hộ cận nghèo; bị cáo Đinh Văn M khi nhận thức được hành vi phạm tội của mình đã ra đầu thú. Đây là những tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo được quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS mà HĐXX áp dụng đối với các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn D, Đinh Văn L, Đinh Văn T, Đinh V1 và Đinh Văn V.
[8] Xét bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 đều có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó có 02 tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 1 Điều 51 BLHS nên HĐXX áp dụng Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với các bị cáo như đề nghị của kiểm sát viên là phù hợp.
[9] Về trách nhiệm dân sự:
Hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây thiệt hại về lâm sản với khối lượng 11,294 m3 gỗ tròn, tổng giá trị thiệt hại về lâm sản là 153.470.800 đồng. Sau khi trừ giá trị của 1,909m3 gỗ tròn và 1,847m3 gỗ xẻ thu giữ được là 46.219.500 đồng, còn lại số tiền 107.251.300 đồng các bị cáo phải liên đới bồi thường cho bị hại. Ngoài ra, các bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên cho Nhà nước tổng số tiền là 767.354.000 đồng.
Phần thiệt hại trên các bị cáo đã nộp bồi thường tổng số tiền là 11.000.000 đồng (bị cáo M, T, D và Q, mỗi bị cáo 2.000.000 đồng; bị cáo V, V1 và L, mỗi bị cáo là 1.000.000 đồng). Do các bị cáo là đồng phạm trong vụ án, nên phải cùng liên đới bồi thường, trong đó xét vai trò của các bị cáo trong vụ án, HĐXX chia theo phần nghĩa vụ của từng bị cáo như sau: Bị cáo M giữ vai trò đầu vụ nên phải bồi thường tương ứng với 25% thiệt hại gây ra; các bị cáo T, L, D, V, Q và V1 là đồng phạm giúp sức cho bị cáo M nên mỗi bị cáo phải bồi thường tương ứng với 12,5% thiệt hại gây ra. Do đó, mỗi bị cáo phải bồi thường cụ thể như sau:
- Bị cáo Đinh Văn M phải bồi thường thiệt hại về lâm sản là 26.812.828 đồng, được trừ vào 2.000.000 đồng bị cáo đã nộp trước đó, còn phải bồi thường cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon chư Răng số tiền là 24.812.828 đồng và phải bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên cho ngân sách Nhà nước số tiền là 191.838.500 đồng.
- Bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn D, Đinh Văn Q, mỗi bị cáo phải bồi thường thiệt hại về lâm sản là 13.406.412 đồng, được trừ vào 2.000.000 đồng mà các bị cáo đã nộp trước đó, mỗi bị cáo còn phải bồi thường cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon chư Răng số tiền là 11.406.412 đồng và mỗi bị cáo phải bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên cho ngân sách Nhà nước số tiền là 95.919.250 đồng.
- Bị cáo Đinh L, Đinh Văn V và Đinh V1, mỗi bị cáo phải bồi thường thiệt hại về lâm sản là 13.406.412 đồng, được trừ vào 1.000.000 đồng mà các bị cáo đã nộp trước đó, mỗi bị cáo còn phải bồi thường cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon chư Răng số tiền là 12.406.412 đồng và mỗi bị cáo phải bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên cho ngân sách Nhà nước số tiền là 95.919.250 đồng.
Đối với số tiền 11.000.000 đồng mà các bị cáo đã tác động gia đình nộp bồi thường, cần giao trả lại cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng để lập thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
[10] Về xử lý vật chứng:
*Đối với những vật chứng sau là công cụ dùng vào việc phạm tội, nên cần tuyên tịch thu bán sung vào Ngân sách Nhà nước:
- 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL màu vàng cam (lam dài 80cm, xích cưa);
- 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL màu vàng cam, lam dài 100cm.
*Đối với những vật chứng sau là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy:
- 01 (một) Pa Lăng màu cam loại 02 tấn kèm theo dây xích;
- 01 (một) con dao rựa dài 55cm, phần lưỡi dao dài 18cm;
- 02 (hai) cục pin màu đen hình hộp có ghi dòng chữ MADEIN SINGAPORE;
- 07 (bảy) đèn pin đội đầu (06 cái màu vàng, 01 cái màu đen);
- 01 (một) hộp giấy màu trắng xanh có kích thước (21x25x5)cm trên hộp có ghi dòng chữ HYPERISA màu đen;
- 01 (một) dây xích cưa xăng đựng trong hộp giấy hiệu STIHL;
- 02 (hai) máy bộ đàm hiệu KENWOOD, màu đen có cần anten, nắp mặt trên phía trước bằng kim loại màu vàng, mặt hông bên phải có ký hiệu MIC/SP máy đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
- 02 (hai) bộ sạc pin có ghi dòng chữ MADEIN SINGAPORE, đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
- 05 (năm) xe máy độ chế;
- 01 (một) điện thoại nhãn hiệu NOKIA, số IMEI: 353101115503418, vỏ màu đen đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
*Đối với 01 (một) điện thoại nhãn hiệu IPHONE, số IMEI: 359238068155228, vỏ màu trắng, màn hình nứt, vỡ nhiều không dùng cảm ứng được, không kiểm tra được chất lượng bên trong máy là điện thoại của chị Đinh Thị Rong, không sử dụng vào việc phạm tội nên cần trả lại cho chị Rong.
*Đối với 10 (mười) hộp gỗ xẻ, loại gỗ Giổi khối lượng 1,847m3 thu giữ được tại hiện trường, cần giao cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng làm thủ tục bán đấu giá sung vào Ngân sách Nhà nước sau khi trừ các chi phí theo quy định.
[11] Về các vấn đề khác của vụ án:
Đối với các đối tượng Nguyễn Thái H, Đinh Văn T, Đinh Văn B, Đinh Văn B được Đinh Văn M gọi đi vận chuyển gỗ từ gốc cây ra nơi tập kết, các đối tượng này không được bàn bạc trước về việc khai thác gỗ trái phép của Đinh Văn M, khối lượng gỗ vận chuyển chưa đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự, các đối tượng chưa có tiền án, tiền sự về hành vi này nên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang đã tách hành vi vận chuyển gỗ chuyển hồ sơ cho Hạt kiểm lâm huyện Kbang xử lý hành chính là có căn cứ. Do đó, HĐXX xem xét họ với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Đối với chị Đinh Thị R là vợ của Đinh Văn M có giao nộp một số công cụ, phương tiện phạm tội cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang, quá trình điều tra xác định chị Rong không biết được việc M khai thác gỗ trái phép. Ngoài ra, điện thoại IPHONE, số IMEI: 359238068155228, vỏ màu trắng thu giữ của bị cáo M là của chị Rong, không sử dụng vào việc phạm tôi nên xem xét chị Rong với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Đối với Nguyễn Văn L là người được M nhờ Ma 02 máy bộ đàm và là người đứng tên trong hóa đơn Ma hàng, quá trình điều tra xác định khi Ma anh Lân không biết M nhờ Ma bộ đàm sử dụng vào việc phạm tội.
Do đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang không xem xét trách nhiệm hình sự của Đinh Thị Rong và Nguyễn Văn Lân trong vụ án là có căn cứ.
Đối với Thái Doãn Duy là nhân viên bảo vệ rừng thuộc BQL Khu BTTN Kon Chư Răng được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý khu vực rừng bị khai thác gỗ trái phép (tiểu khu 47). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công, Duy có tổ chức tuần tra nhưng do địa bàn rộng, thời tiết thường xuyên mưa bão, trong thời gian xảy ra vụ việc, Duy cùng với các anh em trong tổ đi kiểm tra các tiểu khu khác nên không phát hiện và báo cáo kịp thời với Ban lãnh đạo. Vì vậy, cơ quan điều tra không xử lý hình sự đối với Duy về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là có căn cứ.
[12] Xét quan điểm đường lối giải quyết vụ án của đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang, đề nghị HĐXX áp dụng điều luật, mức hình phạt đối với các bị cáo, về xử lý vật chứng và trách nhiệm dân sự là phù hợp nên được HĐXX chấp nhận.
Xét quan điểm của những người bào chữa cho các bị cáo về điều luật, mức hình phạt, xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự là phù hợp nên HĐXX chấp nhận.
[13] Về hình phạt bổ sung: Xét thấy các bị cáo chưa được thu lợi bất chính từ việc khai thác gỗ trái phép, gia đình các bị cáo đều thuộc diện hộ cận nghèo, hộ nghèo, không có việc làm và thu nhập ổn định nên HĐXX không áp dụng hình phạt bổ sung theo khoản 4 Điều 232 BLHS đối với các bị cáo.
[14] Về án phí: Các bị cáo Đinh Văn M, Đinh V1 và Đinh Văn V đều thuộc diện hộ nghèo; các bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn D, Đinh Văn L và Đinh Văn Q đều thuộc diện hộ cận nghèo và có đơn xin miễn án phí nên HĐXX quyết định miễn án phí HSST và DSST cho các bị cáo.
Vì các lẽ trên:
QUYẾT ĐỊNH
[1] Về Điều luật áp dụng đối với các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1:
- Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 232, Điều 38, Điều 58; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 đối với bị cáo Đinh Văn M.
- Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 232, Điều 38, Điều 54, Điều 58; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 đối với các bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn Q, Đinh Văn D, Đinh Văn V và Đinh V1.
[2] Về tội danh: Tuyên bố các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn Q, Đinh Văn L, Đinh Văn T, Đinh Văn D, Đinh Văn V, và Đinh V1, phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".
[3] Về hình phạt:
Xử phạt bị cáo Đinh Văn M 02 (hai) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt (ngày 01/6/2021). (Được trừ đi thời hạn bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 21/7/2020 cho đến ngày 09/4/2021).
Xử phạt bị cáo Đinh Văn Q 01 (một) năm 08 (tám) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt (ngày 03/7/2020).
Xử phạt bị cáo Đinh Văn L 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt (ngày 03/7/2020).
Xử phạt bị cáo Đinh Văn T 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt (ngày 03/7/2020).
Xử phạt bị cáo Đinh Văn D 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt (ngày 03/7/2020).
Xử phạt bị cáo Đinh Văn V 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt (ngày 03/7/2020).
Xử phạt bị cáo Đinh V1 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt (ngày 03/7/2020).
[4] Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 BLHS, các Điều 584, 585, 587 và 589 Bộ luật Dân sự:
*Buộc các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 phải liên đới bồi thường thiệt hại về lâm sản cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tổng số tiền là 96.251.300 (Chín mươi sáu triệu, hai trăm năm mươi mốt nghìn, ba trăm đồng). Mỗi bị cáo phải bồi thường cụ thể như sau:
- Bị cáo Đinh Văn M là: 26.812.828 đồng, được trừ đi 2.000.000 đồng đã bồi thường nên còn phải bồi thường 24.812.828 đồng.
- Bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn D, Đinh Văn Q, mỗi bị cáo phải bồi thường là: 13.406.412 đồng, được trừ đi 2.000.000 đồng đã bồi thường nên mỗi bị cáo còn phải bồi thường 11.406.412 đồng.
- Bị cáo Đinh Văn L, Đinh Văn V và Đinh V1, mỗi bị cáo phải bồi thường là: 13.406.412 đồng, được trừ đi 1.000.000 đồng đã bồi thường nên mỗi bị cáo còn phải bồi thường 12.406.412 đồng.
*Buộc các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1 phải liên đới bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên sung Ngân sách Nhà nước, tổng số tiền là 767.354.000 đồng (Bảy trăm sáu mươi bảy triệu, ba trăm năm mươi tư nghìn đồng). Mỗi bị cáo phải bồi thường cụ thể như sau:
- Bị cáo Đinh Văn M phải bồi thường: 191.838.500 đồng.
- Bị cáo Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V, Đinh Văn Q và Đinh V1, mỗi bị cáo phải bồi thường là: 95.919.250 đồng.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự (LTHADS) thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu c u thi hành án, tự nguyện thi hành án ho c bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, và 9 LTHADS; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 LTHADS.
*Tuyên giao trả cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tổng số tiền 11.000.000 đồng (theo các biên lai thu tiền số 0001667, 0001668, 0001669, 0001670, 0001671, 0001672 và 0001673 ngày 21/5/2021 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).
[5] Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 BLHS; khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự:
*Tuyên tịch thu bán sung vào Ngân sách Nhà nước:
- 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL màu vàng cam (lam dài 80cm, xích cưa);
- 01 (một) máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL màu vàng cam, lam dài 100cm.
*Tuyên tịch thu tiêu hủy:
- 01 (một) Pa Lăng màu cam loại 02 tấn kèm theo dây xích;
- 01 (một) con dao rựa dài 55cm, phần lưỡi dao dài 18cm;
- 02 (hai) cục pin màu đen hình hộp có ghi dòng chữ MADEIN SINGAPORE;
- 07 (bảy) đèn pin đội đầu (06 cái màu vàng, 01 cái màu đen);
- 01 (một) hộp giấy màu trắng xanh có kích thước (21x25x5)cm trên hộp có ghi dòng chữ HYPERISA màu đen;
- 01 (một) dây xích cưa xăng đựng trong hộp giấy hiệu STIHL;
- 02 (hai) máy bộ đàm hiệu KENWOOD, màu đen có cần anten, nắp mặt trên phía trước bằng kim loại màu vàng, mặt hông bên phải có ký hiệu MIC/SP máy đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
- 02 (hai) bộ sạc pin có ghi dòng chữ MADEIN SINGAPORE, đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
- 05 (năm) xe máy độ chế;
- 01 (một) điện thoại nhãn hiệu NOKIA, số IMEI: 353101115503418, vỏ màu đen đã qua sử dụng không kiểm tra chất lượng bên trong;
* Tuyên trả cho chị Đinh Thị Rong 01 (một) điện thoại nhãn hiệu IPHONE, số IMEI: 359238068155228, vỏ màu trắng, màn hình nứt, vỡ nhiều không dùng cảm ứng được, không kiểm tra được chất lượng bên trong máy.
*Tuyên giao cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng làm thủ tục bán đấu giá sung Ngân sách Nhà nước 10 (mười) hộp gỗ xẻ, loại gỗ Giổi khối lượng 1,847m3 sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật.
(Đ c điểm cụ thể vật chứng nói trên theo Biên bản giao nhận vật chứng ngày 08/6/2021 giữa Công an huyện Kbang và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kbang).
[6] Về án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án:
Tuyên miễn toàn bộ án phí HSST và án phí DSST cho các bị cáo Đinh Văn M, Đinh Văn Q, Đinh Văn T, Đinh Văn L, Đinh Văn D, Đinh Văn V và Đinh V1.
[7] Về quyền, thời hạn kháng cáo: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, các bị cáo, bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa có quyền làm đơn kháng cáo đề nghị TAND tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm, thời hạn trên đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được tính từ ngày nhận được Bản án hoặc Bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật./
Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 14/2021/HSST
Số hiệu: | 14/2021/HSST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện KBang - Gia Lai |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 14/07/2021 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về