TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG
BẢN ÁN 29/2023/HS-ST NGÀY 18/08/2023 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Trong các ngày 17 và ngày 18 tháng 8 năm 2023, tại Phòng xử án, Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh S xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 21/2023/TLST-HS ngày 31 tháng 5 năm 2023, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số: 25/2023/QĐXXST-HS ngày 28 tháng 7 năm 2023, đối với các bị cáo:
1. Nguyễn Văn H, sinh năm 1992, tại tỉnh S; Nơi cư trú: Ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S; Nghề nghiệp: Làm thuê; Trình độ học vấn: 5/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Văn H1, sinh năm 1972 và bà Sơn Thị Mỹ V, sinh năm 1970; Vợ, con: Chưa có; Tiền án: Không; Tiền sự: Không; Nhân thân: Vào ngày 21-9-2011, bị Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh S xử phạt 10 (mười) tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, chấp hành xong hình phạt tù ngày 02-6-2012, đã được xóa án tích; Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện C, tỉnh S trong một vụ án khác từ ngày 22-4-2023 cho đến nay.
2. Trần Anh T, sinh ngày 10-10-1999, tại tỉnh S; Nơi cư trú: Ấp X, xã H, huyện C, tỉnh S; Nghề nghiệp: Làm thuê; Trình độ học vấn: 8/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Trần Phương K, sinh năm 1976 và bà Sơn Thị Bé D, sinh năm 1975; Vợ, con: Chưa có; Tiền án: Không có; Tiền sự: Không; Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam từ ngày 18-01-2023 cho đến nay.
3. Trần Linh D1, sinh ngày 09-4-1997, tại tỉnh S; Nơi cư trú: Ấp Đ, xã T, huyện C, tỉnh S; Nghề nghiệp: Làm thuê; Trình độ học vấn: 10/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Trần Văn M, sinh năm 1976 và bà Trần Thị N, sinh năm 1976; Vợ, con: Chưa có; Tiền án: Không; Tiền sự: Vào ngày 08-11-2022, bị Trưởng Công an thị trấn C, huyện C, tỉnh S quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1.500.000 đồng về hành vi sử dụng trái phép chấp ma túy, chưa chấp hành nộp phạt; vào ngày 02-12-2022, bị Trưởng Công an xã H, huyện C, tỉnh S quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1.500.000 đồng về hành vi sử dụng trái phép chấp ma túy, chưa chấp hành nộp phạt; Nhân thân: Vào ngày 07-6-2019, bị Tòa án nhân dân thành phố S, tỉnh S xử phạt 01 (một) năm tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, đã chấp hành xong hình phạt tù ngày 18-01-2020, đã được xóa án tích; Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam từ ngày 18-01-2023 cho đến nay.
4. Nguyễn Thanh T1, sinh ngày 31-12-1999, tại tỉnh S; Nơi cư trú: Ấp S, xã P, huyện C, tỉnh S; Nghề nghiệp: Làm thuê; Trình độ học vấn: 7/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Thanh P, sinh năm 1980 và bà Lê Thị Ngọc T2, sinh năm 1977; Vợ, con: Chưa có; Tiền án: Không; Tiền sự: Không; Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam từ ngày 19-4-2023 cho đến nay.
(Các bị cáo có mặt tại phiên tòa)
- Bị hại: Ông Tăng Thanh N1, sinh năm 1989. Địa chỉ: Ấp T, thị trấn C, huyện C, tỉnh S. (Có mặt)
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:
1. Ông Phan Đức Q, sinh năm 1997. Địa chỉ: Ấp T, thị trấn C, huyện C, tỉnh S. (Có đơn xin vắng mặt)
2. Ông Diệp Hoàng T3, sinh năm 1987. Địa chỉ: Ấp T, thị trấn C, huyện C, tỉnh S. (Vắng mặt)
3. Bà Lê Thị Ngọc T2, sinh năm 1977. Địa chỉ: Số nhà I, ấp S, xã P, huyện C, tỉnh S. (Có mặt)
4. Ông Nguyễn Khánh H2, sinh năm 2000. Địa chỉ: Số nhà A, ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S. Địa chỉ liên lạc: Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh S. Địa chỉ: số H, đường H, Khóm B, Phường E, thành phố S, tỉnh S. (Có mặt)
- Người làm chứng:
1. Bà Sơn Thị Mỹ V, sinh năm 1970. Địa chỉ: Ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S. (Có mặt)
2. Ông Nguyễn Văn H1, sinh năm 1972. Địa chỉ: Ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S. (Có mặt)
3. Ông Nguyễn Minh T4, sinh năm 1990. Địa chỉ: Ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S. (Vắng mặt)
4. Ông Phạm Công K1, sinh năm 1996. Địa chỉ: Ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S. (Vắng mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Vào khoảng 17 giờ, ngày 19-5-2022, bị hại Tăng Thanh N1 và ông Phan Đức Q đi đám đầy tháng con ông Nguyễn Minh T4 tại ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S (nhà ông T4 bán quán N2). Đến khoảng hơn 20 giờ, cùng ngày bị hại N1 và ông Q đi ra lộ bê tông trước nhà ông T4 để đi vệ sinh. Lúc này, ông Nguyễn Khánh H2 điều khiển xe mô tô pô xe (bô xe) nồ lớn chạy ngang qua, ông Q nói lớn tiếng chạy xe kỳ vậy, ông H2 dừng xe lại, chửi thề với ông Q rồi điều khiển xe đến nhà của bị cáo Nguyễn Văn H. Ông Q tức giận, điều khiển xe mô tô đuổi theo ông H2 nhưng không kịp nên ông Q quay lại quán N2. Khi đến nhà bị cáo H, ông H2 kể lại sự việc ở quán N2 cho bị cáo H nghe. Bị cáo H đi lại quán Sông Q nói chuyện bị ông Q chặn lại, nắm cổ áo và được can ngăn ra nên bị cáo H đi về nhà. Lúc này, ông H2 cầm dao thái lan đi đến, rượt đuổi ông Q thì ông Q bỏ chạy. Bị hại N1 chụp tay ông H2 đang cầm dao, hai bên giằng co rồi buông ra. Ngay sau đó, bị hại N1 lấy 02 chai bia cầm trên tay đề tự vệ, ông H2 nhào vô cầm cây dao thái lan đâm vào người bị hại N1, bị hại N1 buông chai bia xuống, tay phải chụp nắm phần lưỡi dao, tay trái cầm chai bia đánh vào lưng, tay của ông H2, ông H2 rút dao lại làm đứt da ở ngón cái, ngón trỏ lòng bàn tay phải của bị hại N1 thì can ngăn. Ông H2 đi về nhà bị cáo H, bị hại N1 băng bó vết thương rồi vào bàn nhậu tiếp. Khi về đến nhà, bị cáo H tức giận việc bị chặn đường, nắm cổ áo nên lấy điện thoại điện cho bị cáo Nguyễn Thanh T1 nói cho bị cáo T1 biết sự việc bị mấy người trong quán Sông Q chặn đường, hăm dọa không cho ra chợ và kêu bị cáo T1 chở bị cáo Trần Linh D1 qua để đi đánh những trong quán N2 thì bị cáo T1 đồng ý và chở bị cáo D1 cùng đi. Sau đó, bị cáo H mượn điện thoại của ông H2, gọi điện bằng ứng dụng Zalo cho bị cáo Trần Anh T hỏi mượn dao, bị cáo T nói muốn chém để bị cáo T chém, không cho mượn dao thì bị cáo H đồng ý và kêu bị cáo T đi qua cầu X để rước đi. Nghe vậy, bị cáo T lấy 02 cây dao tự chế bỏ vào giỏ đệm (loại giỏ đựng gà) đi ra cầu X gặp các bị cáo H, D1, T1, thấy bị cáo T cầm giỏ đệm đi đến, các bị cáo H, D1, T1 đều biết trong giỏ đệm của bị cáo T có dao. Lúc này bị cáo H nói “mau tụi mày ơi, tụi nó đang trong quán, tụi nó ở thành phố không à, mấy thằng đó to con có xăm hình không à”. Nghe vậy, các bị cáo H, T, D1, T1 thống nhất cùng nhau điều khiển xe đến quán N2 để gây thương tích cho mấy người trong quán. Sau đó, bị cáo T cầm giỏ đệm đựng dao lên xe mô tô nhãn hiệu Exciter, biển kiểm soát 83G1-xxxxx đi cùng bị cáo H, bị cáo T1 điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Vario, biển kiểm soát 83P3-xxxxx chở bị cáo D1. Khi điều khiển xe đến dốc cầu P (cầu B nhỏ), bị cáo T lấy trong giỏ đệm ra 01 cây dao tự chế đưa cho bị cáo T1 nhưng bị cáo T1 không lấy nên bị cáo T đưa cây dao tự chế này cho bị cáo D1 và bị cáo T lấy cây dao tự chế còn lại cầm trên tay rồi tiếp tục điều khiển xe đến quán N2. Khi đến giữa cầu P, ông H1 và bà V (là cha mẹ ruột của bị cáo H) ngăn lại, ông H1 nói thằng nào đi qua cầu lại quán ông H1 đánh gãy chân, bà V la không cho đi và khóc sợ có chuyện nên đòi nhảy cầu. Lúc này, bị cáo H vừa nói vừa khóc “con đi chơi có kiếm chuyện với ai đâu mà bị chặn đường đánh, con cũng không thua ai đâu, con bị đánh mà má bỏ được hả”. Nghe vậy, bà V nói tụi mày muốn chém người ta tao phóng cầu chết cho mày coi, rồi bà V bước chân qua lang can cầu nên bị cáo H và bị cáo T1 ôm bà V lại. Bị cáo H nói “Dì sáu tụi mày vậy, thôi về đi”, nghe bị cáo H nói vậy, bị cáo T tức giận nói với bị cáo H “phải chém sao về vậy cha” nhưng bị cáo H không trả lời. Ngay lúc này, bị cáo T tức giận cầm dao tự chế chạy vào quán Sông Q1, bị cáo Dương c dao tự chế chạy theo bị cáo T vào quán N2. Thấy vậy, bà V kêu bị cáo H ngăn cản bị cáo T, bị cáo D1 lại nhưng bị cáo H không ngăn cản bị cáo T, bị cáo D1. Khi đến quán N2, bị cáo T cầm dao tự chế đi đến bàn chỗ bị hại N1 ngồi, thấy bị cáo T đi đến bị hại N1 hất bàn làm cho bị cáo T té ngã. Lúc này, bị cáo D1 chạy đến cầm dao tự chế bằng tay phải chém từ trên xuống trúng vào vùng lưng của bị hại N1, bị cáo D1 chém tiếp dao thứ hai bị hại N1 dùng tay trái đỡ nên trúng vào các ngón tay trái rồi bị cáo D1 chạy về hướng cầu P. Lúc này, bị cáo T xông đến tay trái cầm dao chém từ trên xuống, quơ dao qua lại trúng vào cổ tay phải, cẳng tay trái, vùng ngực bên phải, ngực bên trái, vùng vai của bị hại N1 nên bị hại N1 bỏ chạy, bị cáo T chém thêm 01 dao trúng vào lưng của bị hại N1, bị hại N1 chạy vào nhà ông T4, đóng cửa lại. Lúc này, bị cáo T chạy về hướng cầu P thì gặp bị cáo H, bị cáo T nói cho bị cáo H biết đã chém người trong quán Sông Q xong rồi lên xe cho bị cáo T1 chở bị cáo T, bị cáo D1 rời khỏi hiện trường. Sau đó, bị hại N1 được đưa đi cấp cứu, điều trị thương tích tại Bệnh viện đa khoa tỉnh S đến ngày 27-5-2022 được xuất viện. Đến ngày 02-8-2022, bị hại N1 đến Công an xã P trình báo sự việc, yêu cầu giám định thương tích và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số: 480/TgT-PY ngày 09-11-2022 của Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế tỉnh S kết luận đối với thương tích của bị hại Tăng Thanh N1 như sau:
“1. Dấu hiệu chính qua giám định:
- 02 sẹo cẳng tay trải, kích thước sẹo lớn, tổn thương gây đứt gân gấp, đứt động mạch nền căng tay trái. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 03% (Ba phần trăm); 03% (Ba phần trăm) và 06% (Sáu phần trăm).
- 02 sẹo phần mềm mặt lòng ngón 3, 4 bàn tay trái, kích thước sẹo trung bình. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gảy nên hiện tại là 02%) (Hai phần trăm) và 02 (Hai phần trăm).
- Sẹo phần mềm vai phải, kích thước sẹo trung bình. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 02%) (Hai phần trăm).
- Sẹo phần mềm cẳng - cổ tay phải, kích thước sẹo nhỏ. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 01% (Ba phần trăm).
Các tổn thương nông vùng ngực, lưng, vai trái, lòng hàn tay phải không còn di chứng tổn thương. Không xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể.
2. Tổng tỷ lệ tổThông tư số 22/2019/TT-BYTn thương cơ thể do thương tích gây nên tính theo ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y hiện tại là: 18% (Mười tám phần trăm).
3. Kết luận khác:
- Các tổn thương không gây ảnh hưởng chức năng.
- Sẹo lớn ở căng tay trái gây ảnh hưởng thẩm mỹ.
- Các tổn thương vùng ngực, vai và lưng nằm ở vùng nguy hiểm đến tính mạng.
- Các tổn thương trên có đặc điểm do vật sắc gây nên”.
- Về vật chứng của vụ án: Cơ quan điều tra Công an huyện C tạm giữ: Tạm giữ của bị cáo Trần Linh D1 01 (một) cây dao dài 50cm, lưỡi dao bằng kim loại dài 32cm, rộng 6,5cm, cán dao bằng gỗ dài 08cm, đường kính cán dao 03cm. Tạm giữ của bị cáo Nguyễn Thanh T1 01 (một) xe mô tô biển kiểm soát 83P3-xxxxx, nhãn hiệu Honda loại Vario, màu đỏ, số máy KF41E1248242, số khung MH1KF4110JK247380. Tạm giữ của ông Nguyễn Khánh H2 01 (một) cây dao loại dao thái, tổng chiều dài 24cm, phần cán dao bằng nhựa màu đen dài 10cm, phần lưỡi dao bằng kim loại màu trắng dài 14cm, có một đầu nhọn và phần lười dao có 02 bề sắc bén. Tại giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra Công an huyện C đã quyết định xử lý vật chứng: Trả lại cho bà Lê Thị Ngọc T2 01 (một) xe mô tô biển kiểm soát 83P3-xxxxx, nhãn hiệu Honda loại Vario, màu đỏ, số máy KF41E1248242, số khung MH1KF4110JK247380. Các vật chứng còn lại tiếp tục tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với vật chứng là 01 (một) cây dao tự chế bị cáo T sử dụng gây thương tích cho bị hại N1, sau khi sự việc xảy ra bị cáo T tiếp tục sử dụng cây dao tự chế này để gây thương tích cho người khác tại ấp P, xã T, huyện C, tỉnh S và bị tạm giữ trong vụ án này. Đối với vật chứng là 01 (một) xe mô tô nhãn hiệu Exciter, màu xám, biển kiểm soát 83G1-xxxxx của bị cáo H sử dụng làm phương tiện chở bị cáo T đi gây thương tích cho bị hại N1. Sau khi sự việc xảy ra bị cáo H đã bán cho người thanh niên ở thành phố S (không rõ họ, tên, địa chỉ) tại khu vực ngã C T, Phường F, thành phố S, tỉnh S với số tiền 26.000.000 đồng nên không thu giữ được. Cơ quan điều tra Công an huyện C đã xác minh nhưng không xác định được người mua xe của bị cáo H.
- Về trách nhiệm dân sự: Tại giai đoạn điều tra, bị hại N1 yêu cầu các bị cáo H, T, D1, T1 liên đới bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm số tiền 100.000.000 đồng. Các bị cáo H, T, T1 đã tác động gia đình bồi thường cho bị hại N1 số tiền 7.000.000 đồng (gia đình bị cáo H bồi thường số tiền 3.000.000 đồng; gia đình bị cáo T bồi thường số tiền 2.000.000 đồng và gia đình bị cáo T1 bồi thường số tiền 2.000.000 đồng).
- Tại Cáo trạng số: 23/CT-VKS-CT ngày 30-5-2023, Viện kiểm sát nhân dân huyện C truy tố các bị cáo H, T, D1, T1 tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Tại phiên tòa sơ thẩm:
Kiểm sát viên giữ nguyên Cáo trạng truy tố đối với các bị cáo H, T, D1, T1. Phát biểu luận tội, Kiểm sát viên đề nghị:
Về trách nhiệm hình sự: Tuyên bố các bị cáo H, T, D1, T1 phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Áp dụng điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo H, xử phạt bị cáo H từ 03 (ba) năm tù đến 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù.
Áp dụng điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Khoản 1 Điều 56, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo T, xử phạt bị cáo T từ 03 (ba) năm tù đến 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù. Tổng hợp hình phạt 09 (chín) tháng tù của Bản án hình sự sơ thẩm số: 25/2023/HS-ST ngày 12-7-2023 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh S buộc bị cáo T phải chấp hành hình phạt chung của 02 bản án từ 03 (ba) năm 09 (chín) tháng tù đến 04 (bốn) năm 03 (ba) tháng tù.
Áp dụng điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo D1, xử phạt bị cáo D1 từ 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù đến 02 (hai) năm 09 (chín) tháng tù.
Áp dụng điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo T1, xử phạt bị cáo T1 từ 02 (hai) năm tù đến 02 (hai) năm 03 (ba) tháng tù.
Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); các Điều 584, 585, 587 và 590 của Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bị cáo H, T, D1, T1 và bị hại N1 về việc mỗi bị cáo bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cho bị hại Nam số tiền 5.750.000 đồng.
Về xử lý vật chứng: Áp dụng điểm a Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); điểm a Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tịch thu tiêu hủy 01 (một) cây dao dài 50cm, lưỡi dao bằng kim loại dài 32cm, rộng 6,5cm, cán dao bằng gỗ dài 08cm, đường kính cán dao 03 cm và 01 (một) cây dao loại dao thái, tổng chiều dài 24cm, phần cán dao bằng nhựa màu đen dài 10cm, phần lưỡi dao bằng kim loại màu trắng dài 14cm, có một đầu nhọn và phần lưỡi dao có 02 bề sắc bén.
Bị cáo H thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Cáo trạng truy tố; thống nhất với luận tội của đại diện Viện kiểm sát. Phát biểu tranh luận, bị cáo H xin giảm nhẹ hình phạt, xin lỗi bị hại N1, xin lỗi gia đình và đồng ý bồi thường cho bị hại N1 số tiền 5.750.000 đồng. Lời nói sau cùng, bị cáo H xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo T thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Cáo trạng truy tố; thống nhất với luận tội của đại diện Viện kiểm sát. Phát biểu tranh luận, bị cáo T xin giảm nhẹ hình phạt, xin lỗi bị hại N1, xin lỗi gia đình và đồng ý bồi thường cho bị hại N1 số tiền 5.750.000 đồng. Lời nói sau cùng, bị cáo T xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo D1 thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Cáo trạng truy tố; thống nhất với luận tội của đại diện Viện kiểm sát. Phát biểu tranh luận, bị cáo D1 xin giảm nhẹ hình phạt và đồng ý bồi thường cho bị hại Nam số tiền 5.750.000 đồng. Lời nói sau cùng, bị cáo D1 không nói lời nói sau cùng.
Bị cáo T1 thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Cáo trạng truy tố; thống nhất với luận tội của đại diện Viện kiểm sát. Phát biểu tranh luận, bị cáo T1 xin giảm nhẹ hình phạt, xin lỗi bị hại N1 và đồng ý bồi thường cho bị hại Nam số tiền 5.750.000 đồng. Lời nói sau cùng, Bị cáo T1 xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị hại N1 thống nhất với Cáo trạng truy tố đối với các bị cáo H, T, D1, T1. Phát biểu tranh luận, bị hại N1 yêu cầu giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo H, T, D1, T1; chỉ yêu cầu bị cáo H, T, D1, T1 liên đới bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm số tiền 23.000.000 đồng, mỗi bị cáo phải bồi thường số tiền 5.750.000 đồng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện C, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện C, Kiểm sát viên đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Quá trình điều tra, truy tố, cũng như tại phiên tòa sơ thẩm những người tham gia tố tụng không có ý kiến hay khiếu nại nên các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện C, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện C, Kiểm sát viên đều hợp pháp.
[2] Tại phiên tòa sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án ông Phan Đức Q, ông Diệp Hoàng T3; người làm chứng ông Nguyên Minh T4, ông Phạm Công K1 vắng mặt. Các bị cáo H, T, D1, T1 và bị hại N1 yêu cầu tiếp tục xét xử. Kiểm sát viên đề nghị vẫn tiến hành xét xử theo quy định tại Khoản 1 Điều 292, Khoản 1 Điều 293 và Điều 308 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Hội đồng xét xử xét thấy, những người tham gia tố tụng này đã được triệu tập tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt không có lý do, riêng ông Phan Đức Q có đơn xin vắng mặt. Đồng thời, những người tham gia tố tụng này đã có lời khai trong hồ sơ vụ án, việc họ vắng mặt không gây trở ngại cho việc xét xử vụ án. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 292, Khoản 1 Điều 293 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án.
[3] Các bị cáo H, T, D1, T1 thừa nhận Cáo trạng truy tố các bị cáo tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là đúng hành vi phạm tội, không oan sai; thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội đã thực hiện. Lời khai nhận tội này phù hợp với lời khai của các bị cáo tại giai đoạn điều tra, truy tố và tại phiên tòa sơ thẩm; phù hợp với lời khai của bị hại, người làm chứng; phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, bản kết luận giám định pháp y về thương tích và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án nên có đủ căn cứ để Hội đồng xét xử xác định:
[4] Vào khoảng hơn 20 giờ, ngày 19-5-2022, sau khi nghe ông H2 kể lại sự việc cự cải với ông Q ở quán N2 thuộc ấp P, xã P, huyện C, tỉnh S, bị cáo H đi lại quán Sông Q nói chuyện thì bị ông Q chặn lại, nắm cổ áo và được can ngăn ra nên bị cáo H đi về nhà. Khi về đến nhà, bị cáo H tức giận việc bị chặn đường, nắm cổ áo nên lấy điện thoại điện cho bị cáo Nguyễn Thanh T1 nói cho Bị cáo T1 biết sự việc bị mấy người trong quán Sông Q chặn đường, hăm dọa không cho ra chợ và kêu Bị cáo T1 chở bị cáo Trần Linh D1 qua để đi đánh những trong quán N2 thì Bị cáo T1 đồng ý và chở bị cáo D1 cùng đi. Sau đó, bị cáo H mượn điện thoại của ông H2, gọi điện bằng ứng dụng Zalo cho bị cáo Trần Anh T hỏi mượn dao, bị cáo T nói muốn chém để bị cáo T chém, không cho mượn dao thì bị cáo H đồng ý và kêu bị cáo T đi qua cầu X để rước đi. Nghe vậy, bị cáo T lấy 02 cây dao tự chế bỏ vào giỏ đệm (loại giỏ đựng gà) đi ra cầu X gặp các bị cáo H, D1, T1, thấy bị cáo T cầm giỏ đệm đi đến, các bị cáo H, D1, T1 đều biết trong giỏ đệm của bị cáo T có dao. Lúc này bị cáo H nói “mau tụi mày ơi, tụi nó đang trong quán, tụi nó ở thành phố không à, mấy thằng đó to con có xăm hình không à”. Nghe vậy, các bị cáo H, T, D1, T1 thống nhất cùng nhau điều khiển xe đến quán N2 để gây thương tích cho mấy người trong quán. Sau đó, bị cáo T cầm giỏ đệm đựng dao lên xe mô tô nhãn hiệu Exciter, biển kiểm soát 83G1-xxxxx đi cùng bị cáo H, Bị cáo T1 điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Vario, biển kiểm soát 83P3-xxxxx chở bị cáo D1. Khi điều khiển xe đến dốc cầu P (cầu B nhỏ), bị cáo T lấy trong giỏ đệm ra 01 cây dao tự chế đưa cho Bị cáo T1 nhưng Bị cáo T1 không lấy nên bị cáo T đưa cây dao tự chế này cho bị cáo D1 và bị cáo T lấy cây dao tự chế còn lại cầm trên tay rồi tiếp tục điều khiển xe đến quán N2. Khi đến giữa cầu P, ông H1 và bà V (là cha mẹ ruột của bị cáo H) ngăn lại, ông H1 nói thằng nào đi qua cầu lại quán ông H1 đánh gãy chân, bà V la không cho đi và khóc sợ có chuyện nên đòi nhảy cầu. Lúc này, bị cáo H vừa nói vừa khóc “con đi chơi có kiếm chuyện với ai đâu mà bị chặn đường đánh, con cũng không thua ai đâu, con bị đánh mà má bỏ được hả”. Nghe vậy, bà V nói tụi mày muốn chém người ta tao phóng cầu chết cho mày coi, rồi bà V bước chân qua lang can cầu nên bị cáo H và Bị cáo T1 ôm bà V lại. Bị cáo H nói “Dì sáu tụi mày vậy, thôi về đi”, nghe bị cáo H nói vậy, bị cáo T tức giận nói với bị cáo H “phải chém sao về vậy cha” nhưng bị cáo H không trả lời. Ngay lúc này, bị cáo T tức giận cầm dao tự chế chạy vào quán Sông Q1, bị cáo Dương c dao tự chế chạy theo bị cáo T vào quán N2. Thấy vậy, bà V kêu bị cáo H ngăn cản bị cáo T, bị cáo D1 lại nhưng bị cáo H không ngăn cản bị cáo T, bị cáo D1. Khi đến quán N2, bị cáo T cầm dao tự chế đi đến bàn chỗ bị hại N1 ngồi, thấy bị cáo T đi đến bị hại N1 hất bàn làm cho bị cáo T té ngã. Lúc này, bị cáo D1 chạy đến cầm dao tự chế bằng tay phải chém từ trên xuống trúng vào vùng lưng của bị hại N1, bị cáo D1 chém tiếp dao thứ hai bị hại N1 dùng tay trái dở nên trúng vào các ngón tay trái rồi bị cáo D1 chạy về hướng cầu P. Lúc này, bị cáo T xông đến tay trái cầm dao chém từ trên xuống, quơ dao qua lại trúng vào cổ tay phải, cẳng tay trái, vùng ngực bên phải, ngực bên trái, vùng vai của bị hại N1 nên bị hại N1 bỏ chạy, bị cáo T chém thêm 01 dao trúng vào lưng của bị hại N1, bị hại N1 chạy vào nhà ông T4, đóng cửa lại. Lúc này, bị cáo T chạy về hướng cầu P thì gặp bị cáo H, bị cáo T nói cho bị cáo H biết đã chém người trong quán Sông Q xong rồi lên xe cho Bị cáo T1 chở bị cáo T, bị cáo D1 rời khỏi hiện trường. Sau đó, bị hại N1 được đưa đi cấp cứu, điều trị thương tích tại Bệnh viện đa khoa tỉnh S đến ngày 27-5-2022 được xuất viện. Đến ngày 02-8-2022, bị hại N1 đến Công an xã P trình báo sự việc, yêu cầu giám định thương tích và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
[5] Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số: 480/TgT-PY ngày 09-11-2022 của Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế tỉnh S kết luận: Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên của bị hại N1 là 18%. Kết luận khác: Các tổn thương không gây ảnh hưởng chức năng; sẹo lớn ở cẳng tay trái gây ảnh hưởng thẩm mỹ; các tổn thương vùng ngực, vai và lưng nằm ở vùng nguy hiểm đến tính mạng; các tổn thương trên có đặc điểm do vật sắc gây nên.
[6] Tại Khoản 1, 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
...
i) Có tính chất côn đồ; k) ...”.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
...
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
...”.
[7] Đối chiếu với quy định viện dẫn, Hội đồng xét xử xét thấy, các bị cáo H, T, D1, T1 là người đã thành niên, đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Các bị cáo nhận thức được hành vi xâm phạm hoặc gây tổn hại đến sức khỏe, thân thể của người khác là vi phạm pháp luật. Thế nhưng, giữa các bị cáo H, T, D1, T1 và bị hại N1 không có mâu thuẫn từ trước, chỉ vì nguyên cớ nhỏ nhặt, do tức giận việc bị chặn đường nắm cổ áo tại quán N2 mà bị cáo H đã rủ rê, lôi kéo, hỏi mượn dao của bị cáo T và cùng với các bị cáo T, D1, T1 thống nhất ý chí, dùng dao tự chế là hung khí nguy hiểm chém 08 dao (bị cáo D1 chém 02 dao, bị cáo T chém 06 dao) gây thương tích cho bị hại N1. Hành vi của các bị cáo H, T, D1, Thảo phạm vào tình tiết định khung “Dùng hung khí nguy hiểm” và “Có tính chất côn đồ” quy định tại điểm a, i Khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Qua giám định tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên của bị hại N1 là 18%. Do đó, hành vi của các bị cáo H, T, D1, T1 đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
[8] Như vậy, Cáo trạng số: 23/CT-VKS-CT ngày 30-5-2023 của Viện kiểm sát nhân dân huyện C truy tố các bị cáo H, T, D1, T1 tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật.
[9] Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của người khác được Bộ luật hình sự bảo vệ, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại địa phương nên cần phải xử phạt các bị cáo thật nghiêm, áp dụng hình phạt tù có thời hạn để các bị cáo có thời gian cải tạo, lao động, học tập để biết cách xử sự có chừng mực; biết tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
[10] Khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo không có sự câu kết chặt chẽ, không có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng người nên là đồng phạm giản đơn, vai trò của từng bị cáo như sau:
[11] Đối với bị cáo H: Bị cáo giữ vai trò chính trong vụ án. Bị cáo là người khởi xướng, rủ rê, lôi kéo, hỏi mượn dao của bị cáo T và cùng với các bị cáo T, D1, T1 thống nhất ý chí thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, cha mẹ bị cáo có can ngăn nhưng bị cáo không có hành động gì để ngăn cản các bị cáo khác; mẹ của bị cáo kêu bị cáo ngăn cản các bị cáo khác nhưng bị cáo không ngăn cản, bị cáo mong muốn và để mặc cho hậu quả xảy ra, hậu quả bị hại N1 bị chém gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể 18%. Do đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình, chịu trách nhiệm chính trong vụ án.
[12] Đối với bị cáo T: Bị cáo giữ vai trò là người thực hành tích cực nhất trong vụ án. Khi nghe bị cáo H hỏi mượn dao bị cáo biết ý định của bị cáo H là dùng dao để gây thương tích cho người khác nhưng bị cáo không can ngăn, bị cáo không cho bị cáo H mượn dao nhưng bị cáo đồng ý là người trực tiếp gây thương tích và bị cáo chuẩn bị 02 cây dao tự chế, sử dụng 01 trong 02 cây dao tự chế này chém 06 dao gây thương tích cho bị hại N1. Do đó, bị cáo T phải chịu trách nhiệm tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả đã gây ra, chịu trách nhiệm bằng với bị cáo H.
[13] Đối với bị cáo D1: Bị cáo giữ vai trò là người thực hành tích cực trong vụ án. Mặc dù giữa bị cáo và bị hại không có mâu thuẫn, nghe bị cáo H rủ rê đi gây thương tích cho bị hại thì bị cáo đồng ý. Bị cáo sử dụng cây dao tự chế do bị cáo T đưa, chém 02 dao gây thương tích cho bị hại N1. Do đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả đã gây ra nhưng thấp hơn bị cáo H, bị cáo T.
[14] Đối với bị cáo T1: Bị cáo giữ vai trò là người giúp sức tích cực trong vụ án. Bị cáo không trực tiếp gây thương tích cho bị hại, nhưng bị cáo là người tiếp nhận ý chí gây thương tích cho người khác của bị cáo H, bị cáo nói lại cho bị cáo D1 nghe, đồng ý cùng tham gia, sử dụng xe mô tô chở bị cáo D1 đến địa điểm gây thương tích cho bị hại. Sau khi bị cáo T, bị cáo D1 gây thương tích cho bị hại xong, bị cáo điều khiển xe mô tô chở bị cáo T, bị cáo D1 nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Do đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện, nhưng thấp hơn các bị cáo khác.
[15] Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử xem xét về nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo như sau:
[16] Đối với bị cáo H: Bị cáo H có nhân thân xấu, có 01 tiền án đã được xóa án tích. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy bị phát hiện, xử lý trách nhiệm hình sự. Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải thể hiện qua việc đã tác động gia đình bồi thường cho bị hại số tiền 3.000.000 đồng, bị cáo nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, bị cáo xin lỗi bị hại và xin lỗi gia đình; bị cáo đồng ý bồi thường cho bị hại số tiền 5.750.000 đồng và được bị hại xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, bị cáo có thân nhân là người có công với cách mạng nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình quy định tại điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
[17] Đối với bị cáo T: Bị cáo T không có tiền án, tiền sự. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo T tiếp tục thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác bị phát hiện, xử lý trách nhiệm hình sự. Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải thể hiện qua việc bị cáo đã tác động gia đình bồi thường cho bị hại số tiền 2.000.000 đồng, bị cáo nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, bị cáo xin lỗi bị hại và xin lỗi gia đình; bị cáo đồng ý bồi thường cho bị hại số tiền 5.750.000 đồng và được bị hại xin giảm nhẹ hình phạt nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình quy định tại điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xem xét giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, vào ngày 12-7-2023, bị cáo T bị Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh S xử phạt 09 (chín) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, bản án này đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, cần áp dụng Khoản 1 Điều 56 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với bị cáo T.
[18] Đối với bị cáo D1: Bị cáo D1 có nhân thân xấu, có 02 tiền sự chưa được xem là chưa xử phạt vi phạm hành chính. Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo thành khẩn khai báo nhưng không ăn năn hối cải thể hiện qua việc bị cáo không bồi thường cho bị hại, biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây tổn hại cho sức khỏe của bị hại nhưng bị cáo không nhận lỗi với bị hại; bị cáo đồng ý bồi thường cho bị hại số tiền 5.750.000 đồng và được bị hại xin giảm nhẹ hình phạt nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình quy định tại điểm s Khoản 1, 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
[19] Đối với bị cáo T1: Bị cáo T1 có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, Bị cáo T1 thực hiện hành vi tàng trữ vũ khí tương tự vũ khí quân dụng bị phát hiện, xử lý trách nhiệm hình sự. Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải thể hiện qua việc bị cáo đã tác động gia đình bồi thường cho bị hại số tiền 2.000.000 đồng, bị cáo nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, bị cáo xin lỗi bị hại; bị cáo đồng ý bồi thường cho bị hại số tiền 5.750.000 đồng và được bị hại xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, bị cáo có thân nhân là người có công với cách mạng nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình quy định tại điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
[20] Về trách nhiệm dân sự: Tại phiên tòa sơ thẩm, bị hại Nam chỉ yêu cầu các bị cáo H, T, D1, T1 liên đới bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm số tiền 23.000.000 đồng, mỗi bị cáo bồi thường số tiền 5.750.000 đồng. Các bị cáo H, T, D1, T1 đồng ý mỗi bị cáo bồi thường cho bị hại N1 số tiền 5.750.000 đồng. Hội đồng xét xử xét thấy, bị cáo H, T, D1, T1 và bị hại N1 đã thỏa thuận được với nhau về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, sự thỏa thuận này là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội nên Hội đồng xét xử ghi nhận.
[21] Về xử lý vật chứng: Tại giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra Công an huyện C đã quyết định xử lý vật chứng, trả lại cho bà Lê Thị Ngọc T2 01 (một) xe mô tô biển kiểm soát 83P3-xxxxx, nhãn hiệu Honda, loại Vario, màu đỏ, số máy KF41E1248242, số khung MH1KF4110JK247380 nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết. Đối với vật chứng là 01 (một) cây dao dài 50cm, lưỡi dao bằng kim loại dài 32cm, rộng 6,5cm, cán dao bằng gỗ dài 08cm, đường kính cán dao 03cm do bị cáo Trần Linh D1 giao nộp, là công cụ phạm tội nên tịch thu tiêu hủy. Đối với vật chứng là 01 (một) cây dao loại dao thái, tổng chiều dài 24cm, phần cán dao bằng nhựa màu đen dài 10cm, phần lưỡi dao bằng kim loại màu trắng dài 14cm, có một đầu nhọn và phần lưỡi dao có 02 bề sắc bén do ông Nguyễn Khánh H2 giao nộp, là công cụ ông H2 gây thương tích cho bị hại N1 nhưng không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, ông H2 không có yêu cầu nhận lại nên tịch thu tiêu hủy. Đối với vật chứng là 01 (một) cây dao tự chế bị cáo T sử dụng gây thương tích cho bị hại N1, sau khi sự việc xảy ra bị cáo T tiếp tục sử dụng cây dao tự chế này để gây thương tích cho người khác tại ấp P, xã T, huyện C vào ngày 30-8-2022 và bị tạm giữ trong vụ án này nên không có căn cứ để xem xét, giải quyết. Đối với vật chứng là 01 (một) xe mô tô nhãn hiệu Exciter, màu xám, biển kiểm soát 83G 1-xxxxx của bị cáo H. Bị cáo H sử dụng xe mô tô này làm phương tiện chở bị cáo T đi gây thương tích cho bị hại. Sau khi sự việc xảy ra, bị cáo H đã bán cho người thanh niên ở thành phố S (không rõ họ, tên, địa chỉ) với số tiền 26.000.000 đồng nên không thu giữ được. Cơ quan điều tra Công an huyện C đã xác minh nhưng không xác định được nhân thân người mua xe của bị cáo H nên không có căn cứ để xem xét, giải quyết.
[22] Đối với ông Nguyễn Khánh H2: Vào ngày 19-5-2022, ông H2 dùng dao đâm làm đứt tay của bị hại N1 nhưng không gây tổn hại sức khỏe cho bị hại N1. Đồng thời, ông H2 không đồng phạm cùng các bị cáo H, T, D1, T1 gây thương tích cho bị hại N1. Hành vi của ông H2 đà bị Trưởng công an huyện C, tỉnh S quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5.000.000 đồng nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.
[23] Đối với bị hại Tăng Thanh N1: Quá trình điều tra đã chứng minh được khi bị hại N1 bị ông H2 dùng dao đâm, bị hại N1 dùng chai bia đánh vào người ông H2 nhưng ông H2 không yêu cầu giám định thương tích, không yêu cầu xử lý đối với bị hại N1. Đồng thời, hành vi của bị hại N1 là để tự vệ nên không có căn cứ để xem xét, giải quyết.
[24] Kiểm sát viên đề nghị áp dụng pháp luật về tội danh, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt đối với các bị cáo là có căn cứ, phù hợp với quy định pháp luật. Hội đồng xét xử xét thấy, xử phạt các bị cáo H, T, T1 mức hình phạt khởi điểm mà Kiểm sát viên đề nghị là tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, thể hiện nguyên tắc khoan hồng đối với người thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; xử phạt bị cáo D1 mức hình phạt cao nhất mà Kiểm sát viên đề nghị để giáo dục, răn đe đối với bị cáo, có như vậy mới đảm bảo sự công bằng với các bị cáo khác.
[25] Về án phí sơ thẩm: Các bị cáo H, T, D1, T1 là người bị kết án nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm. Đồng thời, các bị cáo H, T, D1, T1 phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cho bị hại nên phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
[26] Về quyền kháng cáo: Bị cáo, đương sự có quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào:
- Điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo Nguyễn Văn H.
- Điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Khoản 1 Điều 56, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo Trần Anh T.
- Điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo Trần Linh D1.
- Điểm đ Khoản 2 Điều 134, điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, Điều 50, Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với bị cáo Nguyễn Thanh T1.
- Điểm a khoản 2 Điều 47, Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); điểm a Khoản 2 Điều 106, Khoản 2 Điều 136, Khoản 1 Điều 292, Khoản 1 Điều 293, Điều 331 và Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
- Khoản 2 Điều 468, Điều 584, Điều 585, Điều 587 và Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015.
- Điểm a, c Khoản 1 Điều 23, Khoản 8 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên bố: Các bị cáo Nguyễn Văn H, Trần Anh T, Trần Linh D1, Nguyễn Thanh T1 phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Tuyên xử:
1. Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn H 03 (ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tự nguyện chấp hành án hoặc ngày bắt đi thi hành án.
2. Xử phạt bị cáo Trần Anh T 03 (ba) năm tù. Tổng hợp hình phạt 09 (chín) tháng tù của Bản án hình sự sơ thẩm số: 25/2023/HS-ST ngày 12-7-2023 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh S buộc bị cáo Trần Anh T chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 03 (ba) năm 09 (chín) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giam (tức ngày 18-01-2023).
3. Xử phạt bị cáo Trần Linh D1 02 (hai) năm 09 (chín) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giam (tức ngày 18-01-2023).
4. Xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh T1 02 (hai) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giam (tức ngày 19-4-2023).
5. Về trách nhiệm dân sự: Ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bị cáo Nguyễn Văn H, Trần Anh T, Trần Linh D1, Nguyễn Thanh T1 và bị hại Tăng Thanh N1 về việc các bị cáo Nguyễn Văn H, Trần Anh T, Trần Linh D1, Nguyễn Thanh T1 mỗi bị cáo bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cho bị hại Tăng Thanh N1 số tiền 5.750.000 đồng.
Khi bản án có hiệu lực pháp luật, người có quyền yêu cầu thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án còn phải chịu tiền lãi do chậm thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 cho đến khi thi hành án xong.
6. Về xử lý vật chứng: Tịch thu tiêu hủy 01 (một) cây dao dài 50cm, lưỡi dao bằng kim loại dài 32cm, rộng 6,5cm, cán dao bằng gỗ dài 08cm, đường kính cán dao 03 cm và 01 (một) cây dao loại dao thái, tổng chiều dài 24cm, phần cán dao bằng nhựa màu đen dài 10cm, phần lưỡi dao bằng kim loại màu trắng dài 14cm, có một đầu nhọn và phần lười dao có 02 bề sắc bén.
7. Về án phí sơ thẩm: Các bị cáo Nguyễn Văn H, Trần Anh T, Trần Linh D1, Nguyễn Thanh T1 mỗi bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm số tiền 200.000 đồng (bằng chữ: Hai trăm nghìn đồng) và án phí dân sự sơ thẩm số tiền 300.000 đồng (bằng chữ: Ba trăm nghìn đồng).
8. Về quyền kháng cáo: Bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết.
Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Bản án về tội cố ý gây thương tích số 29/2023/HS-ST
Số hiệu: | 29/2023/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Châu Thành - Sóc Trăng |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 18/08/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về