Bản án về tội cố ý gây thương tích số 173/2022/HS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH B

BẢN ÁN 173/2022/HS-PT NGÀY 11/10/2022 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Trong ngày 10, 11/10/2022 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh B xét xử phúc thẩm công kH vụ án hình sự thụ lý số 247/TLPT-HS ngày 21/9/2022 đối với bị cáo Đỗ Văn H do có kháng cáo của bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 120/2022/HSST ngày 17/8/2022 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh B.

* Bị cáo bị kháng cáo:

Họ và tên: Đỗ Văn H, sinh năm 1995; tên gọi khác: Không; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B; nghề nghiệp: Công nhân; trình độ văn hóa: 12/12; Đảng, đoàn thể: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; Con ông: Đỗ Văn Đ, sinh năm 1969 và bà: Nguyễn Thị A, sinh năm 1968; Vợ, con: Chưa có; tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị bắt tạm giam ngày 18 tháng 4 năm 2022, hiện đang tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh B. (Có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo:

1. Luật sư Phạm Đức P - Công ty Luật TNHH Phúc Minh- Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. (Có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

2. Luật sư Đào Văn T- Công ty Luật TNHH Phúc Minh- Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. (Có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

Địa chỉ Công ty: Số 5, dãy TT9, Khu đô thị Tasco Xuân Phương, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

* Bị hại: Chị Nguyễn Thị H, sinh năm 1976. (Có mặt).

Địa chỉ: Thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại: Luật sư Nguyễn Thị Minh H – Công ty Luật TNHH Quỳnh Như- Đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: số 62 Nguyễn Gia Thiều, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. (Có mặt).

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Anh Đỗ Văn Q, sinh năm 1987. (Có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

2. Anh Nguyễn Ngọc T, sinh năm 1972. (Có mặt) Cùng địa chỉ: Thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B

* Người làm chứng:

1. Chị Nguyễn Thị L, sinh năm 1982. (Có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

2. Ông Nguyễn Q V, sinh năm 1959. (Có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

3. Anh Nguyễn Văn S, sinh năm 1974. (Vắng mặt).

4. Anh Nguyễn Văn C, sinh năm 1976.(Vắng mặt).

5. Anh Nguyễn Văn T, sinh năm 1971.(Vắng mặt).

6. Chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1971. (Có mặt).

7. Anh Nguyễn Văn T, sinh năm 1985 (Vắng mặt).

8. Anh Hà Văn C, sinh năm 1999. (Có mặt).

9. Chị Đỗ Thị C, sinh năm 1972. (Có mặt).

10. Ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1965. (Có mặt).

11. Chị Nguyễn Thị H, sinh năm 1985. (Có mặt).

Cùng địa chỉ: Thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Cuối năm 2019, gia đình chị Nguyễn Thị H, sinh năm 1976, trú tại thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B và gia đình Đỗ Văn H, sinh năm 1995 trú tại thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B có xảy ra tranh chấp thửa đất số 195 tờ bản đồ số 95 năm 2009 tại thôn Thân Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B. Chị Nguyễn Thị H đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh B. Đến nay, vụ án về việc tranh chấp thửa đất trên đang được Tòa án nhân dân huyện Việt Yên giải quyết, trên thửa đất số 195 có một bụi tre.

Ngày 27/10/2021, do có nhu cầu cải tạo đất nên Đỗ Văn H và anh Đỗ Văn Q (là anh trai H) có thuê máy xúc về để phá hủy bụi tre trên thửa đất đang xảy ra tranh chấp giữa gia đình chị H và gia đình Đỗ Văn H. Khoảng 8 giờ 00 phút ngày 27/10/2021, anh Đỗ Văn Q cùng với Đỗ Văn H đưa máy xúc chuyên dùng biển số 99LA - 0170 đến vị trí bụi tre và chỉ đạo người lái máy xúc điều khiển máy xúc phá hủy bụi tre. Khi này, chị Nguyễn Thị T trú tại thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B là chị gái của chị H phát hiện được nên ra ngăn cản không cho người lái máy xúc phá hủy bụi tre. Tuy nhiên, H và anh Q ngăn cản không cho chị T đi vào ngăn cản máy xúc. Vì không ngăn cản được người lái máy xúc nên chị T đã đi gọi chị H. Sau khi, được chị T cho biết việc Q và H cho người phá hủy bụi tre thì chị H đi xe mô tô một mình đến vị trí bụi tre đang bị phá hủy. Khi đến nơi, chị H phát hiện thấy người lái máy xúc đang thực hiện việc phá hủy bụi tre nên chị H nói “TH này sao mày phá bụi tre nhà tao”. Đồng thời, chị H yêu cầu người lái máy xúc phải dừng việc phá hủy bụi tre lại. Tuy nhiên, người lái máy xúc không dừng lại mà vẫn tiếp tục thực hiện việc phá hủy bụi tre. Thấy vậy, chị H đi vào phần đất đang xảy ra tranh chấp để ngăn cản người lái máy xúc thì H và anh Q ngăn cản, H bên xảy ra lời qua tiếng lại, chị H quay ra đi đến đống vật liệu xây dựng ở gần đó, nhặt H viên gạch vỡ cầm ở H tay với mục đích ném về phía máy xúc để ngăn người lái máy xúc không phá hủy bụi tre. Sau khi nhặt được gạch, chị H đi về phía người lái máy xúc thì bị H và anh Q ngăn lại, chị H giơ gạch cầm ở tay phải ngang với mặt hướng về phía người lái máy xúc mục đích để ném người lái máy xúc thì bị H dùng tay trái của H cầm vào cổ tay phải của chị H, tay phải của H giằng nửa viên gạch trong lòng bàn tay phải của chị H, H bên giằng co nửa viên gạch chị H giữ trong lòng bàn tay, quá trình giằng co H dùng tay đẩy nửa viên gạch trúng mặt trái của chị H làm chị H bị thương. Chị H bị đau nên buông tay giữ gạch ra, H cầm được gạch và vất đi. Sau đó, H bên tiếp tục to tiếng chị H vẫn tiếp tục nhặt gạch để ném về phía máy xúc cho đến khi người lái máy xúc cho máy xúc đi ra ngoài đường thì dừng lại. Khi máy xúc đi khỏi hiện trường thì anh Q, H và chị H dừng lại việc to tiếng. Lúc này thì Công an xã Tiên Sơn đã đến lập biên bản ghi nhận lại sự việc chị H và H, anh Q có việc to tiếng, chị H bị thương ở mặt chảy máu. Sau đó cùng ngày chị H đã đi điều trị thương tích tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh từ ngày 27 tháng 10 năm 2021 đến ngày 05/11/2021 ra viện.

Ngày 02 tháng 11 năm 2021, chị Nguyễn Thị H đã làm đơn trình báo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Việt Yên đề nghị xử lý hành vi của Đỗ Văn H, Đỗ Văn Q.

Tại Bệnh án mắt số vào viện 402/21 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh vào viện ngày 27/10/2021; ra viện ngày 05/11/2021. Tình trạng vào viện: Tỉnh, Glasgow 15 điểm, đồng tử H bên đều, phản xạ ánh sáng tiếp xúc được. Vết thương dưới mắt trái kích thước 0,5cm, sưng nề mi dưới mắt trái, sây sát da má trái, sưng nề vai phải.

Tại biên bản xem xét dấu vết trên thân thể của chị Nguyễn Thị H ngày 02/11/2021: 01 vết bầm tím kích thước (1,2 x 0,4)cm tại vùng da dưới mi mắt dưới bên trái; 01 vết trầy xước da kích thước (1,2 x 0,2)cm tại vùng da mặt cách cánh mũi bên trái 0,5cm.

Ngày 30/11/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Việt Yên ra Quyết định số 410/QĐ trưng cầu Viện pháp y quốc gia – Bộ Y tế giám định thương tích và các vấn đề liên quan.

Tại Bản Kết giám định số 01/22/TgT ngày 21/12/2021 của Viện pháp y quốc gia Bộ Y tế, kết luận:

“1. Dấu hiệu C qua giám định:

- Sẹo vùng má trái kích thước nhỏ: 03%.

- Mắt trái hiện không dấu vết thương tích, không có di chứng tổn thương do chấn thương.

- Điện não đồ trong giới hạn bình thường.

- Điện thế kích thích thị giác bình thường.

- H mắt lão thị.

- Các bộ phận khác trên cơ thể không có dấu vết thương tích.

2. Căn cứ Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể bàn hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ y tế, tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là: 03% (Ba phần trăm).

3. Kết luận khác:

- Cơ chế hình thành thương tích đụng dập mi và vùng quanh mắt trái được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án, sẹo vùng má trái kích thước nhỏ do vật tày có cạnh gây ra;

- H nửa viên gạch gửi giám định có thể gây ra thương tích đụng dập mi và vùng quanh mắt trái, sẹo vùng má trái” Kết quả khám nghiệm hiện trường:

Nơi xảy ra sự việc tại đường đi của thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B, đường chạy theo hướng Đông – Tây, phía Đông đi ra đường đê sông cầu, phía Tây đi khu dân cư thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn. Phía Bắc giáp nhà ông Nguyễn Văn T, giáp nhà ông T về phía Đông là đường ngõ. Trên mặt đường đi của thôn Thần Chúc, sát mép phía Đông của đường ngõ là cột điện ký hiệu số 19- I/BTN. Phía Nam giáp ao nhà ông Đỗ Văn Đậu.

Xem xét đường đi của thôn Thần Chúc, khu vực xảy ra sự việc thấy đường được trải nhựa phẳng, thẳng rộng trung bình 5,5m, khu vực trước nhà ông T rộng nhất là 7,3m. Trên mặt đường đi của thôn Thần Chúc, tại vị trí cách cổng nhà ông T về phía Đông Nam là 4,9m, cách cột điện ký hiệu số 19-I/BTN về phía Tây Nam là 4,5m theo trình bầy đây là vị trí xảy ra xô sát (vị trí ký hiệu số 01).Sát mép phía Nam của đường đi thôn Thần Chúc khu vực giáp ao nhà ông Đậu có 01 bờ tường được xây bằng gạch cao 1,63m.Trên mép phía Tây của đường, khu vực trước cổng nhà ông T có 01 lối vào ao nhà ông Đậu rộng 4,3m.Trên bờ phía Bắc của ao nhà ông Đậu, tại vị trí cách bờ tường lối vào 11,5m về phía Tây có 01 bụi tre, tâm bụi cách bờ tường gạch là 3,5m.

Xem xét bụi tre này thấy: Bụi tre có hình gần tròn, đường kính 2,4m.Mặt phía Đông của bụi tre có vết than hóa một phần thân tre và gốc tre, xung quay bụi tre có một số cây tre bị bật rời gốc để lộ phần rễ tre khỏi mặt đất. Toàn bộ thân tre còn lại ở tại bụi tre bị dập nát, đứt khuyết phần ngọn vết đứt nham nhở. Thân tre còn lại ở bụi dài nhất là 3,5m thân tre còn lại ở bụi ngắn nhất là 0,6m.

Quá trình khám nghiệm hiện trường, Cơ quan điều tra thu giữ: 01 nửa viên gạch có kích thước (09 x 10 x 05)cm và 01 nửa viên gạch có phần dài nhất là 10cm, rộng nhất 10cm, dầy 05cm.

Quá trình điều tra ban đầu, bị cáo H kH nhận hành vi phạm tội của bản thân. Tuy nhiên, đến ngày 31/5/2022 bị cáo thay đổi lời kH: Chỉ kH nhận có việc giằng co gạch trong tay chị Nguyễn Thị H, không thừa nhận hành vi dùng gạch đẩy gây thương tích cho chị H. Bị cáo giải thích việc thay đổi lời kH do trước đây bị cáo bị hoảng loạn, tâm lý không ổn định.

Quá trình điều tra, chị Nguyễn Thị H kH ngày 27/10/2021 ngoài hành vi dùng gạch gây thương tích cho chị H của Đỗ Văn H đã bị Cơ quan điều tra khởi tố, chị H còn tố giác anh Đỗ Văn Q có hành vi giằng gạch của chị H và đánh vào mặt chị H. Tuy nhiên quá trình làm việc với Cơ quan điều tra anh Q khẳng định không có hành động giằng gạch rồi đánh vào mặt chị H. Cơ quan điều tra đã tiến hành cho anh Q và chị H đối chất tuy nhiên H bên vẫn giữ nguyên quan điểm. Đến nay, ngoài lời kH của chị H không còn T liệu nào thể hiện việc Đỗ Văn Q có hành vi giằng gạch rồi đánh vào mặt chị H như chị H đã kH.

Đối với hành vi chị Nguyễn Thị H tố giác Đỗ Văn H, Đỗ Văn Q thuê máy xúc phá hủy bụi tre. Do vụ án dân sự đang được Tòa án nhân dân huyện Việt Yên thụ lý giải quyết, chưa có kết quả giải quyết nên Cơ quan điều tra đã ra Quyết định tạm đình chỉ tin báo.

Cơ quan điều tra đã cho cho bị cáo, bị hại, người làm chứng (là chị Nguyễn Thị L, ông Nguyễn Q V) nhận dạng 02 nửa viên gạch thu giữ khi khám nghiệm hiện trường. Bị cáo, bị hại, chị Nguyễn Thị L, ông Nguyễn Q V xác định đặc điểm của 02 nửa viên gạch được nhận dạng giống với nửa viên gạch mà chị H đã cầm ở tay, sau đó bị H giằng gây thương tích cho chị H.

Trong quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã tiến hành cho người làm chứng là chị Nguyễn Thị L, ông Nguyễn Q V thực nghiệm lại hành vi Đỗ Văn H đẩy gạch gây thương tích cho chị Nguyễn Thị H.

Về trách nhiệm dân sự: Chị Nguyễn Thị H đề nghị bị cáo Đỗ Văn H phải bồi thường về các chi phí bị tổn thất liên quan đến thương tích mà H gây ra cho chị H tổng số tiền 94.067.692 đồng, cụ thể gồm: Chí phí đi viện có hóa đơn là 4.267.692 đồng; chi phí bồi dưỡng phục hồi sức khỏe: 8.000.000đồng; chi phí và tiền mất thu nhập của người chăm sóc người bị hại là 10 ngày x 500.000đồng/ ngày = 5.000.000đồng; bồi thường tổn thất tinh thần 74.500.000đồng; chi phí thuê xe đi viện điều trị 2.300.000đồng. Bị cáo Đỗ Văn H chưa bồi thường gì cho chị H.

Tại Bản Cáo trạng số 114/CT-VKS ngày 30 tháng 6 năm 2022, Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên truy tố bị cáo Đỗ Văn H về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tạiđiểm akhoản 1 Điều 134 của Bộ luật Hình sự.

Tại Pên toà sơ thẩm bị cáo không đồng ý với nội dung bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên về việc nêu bị cáo có hành vi đẩy gạch vào mặt chị H; bản Cáo trạng không nêu chị H có hành vi chửi bới bị cáo, gia đình bị cáo; Ngày 27/10/2021, bị cáo chỉ có hành vi dùng tay trái cầm vào cổ tay phải chị H, tay phải bị cáo cầm vào viên gạch chị H đang cầm ở tay phải mục đích để giằng viên gạch trong tay chị H, ngăn cản không cho chị H ném vào người lái máy xúc. Bị cáo không có hành vi đẩy gạch vào mặt gây thương tích cho chị H. Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên truy tố bị cáo không đúng, bị oan. Bị cáo không biết người lái máy xúc là ai, ở đâu; Bị cáo bị Điều tra viên Đặng Khắc Hiệp mớm cung, ép cung, đe dọa, ép buộc bị cáo phải ký biên bản trong toàn bộ quá trình lấy lời kH; khi lấy lời kH có Luật sư tham gia Điều tra viên cũng không viết theo lời kH của bị cáo, Điều tra viên ép bị cáo ký khi có mặt Luật sư. Bị cáo không bị Điều tra viên đánh đập. Việc Điều tra viên ép cung, mớm cung thể hiện qua lời nói đe dọa, dọa nạt làm cho bị cáo sợ nên phải ký biên bản. Bị cáo không đồng ý với Biên bản hỏi cung ngày 10/5/2022, ngày 24/5/2022 và ngày 26/5/2022.Việc bị cáo bị Điều tra viên ép cung, mớm cung có Luật sư bào chữa cho bị cáo là Luật sư T, Luật sư P làm chứng, ngoài ra bị cáo không có T liệu chứng cứ gì; Bị cáo đã được thông báo về Kết luận giám định của Viện Pháp y quốc gia Bộ Y tế, bị cáo không có ý kiến gì.

* Với nội dung trên bản án hình sự sơ thẩm số 120/2022/HSST ngày 17/8/2022 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh B đã xét xử và Quyết định: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 134; điểm i khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 38;

Điều 48 của Bộ luật Hình sự.

Căn cứ khoản 3 Điều 106; khoản 2 Điều 136; Điều 293;Điều 331; Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Căn cứ Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 590 Bộ luật Dân sự.

Căn cứ điểm a,c khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Xử phạt: Bị cáo Đỗ Văn H 06 (sáu) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam 18/4/2022.

2. Về trách nhiệm dân sự:

Buộc bị cáo Đỗ Văn H phải bồi thường cho chị Nguyễn Thị H 13.837.692 đồng thiệt hại về sức khỏe.

Ngoài ra, bản án còn tuyên xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

* Sau khi án sơ thẩm xử xong, ngày 24/8/2022 bị cáo Đỗ Văn H kháng cáo. Nội dung kháng cáo: Bị cáo bị Tòa án nhân dân huyện Việt Yên tuyên phạt 06 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, bị cáo không đồng ý với toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm mà Tòa án nhân dân huyện Việt Yên đã tuyên, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án, bị cáo bị oan.

* Tại Pên toà phúc thẩm bị cáo vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và trình bày: Bị cáo bị oan, bị cáo thấy Tòa cấp sơ thẩm xử không đúng người, không đúng tội, bị cáo không có hành vi đẩy gạch vào mặt chị H, không gây thương tích cho chị H. Bị cáo bị Điều tra viên Đặng Khắc Hiệp mớm cung, ép cung, đe dọa, ép buộc bị cáo phải ký biên bản trong toàn bộ quá trình lấy lời kH; khi lấy lời kH có Luật sư tham gia Điều tra viên cũng không viết theo lời kH của bị cáo, Điều tra viên ép bị cáo ký khi có mặt Luật sư. Bị cáo không bị Điều tra viên đánh đập. Việc Điều tra viên ép cung, mớm cung thể hiện qua lời nói đe dọa, dọa nạt làm cho bị cáo sợ nên phải ký biên bản. Bị cáo không đồng ý với Biên bản hỏi cung ngày 10/5/2022, ngày 24/5/2022 và ngày 26/5/2022. Bị cáo vẫn đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giám định nội dung buổi hỏi cung ngày 24/5/2022 tại đĩa DVD tại sao không có tiếng.

- Bị hại là chị Nguyễn Thị H trình bày: Ngày 27/10/2021, chị vào để ngăn cản không cho máy xúc xúc vào bụi tre nhà chị, nhưng bị H và anh Q ngăn cản bằng việc xô đẩy, chửi bới không cho vào phần đất tranh chấp nơi máy xúc đang phá bụi tre nên chị nhặt gạch ở rìa đường (1/2 viên gạch chỉ) để ném về phía người lái máy xúc mục đích xua đuổi người lái máy xúc không cho phá bụi tre, chị không nhớ C xác nhặt, ném mấy lần, có lần cầm H tay 2 nửa viên gạch, có lần cầm 1 tay một nửa viên gạch. Khi chị nhặt gạch ném, bị cáo và anh Q là anh trai bị cáo ra ngăn cản bằng việc giằng gạch trên tay của chị. Khi giằng gạch của chị, bị cáo và Q đứng đối diện chị, bị cáo và anh Q từng người một thực hiện việc giằng gạch trong tay chị làm chị bị thương tích ở má và mắt trái. Thương tích của chị là do bị cáo gây ra, khi xảy ra sự việc chỉ có chị, Q và bị cáo H.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, anh Đỗ Văn Q trình bày: Anh là anh ruột bị cáo. Ngày 27/10/2021, chị H xúc phạm, chửi bới, lăng mạ anh em gia đình anh sau đó đi nhặt 2 viên gạch vỡ cầm ở H tay ném về phía người lái máy xúc. Sau đó, chị H lại tiếp tục đi lấy gạch ném tiếp nên H đứng đối diện với chị H để ngăn cản bằng việc tay trái của H cầm cổ tay phải chị H, tay phải H cầm vào viên gạch chị H cầm trên tay phải giằng để vứt đi. Khi H giằng gạch của chị H anh đứng cạnh H. Anh không giằng gạch của chị H, không đánh chị H. Không có ai ngăn cản chị H ném gạch về người lái máy xúc ngoài anh và H. Đề nghị xem xét xử lý chị H về hành vi vu khống cho anh. Đến nay, anh được biết người lái máy xúc tên là Tùng, địa chỉ, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh B và anh có số điện thoại của anh Tùng, nên anh đề nghị triệu tập thêm anh Tùng là người làm chứng đến Pên tòa phúc thẩm.

Người chứng Nguyễn Thị L trình bày: Chị có quan hệ họ hàng nội tộc với chị H, là người cùng thôn với bị cáo. Ngày 27/10/2021, thấy chị H tìm gạch ném máy xúc còn H, Q giằng gạch của chị H vứt đi từ đó dẫn đến chửi nhau. H, Q không cho chị H vào đất tranh chấp nên chị H đi đâu H, Q đi theo đó. Khi chị H cầm gạch ném về phía máy xúc thì H, Q lại giằng vứt đi. Sau đó chị thấy H giằng gạch của chị H và đẩy vào mặt chị H dẫn đến chảy máu. Khi giằng gạch, H đứng đối diện chị H, Q đứng sau H. Vì tường cao nên chị H với tay để ném gạch qua tường để ném máy xúc, H giằng gạch của chị H bằng việc dùng tay trái nắm vào tay phải chị H, dùng tay phải giằng gạch trong tay chị H, H bên giằng co. Khi H bên giằng co thì gạch đập vào mặt chị H. Đặc điểm viên gạch là nửa viên gạch vỡ như đã được nhận dạng tại cơ quan điều tra. Chị thấy chị H bị thương tích ở mắt và má trái, thương tích do H và chị H giằng co gạch. Q đứng sau H, không giằng co gạch với chị H. Q có tác động gì vào chị H không chị không để ý. Ngoài Q, H ngăn cản chị H không còn ai khác ngăn cản chị H. Khi quan sát sự việc chị đứng cách vị trí H, chị H khoảng 2- 3m. Chị khẳng định vết thương của chị H 90% là do H gây ra.

Người làm chứng – ông Nguyễn Q V trình bày: Ông là người cùng thôn với chị H, mẹ đẻ ông có quan hệ họ hàng với bị cáo. Ngày 27/10/2021 ông xuống nhà ông T ăn giỗ thấy máy xúc đang phá bụi tre, thấy chị H chửi máy xúc, cầm gạch ném máy xúc thì H, Q ra ngăn cản. Chị H cầm gạch giơ tay lên ném, H giằng gạch đập vào mặt chị H nhưng không biết có trúng không, sau vứt gạch đi. H đứng đối diện với bị cáo và Q. Đặc điểm viên gạch là gạch đặc. Ông thấy chị H bị thương ở má và mắt trái. Khoảng cách ông đứng quan sát so với vị trí chị H, H đứng khoảng 3m đến 4m.

Người làm chứng - anh Hà Văn C trình bày: Anh không có quan hệ họ hàng gì với bị cáo, bị hại. Anh thấy chị H có lời nói xúc phạm H, Q sau đó ra rìa đường nhặt gạch 2 lần ném máy xúc. Đến lần 2, H ra ngăn cản không cho chị H ném. H ngăn cản bằng việc giật gạch trong tay chị H ném về phía sau. Khi đó chị H, H đứng đối diện nhau, H dùng tay trái nắm vào cổ tay phải chị H, tay phải H giật mạnh gạch ở tay phải chị H ném về phía sau.Vị trí anh đứng quan sát sự việc cách vị trí H, chị H khoảng 3m. Khi H giật gạch của chị H, anh Q đứng ở rìa tường, không giằng co gạch đẩy vào mặt chị H. Khi đó chị H đội mũ bảo hiểm có kính nửa mặt nhưng kính được hất lên trên, không kéo xuống mặt. Anh không nhìn thấy chị H bị chảy máu ở mặt.

Người làm chứng - ông Nguyễn Văn T kH: Ông là anh trai mẹ bị cáo, là người cùng thôn với bị hại. Ông thấy chị H cầm gạch ném về phía máy xúc bằng tay phải, H dùng tay trái đỡ vào tay phải của chị H giằng gạch ném đi. H và chị H đứng đối diện nhau, chỉ thấy H ngăn cản chị H, không thấy ai khác. Không thấy anh Q ngăn cản, giằng co gạch với chị H, không nhìn thấy chị H bị chảy máu ở mặt. Ngoài ra, anh không biết gì khác.

Người làm chứng – anh Nguyễn Văn S kH: Anh là người cùng thôn với bị cáo, chị H là cháu. Anh chỉ thấy xô xát giữa anh Q, H và chị H, vì bận làm cỗ nên không quan sát, chứng kiến gì.

Người làm chứng – anh Nguyễn Văn C kH: Anhcó quan hệ họ hàng với bị hại, là người cùng thôn với bị cáo. Anh chỉ nhìn thấy máy xúc vào phá bụi tre sau đó thấy xảy ra xô xát, anh không chứng kiến trực tiếp.

Người làm chứng – chị Nguyễn Thị H kH: Chị là người cùng thôn với bị cáo, bị hại. Khi chị đếnnhà ông T ăn cỗ thấy Q, H đi cùng máy xúc vào thi công. Một lúc sau H đến đội mũ bảo hiểm có hành vi chửi bới, ném gạch vào phía máy xúc.

H, Q có hành vi ngăn cản H bằng việc di chuyển trước mặt H. Khi đó chị đứng đằng sau chị H, H đứng đối diện H, chị không nhìn thấy bị cáo giằng co gạch với chị H, khi đó chị H đội mũ bảo hiểm có kính nửa mặt nhưng kính đã nâng khỏi mặt, hất lên trên, không che mặt. Chị chứng kiến từ đầu nhưng không chứng kiến liên tục.

Người làm chứng – chị Đỗ Thị C kH: Chị là người cùng thôn với bị cáo, bị hại. Chị thấy chị H cầm gạch ném về phía máy xúc, H đứng ra ngăn cản bằng việc đứng đối diện chị H, di chuyển cùng chiều với chị H. Vị trí chị đứng quan sát cách vị trí chị H, H khoảng 10m. Chị quan sát sự việc liên tục nhưng do còn trông cháu nên thỉnh thoảng ngoảnh lại để trông cháu. Chị không nhìn thấy giằng co giữa bị cáo, bị hại. Khi đó,chị H đội mũ bảo hiểm có kính nhưng kính hất lên trên trán, đeo khẩu trang nhưng kéo xuống mồm. Lời kH tại cơ quan điều tra là đúng.

Người làm chứng – chị Nguyễn Thị T kH: Chị và chị H là chị em ruột. Khi thấy máy xúc đến phá bụi tre, chị đi báo C quyền, khi quay lại không thấy H, Q, máy xúc. Chị không có mặt khi sự việc xảy ra.

Đại diện VKSND tỉnh B thực hành quyền công tố tại Pên toà, sau khi phân tích các tình tiết của vụ án, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra, vai trò, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo đã kết luận và đề nghị HĐXX: Căn cứ điểm a khoản 1, Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo ĐỗVăn H. Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 120/2022/HS-ST ngày 17/8/2022 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh B.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 134; điểm i khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 38; Điều 48 của Bộ luật Hình sự.

Căn cứ Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 590 Bộ luật Dân sự.

Căn cứ điểm a,c khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Xử phạt: Bị cáo Đỗ Văn H 06 (sáu) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam 18/4/2022.

2. Về trách nhiệm dân sự:

Buộc bị cáo Đỗ Văn H phải bồi thường cho chị Nguyễn Thị H 13.837.692 đồng thiệt hại về sức khỏe.

Bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Người bào chữa cho bị cáo trình bày tranh luận:

Không đồng tình với bản án sơ thẩm về những nội dung sau:

- Đề nghị HĐXX xem xét không chấp nhận chứng cứ là Biên bản hỏi cung ngày 24/5/2022, đĩa ghi âm ghi hình ngày 24/5/2022. Đề nghị Hội đồng xét xử trưng cầu giám định đối với đĩa DVD ngày 24/5/2022 để làm rõ lý do tại sao đĩa ghi âm lại không có tiếng, chứng minh việc bị cáo bị mớm cung, ép cung, Trại tạm giam không phải là cơ quan giám định. Nhưng tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm không tiến hành tiến hành giám định để làm rõ nội dung này.

- Đề nghị triệu tập người làm chứng quan trọng là người lái máy xúc.

- Tại Pên tòa, chị L khẳng định bị cáo không có hành vi cố tình gây thương tích cho chị H. Chị L kH không xác định được H cầm gạch tay nào, chị L không thường xuyên quan sát sự việc nên không khẳng định được thương tích có trước hay sau khi giằng gạch.

- Ông V kH không biết bị cáo đập viên gạch có trúng không. Lời kH của ông V, chị L mâu thuẫn nhau.

- Bị hại có hành vi chửi bới gia đình bị cáo. Hành vi ngăn cản của bị cáo nhằm mục đích ngăn chặn hành vi tấn công trái pháp luật của bị hại đối với người lái máy xúc và máy xúc nhằm tránh gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, hạn chế thiệt hại về T sản cho máy xúc. Hành vi của bị cáo là hành vi C đáng và được pháp luật cho phép.

- Chứng cứ trong vụ án không xác định được ai là người gây ra thương tích cho bị hại nhưng Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hồ sơ vi phạm nghiệm trọng thủ tục tố tụng:

+ Hồ sơ vụ án chưa đủ chứng cứ để kết luận bị cáo có hành vi gây thương tích 3% cho chị H vì chưa xác định được cơ chế gây ra vết thương và ai là người gây ra vết thương vì chị H không xác định được ai là người gây thương tích; không thực nghiệm được hành vi của anh Q, bị cáo H; không mô tả được hành vi của anh Q, bị cáo H nên lời kH chị H không làm chứng cứ giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời kH của bị cáo để buộc tội bị cáo.

+ Chưa có căn cứ chứng minh hành vi của bị cáo, bị hại có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chị L kH gạch không chạm vào mặt chị H. Ông V kH bị cáo đập gạch trúng hay không ông V không biết. Chị H chỉ xác định bị cáo, anh Q đánh, không xác định ai gây ra thương tích nào. Lời kH của chị L mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với lời kH chị H, lời kH ông V.Chị L không xác định được cơ chế gây ra vết thương là đánh hay đẩy. Các buổi thực nghiệm không mô tả C xác được hành vi của bị cáo. Lời kH ông V mâu thuẫn với lời kH bị hại và chị L. Các buổi thực nghiệm ông V mô tả hành vi khác nhau ở các buổi khác nhau nên không làm căn cứ giải quyết vụ án. Ông V có mâu thuẫn sâu sắc với gia đình bị cáo. Chị L là họ nội tộc với bị hại nên lời kH không vô tư, khách quan. Lời kH chị H mâu thuẫn với lời kH chị L.

+ Chưa làm rõ việc viên gạch có tác động vào mặt bị hại như thế nào để làm rõ bị cáo có gây thương tích cho bị hại không? + Chị H kH đứng sau chị L chỉ thấy được lưng của H, không nhìn thấy được mặt. Chị L cũng đứng sau chị H và không thường xuyên quan sát sự việc nên chị L không thể quan sát hết được hành vi của bị cáo và chị H dẫn đến lời kH của chị L mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với lời kH bị hại và người làm chứng khác.

+ Ngay sau khi xảy ra sự việc, ngày 27/10/2022 bị hại chị Nguyễn Thị H đã có đơn tố cáo gửi đến Công an xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên nhưng Công an xã Tiên Sơn đã không kịp thời phong tỏa và khám nghiệm hiện trường, không thu giữ được viên gạch dẫn đến không giám định vân tay hay mẫu máu có trên viên gạch nên không thể xác định C xác cơ chế gây ra vết thương.

+ Biên bản hỏi cung ngày 24/5/2022 cơ quan điều tra không thông báo cho Luật sư tham gia, không giải thích cho bị cáo về việc đã có Luật sư bào chữa là vi phạm điểm b khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 79, khoản 1 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

+ Biên bản hỏi cung ngày 26/5/2022, Điều tra viên ghi không đúng nội dung bị cáo kH trong buổi hỏi cung, chỉ ghi lời kH theo các bản hỏi cung trước. Do vậy, Luật sư đã từ chối ký biên bản này.

- Bị cáo không có hành vi cố ý nên không có lỗi. Giả sử bị cáo có hành vi đẩy gạch vào mặt chị H thì đó chỉ là trong tình thế cấp thiết để ngăn cản hành vi trái pháp luật của chị H.

Đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tiến hành giám định đĩa DVD lưu trữ nội dung hỏi cung có ghi âm, ghi hình ngày 24/5/2022.

Do Cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng, nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b, c Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự hủy bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên để điều tra lại, để tránh việc oan, sai cho bị cáo.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị H trình bày tranh luận: Nhất trí và đồng tình với bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, không đồng ý với kháng cáo của bị cáo H.

- Về tội danh: Căn cứ vào kết luận giám định, lời kH của bị cáo, bị hại, người làm chứng, kết quả thực nghiệm điều tra thấy Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, xét xử bị cáo về tội cố ý gây thương tích là đúng người, đúng tội.

- Về hình phạt: Mức án Tòa án cấp sơ thẩm xét xử đối với bị cáo 06 tháng tù là dưới mức đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên là quá nhẹ so với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng chị H không muốn gây thêm mâu thuẫn nên không kháng cáo.

- Về trách nhiệm bồi thường dân sự: Bị hại chỉ xác định bị cáo phạm tội thì phải chịu trách nhiệm, chứ không quan trọng việc bồi thường, nên chị H không kháng cáo nội dung này.

- Về đề nghị triệu tập người lái máy xúc, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị H thấy không cần thiết vì khi sự việc xảy ra người lái máy xúc ngồi trong khoang máy cách bị cáo và bị hại 1 bức tường nên không thể nhìn thấy sự việc.

- Việc trưng cầu giám định đĩa DVD tại sao không có tiếng là không cần thiết vì Trại tạm giam công an tỉnh B đã xác định là do lỗi kỹ T. Ngoài biên bản hỏi cung ngày 24/5 còn những T liệu, chứng cứ khác.

Đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên đối với bị cáo H.

Đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm đề nghị và tranh luận:

- Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng bị cáo không có sự lựa chọn nào khác là không đúng, khi sự việc xảy ra chị H không đối đầu trực tiếp với bị cáo, còn chị H ném gạch về phía máy xúc cách 1 bức tường, người lái máy xúc vẫn ở 1 khoảng cách an toàn, bị cáo có quyền lựa chọn phương thức giải quyết khác, không đối đầu trực tiếp với chị H.

- Tại Pên tòa bị cáo và luật sư của bị cáo cho rằng bị cáo bị ép cung, mớm cung nhưng trong suốt quá trình điều tra bị cáo không có lời nào thể hiện việc bị cáo bị ép cung, mớm cung. Khi có luật sư tham gia các luật sư cũng không có bút tích hay đề nghị gì về việc bị cáo bị ép, mớm cung.

- Về việc đề nghị triệu tập người làm chứng là người lái máy xúc: Xác định người lái máy xúc không phải là người làm chứng trực tiếp, người lái máy xúc đang điều khiển máy xúc không trực tiếp chứng kiến sự việc nên không cần thiết phải triệu tập người này.

- Bị cáo: không tranh luận gì.

- Chị H không tranh luận gì.

- Bị cáo nói lời sau cùng: Bị cáo bị oan, bị cáo không gây thương tích cho chị H.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về tính hợp pháp của đơn kháng cáo: Đơn kháng cáo của bị cáo Đỗ Văn H đã được làm trong thời hạn kháng cáo theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự nên được coi là đơn kháng cáo hợp pháp. Nên chấp nhận xem xét giải quyết đơn kháng cáo của bị cáo theo trình tự phúc thẩm.

[2]. Về việc vắng mặt của những người tham gia tố tụng: người làm chứng là ông Nguyễn Văn S, anh Nguyễn Văn C, anh Nguyễn Văn T, anh Nguyễn Văn T đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt, xét thấy những người làm chứng này đã được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt, đã có lời kH rõ ràng trong hồ sơ, việc vắng mặt người làm chứng này không ảnh hưởng đến nội dung vụ án, nên Hội đồng xét xử xét xử vắng mặt ông S, anh C, anh T, anh T.

Tại Pên tòa phúc thẩm, người bào chữa cho bị cáo đề nghị triệu tập người lái máy xúc đến tham gia Pên tòa với tư cách là người làm chứng, Hội đồng xét xử xét thấy: Quá trình, điều tra, truy tố xét xử sơ thẩm đã được hỏi rất nhiều lần nhưng bị cáo và anh Q đều kH không biết tên, tuổi đia chỉ của người lái máy xúc. Tại Pên tòa phúc thẩm anh Q chỉ cung cấp được tên của người lái máy xúc, không cung cấp được họ tên cụ thể, địa chỉ cụ thể tại thôn xóm nào. Mặt khác, người lái máy xúc cách xa đối với sự việc một bức tường không phải là người làm chứng trực tiếp nên không có căn cứ triệu tập đối với người lái máy xúc này.

[3]. Về đề nghị của bị cáo, người bào chữa cho rằng Cơ quan điều tra Công an huyện Việt Yên vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và đề nghị tiến hành trưng cầu giám định lại đĩa DVD lưu trữ nội dung hỏi cung có ghi âm, ghi âm, ghi hình ngày 24/5/2022, Hội đồng xét xử xét thấy :

[3.1]. Về nội dung cho rằng ngay sau khi xảy ra sự việc, ngày 27/10/2022 bị hại chị Nguyễn Thị H đã có đơn tố cáo gửi đến Công an xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên nhưng Công an xã Tiên Sơn đã không kịp thời phong tỏa và khám nghiệm hiện trường, không thu giữ được viên gạch thì thấy: Theo lời kH của bị cáo, sau khi giằng được viên gạch trên tay chị H, bị cáo đã vứt viên gạch đi. Ngày 15/11/2021, Cơ quan công an tiến hành khám nghiệm hiện trường thì hiện trường bị xáo trộn, không còn nguyên vẹn nên không thu giữ được vật chứng là nửa viên gạch. Cơ quan điều tra đã thu giữ 02 nửa viên gạch có đặc điểm tương tự như nửa viên gạch là vật chứng theo mô tả của bị cáo, bị hại và tiến hành cho bị cáo, bị hại, người làm chứng nhận dạng. Bị cáo, bị hại, người làm chứng đều xác định nửa viên gạch là vật chứng có đặc điểm giống nửa viên gạch trong bản ảnh nhận dạng.

[3.2]. Về việc bị cáo và luật sư của bị cáo cho rằng cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về hỏi cung bị can vì Biên bản hỏi cung bị can ngày 24/5/2022, Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can không có mặt Kiểm sát viên và Luật sư, Biên bản hỏi cung bị can ngày 24/5/2022 được ghi âm ghi hình nhưng tại Pên tòa HĐXX đã mở đĩa ghi âm ghi hình tuy nhiên không có tiếng và đề nghị trưng cầu giám định đối với đĩa DVD ngày 24/5/2022 thì thấy: Việc hỏi cung bị can ngày 24/5/2022 khi không có sự tham gia của Kiểm sát viên, người bào chữa cho bị cáo là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 79, khoản 1 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, ngoài Biên bản hỏi cung ngày 24/5/2022, Cơ quan điều tra còn tiến hành hỏi cung bị cáo vào các ngày khác nhau, các buổi hỏi cung đều có sự tham gia của người bào chữa cho bị cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngày 03/10/2022 người bào chữa cho bị cáo đề nghị giám định nguyên nhân lý do tại sao tại đĩa DVD ghi nội dung biên bản hỏi cung ngày 24/5/2022 lại không có tiếng. Tại biên bản làm việc ngày 06/10/2022 giữa đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh B với Trại tạm giam công an tỉnh B xác định: Lỗi tại buổi hỏi cung ngày 24/5/2022 tại phòng số 9 của Trại tạm giam Công an tỉnh đối với Đỗ Văn H chỉ có hình, không có tiếng do lỗi sắc xuất hệ thống. Như vậy, không có căn cứ trưng cầu giám định về việc lý do tại sao không có tiếng đối với đĩa DVD này theo yêu cầu của bị cáo, luật sư bào chữa cho bị cáo tại Pên tòa ngày 03/10/2022.

[3.3]. Về việc bị cáo, người bào chữa cho bị cáo cho rằng Biên bản hỏi cung ngày 26/5/2022, Điều tra viên ghi không đúng nội dung bị cáo trình bày, chỉ ghi lời kH theo các bản hỏi cung trước, bị cáo bị Điều tra viên ép đọc, ký biên bản thì thấy: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự thì “người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành hỏi cung đồng ý thì được hỏi bị can. Sau mỗi lần hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi bị can”. Biên bản hỏi cung ngày 26/5/2022 người bào chữa có mặt tại buổi hỏi cung. Người bào chữa là người am hiểu pháp luật, do vậy trường hợp nếu Điều tra viên ghi không đúng nội dung bị cáo kH thì người bào chữa có quyền hỏi bị cáo, ghi ý kiến của mình vào biên bản. Tuy nhiên, Biên bản hỏi cung ngày 26/5/2022 thể hiện người bào chữa không hỏi gì bị cáo. Người bào chữa cho rằng ngày 26/5/2022 có đề nghị hỏi bị cáo nhưng không được Điều tra viên đồng ý nhưng không đưa ra được căn cứ chứng minh việc này. Tại Biên bản hỏi cung bị can ngày 26/5/2022 người bào chữa chỉ ghi“ tôi từ chối ký biên bản” sau đó ký tên xác nhận mà không ghi lý do vì sao từ chối ký, không ghi biên bản ghi không đúng trình bày của bị cáo. Tại biên bản hỏi cung ngày 26/5/2022 bị cáo đã được đọc lại biên bản, sau khi đọc lại bị cáo chỉ ghi “ tự đọc lại lời kH” và ký xác nhận mà không có bất cứ ý kiến thắc mắc gì. Bị cáo, người bào chữa cho bị cáo cho rằng biên bản hỏi cung ngày 26/5/2022 ghi không đúng nội dung bị cáo trình bày, bị ép cung, mớm cung nhưng ngoài lời kH, bị cáo, người bào chữa không đưa ra được chứng cứ chứng minh.

[3.4]. Về việc cho rằng Điều tra viên (Đặng Khắc Hiệp) không vô tư, khách quan có hành vi mớm cung, ép cung bị cáo thì thấy: Điều tra viên, bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác không có quan hệ họ hàng, không thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, người bào chữa, bị cáo không có ý kiến, khiếu nại gì ngoài việc cho rằng Điều tra viên có hành vi giả mạo công an nhân dân khi xuống làm việc với gia đình bị cáo. Người bào chữa không đưa ra được căn cứ, chứng cứ để chứng minh Điều tra viên không vô tư, không khách quan khi làm nhiệm vụ và mớm cung, ép cung bị cáo.

[4]. Xét kháng cáo kêu oan của bị cáo Đỗ Văn H, Hội động xét xử xét thấy:

[4.1]. Xét hành vi của bị cáo Đỗ Văn H:

Bị cáo Đỗ Văn H kháng cáo kêu oan và người bào chữa cho bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội “cố ý gây thương tích” như bản án sơ thẩm đã tuyên, Hội đồng xét xử xét thấy: Tại biên bản hỏi cung bị can ngày 10/5/2022, ngày 26/5/2022 (từ BL 310 đến BL 313; BL 321 đến BL 322) bị cáo kH nhận: Khoảng hơn 8 giờ ngày 27/10/2021 do có nhu cầu cải tạo đất để phục vụ canh tác nên bị cáo và anh Q thuê máy xúc để phá hủy bụi tre. Khi người lái máy xúc đang phá hủy bụi tre thì chị H đến và chửi bới, có ý định đi vào phần đất gần máy xúc để ngăn cản nhưng bị cáo ngăn cản lại. Sau khi không vào được thì chị H có đi lấy gạch để quăng về phía người lái máy xúc. Khi này chị H có quăng về phía người lái máy xúc khoảng 02 – 03 lần bằng gạch. Sau khi quăng xong thì chị H lại tiếp tục ra nhặt gạch để quăng về phía người lái máy xúc. Thấy vậy, bị cáo có tiến lại đứng đối diện với chị H thì chị H có cầm gạch ở tay phải giơ lên định ném người lái máy xúc. Bị cáo dùng tay trái của bị cáo cầm vào cổ tay phải của chị H còn tay phải giằng gạch của chị H. Khi này bị cáo và chị H giằng co nhau, do chị H giữ chặt nên bị cáo có dùng lực của tay đẩy viên gạch vào vùng mặt trái của chị H, sau đó chị H bỏ tay cầm gạch ra, bị cáo cầm viên gạch vứt đi. Sau đó bị cáo thấy chị H bị chảy máu ở má bên trái. Mục đích bị cáo đẩy gạch về phía mặt chị H do chị H nhiều lần dùng gạch ném về phía người lái máy xúc nên khi chị H cầm gạch định ném thì bị cáo đẩy gạch về phía chị H làm chị H bị thương tích với mục đích để chị H bỏ gạch ra, do sợ chị H ném gây thương tích cho người lái máy xúc. Khi bị cáo giằng co gạch với chị H rồi dùng lực đẩy viên gạch về phía mặt trái của chị H làm chị H chảy máu thì máy xúc đang thực hiện việc phá hủy bụi tre.

Biên bản làm việc ngày 26/5/2022 (BL167) về việc Cơ quan điều tra cho bị cáo xem nội đĩa DVD do anh Q giao nộp, sau khi xem bị cáo trình bày “Nội dung có trong đĩa là video thể hiện việc người lái máy xúc đã phá hủy bụi tre xong và đi ra ngoài. Nội dung này được ghi lại sau khi tôi đã gây thương tích cho chị H có nghĩa là đoạn video này được quay lại sau thời điểm tôi dùng tay phải đẩy viên gạch trúng vào mặt trái của chị H làm chị H chảy máu nên trong video không có hình ảnh tôi có hành vi gây thương tích cho chị H”. Biên bản làm việc ngày 26/5/2022 có sự tham gia của Luật sư P, Luật sư T, cả bị cáo và H Luật sư đều ký biên bản mà không có ý kiến gì.

Lời kH ban đầu của bị cáo phù hợp với Kết luận giám định số 01/22/TgT ngày 21/12/2021 của Viện pháp y quốc gia Bộ y tế, kết luận: “Cơ chế hình thành thương tích đụng dập mi và vùng quanh mắt trái được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án, sẹo vùng má trái kích thước nhỏ do vật tày có cạnh gây ra. H nửa viên gạch gửi giám định có thể gây ra thương tích đụng dập mi và vùng quanh mắt trái, sẹo vùng má trái” (BL 96 đến BL100); phù hợp với Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể bị hại ngày 02/11/2021(BL84- BL85), phù hợp với Bệnh án khi vào viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh ngày 27/10/2021 (BL79); phù hợp với các Biên bản nhận dạng vật chứng qua ảnh ngày 18/11/2021, ngày 25/11/2021, ngày 10/12/2021 và ngày 18/5/2022 của bị hại, của người làm chứng và của bị cáo (BL 106, BL107- 108, BL109-110, BL112-113; BL114-119).

Quá trình điều tra, bị cáo giải thích về việc thay đổi lời kH vì lời kH trước đây bị cáo bị hoảng loạn, tâm lý không ổn định nhưng tại tất cả các biên bản hỏi cung, bị cáo đều kH sức khỏe bình thường, đủ tỉnh táo, đủ nhận thức để làm việc. Tại Pên tòa bị cáo kH toàn bộ lời kH trong quá trình điều tra đều bị Điều tra viên ép cung, đe dọa, ép ký biên bản nhưng tại biên bản hỏi cung ngày 31/5/2022 có người bào chữa của bị cáo tham gia khi hỏi cung bị cáo kH: “Các buổi làm việc ngày 10/5/2022, ngày 24/5/2022 tôi không bị ai đánh đập, ép buộc kH báo, nội dung trình bày ngày 10/5/2022 và ngày 24/5/2022 là hoàn toàn tự nguyện kH báo” (BL 326). Tại biên bản hỏi cung ngày 30/6/2022 bị cáo kH trong suốt quá trình điều tra khi cơ quan điều tra tiến hành lấy lời kH bị cáo không bị cơ quan điều tra đánh đập, ép buộc gì, bị cáo được tự nguyện kH báo; bị cáo khẳng định lời kH ngày 31/5/2022 là đúng (BL427,428). Bị cáo kH, toàn bộ biên bản hỏi cung bị cáo đều được đọc lại biên bản, ký biên bản và ghi nhận “đã đọc lại công nhận tờ kH, cam đoan lời kH là đúng sự thật”, “đã đọc lại như lời kH của tôi”. Khi Cơ quan điều tra hỏi cung bị cáo ngày 26/5/2022, ngày 31/5/2022 đều có người bào chữa của bị cáo tham gia. Bị cáo kH bị Điều tra viên ép cung, đe dọa nhưng ngoài lời kH không đưa ra được chứng cứ chứng minh. Do vậy, không có căn cứ xác định Điều tra viên ép cung, đe dọa, ép bị cáo ký biên bản trong quá trình điều tra như bị cáo kH.

Mặc dù, mục đích của bị cáo là ngăn cản không cho chị H ném gạch vào máy xúc nhưng bị cáo có nhiều giải pháp để lựa chọn hình thức ngăn cản hành vi ném gạch của bị hại vào người lái máy xúc. Theo lời kH của bị cáo, bị hại, anh Q, chị L thì khi bị cáo giằng co gạch với chị H, anh Q là anh trai bị cáo đứng đằng sau bị cáo. Bị cáo là T niên, thể lực cao lớn, khỏe mạnh (bị cáo cao 1m70 cân nặng 53kg). Bị hại là phụ nữ, thể lực yếu hơn bị cáo (bị hại cao 1m52, cân nặng 50 kg). Do vậy, khi lựa chọn hình thức ngăn cản bằng việc giằng gạch trong tay bị hại, khi bị cáo giằng co gạch trong tay bị hại, bị cáo buộc phải biết, buộc phải nhận thức được việc H bên giằng co viên gạch trong tư thế đứng đối diện nhau là nguy hiểm, sẽ gây ra thương tích. Thực tế bị cáo đã nhận thức được điều này thể hiện tại cơ quan điều tra bị cáo kH mục đích bị cáo đẩy viên gạch về phía mặt chị H để làm cho chị H đau để bỏ tay ra khỏi viên gạch để không ném về phía người lái máy xúc. Mặc dù bị cáo không mong muốn gây thương tích cho bị hại nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra nên bị cáo có lỗi (lỗi cố ý gián tiếp).

Bị cáo và bị hại đang có mâu thuẫn gay gắt trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất mà Tòa án nhân dân huyện Việt Yên đã thụ lý, đang giải quyết. Do vậy, việc bị cáo cố ý gây thương tích cho chị H trong khi giằng co viên gạch là phù hợp với đặc điểm, diễn biến tâm lý thông thường của con người. Mặt khác, bị cáo, bị hại và những người làm chứng đều kH ngày 27/10/2021 chỉ có bị cáo, anh Q ngăn cản mâu thuẫn với chị H, chỉ có bị cáo giằng co gạch với chị H, ngoài ra không có ai khác. Quá trình điều tra, bị cáo, anh Q đều kH anh Q không có hành động gì tác động vào chị H, không có căn cứ xác định anh Q gây thương tích cho chị H.

Căn cứ vào lời kH ngày 10/5/2022, ngày 26/5/2022 và ngày 31/5/2022 của bị cáo; Biên bản làm việc ngày 26/5/2022; Kết luận giám định số 01/22/TgT ngày 21/12/2021 của Viện pháp y quốc gia Bộ y tế; Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể ngày 02/11/2021; các Biên bản nhận dạng vật chứng qua ảnh ngày 18/11/2021, ngày 25/11/2021, ngày 10/12/2021 và ngày 18/5/2022 của bị hại, của người làm chứng, của bị cáo và các T liệu khác có trong hồ sơ đã được thẩm tra tại Pên tòa không có căn cứ xác định bị cáo không phạm tội, có đủ cơ sở kết luận: Khoảng 08 giờ ngày 27/10/2021, tại đường đi của thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh B, do chị Nguyễn Thị H có hành vi cầm nửa viên gạch mục đích ném về phía máy xúc nên bị cáo đã có hành vi giằng co nửa viên gạch trong tay chị Nguyễn Thị H, quá trình giằng co nửa viên gạch trong tay chị H bị cáo đẩy nửa viên gạch trúng vào mặt trái chị Nguyễn Thị H gây ra thương tích 03%.

Bị cáo là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực trách nhiệm hình sự. Nửa viên gạch bị cáo gây thương tích(3%) cho bị hại là hung khí nguy hiểm. Do vậy, hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Tại Pên tòa phúc thẩm, bị cáo H chưa nhận thức được hành vi phạm tội của mình và không thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, nhưng với các T liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh luận tại Pên tòa, có đủ căn cứ xác định hành của bị cáo Đỗ Văn H đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Do đó, bản án hình sự sơ thẩm số 120/2022/HS-ST ngày 17/8/2022 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh B xét xử bị cáo Đỗ Văn H về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật, không oan sai.

[5] Về tính chất mức độ hành vi phạm tội: Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm vào quyền bảo vệ sức khỏe của chị H được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự tại địa phương. Do đó, phải xử lý bị cáo bằng pháp luật hình sự .

[6] Về lỗi: Thương tích 03% của chị H do bị cáo gây ra với lỗi cố ý gián tiếp. Bị hại là chị H cũng có lỗi một phần khi có hành vi ném gạch về phía máy xúc và người lái máy xúc từ đó dẫn đến bị cáo có hành vi gây thương tích cho bị hại.

[7]. Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

[8]. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự để HĐXX xem xét khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo.

[9]. Về nhân thân: Bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự.

[10]. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự thấy cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo để đảm bảo tính răn đe, giáo dục bị cáo.

Án sơ thẩm căn cứ tính chất, mức độ hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự xét xử bị cáo Đỗ Văn H 06 tháng tù là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Quá trình xét xử tại cấp phúc thẩm, bị cáo, người bào chữa cho không cung cấp thêm T liệu chứng cứ, tình tiết nào mới mà chỉ cho rằng bị cáo bị mớm cung, ép cung nhưng không đưa ra được T liệu chứng cứ và không có căn cứ để chứng minh về việc bị cáo bị oan. Vì vậy, HĐXX căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo H. Giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo.

[11]. Về trách nhiệm dân sự: Do kháng cáo kêu oan của bị cáo không có căn cứ nên căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự, cần buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho chị H số tiền 13.837.692đồng như án sơ thẩm đã tuyên.

Do bị cáo đang bị tạm giam nên cần áp dụng Điều 347 Bộ luật tố tụng hình sự tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. Thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại kể từ ngày tuyên án 11/10/2022 đến ngày 18/10/2022. Hết thời hạn tạm giam này Trại tạm giam Công an tỉnh B có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu bị cáo Đỗ Văn H không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.

[12]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.

[13]. Án phí phúc thẩm: Do không chấp nhận kháng cáo của bị cáo nên theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 23 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án, buộc bị cáo H phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

1. Không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Đỗ Văn H. Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 120/2022/HS-ST ngày 17/8/2022 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh B.

2. Về hình phạt: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 134; điểm i khoản 1 Điều 51;

khoản 1 Điều 38; Điều 48 của Bộ luật Hình sự.

Căn cứ khoản 3 Điều 106; khoản 2 Điều 136; Điều 293; Điều 331; Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Căn cứ Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 590 Bộ luật Dân sự.

Căn cứ điểm a,c khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử phạt: Bị cáo Đỗ Văn H 06 (sáu) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam 18/4/2022.

3. Về trách nhiệm dân sự:

Buộc bị cáo Đỗ Văn H phải bồi thường cho chị Nguyễn Thị H số tiền 13.837.692 đồng thiệt hại về sức khỏe.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

4. Án phí phúc thẩm: căn cứ khoản 2, Điều 135- Bộ luật Tố tụng hình sự;

điểm a, khoản 2, Điều 23- Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án, buộc bị cáo Đỗ Văn H phải chịu 200.000đồng án phí hình sự phúc thẩm.

5. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và Điều 9- Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30- Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

208
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội cố ý gây thương tích số 173/2022/HS-PT

Số hiệu:173/2022/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 11/10/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về