Bản án 995/2019/HS-PT ngày 30/12/2019 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 995/2019/HS-PT NGÀY 30/12/2019 VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

Ngày 30 tháng 12 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân D thành phố Hà Nội, mở phiên tòa công khai xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 857/2019/HSPT ngày 09 tháng 12 năm 2019 đối với bị cáo Kiều Quốc H do có kháng cáo của bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 75/2019/HSST ngày 06/09/2019 của Tòa án nhân D huyện B, thành phố Hà Nội.

Bị cáo có kháng cáo: Kiều Quốc H, sinh năm 1976; nơi cư trú Thôn Cua Chu, xã T, huyện B, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp Giám đốc doanh nghiệp tư nhân chế biến lâm sản K; trình độ văn hóa 6/12; D tộc Kinh; quốc tịch Việt Nam; con ông Kiều Minh B và bà Phùng Thị H; vợ là Đinh Thị H và có 03 con (lớn sinh năm 1998, con nhỏ nhất sinh năm 2008); tiền án, tiền sự không; tạm giam 24/5/2018 đến 16/3/2019; bị cáo đang áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt tại phiên tòa.

Ngoài ra, trong vụ án còn có 03 bị cáo khác không có kháng cáo và không bị kháng nghị nên Tòa án không triệu tập.

Bị hại không kháng cáo:

Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T; địa chỉ Phố Phù Sa, phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (vắng mặt do không triệu tập).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo nên Tòa án không triệu tập.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân D huyện B và Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân huyện B thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 26/02/2001, Công ty thủy sản và dịch vụ du lịch S có hợp đồng giao khoán số: 02/2001/HĐKT về việc giao khoán cho Trung tâm du lịch S quản lý và sử dụng diện tích đất đảo Th, đảo T, rừng cây trên hai đảo để đầu tư thực hiện dự án phát triển du lịch hồ S đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt. Khi đó Trung tâm du lịch S không có vốn để thực hiện dự án trên nên đã kêu gọi đầu tư, do đó một số người đã cùng góp vốn vào Trung tâm du lịch S gồm: Ông Phạm Quang L, Giám đốc Công ty TNHH du lịch Kh, Suối Tiên; ông Trương Công Th, Trưởng Trung tâm du lịch S; ông Lê Văn L; ông Nguyễn Minh Q. Sau này ông L và ông Q nhượng lại phần góp vốn cho ông Lơ nên ông Lơ có 80% số vốn góp và ông Th có 20% số vốn góp.

Ngày 22/5/2002, ông Lơ đại diện cho những người góp vốn cùng với ông Th ký hợp đồng số: 16/HĐ-CT với Công ty thủy sản và dịch vụ du lịch S. Theo nội dung hợp đồng này thì Công ty thủy sản và dịch vụ du lịch S giao cho Trung tâm du lịch S quản lý và khai thác du lịch sinh thái trên các đảo thuộc hồ S với diện tích là 31,7ha. Cụ thể: Đảo B 14,4ha; đảo Y17,2 ha; đảo T nhỏ 0,1 ha. Hiện ở các đảo đều có cây keo tai tượng. Riêng Đảo B, đã khai thác 25% diện tích cây. Các đảo khác mật độ cây bình thường.

Ngày 20/6/2006 ông Th và ông Lơ ký phụ lục hợp đồng số:20/ 2006/PLHĐ với Công ty thủy sản và dịch vụ du lịch S về việc giao bổ sung hợp đồng số 16 ngày 22/5/2002. Theo nội dung hợp đồng số 20 thì Công ty thủy sản và dịch vụ du lịch S giao cho Trung tâm du lịch S quản lý và bảo vệ toàn bộ rừng cây lâm nghiệp (loại cây keo tai tượng 15 tuổi) ở hai đảo Yvà Đảo B trong lòng hồ S với tổng trữ lượng cây đứng là: 926,5m3. Giá trị hợp đồng giao khoán là: 458.280.000đ theo hình thức giao khoán gọn.

* Quá trình giao dịch mua, bán cây keo tại đảo Yvà Đảo B giữa Kiều Quốc H, trú tại: Thôn Cua Chu, xã T, huyện B và Nguyễn Viết D, trú tại: Thôn Ké Mới, xã T, huyện B, Hà Nội với ông Trương Công Th và ông Phạm Quang L như sau :

Tháng 9/2016, Kiều Quốc H cùng với Nguyễn Viết Dđã có thỏa thuận mua của ông Trương Công Th và ông Phạm Quang L toàn bộ các cây keo tai tượng bị gãy đổ và các cây keo quá tuổi có đường vanh (chu vi) từ 55cm trở lên tại đảo Yvới giá: 450.000.000đ, Dđã trả trước cho ông Th số tiền: 100.000.000đ (số tiền này là tiền của H đưa cho D để đặt cọc với ông Th). Khi trả tiền, ông Th viết giấy biên nhận bán cây ghi ngày 09/09/2016 thể hiện việc bán cây keo cho D, có nội dung: “…ông Th và ông Lơ cho phép ông D thu gom những cây keo tai tượng chết khô, rỗng giữa, gãy đổ và cây quá tuổi khai thác được trồng từ năm 1990, để những cây mới trồng năm 2008 phát triển. Không đẵn, chặt, thu gom những cây mới trồng có đường vanh từ 55cm trở xuống; Bên anh D tự nhận có trách nhiệm làm mọi thủ tục pháp lý cho phép với các cơ quan chức năng có liên quan mới tiến hành thu gom…”.

Khong cuối tháng 7/2017 đến đầu tháng 8/2017, D và H tiếp tục trả trước cho ông Lơ số tiền 100.000.000đđể xin được khai thác cây (số tiền này cũng là tiền của H đưa cho Dđể đưa cho ông Lơ nhưng không viết giấy biên nhận với ông Lơ). Tối ngày 26/08/2017 D và H cùng đến nhà ông Lơ tại Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội để đưa nốt cho ông Lơ số tiền 250.000.000đ (Lý do D, H đưa cho ông Th số tiền: 100.000.000đ và ông Lơ số tiền: 350.000.000đ là do ông Th có 20% góp vốn còn ông Lơ có 80% góp vốn).

Sau khi ông Th nhận tiền mua cây tại đảo Yên Tĩnh, ngày 10/09/2016, ông Th, ông Lơ làm đơn đề nghị Xí nghiệp thủy sản và DVDL S xin được khai thác cây keo tại đảo Yên Tĩnh. Sau đó Xí nghiệp thủy sản đã có báo cáo gửi Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T đề nghị làm thủ tục xin được khai thác cây keo tại đảo Yđể trồng mới trình Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội phê duyệt nhưng không được Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội chấp thuận cho khai thác do rừng keo tại đảo Ylà rừng phòng hộ bảo vệ môi trường do ngân sách nhà nước đầutư(thể hiện tại văn bản số: 2834/ SNN- TL ngày 11/11/2016 của Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội). Ông Th, Lợi đã nhận được văn bản số: 2834/ SNN- TL ngày 11/11/2016 và cũng đã nói lại với D và H là chưa được khai thác cây tại đảo Y, B do chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Tháng 11/2016, H, D tiếp tục thỏa thuận mua của ông Trương Công Th và ông Phạm Quang L toàn bộ các cây keo tai tượng có đường vanh (chu vi cây) từ 50cm trở lên tại Đảo B với giá: 250.000.000đ, H đã đưa cho Dđể trước cho ông Th số tiền: 70.000.000đ. Thể hiện tại giấy biên nhận ghi ngày 15/11/2016, theo đó ông Th chỉ làm thủ tục với cơ quan quản lý rừng là Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S, còn bên mua (là D, H) phải có trách nhiệm làm thủ tục xin cấp phép với cơ quan kiểm lâm, khi đủ thủ tục được phép mới được khai thác.

* Sau khi thống nhất việc mua, bán cây keo tại đảo Yvà Đảo B nêu trên. Quá trình xin cấp phép thu gom cây gãy đổ tại 02 đảo này như sau:

Tháng 5/2017, có một số cây keo bị gãy đổ do bão tại đảo Y và Đảo B. Kiều Quốc H đã có làm đơn xin thu gom cây gãy đổ ghi ngày 10/05/2017, rồi bảo D mang đến cho ông Th ký vào đơn, sau đó D và ông Th mang đơn đến Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S xin được thu gom cây. Nội dung đơn: Ông Th xin được thu gom 127 cây keo gãy đổ do bão.

Sau khi nhận đơn xin thu gom cây, ngày 15/05/2017, Cao Xuân Tr, giám đốc Xí nghiệp phân công Chu Trọng Kh, Phó giám đốc Xí nghiệp cùng với ông Th tiến hành kiểm tra số cây gãy đỗ tại đảo Yên Tĩnh, Bvà đã lập biên bản hiện trường về việc có 125 cây keo gãy đổ (biên bản ghi ngày 15/05/2017, ông Th có ký tên xác nhận vào biên bản này).

Ngày 17/05/2017, Cao Xuân Tr, Giám đốc Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S ký báo cáo số 02 về việc đề nghị Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T cho Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S và hội đồng góp vốn với Trung tâm DVDL S được thu gom số cây keo gãy đổ.

Ngày 18/05/2017, Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S có công văn số:

04 trình Sở NN&PTNT; Chi cục kiểm lâm Hà Nội; Hạt kiểm lâm B; Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T xin thu gom cây gãy đổ tại đảo Yvà Đảo B.

Ngày 25/05/2017, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội có văn bản số: 213/KL- QLBVR giao cho Hạt kiểm lâm B xác minh lại số cây gãy đổ tại đảo Yvà Thanh Bình.

Ngày 01/06/2017, Hạt kiểm lâm B phối hợp với Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S kiểm tra xác định số cây gãy đổ tại đảo Yvà Thanh Bình, xác định có 125 cây gãy đổ và đã tiến hành đánh dấu thứ tự bằng sơn đỏ.

Ngày 02/06/2017, Hạt kiểm lâm B có công văn số 27 gửi Chi cục Kiểm lâm Hà Nội báo cáo về số cây keo gãy, đổ tại đảo Yên Tĩnh, Blà 125 cây, trữ lượng khoảng 16,73m3.

Ngày 17/07/2017, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội có quyết định số: 1284/QĐ-SNN phê duyệt khai thác tận dụng, tận thu cây keo gãy đổ do gió lốc gây ra thuộc rừng phòng hộ môi trường tại đảo Yvà Thanh Bình. Số lượng cây cho phép thu gom là 125 cây keo gãy đổ, giao cho Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S thực hiện việc thu gom. Thời gian khai thác từ ngày ký quyết định đến hết ngày 30/08/2017.

Ngày 02/08/2017, Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T có công văn số: 350/CV-TLST giao cho Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S thực hiện quyết định số 1284/QĐ-SNN.

Ngày 03/08/2017 Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S có quyết định số:06/QĐ-TSSH về việc thành lập tổ công tác triển khai quyết định số 1284/QĐ- SNN của Sở NN&PTNT Hà Nội, theo đó Cao Xuân Tr, Giám đốc xí nghiệp là tổ trưởng, Chu Trọng Kh, Phó giám đốc là tổ phó thường trực và các thành viên khác, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm đếm cụ thể các cây chết do gãy đổ, lập pH án thu gom trình Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T phê duyệt, tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ việc khai thác, đảm bảo đúng địa điểm, vị trí và số lượng cây theo quyết định của Sở NN&PTNT Hà Nội.

Ngày 05/08/2017, tổ công tác theo quyết định số 06/QĐ-TSSH tiến hành họp để triển khai thực hiện quyết định số:1284/QĐ-SNN của Sở NN&PTNT Hà Nội, tổ công tác đã đi kiểm tra thực tế tại đảo Yên Tĩnh, Bvà thống nhất với nội dung như trong biên bản kiểm đếm ngày 01/06/2017 về số liệu kiểm đếm, bảng kê danh mục khai thác theo nội dung quyết định số: 1284/QĐ- SNN ngày 17/07/2017 của Sở NN&PTNT Hà Nội.

Ngày 12/08/2017, Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T có quyết định số: 378/QĐ-TLST-QLN phê duyệt pH án thu gom của Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S, giao cho Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S chịu trách nhiệm tổ chức thu gom cây gãy đổ. Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S chịu trách nhiệm kết quả nghiệm thu hồ sơ, phương án, tính chuẩn xác và tính hợp pháp các số liệu, tài liệu, hồ sơ của nội dung trình duyệt; Tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội. Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định.

Ngày 21/08/2017 Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S, trực tiếp là Cao Xuân Tr, Chu Trọng Kh giao cho ông Trương Công Th thực hiện việc thu gom tận dụng, tận thu số cây gãy đổ do bão. Thể hiện tại biên bản làm việc ngày 21/08/2017.

Ngày 20/08/2017, ông Trương Công Th có giấy ủy quyền cho Kiều Quốc H và Nguyễn Viết Dđược thu gom cây gãy đổ theo quyết định số 1284/QĐ-SNN ngày 17/7/2017 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội. Giấy ủy quyền này do H nhờ người viết có nội dung: Ông Th ủy quyền cho H và D đứng ra thu gom, chặt số cây có vanh từ 55cm trở lên ở đảo Y và Đảo B. Tuy nhiên, khi H đưa giấy ủy quyền này cho ông Th ký thì ông Th đã trực tiếp viết ở phía dưới có nội dung: “… tôi và ông Lơ ủy quyền cho anh H và anh D thu gom số cây keo gãy đổ theo quyết định của Sở, và trông nom bảo vệ số cây quá tuổi khai thác vanh từ 55cm trở lên….”.

Ngày 22/08/2017, Cao Xuân Tr, Chu Trọng Kh yêu cầu H viết bản cam kết, H đã trực tiếp viết bản cam kết có nội dung: “… Tôi được ủy quyền của ông Th và ông Lơ, ủy quyền thực hiện theo quyết định của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, quyết định của Công ty thủy lợi Sông T về việc thực hiện thu gom tận thu cây chết khô gãy đổ do gió lốc gây ra tại Đảo B và đảo Yên Tĩnh…” Quá trình khai thác thu gom cây keo tại đảo Yvà Đảo B như sau:

Sau khi được ông Trương Công Th ủy quyền cho Kiều Quốc H và Nguyễn Viết Dđược thu gom cây gãy đổ theo quyết định số: 1284/ QĐ-SNN của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, H đã trực tiếp liên hệ với Nguyễn Văn T ở xã Tr, huyện Thạch Thất, Hà Nội đến cắt cây cho H và Tuấn đã rủ thêm Nguyễn Ngọc Th; Nguyễn Văn S đều ở cùng Y, Thạch Thất. Chiều ngày 21/08/2018, khi Tuấn, Thắng, Sơn đến gặp H và H đã đưa 03 người trên vào đảo Ycùng 02 chiếc cưa máy chạy xăng. Tại đây H đã chỉ đạo Tuấn, Thắng, Sơn dùng cưa cắt toàn bộ những cây keo gãy đổ có đánh dấu sơn đỏ và những cây keo có đường kính vanh từ 55cm trở lên. Thời gian Tuấn, Thắng, Sơn làm việc cắt cây keo tại đảo Yên Tĩnh, Btừ chiều ngày 21/08/2017 đến hết ngày 27/08/2017, (trong đó có 02 ngày 24/08/2017 và 25/08/2017 do trời mưa to nên Tuấn, Thắng, Sơn nghỉ không khai thác cây keo). Buổi sáng bắt đầu khai thác cây keo từ khoảng 07 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30’ đến 17 giờ 30’.

Sáng ngày 22/08/2017, H chỉ đạo Tuấn sang Đảo B cắt toàn bộ những cây keo gãy đổ có đánh dấu sơn đỏ và cây có vanh từ 50cm trở lên. Sau đó Tuấn cùng với Sơn sang Đảo B để cắt cây keo, còn Thắng vẫn cắt cây keo tại đảo Yên Tĩnh. Tuấn và Thắng chỉ cắt cây tại Đảo B trong một ngày 22/08/2017. Vì lý do H chưa thanh toán hết tiền mua cây keo tại Đảo B cho ông Th, Lợi mà đã tự ý cắt cây keo tại Đảo B và đắp đường nối từ đảo Y sang B nên ông Th không đồng ý bán cây keo tại Đảo B cho H nữa và ngày 27/08/2017, ông Th đã trả lại cho H số tiền 70.000.000đ. Do vậy việc khai thác cây tại Đảo B chỉ diễn ra trong một ngày 22/08/2017. Sau đó các ngày 23, 26, 27/08/2017, Tuấn, Thắng, Sơn tiếp tục cắt cây keo tại đảo Yên Tĩnh, riêng ngày 27/08/2017 Tuấn gọi thêm Nguyễn Văn Ph, trú tại Yên Trung, Thạch Thất, Hà Nội đi cắt cây tại đảo Ycùng với Tuấn nhưng Phú không cắt cây mà chỉ làm nhiệm vụ đo và đánh dấu vào thân cây đã cắt hạ.

Từ ngày 28/08/2017 đến ngày 30/08/2017, hoạt động khai thác cây keo tại đảo Yên Tĩnh, B dừng lại do trời mưa to và do Cao Xuân Tr yêu cầu H dừng khai thác vì có lịch đại hội Công đoàn.

Ngày 31/08/2017, Hạt kiểm lâm B đã tiến hành kiểm tra công tác khai thác tận thu của Xí nghiệp thủy sản để làm thủ tục đóng cửa rừng. Qua kiểm tra, đã phát hiện việc khai thác số cây keo vượt quá số lượng cho phép nên Hạt kiểm lâm B đã báo cáo UBND huyện B.

Ngày 06/09/2017 UBND huyện B đã ra quyết định số:1569/QĐ-UBND, thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra việc khai thác tận thu cây gãy đổ tại đảo Y và Thanh Bình. Căn cứ biên bản kiểm tra của tổ công tác liên ngành xác định:

Toàn bộ các cây bị chặt hạ là keo tai tượng thuần loại, tổng số cây keo bị chặt hạ là: 1005 cây (bao gồm cả 125 cây được phê duyệt khai thác tận thu tại quyết định số 1284/QĐ-SNN).Số lượng cây khai thác trái phép là: 880 cây;Khối lượng gỗ của 1005 cây đã khai thác là: 375,17m3. Trong đó (tại lô 8, đảo Ylà: 668 cây với khối lượng là: 279,48m3; tại lô 3, Đảo B là: 337 cây với khối lượng là: 95,69m3).Khối lượng gỗ của 125 cây gãy đổ được phép thu gom là: 16,73m3. Khối lượng gỗ của 880 cây keo khai thác trái phép là: 358,44m3. Khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường là:1.568 khúc (khối lượng là 175,91m3).Trong đó: Tại lô 8, đảo Y là: 832 khúc (khối lượng là: 127,63m3); tại lô 3, Đảo B là: 736 khúc (khối lượng là: 48,28m3).Tại hiện trường còn khoảng 60 ster củi. Quá trình kiểm đếm số gốc cây có ở hiện trường, tổ công tác đã đo, đánh số thứ tự và chụp ảnh từng gốc cây kiểm đếm.

Cơ quan CSĐT- Công an huyện B đã trưng cầu Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam giám định thiệt hại về rừng. Căn cứ Kết luận giám định thiệt hại về rừng số: 371/CNR-KHTC ngày 18/10/2018 của Viện nghiên cứu công nghiệp rừng- Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam xác định:

Khối lượng gỗ keo tai tượng của 880 cây bị khai thác trái phép theo kiểm đếm là: 326,14m3.Khối lượng củi keo tai tượng của 880cây keo bị khai thác trái phép là: 7,29m3 (= 10,41 ste). Khối lượng gỗ keo tai tượng bị khai thác trái phép thực tế còn lại là:248,62m3, gồm: khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường (là 03m3) và khối lượng gỗ đã được vận chuyển về trạm kiểm lâm Ba Trại để bảo quản (là 245,62m3). Khối lượng củi keo tai tượng của 880 cây keo tai tượng bị khai thác trái phép còn lại tại hiện trường là: 06m3 (= 8,57ste). Diện tích rừng bị tác động là 127.979 m2: Trong đó đảo Ylà: 97.133m2; Đảo B là: 30.846m2.

CQĐT đã yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện B định giá tài sản đối với 880 cây gỗ bị thiệt hại và khối lượng gỗ, củi còn lại tại hiện trường. Kết quả định giá tài sản như sau: 880 cây gỗ keo bị khai thác trái phép (khối lượng 326,14m3): 325.814.000đ;Khối lượng gỗ keo còn lại tại hiện trường (248,62m3) là:203.064.500đ; Khối lượng củi của 880 cây keo khai thác trái phép (7,29m3) là: 1.822.500đ. Khối lượng củi còn lại tại hiện trường (06m3) là: 1.500.000đ.Khối lượng củi của 1,67m3 gỗ keo (05 khúc gỗ keo co đường vanh to nhất có tại hiện trường trước khi H thực hiện khai thác gỗ) có giá: 2.004.000đ.Khối lượng của 16,73m3 (tương ứng 125 cây được phép khai thác) có giá là: 14.345.000đ.Như vậy, mặc dù số lượng cây keo bị khai thác trái phép theo kiểm đếm của tổ công tác là 880 cây = 326,14m3, nhưng quá trình điều tra H chỉ khai nhận là khai thác trái phép đối với số gỗ và củi keo còn lại tại hiện trường là: 248,62m3 gỗ + 6m3 củi = 254,62m3. (Trong đó có 5 khúc gỗ keo đã bị khai thác trước đó có sẵn ở hiện trường trên đảo Y= 1,67m3gỗ H không biết ai khai thác; 16,73m3 tương đương với 125 cây gãy đổ được phép khai thác theo quyết định số 1284 của Sở Nông nghiệp).

Vì vậy có đủ căn cứ xác định khối lượng gỗ mà H khai thác trái phép là: 248,62 m3 – 1,67m3 gỗ (không xác định được ai khai thác) – 16,73m3 (tương đương với 125 cây gãy đổ được phép khai thác theo quyết định số 1284 của Sở Nông nghiệp) = 230,22m3 gỗ + 6m3củi = 236,22m3. Tương ứng với số tiền theo kết luận định giá là: 203.064.500đ (trị giá khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường) +1.500.000đ (trị giá khối lượng củi còn lại tại hiện trường) – 2.004.000đ (trị giá khối lượng 1,67m3 không xác định được ai khai thác) – 14.345.000đ (trị giá khối lượng 125 cây được phép khai thác) = 188.215.500đ.

Đi với khối lượng gỗ keo còn thiếu là: 326,14m3- 284,62m3 = 77,52m3, và khối lượng củi còn thiếu là: 7,29m3- 6m3 = 1,29m3 (= 1,84 ste). Cơ quan điều tra không có tài liệu chứng minh H khai thác và vận chuyển đi nên không đủ căn cứ để xử lý H về khối lượng (gỗ, củi) này.

Cơ quan CSĐT- Công an huyện B đã trưng cầu phòng PC54- CATP Hà Nội giám định chữ ký, chữ viết của Trương Công Th, Phạm QUang L, Nguyễn Viết D, Kiều Quốc H. Căn cứ bản kết luận giám định số: 6087 ngày 23/07/2018 xác định chữ ký, chữ viết trong các giấy tờ liên quan đến việc mua bán, khai thác cây keo đúng là của Trương Công Th, Phạm Quang L, Nguyễn Viết D, Kiều Quốc H.

Ngoài việc thực hiện khai thác cây keo tại đảo Yên Tĩnh, Thanh Bình, Kiều Quốc H còn thực hiện việc đưa máy xúc vào đảo Yên Tĩnh, Bđào xúc đất tại đảo để đắp đường phục việc khai thác cây keo tại đảo. Cụ thể:

Tại đảo Y, H đã đào bới 03 hố có kích thước như sau:

Hố 1 có kích thước: (8m x 4m x 1,5m) = 32m2; 48,0m3 Hố 2có kích thước: (16m x 7m x 1,4m) = 112m2; 156,8m3 Hố 3 có kích thước: (10m x 12m x 1,3m) = 120m2;15,0 m3 Tại Đảo B, H đã đào bới 01 hố có kích thước như sau: (12m x 9m x 1,5m) = 108m2; 162,0m3. Tổng diện tích đào bới là 372m2; Khối lượng đào bới là: 522,8m3 Việc Kiều Quốc H đào bới, san ủi tại đảo Y, B là đã có hành vi phá rừng trái pháp luật, vi phạm theo điểm c, khoản 1,Điều 20 Nghị định số: 09/VBHN- BNNPTNT ngày 06/07/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Do vậy Công an huyện B đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số: 270101 ngày 17/12/2018 xử phạt H 2.650.000đ. H đã nộp phạt 27/3/2019 tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện B và đã san lấp mặt bằng trả lại.

Đi với Cao Xuân Tr, Chu Trọng Kh, Trần Đức D:

Cao Xuân Tr là giám đốc Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S, được bổ nhiệm theo quyết định số: 682/QĐ-TLST ngày 26/10/2015.

Chu Trọng Kh là Phó Giám đốc Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S, được bổ nhiệm theo quyết định số: 683/QĐ-TLST ngày 26/10/2015. Trần Đức D là Trạm trưởng trạm Kiểm Lâm Ba Trại, Hạt kiểm lâm B theo quyết định bổ nhiệm cán bộ số: 95 ngày 09/06/2017 của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội; Đồng thời là kiểm lâm địa bàn phụ trách xã Yên Bài, xã T, huyện B theo quyết định số: 128/- KL ngày 23/12/2014 của Hạt kiểm lâm B. Trần Đức D có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số: 83/2007/QĐ-BNN-KL ngày 04/10/2007 của Bộ NN&PTNT về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn.

Ngày 17/07/2017 Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội ban hành Quyết định số: 1284/QĐ-SNN phê duyệt khai thác tận dụng, tận thu cây keo gãy đổ do gió lốc gây ra thuộc rừng phòng hộ môi trường do Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S (trực thuộc Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T) quản lý, đồng thời giao cho Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S khai thác tận thu 125 cây keo (khối lượng dự kiến 16,73m3) bị gãy đổ do giông lốc. Thời gian cho phép khai thác tận thu đến hết ngày 30/08/2017. Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S có trách nhiệm: “thực hiện quản lý chặt chẽ việc khai thác, đảm bảo đúng địa điểm, vị trí và số lượng cây; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác và những văn bản liên quan do đơn vị lập báo cáo”. Quyết định số 1284/QĐ- SNN cũng giao cho Chi cục Kiểm lâm Hà Nội “chỉ đạo Hạt kiểm lâm B giám sát quá trình khai thác; nghiệm thu khai thác, xác nhận khối lượng, vị trí khai thác theo quy định tại Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT”.

Sau khi nhận được quyết định số: 1284/QĐ-SNN, Hạt kiểm lâm B căn cứ chức năng nhiệm vụ của kiểm lâm địa bàn được quy định tại Quyết định số: 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã, đã giao quyết định số: 1284/QĐ-SNN cho Trần Đức D và chỉ đạo ông D giám sát việc khai thác cây theo quy định. Trong quá trình giám sát khai thác cây keo, trong các cuộc họp giao ban hàng tuần, D có báo cáo về việc Xí nghiệp thủy sản đang khai thác tận thu cây gãy đổ, nhưng D không phát hiện, không báo cáo gì về việc khai thác vượt quá số lượng cây cho phép.

Ngày 02/08/2017, Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T giao cho Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S thành lập tổ công tác để thực hiện quyết định số: 1284/QĐ-SNN, yêu cầu trong tổ công tác phải có Cao Xuân Tr.

Ngày 03/08/2017 Cao Xuân Tr ký quyết định số: 06/QĐ-TSSH về việc thành lập tổ công tác triển khai quyết định số: 1284/QĐ-SNN của Sở NN&PTNT Hà Nội, theo quyết định này, Cao Xuân Tr, Giám đốc xí nghiệp là tổ trưởng, Chu Trọng Kh, Phó giám đốc là tổ phó thường trực, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm đếm cụ thể các cây chết do gãy đổ, lập phương án thu gom trình Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T phê duyệt, tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ việc khai thác, đảm bảo đúng địa điểm, vị trí và số lượng cây theo quyết định của Sở NN&PTNT Hà Nội.

Ngày 12/08/2017, Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T có quyết định số: 378/QĐ-TLST-QLN phê duyệt pH án thu gom của Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S, giao cho Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S chịu trách nhiệm tổ chức thu gom cây gãy đổ. Xí nghiệp thủy sản và dịch vụ du lịch S chịu trách nhiệm kết quả nghiệm thu hồ sơ, pH án, tính chuẩn xác và tính hợp pháp các số liệu, tài liệu, hồ sơ của nội dung trình duyệt; Tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội. Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định. Mặc dù được phân công nhiệm vụ giám sát quá trình thu gom 125 cây keo gãy đổ cụ thể như trên, nhưng Cao Xuân Tr, Chu Trọng Kh, Trần Đức D đã thực hiện không đúng chức trách nhiệm vụ được giao, Tr, Kh, D có đi kiểm tra việc khai thác thu gom cây keo trên đảo nhưng không đến trực tiếp vị trí khai thác thu gom cây mà chỉ đi ven đảo nên đã không phát hiện ra việc Kiều Quốc H khai thác số lượng cây keo vượt quá số lượng cho phép.

Đi với ông Trương Công Th và ông Phạm Quang L:Là người được giao khoán cây keo tại đảo Yên Tĩnh, Đảo B thông qua hợp đồng giao khoán số: 16/HĐ-CT ngày 22/05/2002 và phụ lục hợp đồng số: 20/2006/PLHĐ ngày 20/06/2006 và hợp đồng liên doanh góp vốn ngày 01/3/2002. Việc ông Trương Công Th và ông Phạm Quang L tự ý bán các cây keo có vanh từ 55cm trở lên ở đảo Yvà các cây keo có vanh từ 50cm trở lên ở Đảo B cho Nguyễn Viết D và Kiều Quốc H là trái với quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ, vi phạm hợp đồng giao khoán (theo hợp đồng giao khoán và các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng thì, ông Th và ông Lơ chỉ được khai thác du lịch, tận thu các cây keo gãy đổ khi được phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền). Tuy nhiên, trong các giấy biên nhận bán cây keo cho D, H thì ông Th và ông Lơ đều yêu cầu D, H khi khai thác thu gom phải được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc H sau này khai thác vượt quá số lượng cây cho phép là do H tự ý thực hiện. Mặt khác, ông Trương Công Th và ông Phạm Quang L không phải là chủ rừng mà chủ rừng là Xí nghiệp thủy sản và DVDL S trực thuộcCông ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T. Hơn nữa, quyết định số: 1284/QĐ-SNN của Sở NN&PTNT Hà Nội phê duyệt tận dụng, tận thu 125 cây keo gãy đổ giao trách nhiệm quản lý giám sát việc thu gom cho Xí nghiệp thủy sản và DVDL S và Hạt kiểm lâm B. Do vậy, ông Th và ông Lơ không phải là người có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý giám sát quá trình thu gom 125 cây keo theo quyết định số: 1284/QĐ-SNN của Sở NN&PTNT Hà Nội. Do đó Cơ quan điều tra không đề cập xử lý vềhình sự đối với Trương Công Th và Phạm Quang L là có căn cứ.

Đi với Nguyễn Viết D: Quá trình giao dịch mua cây keo tại đảo Yên Tĩnh, B đều do D đứng ra, nhưng D chỉ giao dịch mua hộ cây cho H. Vì D quen biết ông Lơ và ông Th. Ông Lơ, Th cũng chỉ đồng ý bán cây keo cho D. Sau khi ông Th viết giấy biên nhận ngày 09/09/2016 về việc bán cây keo tại đảo Y cho D, D đã đưa lại giấy biên nhận này cho H. Khi mua cây keo tại Đảo B, ngày 15/11/2016 ông Th viết giấy biên nhận bán cây keo tại Đảo B cho D và H với giá 250.000.000đ, sau đó H không muốn Dchung việc mua cây này nên đã thỏa thuận là H trả cho D30.000.000đ để Dviết giấy nhượng lại cây keo tại Đảo B cho H, do đó D đã viết giấy biên nhận có nội dung: D nhượng lại cây keo tại Đảo B cho H với giá 280.000.000đ, H đã trả cho ông Th 70.000.000đ và trả cho D 50.000.000đ (trong đó có 30.000.000đ là tiền D được hưởng và D vay thêm H 20.000.000đ). Toàn bộ số tiền mua cây keo tại đảo Yên Tĩnh, Bnói trên đều là tiền của Kiều Quốc H. Quá trình khai thác, thu gom cây keo tại đảo Yên Tĩnh, B Nguyễn Viết D không tham gia khai thác, thu gom cây keo cùng với Kiều Quốc H, D có lên đảo Y nhưng không thực hiện chỉ đạo gì việc khai thác cây keo tại đảo. Do vậy Cơ quan điều tra khôngđề cập xử lý về hình sự đối với Nguyễn Viết D là có căn cứ.

Đi với Nguyễn Văn T; Nguyễn Ngọc Th; Nguyễn Văn S; Nguyễn Văn Ph là những người đi cắt cây thuê cho H. Tuấn, Thắng, Sơn, Phú không biết là rừng phòng hộ, do vậy Cơ quan điều tra không đề cập xử lý trách nhiệm hình sự là phù hợp.

Đi với trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T do ông Đặng Tuấn Hùng làm Chủ tịch, Tổng giám đốc công ty:Trong quá trình quản lý và bảo vệ rừng cây keo ở đảo Yvà Đảo B thì Xí nghiệp Thủy sản và DVDL S là chi nhánh của Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T. Sau khi Sở NN&PTNT có quyết định số: 1284/QĐ-SNN ngày 17/07/2017 phê duyệt cho được thu gom 125 cây keo gãy đổ tại đảo Yên Tĩnh, Thanh Bình; Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T đã có các văn bản chỉ đạo và yêu cầu XN Thủy sản và DVDL S phải có pH án thu gom trình Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T phê duyệt mới được thực hiện thu gom, đồng thời yêu cầu XN Thủy sản và DVDL S thành lập tổ công tác để thực hiện quyết định số:1284/QĐ-SNN. Ngày 12/08/2017 Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Sông T có quyết định số: 378/QĐ-TLST-QLN phê duyệt pH án thu gom của XN thủy sản và DVDL S. Giao cho XN Thủy sản và DVDL S chịu trách nhiệm tổ chức thu gom cây gãy đổ và chịu trách nhiệm kết quả nghiệm thu hồ sơ, pH án, tính chuẩn xác và tính hợp pháp các số liệu, tài liệu, hồ sơ của nội dung trình duyệt; tổ chức thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và UBND thành phố Hà Nội. Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định. Tuy nhiên Xí nghiệp Thủy sản và DVDL S đã không thực hiện đúng theo pH án đã được phê duyệt, đã để Kiều Quốc H khai thác trái phép cây keo vượt quá số lượng cho phép của quyết định số:1284/QĐ-SNN. Trách nhiệm để xảy ra việc này là của những người được phân công quản lý, giám sát quá trình khai thác thu gom 125 cây keo gãy đổ, cụ thể là Cao Xuân Tr, Chu Trọng Kh, Trần Đức D. Do đó Cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm của Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Sông Tích trong vụ án là có căn cứ.

Đi với Nguyễn Thắng T, sinh năm: 1976. Trú tại phường Xuân Khanh, TX Sơn Tây, TP Hà Nội đã xin và được ông Trương Công Th đồng ý cho Toàn 07 cây keo để làm nhà. Toàn đã nhờ ông Th gọi điện thoại cho anh Nguyễn Chí Th, thuê Thanh cắt 07 cây keo cho Toàn. Sáng ngày 30/04/2017, Thanh đi cùng Nguyễn Chí Huân đi sang đảo Yđể cắt cây thì gặp Nguyễn Thắng T đi từ khu nhà Bò sang đảo Yên Tĩnh. Toàn chỉ cây cho Thanh cắt bằng cưa máy. Sau khi cắt xong, Toàn trả cho Thanh 100.000 đồng tiền công rồi Thanh và Huân đi về. Sau đó Toàn thuê ô tô vận chuyển được 01 chuyến khoảng 03m3 đến 04m3. Sáng hôm sau (01/05/2017) Toàn tiếp tục thuê một chiếc ô tô tải và khoảng 03 người vào đảo để dọn dẹp và vận chuyển nốt số keo đã cắt hôm trước về thì bị Kiều Quốc H phát hiện và ngăn cản. Sau đó H và Toàn đã thỏa thuận tự giải quyết với nhau. H cho Toàn mang 4-5 khúc trên thùng xe đi, số gỗ còn lại đặt tại đảo. Tuy nhiên, khi H vào khai thác ngày 21/08/2017 thì chỉ còn 4-5 khúc gỗ keo ở ven đường mòn trên đảo.

Do không thu được số gỗ mà Nguyễn Thắng T khai thác, nên CQĐT xác định Toàn đã khai thác và vận chuyển đi khoảng 03m3 đến 04m3 gỗ keo tại đảo Yên Tĩnh. Hơn nữa Toàn không biết rừng keo tại đảo Ylà rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, khi cho Toàn khai thác 07 cây thì ông Th cũng không nói cho Toàn biết phải xin cấp phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được khai thác. Khối lượng gỗ keo mà Toàn khai thác không đáng kể. Do vậy, CQĐT không đề cập xử lý đối với Nguyễn Thắng T trong vụ án này.

Tuy nhiên đối với ông Trương Công Th là người quản lý, bảo vệ rừng cây keo tại đảo Ybiết rõ khi khai thác cây keo phải xin phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng ông Th đã tự ý cho anh Toàn cắt 07 cây keo tại đảo Yên Tĩnh, vì vậy ông Th đã vi phạm khai thác trái phép rừng phòng hộ do đó Công an huyện B đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trương Công Th về hành vi trên với mức phạt tiền là 25.000.000đ và buộc ông Th có biện pháp khắc phục hậu quả là phải trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo xuất đầu tư được áp dụng tại thời điểm vi phạm hành chính là có căn cứ.

Về những thiệt hại cần khắc phục: Quan điểm của Sở NN&PTNT Hà Nội, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, UBND huyện B, Hạt kiểm lâm B có văn bản đưa ra những biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng cho hành vi vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, cụ thể là áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 8, Điều 12; khoản 7, Điều 20 Nghị định 157/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên đối với việc bồi thường, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra tại rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại đảo Yvà Đảo B thì các cơ quan này không đề cập đến. Quan điểm của đại diện Công ty Sông Tích về vấn đề thiệt hại phía công ty chưa tính toán được cụ thể nên chưa có yêu cầu giải quyết trong vụ án này, chỉ xin lại số gỗ do bị cáo H đã chặt và số tiền các bị cáo đã tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả. Còn chưa có yêu cầu giải quyết về dân sự trong vụ án này và sẽ khởi kiện vụ án khác khi có yêu cầu.

* Về vật chứng: Cơ quan điều tra đã tạm giữ 02 chiếc cưa máy mà H sử dụng để cắt cây keo tại đảo Yên Tĩnh, Thanh Bình, 02 điện thoại của H, số tiền 450.000.000, đồng do ông Trương Công Th và ông Phạm QUang L giao nộp là tiền của Kiều Quốc H trả cho ông Th và ông Lơ để mua các cây keo tại đảo Yên Tĩnh. Đã được chuyển đến cơ quan thi hành án D sự huyện B để phục vụ quá trình giải quyết vụ án.

* Số tiền các bị cáo tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả: Bị cáo H tự nguyện nộp 25.000.000,đ, các bị cáo Trường, Khanh, D mỗi bị cáo nộp 10.000.000đ. Tổng số: 55.000.000đ.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 75/2019/HSST ngày 6/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện B, thành phố Hà Nội đã xét xử:

Tuyên bố bị cáo Kiều Quốc H phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”; các bị cáo Cao Xuân Tr, Chu Trọng Kh, Trần Đức D phạm tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” Áp dụng: Khoản 2, Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm b, p, s, khoản 1, khoản 2, Điều 46; Điều 33; Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xử phạt: Bị cáo Kiều Quốc H 15 (mười lăm) tháng tù. Thời hạn tù kể từ khi bắt thi hành án. Được trừ thời gian tạm giam từ ngày 24/5/2018 đến 16/3/2019.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về hình phạt đối với các bị cáo khác; xử lý vật chứng; án phí và quyền kháng cáo của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Ngày 13/9/2019, bị cáo Kiều Quốc H có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Bị cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án:

Căn cứ lời khai của các bị cáo; lời khai của những người liên quan; các kết luận giám định; kết luận định giá và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Kiều Quốc H về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” theo quy định tại khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng pháp luật.

Xét kháng cáo của bị cáo, thấy: Mặc dù khi xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 là không đúng. Nhưng căn cứ vào tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, xét thấy mức án 15 tháng tù mà Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo là cần thiết. Tại cấp phúc thẩm, bị cáo xuất trình tài liệu, theo đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ già yếu, vợ ốm đau, các con còn nhỏ, bản thân là lao động chính trong gia đình. Đây là tình tiết mới giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, nên có cơ sở giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Từ phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự, chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, xử phạt bị cáo mức án từ 10 đến 12 tháng tù.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Về tố tụng: Kháng cáo của các bị cáo trong hạn luật định nên hợp lệ được chấp nhận xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

Về nội dung: Căn cứ lời khai của các bị cáo; lời khai của những người liên quan; các kết luận giám định; kết luận định giá và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận: Sau khi được ông Trương Công Th và ông Phạm Quang L là người được giao khoán cây keo tại đảo Y, Đảo B ủy quyền cho Kiều Quốc H được thu gom cây gãy đổ theo quyết định số: 1284/QĐ-SNN ngày 17/7/2017 của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. H đã trực tiếp liên hệ và thuê Nguyễn Văn T, Nguyễn Ngọc Th, Nguyễn Văn S, Nguyễn Văn Ph dùng cưa cắt cây cho H tại đảo Yvà Đảo B thuộc lòng hồ S, huyện B. Mặc dù Quyết định số 1284/QĐ-SNN ngày 17/7/2017 của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội chỉ cho phép khai thác 125 cây keo gãy đổ do gió lốc gây ra tương đương với 16,73m3 thuc rừng phòng hộ môi trường tại đảo Y và Đảo B. Tuy nhiên, H đã khai thác cả những cây keo có đường kính vanh từ 55cm trở lên tại đảo Yên Tĩnh, từ 50cm trở lên tại Đảo B (là những cây keo thuộc rừng phòng hộ không được phép khai thác). Cụ thể trong khoảng thời gian từ ngày 21/08/2017 đến ngày 27/08/2017, H đã thuê người và chỉ đạo trực tiếp khai thác trái phép với tổng khối lượng là 230,22m3 gỗ + 6m3củi = 236,22m3 (gỗ và củi) tại đảo Yvà Đảo B là rừng phòng hộ bảo vệ môi môi trường, tương ứng với số tiền theo kết luận định giá là 188.215.500đ. Với hành vi trên, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội“Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” theo khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999 là đúng.

Xét kháng cáo của bị cáo, thấy: Hành vi của bị cáo trực tiếp xâm phạm, gây thiệt hại nguồn tài nguyên rừng của Nhà nước, gây tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây mất trật tự trị an tại địa phương. Bị cáo là người có đầy đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi, biết việc khai thác gỗ trái phép là vi phạm pháp luật nhưng vì hám lợi bị cáo vẫn cố ý phạm tội. Khi quyết định hình phạt, mặc dù Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo là không chính xác; nhưng căn cứ vào tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo quy định tại các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, (như: Sau khi phạm tội, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; tự nguyện bồi thường để khắc phục hậu quả; nhân thân chưa có tiền án, tiền sự; bị cáo có 2 chú ruột là liệt sỹ và hiện bị cáo đang thờ cúng 1 liệt sỹ, có bà nội là Bà mẹ Việt nam anh hùng; bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo), xét thấy mức án 15 tháng tù mà Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo là đúng. Tuy nhiên, tại cấp phúc thẩm, bị cáo xuất trình đơn trình bày hoản cảnh gia đình khó khăn có xác nhận của chính quyền địa phương; theo đơn thì bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ già yếu, vợ ốm đau, các con còn nhỏ, bản thân là lao động chính trong gia đình. Đây là tình tiết mới giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. Mặt khác, xét bị cáo đã bị tạm giam 9 tháng 22 ngày là thời gian đủ để răn đe, cải tạo bị cáo trở thành người có ích cho xã hội. Căn cứ vào tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, xét hoàn cảnh của gia đình bị cáo, Hội đồng xét xử thấy không cần thiết tiếp tục bắt bị cáo đi chấp hành hình phạt tù còn lại của bản án sơ thẩm, mà cần xử phạt bị cáo bằng thời hạn tạm giam thì cũng đủ tác dụng răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa tội phạm chung.

Từ phân tích trên, cần chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo như yêu cầu kháng cáo của bị cáo.

Về án phí: Bị cáo được chấp nhận kháng cáo nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự, Chấp nhận kháng cáo của bị cáo, xử:

Áp dụng khoản 2 Điều 175; điểm b, p khoản 1, khoản 2, Điều 46; Điều 33; Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xử phạt: Bị cáo Kiều Quốc H 09 tháng 22 ngày tù về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời gian tạm giam từ ngày 24/5/2018 đến 16/3/2019. Xác nhận bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

2. Về án phí: Áp dụng Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 23 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Án phí, Lệ phí Tòa án; Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội qui định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

Bị cáo Kiều Quốc H không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 30/12/2019.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

300
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 995/2019/HS-PT ngày 30/12/2019 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

Số hiệu:995/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/12/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về