Bản án 54/2021/DS-PT ngày 24/09/2021 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 

BẢN ÁN 54/2021/DS-PT NGÀY 24/09/2021 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Trong ngày 20/7 và ngày 20, 24 tháng 9 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tiến hành xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 06/2021/TLPT- DS ngày 05 tháng 02 năm 2021; Về việc“ Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 05/2021/DS-ST ngày 05/01/2021 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số:24/2021/QĐXX-PT ngày 24 tháng 6 năm 2021, quyết định tạm ngừng phiên tòa số 01/2021/QĐPT-DS ngày 20/7/2021, quyết định hoãn phiên tòa số 01/2021/QĐPT-DS ngày 20/8/2021và thông báo mở phiên tòa số 02/2021/QĐPT-DS ngày 01/9/2021giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Phạm Văn Đ, sinh năm 1963 và bà Nguyễn Thị Ánh N, sinh năm 1968.

Đều ĐKNKTT: Số 2607, đại lộ H, phường N, thành phố V, tỉnh Phú Thọ. Chỗ ở hiện tại: Khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Đ: Bà Nguyễn Thị Ánh N, sinh năm 1968; ĐKNKTT: Số 2607, đại lộ H, phường N, thành phố V, tỉnh Phú Thọ. Chỗ ở hiện tại: Khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Bà N có mặt, ông Đ vắng mặt).

Bị đơn: Ông Lê Hồng K, sinh năm 1957 và bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1960. Đều ĐKNKTT: Khu 1B, phường V, thành phố V, tỉnh Phú Thọ. ( Ngày 20/7/2021 Ông K có mặt; ngày 20/9/2021 ông K có đơn xin xét xử vắng mặt; bà T vắng mặt).

Người đại diện theo ủy quyền của ông K, bà T: Anh Lê L, sinh năm 1985; ĐKNKTT: Khu 1B, phường V, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Anh Linh có mặt).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Anh Lê L, sinh năm 1985 và chị Lê Thị Thu H, sinh năm 1985. Đều ĐKHKTT: Khu 1B, phường V, thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Người đại diện theo ủy quyền của chị H: Anh Lê L, sinh năm 1985; ĐKNKTT: Khu 1B, phường V, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Anh Linh có mặt, chị H vắng mặt).

Người giám định:

1. Ông Nguyễn Hải L, sinh năm 1985.

ĐKHKTT: Tổ 7, khu 10, phường N, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Vắng mặt không có lý do).

2. Bà Nguyễn Thị Hải Y, sinh năm 1986.

ĐKHKTT: Khu 2, xã H, thị xã P, tỉnh Phú Thọ ( Có đơn xin xét xử vắng mặt).

3. Ông Lê Duy Lâm, sinh năm 1984.

HKTT: Tổ 15A, khu H, phường Gia Cẩm, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Vắng mặt không có lý do).

4. Bà Trần Thị Hiền, sinh năm 1980.

ĐKHKTT: Tổ 12, phố Long Châu Sa, phường Thọ Sơn, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Vắng mặt không có lý do).

5. Ông Nguyễn Thành Tâm, sinh năm 1981.

ĐKHKTT: Phố Văn Cao, phường Tân Dân, thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Chỗ Ở: Tổ 4C phường Dữu Lâu, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Vắng mặt không có lý do).

6. Ông Lê Thiết Hùng, sinh năm 1969.

ĐKHKTT: Tổ 22D Đồng Mạ, khu Mai Sơn1, phường Tiên Cát, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

7. Ông Đoàn Văn Quý, sinh năm 1972.

ĐKHKTT: Phố Hai Bà Trưng, phường Thọ Sơn, thành Phố V, tỉnh Phú Thọ (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

Người làm chứng:

1. Ông Hà Đắc T, sinh năm 1956.

Nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH V.

Địa chỉ: Khu 4, phường V, thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Hiện tạm trú tại: phường Thanh Vinh, thị xã P, tỉnh Phú Thọ ( Ngày 20/7/2021 ông T có mặt; ngày 20/9/2021 ông T có đơn xin xét xử vắng mặt).

2.Ông Nguyễn Đức T, sinh năm 1989.

Địa chỉ: phường N, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Ngày 20/7/2021 ông T có mặt; ngày 20/9/2021 ông T có đơn xin xét xử vắng mặt).

3.Ông Nguyễn Đức K, sinh năm 1976.

Địa chỉ: xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Vắng mặt không có lý do).

4. Ông Lê Văn C, sinh năm 1959.

Địa chỉ: xã H, thành phố V, tỉnh Phú Thọ ( Ngày 20/7/2021 ông C có mặt; ngày 20/9/2021 ông C có đơn xin xét xử vắng mặt).

5. Ông Nguyễn Đình L, sinh năm 1964.

Địa chỉ: xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Vắng mặt không có lý do).

6. Ông Nguyễn Ngọc T, sinh năm 1982.

Địa chỉ: xã C, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Vắng mặt không có lý do).

7. Ông Nguyễn Văn Q, sinh năm 1968. Chức vụ: Giám đốc Công ty TNHH H.

Địa chỉ: Khu 7, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Ngày 20/7/2021 ông Q có mặt; ngày 20/9/2021 ông Q có đơn xin xét xử vắng mặt).

Người kháng cáo:

1. Bà Nguyễn Thị Ánh N – Nguyên đơn;

2. Anh Lê L – Đại diện theo ủy quyền của bị đơn và là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo nội dung đơn khởi kiện và các lời khai tiếp theo, bà Nguyễn Thị Ánh N trình bày:

Khong cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2016, hộ gia đình ông Lê Hồng K, bà Nguyễn Thị T tiến hành xây dựng nhà trên thửa đất liền kề với ngôi nhà của gia đình bà tại khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình thi công do không làm đúng kỹ thuật nên đã gây sụt, lún, nghiêng, nứt vỡ ngôi nhà của bà.

Ngày 18/5/2016, Bà đã có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã K yêu cầu ngừng thi công và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

Ngày 20/5/2016 và ngày 25/5/2016 Ủy ban nhân dân xã K đã lập biên bản xác minh hiện trạng các vết nứt vỡ tường nhà bà.

Ngày 30/5/2016, Ủy ban nhân dân xã K tổ chức hòa giải hai bên nhưng phía ông K và bà T không thừa nhận việc thi công đã gây ra nứt, vỡ, sụt, lún, nghiêng căn nhà của gia đình bà.

Do vậy, bà làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân thành phố V giải quyết buộc ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa, khắc phục các vết nứt vỡ, sụt lún, nghiêng do vi phạm việc thi công xây dựng gây ra, tính đến thời điểm viết đơn khởi kiện là 547.374.000 đồng (Năm trăm, bốn mươi bảy triệu, ba trăm bảy mươi tư nghìn đồng).

Quá trình giải quyết vụ án Bà N vẫn giữ nguyên quan điểm như yêu cầu khởi kiện và đề nghị bổ sung mức bồi thường như sau:

1. Yêu cầu ông K, bà T bồi thường theo Kết luận giám định đối với thiệt hại ngôi nhà 04 tầng của bà là: 397.778.000đ (Ba trăm chín mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi tám nghìn đồng).

2. Yêu cầu ông K, bà T bồi thường mất thu nhập do bị hủy hợp đồng thuê nhà nghỉ với thời hạn thuê là 05 năm là 2.028.000.000đ (Hai tỷ, không trăm hai mươi tám triệu đồng) sau khi trừ đi số tiền đã thanh toán 05 tháng thuê nhà là 169.600.000đ (Một trăm sáu mươi chín triệu sáu trăm nghìn đồng). Số tiền còn lại phải thanh toán là 1.858.400.000đ (Một tỷ, tám trăm năm mươi tám triệu bốn trăm nghìn đồng).

3. Yêu cầu ông K, bà T bồi thường số tiền 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) do bị phạt hợp đồng thuê nhà nghỉ.

4. Yêu cầu ông K, bà T phải bồi thường tiền sửa chữa hệ thống điện, nước theo Bảng tính khối lượng vật tư, nhân công nhà nghỉ V do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Trung Thịnh tính là 351.939.356đ (Ba trăm năm mươi mốt triệu, chín trăm ba mươi chín nghìn, ba trăm năm mươi sáu đồng) 5. Yêu cầu ông K, bà T phải trả lại cho bà toàn bộ chi phí giám định mà bà đã tạm ứng là 281.471.000đ (Hai trăm tám mươi mốt triệu, bốn trăm bảy mươi mốt nghìn đồng);

6. Yêu cầu Tòa án trả cho bà số tiền 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng) là khoản tiền bảo đảm để áp dụng biên pháp khẩn cấp tạm thời và lãi phát sinh.

Bị đơn ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T do Anh Lê L là đại diện theo ủy quyền trình bày:

Cuối tháng 4/2016, gia đình anh có nhu cầu làm nhà và đã làm thủ tục xin cấp phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân xã K và được cấp phép theo giấy phép xây dựng số 17/GPXD do Ủy ban nhân dân xã K cấp ngày 22/4/2016. Sau khi có giấy phép xây dựng gia đình anh đã tiến hành xây dựng trên diện tích của các ô đất đã mua tại khu 10, xã K. Thực tế diện tích xây dựng của gia đình đã xây một phần theo giấy phép, một phần vượt giấy phép xây dựng và xây trên diện tích đất vườn.

Vào ngày 25/5/2016, Ủy ban nhân dân xã K đã có văn bản số 25/QĐ-UBND về việc thu hồi giấy phép xây dựng của gia đình anh với lý do; Ủy ban nhân dân xã không được quyền cấp phép và Hộ gia đình anh được miễn giấy phép xây dựng.

Ngày 01/7/2016, Ủy ban nhân dân xã K ra quyết định xử phạt về vi phạm hoạt động xây dựng trên của gia đình anh. Yêu cầu gia đình hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo diện tích xây dựng thực tế.

Ngay sau đó, gia đình anh đã chấp hành nộp phạt, làm hồ sơ đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo diện tích xây dựng thực tế như yêu cầu của biên bản vi phạm đã xong trong năm 2016.

Cùng thời gian với việc Ủy ban nhân dân xã K lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng ngày 18/5/2016, bà Nguyễn Thị Ánh N là chủ căn nhà 04 tầng trên diện tích đất giáp ranh với công trình xây dựng của gia đình anh đã làm đơn có nội dung: Theo Bà N, công trình của gia đình anh xây dựng gây sụt lún, rạn nứt căn nhà của Bà N.

Về việc này, Ủy ban nhân dân xã K có mời gia đình anh và Bà N lên làm việc tại Ủy ban nhân dân xã vào ngày 30/5/2016. Trong đó căn nhà Bà N đang ở là có rạn nứt nhưng chưa rõ là nứt từ bao giờ và nguyên nhân do đâu.

Qua các buổi làm việc, gia đình anh khẳng định công trình gia đình anh không ảnh hưởng đến công trình nhà 04 tầng của Bà N. Nội dung đơn khởi kiện nhiều lần của Bà N là không có căn cứ.

Tiếp đó là các bước tiếp theo của vụ án dân sự số 65/2017/TLST-DS mà hồ sơ đã được thu thập tại Tòa án nhân dân thành phố V nên anh xin phép không trình bày lại.

Từ đó đến nay đã hơn 03 năm, không rõ vì lý do gì việc thẩm định hoặc giám định để có căn cứ xác định lỗi gây rạn nứt nhà Bà N vẫn không được thực hiện dù Bà N nói ngôi nhà không an toàn cho việc sống và sinh hoạt phải chuyển các con đi chỗ khác. (Thực tế trong suốt thời gian qua Bà N và các con vẫn sống và sinh hoạt trong căn nhà đó. Và cho đến nay đã trải qua 03 năm mà hai công trình vẫn nguyên vẹn như ban đầu không hề suy chuyển).

Qua thời gian trên, anh cho rằng Bà N không thực sự có thiện chí giải quyết vụ việc trên tinh thần khách quan. Mà mục đích thực sự là gây khó khăn và tạo sức ép lên gia đình anh để phục vụ mục đích cá nhân của Bà N.

Việc dừng thi công công trình của gia đình anh dẫn đến tổn thất về kinh tế nặng nề:

+ Dừng thi công công trình dẫn đến bị thay đổi toàn bộ kế hoạch do không thể đưa công trình vào hoạt động như dự kiến.

+ Thiệt hại vật tư, vật liệu và các chi phí cụ thể liên quan đến việc thi công xây dựng công trình.

+ Thiệt hại về tài chính do chi phí vốn xây dựng, chi phí chuyển nhượng đất, chuyển mục đích sử dụng đất không được đưa vào sử dụng.

+ Các tổn hại về sức khỏe, tinh thần không thể lượng hóa thành tiền.

Theo đánh giá của anh và một số chuyển gia có kinh nghiệm, hiểu biết về việc xây dựng thì:

- Nền đất là đất cấp 3 (sỏi ruồi) rất cứng nên thi công móng nông trên nền đất đó không thể ảnh hưởng đến công trình liền kề. Thực tế công trình của gia đình anh với nhà 04 tầng của Bà N cách nhau bức tường xây tạm bằng gạch tận dụng (3, 4 loại gạch khác nhau) và không hề có dấu hiệu bị ảnh hưởng (hai công trình không dính tường nhau).

- Chiều sâu chôn móng trung bình < 1m (có vị trí chỉ sâu khoảng 0,5m) chịu tải trọng cho ngôi nhà dự kiến xây 01 tầng và chưa có tải trọng tường (mới song phần móng, giằng móng và cột) không sâu hơn so với móng ngôi nhà 04 tầng và không có tác động đến móng công trình liền kề.

- Hiện tượng rạn nứt ngôi nhà 04 tầng (nhà Bà N) là do co giãn bê tông, thiết kế và thi công xây dựng có từ trước lúc công trình gia đình anh khởi công. Mức độ sửa chữa tạm ước tính khoảng 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng).

Khi có kết quả giám định, gia đình anh xin chịu trách nhiệm phần thiệt hại do bên anh gây ra (nếu có). Trường hợp kết quả khẳng định nguyên nhân không hoàn toàn do công trình bên anh gây ra thì gia đình anh yêu cầu bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại do việc dừng thi công công trình của gia đình anh như sau:

1. Thiệt hại vật tư, nhân công và các chi phí cụ thể liên quan đến việc thi công xây dựng công trình: 387.797.000đ (Chi tiết theo dự toán kèm theo).

2. Dừng thi công công trình dẫn đến bị thay đổi toàn bộ kế hoạch do không thể đưa công trình vào hoạt động như dự kiến: 240.000.000đ (Cho thuê 10.000.000đ/tháng x 24 tháng (Các hoạt động kinh doanh khác mà mình có thể tự thực hiện lợi nhuận sẽ cao hơn nữa).

3. Thiệt hại về tài chính do chi phí vốn xây dựng, vốn xây dựng, chi phí chuyển mục đích sử dụng đất không được đưa vào sử dụng: 150.000.000đ (toàn bộ số vốn đã bỏ ra 750 triệu x lãi suất đi vay bình quân (10%/năm) trong 24 tháng);

Tổng cộng: 777.797.000 đồng (Bảy trăm bảy mươi bảy triệu, bảy trăm chín mươi bảy nghìn đồng). Anh không yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phần thiệt hại của phía gia đình anh.

Bà Nguyễn Thị Ánh N và ông Phạm Văn Đ khởi kiện ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T với nội dung trên đã được Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ thụ lý số 65/2017/TLST-DS ngày 06/6/2017. Quá trình giải quyết vụ án, Bà N có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc ông K, bà T tạm dừng thi công xây dựng chờ kết quả của cơ quan chức năng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Vì vậy, Tòa án nhân dân thành phố V đã ra Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số: 2056/2017/QĐ-BPKCTT ngày 19/6/2017 buộc bà Nguyễn Thị Ánh N phải gửi tài sản bảo đảm có giá trị là 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng) vào tài khoản của Tòa án nhân dân thành phố V tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, đồng thời ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số: 2057/2017/QĐ-BPKCTT ngày 19/6/2017 buộc hộ ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T tạm dừng thi công công trình xây dựng tại khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/10/2019, tại Quyết định số: 65/2019/QĐST-DS Tòa án nhân dân thành phố V đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do bà Nguyễn Thị Ánh N là nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự (số tiền tạm ứng là 281.686.000đ) đồng thời ban hành Quyết định số: 1070/2019/QĐ-BPKCTT ngày 03/10/2019 về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời số: 2057/2017/QĐ-BPKCTT ngày 19/6/2019 và trả lại cho bà Nguyễn Thị Ánh N số tiền 350.000.000đ và lãi phát sinh.

Ngày 20/10/2019 Bà N đã làm đơn kháng cáo Quyết định đình chỉ vụ án dân sự với lý do bà đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với chỉ định của bác sỹ “nằm bất động”, bà phải nhập viện từ ngày 14/8/2019.

Tại Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số: 89/2019/QĐ-PT ngày 28/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số: 65/2019/QĐST-DS ngày 03/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố V và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố V tiếp tục giải quyết vụ án.

Ngày 13/12/2019, Tòa án nhân dân thành phố V đã ra thông báo số: 166/2019/TB-TLVA về việc thụ lý vụ án nêu trên.

Quá trình giải quyết vụ án, sau khi xét đơn đề nghị trưng cầu giám định ngày 21/11/2017 và yêu cầu đề nghị bổ sung ngày 12/3/2020 của bà Nguyễn Thị Ánh N.

Tòa án nhân dân thành phố V đã ra Quyết định trưng cầu giám định số: 165/2020/QĐ-TCGĐ ngày 09/4/2020 trưng cầu Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ - Sở Xây dựng Phú Thọ thực hiện giám định.

Tại Kết luận giám định các nội dung theo Quyết định trưng cầu giám định số 165/2020/QĐ-TCGĐ của Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ - Sở Xây dựng Phú Thọ đối với công trình kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng nhà nghỉ V (nhà ở 04 tầng) của bà Nguyễn Thị Ánh N tại địa chỉ: Khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ (Kết luận giám định hoàn thành ngày 16/7/2020) đã kết luận:

“- Xác định nguyên nhân nghiêng, lệch, lún, nứt công trình.

Các vị trí, đặc trưng phân bố vết nứt, hình dạng, kích thước vết nứt thể hiện trên bề mặt kết cấu công trình nhà Bà N như đã kể trên, về cơ bản cho thấy đều phù hợp với TCVN 9343:2012 chỉ dẫn ở điểm b, khoản 6.1.2.1.3. Đặc trưng và cơ chế hình thành vết nứt do tải trọng “Vết nứt do lún nền móng: Đối với kết cấu bê tông cốt thép, các vết nứt do biến dạng nền thường xuất hiện tập trung ở khu vực có độ cong tương đối lớn của đường cong lún. Chiều của vết nứt vuông góc với chiều của ứng suất kéo chính do biến dạng nền sinh ra. Đối với dầm và sàn, các vết nứt do lún thường là các vết nứt thẳng góc với trục dầm và sàn. Khi bị lún lệch hay lún ảnh hưởng của công trình lân cận, thường xuất hiện các vết nứt xiên ở dầm (gần liên kết dầm - cột), các vết nứt chéo góc 450 (trên mặt bằng sàn) ở các góc sàn”.

Theo Giáo trình đào tạo nghiệp vụ về kiểm định công trình xây dựng của nhà xuất bản xây dựng năm 2017 có chỉ ra một số sai sót thường sảy ra trong giai đoạn đào hố móng có thể dẫn đến công trình bị lún hoặc lún không đều được trình bày trong Bảng 5.2. Một số sai sót, nguyên nhân và cách phòng tránh trong thi công móng nông, trong đó có nêu nguyên nhân và cách phòng tránh khi đào gần công trình lân cận là “Biến dạng nhà do đào hố móng hoặc hào ở gần: Trồi đất ở đáy hố móng mớihay dịch ngang móng cũ bị trượt. Để đề phòng thường phải đặt móng mới cao hơn móng cũ 0,5m hoặc chống đỡ cẩn thận thành hố móng bằng cọc bản thép hay cọc đất xi măng v.v…”.

Vậy nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nghiêng, lệch, nứt tường, sàn nhà bà Nguyễn Thị Ánh N được đánh giá là do xuất phát từ yếu tố khách quan, đó là việc thiết kế, thi công xây dựng nhà liền kề đã chủ quan, thiếu sự cẩn trọng không xét đến các yếu tố bất lợi khi xây dựng nhà ở liền kề trên nền đất dốc như là:

+ Vùng được bố trí và không được bố trí móng trên nền đất dốc;

+ Tính toán được độ nền đất dốc;

+ Thiếu sự tính toán kiểm tra ổn định của mái dốc để có biện pháptính toán kết cấu chống trượt khi công trình hiện hữu nằm trong vùng dễ bị trôi trượt.

Như vậy cho thấy, việc hộ gia đình ông K đào đất hố móng xây dựng nhà mới sâu hơn hố móng nhà Bà N làm cho công trình hiện hữu bị mất ổn định cục bộ dẫn đến biến dạng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, gây ảnh hưởng đến khả năng chịu lực an toàn của kết cấu công trình, đồng thời việc đào móng nhà liền kề sâu hơn nơi công trình hiện hữu còn dẫn đến sự chênh lệch hoặc bị xáo trộn địa tầng và sự khác nhau rõ rệt giữa tải trọng tác dụng (tải trọng thẳng đứng vàtải trọng nằm ngang) lên mỗi công trình làm dịch chuyển địa chất bên dưới đáy móng, đó chính là tác nhân làm gia tăng sự chuyển vị thẳng đứng không đều giữa các bộ phận kết cấu (lún lệch) đưa đến chuyển vị ngang làm cho công trình nhà Bà N bị nghiêng, vặn không đều gây nên nứt, nẻ kết cấu bên trên do đã bị chuyển vị cưỡng bức… Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu, nó còn có thể ảnh hưởng tới tiện nghi sử dụng và gây nguy hiểm do hệ thống đường ống cấp thoát nước bị vỡ, làm rò đường dây điện đi âm tường.

- Giám định xác định thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục sửa chữa để đảm bảo cho ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Ánh N được thể hiện ở phần phụ lục 5”.

Kèm theo Kết luận giám định gồm có 05 phụ lục. Trong đó phụ lục 5: Bảng xác định giá trị thiệt hại công trình là 397.778.000đ (Ba trăm chín mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi tám nghìn đồng).

Căn cứ vào các tài liệu do Anh Lê L cung cấp cho Tòa án thì sau khi có kết quả giám định, phía bị đơn đã có đơn khiếu nại lần 1, lần 2 gửi Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ - Sở Xây dựng Phú Thọ đối với kết luận giám định và đều được Trung tâm trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, anh Linh không đồng ý với kết luận giám định và cho kết luận mang tính chất quy chụp.

Do Bà N có đơn đề nghị không hòa giải và anh Linh cũng đề nghị không hòa giải nên vụ án không tiến hành hòa giải được, vì vậy Tòa án đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử hỏi nguyên đơn, bị đơn, đại diện theo ủy quyền của bị đơn, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có đề nghị trưng cầu giám định bổ sung hay giám định lại không nhưng nguyên đơn không yêu cầu, bị đơn trình bày nếu có giám định lại thì lên cấp phúc thẩm phía bị đơn sẽ đề nghị sau.

Tại phiên tòa Bà N vẫn giữ nguyên quan điểm về mức bồi thường nhưng đối với khoản bồi thường về hệ thống điện, nước của ngôi nhà với số tiền 351.939.356đ (Ba trăm năm mươi mốt triệu, chín trăm ba mươi chín nghìn, ba trăm năm mươi sáu đồng) bà xin rút với lý do mặc dù ngôi nhà của bà bị sụt, lún đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện, nước nhưng để có kết luận chính xác về thiệt hại thì phải có cơ quan chuyên môn giám định, nhưng đến nay vụ án đã kéo dài quá lâu, nên bà không yêu cầu giám định về phần thiệt hại này và bà tự nguyện xin rút toàn bộ yêu cầu bồi thường về hệ thống điện, nước của ngôi nhà.

Đối với khoản tiền bồi thường về mất thu nhập ngoài việc yêu cầu ông K, bà T bồi thường số tiền 1.858.400.000đ (Một tỷ, tám trăm năm mươi tám triệu bốn trăm nghìn đồng) bà bổ sung đề nghị ông K, bà T phải tiếp tục bồi thường cho đến khi thi hành án xong và sửa chữa xong nhà; Bà bổ sung đề nghị buộc gia đình ông K, bà T phải xin lỗi gia đình bà.

Phía bị đơn ông K, bà T do Anh Lê L là đại diện theo ủy quyền vẫn giữ nguyên quan điểm và không nhất trí với kết luận giám định cũng như không chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của Bà N. Đối với số tiền thiệt hại: 777.797.000 đồng (Bảy trăm bảy mươi bảy triệu, bảy trăm chín mươi bày nghìn đồng), Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa anh Linh là đại diện bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đề nghị giải quyết trong vụ án này mà đề nghị giải quyết bằng vụ án khác.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn có quan điểm: Luật sư đưa ra các quan điểm bảo vệ cho ông Lê Hông K và bà Nguyễn Thị T (có luận cứ gửi kèm hồ sơ) đề nghị Hội đồng tuyên bác toàn bộ nội dung khởi kiện của Bà N bởi việc xây dựng công trình của ông K không phải là nguyên nhân nứt, lún nhà của Bà N, hay nói cách khác là chưa đủ căn cứ để kết luận điều đó vì duy nhất chứng cứ là Kết luận giám định của Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng tỉnh Phú Thọ chưa đủ độ tin cậy do thiếu tính khách quan, minh bạch về hình thức, tính đầy đủ, toàn diện, cụ thể và chính xác về nội dung.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số:05/2021/DS - ST ngày 05 tháng 01 năm 2021Tòa án nhân dân thành phố V đã quyết định:

1. Áp dụng 584, 585, 588, 589, 357, 468 Bộ luật dân sự 2015; khoản 6 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; khoản 1,2,3,4 Điều 68, khoản 1 Điều 147, 159, 160, 161, 162 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 4 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N đối với ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đối với ngôi nhà 04 tầng tại khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

3. Buộc ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải bồi thường cho ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N tổng số tiền là 2.256.178.000đ(Hai tỷ, hai trăm năm mươi sáu triệu, một trăm bảy mươi tám nghìn đồng). Trong đó:

- Bồi thường thiệt hại ngôi nhà 04 tầng do bị sụt, lún, nghiêng, nứt theo Kết luận giám định của Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ là: 397.778.000đ (Ba trăm chín mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi tám nghìn đồng);

- Bồi thường mất thu nhập do bị hủy Hợp đồng thuê nhà nghỉ với số tiền 1.858.400.000đ (Một tỷ, tám trăm năm mươi tám triệu bốn trăm nghìn đồng);

Kể từ ngày bản án có hiệu lực phát luật, người được thi hành án (ông Phạm Văn Đ, bà Nguyễn Thị Ánh N) có đơn yêu cầu thi hành án, bên phải thi hành án (ông Lê Hồng K, bà Nguyễn Thị T) còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án cho đến khi thi hành án xong theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.

4. Bác yêu cầu của ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N về việc buộc ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải bồi thường số tiền 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) do bị phạt hợp đồng thuê nhà nghỉ;

5. Đình chỉ đối với yêu cầu của ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N về bồi thường khoản tiền sửa chữa hệ thống điện, nước của ngôi nhà 04 tầng là 351.939.356đ (Ba trăm năm mươi mốt triệu, chín trăm ba mươi chín nghìn, ba trăm năm mươi sáu đồng).

6. Hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số: 169/2020/QĐ- BPKCTT ngày 13/4/2020 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Bản án còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí, quyền kháng cáo, thỏa thuận thi hành án và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.

Kháng cáo:

1. Ngày 14/01/2021, nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ánh N kháng cáo một phần bản án dân sự sơ thẩm với lý do giải quyết chưa đúng tính chất, mức độ thiệt hại và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những vấn đề sau:

- Yêu cầu ông K, bà T phải trả cho bà số tiền 100.000.000đ mà bà phải nộp phạt cho Công ty TNHH V và buộc ông K, bà T phải bồi thường do mất thu nhập đến khi ông K, bà T thực hiện xong bản án chứ không chỉ tính đến ngày 02/01/2021 (05 năm).

- Đối với khoản tiền buộc thực hiện biện pháp bảo đảm 350.000.000đ bà đề nghị xem xét việc Tòa án yêu cầu bà nộp số tiền 350.000.000đ có đúng không? Để bảo đảm việc gì? Tòa án và cơ quan liên quan không thực hiện việc giữ nguyên hiện trạng thì phải chịu trách nhiệm ra sao? Bản án sơ thẩm chưa kết luận, xử lý vấn đề này.

- Bản án sơ thẩm tuyên hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không phù hợp, không đảm bảo việc thi hành án.

- Bản án sơ thẩm không yêu cầu ông K, bà T phải lập phương án xây dựng, biện pháp thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt là chưa đầy đủ. Đây là vấn đề quan trọng nhất để tránh việc lún nứt tiếp theo sau khi bà sửa chữa nhà. Bản án sơ thẩm không yêu cầu bắt buộc hộ ông K bà T phải có biện pháp thi công. Trong khi bà làm đơn gửi Tòa án nhân dân thành phố V nhờ Tòa trưng cầu giám định, bà đã yêu cầu rất rõ là phải trưng cầu giám định. Thứ nhất kết luận nguyên nhân, thứ hai tính toán thiệt hại, thứ ba biện pháp thi công.

2. Ngày 15/01/2021, đại diện theo ủy quyền của bị đơn Anh Lê L kháng cáo yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết các vấn đề sau:

- Ông K, bà T không phải bị đơn trong vụ án này mà anh mới là người phải chịu trách nhiệm.

- Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm hết trách nhiệm trong việc xác minh thẩm tra chứng cứ, chưa xem xét khánh quan toàn diện và chưa làm rõ các nội dung sai lệch thiếu chính xác và không có căn cứ đối với tài liệu giám định, thực trạng hiện trường và tính hợp pháp của các tài liệu chứng cứ khác.

- Về Hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01/2016/HĐTN ngày 02/01/2016 giữa bà Nguyễn Thị Ánh N và Công ty TNHH V có biểu hiện làm giả và cố tình hợp thức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

- Những yêu cầu, đề nghị của phía bị đơn tại phiên tòa là có căn cứ rõ ràng và thuyết phục nhưng không được Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận. Vì vậy, bản án yêu cầu gia đình anh bồi thường cho ông Đ, Bà N mất thu nhập do bị hủy hợp đồng thuê nhà nghỉ với số tiền 1.858.400.000đ là hoàn toàn vô lý.

Quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm:

Ngày 19/02/2021, Anh Lê L là đại diện theo ủy quyền của bị đơn có đơn đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm:

- Yêu cầu Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng tỉnh Phú Thọ đánh giá đủ các nguyên nhân gây lún nứt, hư hỏng của ngôi nhà 04 tầng (khảo sát, thiết kế, kết cấu thi công, bảo trì, sử dụng, xuống cấp tự thân theo thời gian và tác động của công trình liền kề) để có kết luận khách quan. Áp dụng đúng các quy đinh, tiêu chuẩn pháp luật đã xây dựng trong đề cương giám định và theo quy định nhà nước. Áp dụng mô hình tính toán đúng với hiện trạng của việc xây dựng tài sản liền kề đối với ngôi nhà 04 tầng của Bà N. Sử dụng các phần mềm có bản quyền, máy móc đủ độ tin cậy, chính xác và được kiểm định, kết quả thí nghiệm do phòng LAS có đầy đủ chức năng xác nhận.

- Xác minh tính hợp pháp của hợp đồng thuê nhà nghỉ giữa Công ty TNHH V thông qua cơ quan thuế thành phố V, cơ quan bảo hiểm. Xác minh nhu cầu thuê nhà của Công ty TNHH V thông qua hợp đồng thuê lao động, danh sách công nhân và đối tác có nhu cầu thuê nhà ở. Danh sách đăng ký tạm trú, tạm vắng của nhà nghỉ V tại thời điểm có hợp đồng thuê nhà nghỉ.

- Giám định tuổi mực của hợp đồng để xác định hợp đồng được lập từ năm 2016 hay năm 2020. Giám định các chữ ký, chữ viết của Bà N trên các phiếu thu, chi.

Tòa án nhân tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xác minh thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Anh Lê L. Kết quả xác minh thu thập chứng cứ như sau:

- Tại văn bản số 13/TTKĐ – KĐCT ngày 18/3/2020 về việc giải thích những vấn đề liên quan đến kết luận giám định theo yêu cầu của Anh Lê L nêu trên, Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ đã kết luận: “ Với đầy đủ những nội dung công việc giám định đã thực hiện như trên cho thấy việc gia đình ông K xây dựng nhà liền kề đã không thực hiện đúng quy định về xây dựng nhà riêng lẻ được thể hiện rõ tại Điều 8 Thông tư 05/2015/TT – BXD ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng Bộ xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, đã làm cho công trình hiện hữu mất ổn định cục bộ dẫn đến biến dạng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, gây ảnh hưởng khả năng chịu lực an toàn kết cấu công trình là hoàn toàn đúng”.

- Tại văn bản số 215/CAVT – QLHC ngày 15/03/2021, Công an thành phố V cung cấp: thời điểm xác minh Công an thành phố V không quản lý hồ sơ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nào có tên “ nhà nghỉ V” có địa chỉ tại khu 10, K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ. Căn cứ biên bản xác minh của đội QLHC về TTXH với Công an xã K, Công an thành phố V không thu thập được tài liệu nào liên quan đến việc kê khai lưu trú, tạm trú của khách thuê nhà nghỉ V có địa chỉ tại khu 10, K, V, Phú Thọ, tại thời điểm từ 01/01/2016 đến tháng 6/2016.

- Tại Văn bản số 75/CCTVTR – KTr2 ngày 10/3/2021 của Chi cục thuế thành phố V cung cấp thông tin về hoạt động của công ty TNHH V như sau: Về thông tin tài liệu liên quan đến việc quyết toán thuế từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 12/2016: Căn cứ số liệu trên hệ thống quản lý thuế (TMS) tính đến thời điểm cung cấp, doanh nghiệp không có hồ sơ khai quyết toán thuế gửi về cơ quan thuế. Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thời điểm hiện tại: căn cứ kết quả xác minh trên hệ thống quản lý thuế (TMS) Doanh nghiệp ở trạng thái: NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Chi cục Thuế thành phố V đã có TB số 2438/TB – CCT ngày 17/9/2015 về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

- Tại biên bản làm việc ngày 22/03/2021, ông Nguyễn Xuân T nguyên trưởng Công an xã K cung cấp: Trên địa bàn khu 10 xã K có nhà nghỉ “V”, chủ quản lý nhà nghỉ là bà Nguyễn Thị Ánh N, từ đầu năm 2016 đến tháng 6/2016, nhà Nghỉ V không đăng ký tạm trú cho khách lưu trú và cũng không báo cáo về việc lưu trú của khách với Công an xã. Trong năm 2016, tôi không nhớ rõ tháng mấy, Bà N có gọi điện báo cho Công an xã về việc Bà N đã báo cho Công an thành phố dừng hoạt động của nhà nghỉ V. Từ Năm 2016 đến nay, nhà nghỉ V không hoạt động và cũng không khai báo tạm trú, lưu trú với Công an xã K.

Tại biên bản lấy lời khai ngày 10/3/2021, ông Hà Đắc T - giám đốc công ty TNHH V trình bày: Công ty V có ký hợp đồng Thuê khoán nhân công với công ty H, theo đó Công ty V cung cấp cho Công ty H từ 50 đến 70 nhân công để làm đường gom cao tốc Nội Bài – Lào Cai từ K đến Minh Phú – Đoan Hùng. Công nhân do công ty H thuê đều là lao động tự do, còn một số kỹ thuật và khách đối ngoại của Công ty H thì Công ty V thuê nhà nghỉ gồm cả khách kỹ thuật A và B. Khoảng năm 2015 công ty V có ký hợp đồng thuê nhà nghỉ V, Thuê bao nhiêu phòng thì ông T không nhớ rõ, Công ty V đã trả cho nhà nghỉ V hơn 400 triệu đồng tiền thuê phòng người trực tiếp trả tiền cho nhà nghỉ V là anh Nguyễn Trường S ở G, Phù Ninh. Chữ viết trên phiếu thu ngày 02/01/2016 và phiếu chi ngày 25/5/2016 ông T không biết có phải chữ ký, chữ viết của anh Sơn không. Đối với hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01 ngày 02/01/2016, ông T trình bày ông không ký ngay tại thời điểm lập hợp đồng mà ký sau một thời gian ngắn.

Tại Biên bản lấy lời khai ngày 22/3/2021, ông Nguyễn Văn Q – Giám đốc Công ty TNHH TM H trình bày: Ngày 02/01/2014, Công ty TNHH TM H có ký hợp đồng thuê khoán nhân công với Công ty TNHH V mục đích để thuê nhân công thi công đường gom giai đoạn 1 gói thầu 3, dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại khu vực KM số 45 – Km 54 thuộc khu vực xã H, xã K, xã Phù Ninh. Số lượng công nhân thuê phụ thuộc vào tiến độ và nhu cầu thi công công trình có lúc khoảng 10 công nhân, lúc khoảng 60 – 70 công nhân. Công ty H có yêu cầu Công ty V cung cấp hồ sơ lý lịch của các công nhân để thông báo cho nhà thầu chính. Đối với việc quản lý nhân công, công ty H chỉ quản lý vào giờ hành chính và giám sát kết quả tiến độ công việc còn việc điều hành bố trí sắp xếp quản lý nhân công là do Công ty V. Công nhân làm việc đều có bảng chấm công để làm cơ sở cuối tháng thanh toán tiền lương. Công ty H không yêu cầu hoặc nhờ công ty V thuê nhà nghỉ, cơ sở lưu trú cho cán bộ kỹ thuật, khách của công ty H. Thỉnh thoảng nhân viên của Công ty H có đến công ty V để chốt và đối chiếu khối lượng nhưng chỉ trong ngày, còn việc nhân viên có nghỉ lại hay không, Công ty H không quản lý, đây là việc của cá nhân của nhân viên. Đến ngày 02/6/2016, công ty H và công ty V mới thanh lý hợp đồng. Thời điểm thanh lý hợp đồng là thời điểm thanh toán xong công nợ giữa hai bên. Thực tế việc thuê khoán nhân công đã kết thúc từ trước khi công trình của công ty H hoàn thành. Thời điểm hoàn thành công trình phía công ty H cũng không nhớ rõ.

Tại đơn của bà Nguyễn Thị Ánh N ngày 16/4/2021, Bà N yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ:Yêu cầu Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng tỉnh Phú Thọ làm rõ thêm về nguyên nhân, mức độ thiệt hại về việc sụt lún nhà đối với một số hạng mục: Móng nhà, hệ thống nước bị đứt gãy.Yêu cầu TAND tỉnh Phú Thọ trưng cầu giám định để kết luận về các hạng mục nêu trên, có biện pháp xử lý khắc phục, đảm bảo an toàn, khôi phục được công năng sử dụng thực tế của công trình.

Tại văn bản số 23/TTKĐ – KĐCL ngày 10/5/2021 thông báo về việc từ chối thực hiện trưng cầu/ yêu cầu giám định. Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng công trình Phú Thọ đã từ chối yêu cầu giám định bổ sung nêu trên của Bà N.

Tại kết luận giám định số 606/KLGĐ – 2021 ngày 11/5/2021, Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Phú Thọ kết luận: Chữ viết điền vào các mục trên “ Phiếu thu; phiếu chi”, ghi họ tên người nộp tiền; người nhận tiền: Nguyễn Thị Ánh N (mẫu cần giám định ký hiệu A1, A2) so với chữ viết trên “ Đơn khởi kiện; bản báo cáo của bà Nguyễn Thị Ánh N gửi TAND TP V; Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ; giấy cam kết; Đơn đề nghị không hòa giải; tờ giấy khổ A4, một mặt có in “ mẫu chữ viết của bà Nguyễn Thị Ánh N” và chữ viết bằng mực màu xanh” (mẫu so sánh ký hiệu M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7) là do cùng một người viết ra.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị Ánh N vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, không bổ sung, thay đổi gì.

Anh Lê L và ông Lê Hồng K xin rút một phần kháng cáo cho rằng Ông K, bà T không phải bị đơn trong vụ án này mà anh mới là người phải chịu trách nhiệm còn nội dung kháng cáo khác vẫn giữ nguyên.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ tham gia phiên toà có quan điểm về việc tuân theo pháp luật của thẩm phán và Hội đồng xét xử, thư ký phiên toà khi giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, thẩm phán đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, đơn kháng cáo của đương sự đúng hạn luật định. Hội đồng xét xử đã xét xử đúng nguyên tắc, các bên đương sự đều thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung kháng cáo, đại diện VKS đề nghị HĐXX: Áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Bác kháng cáo của đương sự.

Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 05/2021/DS-ST ngày 05/01/2021 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Về án phí dân sự phúc thẩm: Nguyên đơn và bị đơn mỗi bên phải chịu 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng).

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa; Căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của VKSND tỉnh; Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về tố tụng: Đơn Kháng cáo của bà Nguyễn Thị Ánh N và Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn Anh Lê L nộp trong hạn luật định nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

[2]. Về nội dung: Xét kháng cáo của Bà Nguyễn Thị Ánh N hội đồng xét xử nhận định:

[2.1]. Yêu cầu ông K, bà T phải trả cho bà số tiền 100.000.000đ mà bà phải nộp phạt cho Công ty TNHH V và buộc ông K, bà T phải bồi thường do mất thu nhập đến khi ông K, bà T thực hiện xong bản án chứ không chỉ tính đến ngày 02/01/2021 (05 năm).

Xét thấy Tại đơn khởi kiện ngày 26/5/2017 bà Nguyễn Thị Ánh N chỉ khởi kiện yêu cầu ông K, bà T phải bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa, khắc phục các vết nứt vỡ, sụt lún, nghiêng do vi phạm việc thi công xây dựng gây ra tính khái toán đến thời điểm khởi kiện số tiền là 547.374.000đ. Quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân thành phố V ngày 15/11/2017 Bà N có đơn yêu cầu bổ sung thêm khoản ảnh hưởng đến hệ thống nước, điện với số tiền 95 triệu đồng, ngày 29/7/2020 Bà N giao nộp cho Tòa án chứng cứ bổ sung gồm 01 phiếu thu số 199 ngày 22/5/2016, 01 phiếu chi số 01 ngày 02/01/2016 và 01 hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01/2016/HĐTN ngày 02/01/2016 kèm theo biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà nghỉ ngày 22/5/2016 tất cả đều là bản phô tô tại biên bản hòa giải ngày 29/7/2020 Bà N yêu cầu gia đình ông K phải bồi thường theo tính toán của cơ quan giám định, phần điện nước cơ quan chưa giám định, khoản thanh lý hợp đồng cho thuê nhà là 405.600.000đ/01 năm và trong 05 năm + bồi thường hợp đồng là 336.000.000đ, trả lại tiền chi phí giám định…Tại bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021 ngày 05/01/2021 Tòa án nhân dân thành phố V đã buộc ông K và bà T phải bồi thường tổng số tiền 2.256.178.000đ trong đó bồi thường mất thu nhập do bị hủy hợp đồng thuê nhà nghỉ với số tiền 1.858.400.000đvà bác yêu cầu của ông Đ, Bà N về việc buộc ông K, bà T bồi thường số tiền 100 triệu đồng do bị phạt hợp đồng thuê nhà nghỉ. Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì thấy Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào các chứng cứ do nguyên đơn cung cấp như phiếu thu, chi, hợp đồng thuê nhà, biên bản thanh lý…mà không thu thập chứng cứ chứng minh cho việc bên thuê có nhu cầu thuê nhà nghỉ không; thuê để sử dụng vào việc gì…Do vậy trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm cấp phúc thẩm đã thu thập một số chứng cứ chứng minh thì thấy: Trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ ngày 06/6/2017 cho đến ngày 29/7/2020 (hơn ba năm) Bà N không hề có yêu cầu đến khoản tiền bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng thuê nhà nghỉ và cũng không cung cấp cho Tòa án chứng cứ cho thuê nhà nghỉ, sau khi thu thập các chứng cứ thấy rằng hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01/2016/HĐTN ngày 02/01/2016 giữa bên cho thuê bà Nguyễn Thị Ánh N với bên thuê Công ty TNHH V địa chỉ khu 4 phường V, TP V do ông Hà Đắc T giám đốc ký là thực. Nhưng hợp đồng này là giả tạo được thể hiện ở các chứng cứ chứng minh sau:

- Tại văn bản số 215/CAVT – QLHC ngày 15/03/2021, Công an thành phố V cung cấp: thời điểm xác minh Công an thành phố V không quản lý hồ sơ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nào có tên “ nhà nghỉ V” có địa chỉ tại khu 10, K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ. Căn cứ biên bản xác minh của đội QLHC về TTXH với Công an xã K, Công an thành phố V không thu thập được tài liệu nào liên quan đến việc kê khai lưu trú, tạm trú của khách thuê nhà nghỉ V có địa chỉ tại khu 10, K, V, Phú Thọ, tại thời điểm từ 01/01/2016 đến tháng 6/2016.

- Tại Văn bản số 75/CCTVTR – KTr2 ngày 10/3/2021 của Chi cục thuế thành phố V cung cấp thông tin về hoạt động của công ty TNHH V như sau: Về thông tin tài liệu liên quan đến việc quyết toán thuế từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12/2016: Căn cứ số liệu trên hệ thống quản lý thuế (TMS) tính đến thời điểm cung cấp, doanh nghiệp không có hồ sơ khai quyết toán thuế gửi về cơ quan thuế. Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thời điểm hiện tại: căn cứ kết quả xác minh trên hệ thống quản lý thuế (TMS) Doanh nghiệp ở trạng thái: NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Chi cục Thuế thành phố V đã có TB số 2438/TB – CCT ngày 17/9/2015 về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và tại thông báo này còn thể hiện số thuế Công ty TNHH V còn nợ ngân sách nhà nước 5.040.788đ.

- Tại biên bản làm việc ngày 22/03/2021, ông Nguyễn Xuân T nguyên trưởng Công an xã K cung cấp: Trên địa bàn khu 10 xã K có nhà nghỉ “V”, chủ quản lý nhà nghỉ là bà Nguyễn Thị Ánh N, từ đầu năm 2016 đến tháng 6/2016, nhà Nghỉ V không đăng ký tạm trú cho khách lưu trú và cũng không báo cáo về việc lưu trú của khách với Công an xã. Trong năm 2016, tôi không nhớ rõ tháng mấy, Bà N có gọi điện báo cho Công an xã về việc Bà N đã báo cho Công an thành phố dừng hoạt động của nhà nghỉ V. Từ Năm 2016 đến nay, nhà nghỉ V không hoạt động và cũng không khai báo tạm trú, lưu trú với Công an xã K.

Tại biên bản lấy lời khai ngày 10/3/2021, ông Hà Đắc T - giám đốc công ty TNHH V trình bày: Công ty V có ký hợp đồng Thuê khoán nhân công với công ty H, theo đó Công ty V cung cấp cho Công ty H từ 50 đến 70 nhân công để làm đường gom cao tốc Nội Bài – Lào Cai từ K đến Minh Phú – Đoan Hùng. Công nhân do công ty H thuê đều là lao động tự do, còn một số kỹ thuật và khách đối ngoại của Công ty H thì Công ty V thuê nhà nghỉ gồm cả khách kỹ thuật A và B. Khoảng năm 2015 công ty V có ký hợp đồng thuê nhà nghỉ V, Thuê bao nhiêu phòng thì ông T không nhớ rõ, Công ty V đã trả cho nhà nghỉ V hơn 400 triệu đồng tiền thuê phòng người trực tiếp trả tiền cho nhà nghỉ V là anh Nguyễn Trường S ở G, Phù Ninh. Chữ viết trên phiếu thu ngày 02/01/2016 và phiếu chi ngày 25/5/2016 ông T không biết có phải chữ ký, chữ viết của anh Sơn không. Đối với hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01 ngày 02/01/2016, ông T trình bày ông không ký ngay tại thời điểm lập hợp đồng mà ký sau một thời gian ngắn; Thời hạn thuê khoảng 01 năm, ký hợp đồng khoảng năm 2015.

Tại Biên bản lấy lời khai ngày 22/3/2021, ông Nguyễn Văn Q – Giám đốc Công ty TNHH TM H trình bày: Ngày 02/01/2014, Công ty TNHH TM H có ký hợp đồng thuê khoán nhân công với Công ty TNHH V mục đích để thuê nhân công thi công đường gom giai đoạn 1 gói thầu 3, dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại khu vực KM số 45 – Km 54 thuộc khu vực xã H, xã K, xã Phù Ninh. Số lượng công nhân thuê phụ thuộc vào tiến độ và nhu cầu thi công công trình có lúc khoảng 10 công nhân, lúc khoảng 60 – 70 công nhân. Công ty H có yêu cầu Công ty V cung cấp hồ sơ lý lịch của các công nhân để thông báo cho nhà thầu chính. Đối với việc quản lý nhân công, công ty H chỉ quản lý vào giờ hành chính và giám sát kết quả tiến độ công việc còn việc điều hành bố trí sắp xếp quản lý nhân công là do Công ty V. Công nhân làm việc đều có bảng chấm công để làm cơ sở cuối tháng thanh toán tiền lương. Công ty H không yêu cầu hoặc nhờ công ty V thuê nhà nghỉ, cơ sở lưu trú cho cán bộ kỹ thuật, khách của công ty H. Thỉnh thoảng nhân viên của Công ty H có đến công ty V để chốt và đối chiếu khối lượng nhưng chỉ trong ngày, còn việc nhân viên có nghỉ lại hay không, Công ty H không quản lý, đây là việc của cá nhân của nhân viên. Đến ngày 02/6/2016, công ty H và công ty V mới thanh lý hợp đồng. Thời điểm thanh lý hợp đồng là thời điểm thanh toán xong công nợ giữa hai bên. Thực tế việc thuê khoán nhân công đã kết thúc từ trước khi công trình của công ty H hoàn thành. Thời điểm hoàn thành công trình phía công ty H cũng không nhớ rõ.

Trong quá trình giải quyết vụ án Bà N cho rằng phiếu thu và phiếu chi do công ty TNHH V phát hành chữ viết trên phiếu thu, chi là người của công ty TNHH V; Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn đề nghị giám định chữ viết trên phiếu thu, chi với chữ viết của Bà N ở các tài liệu so sánh.

Tại kết luận giám định số 606/KLGĐ – 2021 ngày 11/5/2021, Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Phú Thọ kết luận: Chữ viết điền vào các mục trên “ Phiếu thu; phiếu chi”, ghi họ tên người nộp tiền; người nhận tiền: Nguyễn Thị Ánh N (mẫu cần giám định ký hiệu A1, A2) so với chữ viết trên “ Đơn khởi kiện; bản báo cáo của bà Nguyễn Thị Ánh N gửi TAND TP V; Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ; giấy cam kết; Đơn đề nghị không hòa giải; tờ giấy khổ A4, một mặt có in “ mẫu chữ viết của bà Nguyễn Thị Ánh N” và chữ viết bằng mực màu xanh” (mẫu so sánh ký hiệu M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7) là do cùng một người viết ra.

Ngày 20/7/2021 tại phiên tòa Bà N đề nghị ngừng phiên tòa để bà cung cấp thêm một số chứng cứ như sổ lưu trú của khách thuê phòng năm 2014, 2015 và một số hợp đồng khách thuê phòng nghỉ. Xét thấy cần thu thập thêm các tài liệu chứng cứ để chứng minh việc gia đình Bà N bị thiệt hại không khai thác lợi ích của nhà nghỉ V trong thời gian từ khi Bà N có đơn khởi kiện cho đến khi xét xử phúc thẩm. Sau khi ngừng phiên tòa ngày 26/7/2021 Tòa án có công văn số 446/TA-DS về việc yêu cầu chi cục thuế thành phố V cung cấp thông tin có liên quan đến việc kê khai nộp thuế, số tiền thuê phải nộp, hình thức nộp thuế, thời điểm nộp thuế từ ngày 01/01/2014 đến nay, ngày 06/8/2021 chi cục thuế thành phố V có văn bản số 396/CCTVTR-KK&NVDT trả lời như sau:

Hộ bà Nguyễn Thị Ánh N, ngành nghề kinh doanh: nhà nghỉ, mã số thuế: 2601053923 được chi cục thuế V cấp ngày 30/12/2020, tại tờ khai thuế của Bà N ngày 01/3/2021 tự kê khai mức doanh thu bình quân 5.000.000đ/tháng tương ứng với 60.000.000đ/năm.

Ngày 20/7/2021 Tòa án có công văn số 431/TA-DS về việc yêu cầu Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ giải thích kết luận giám định về việc đối với nội dung kết luận giám định thì việc người sử dụng tiếp tục sử dụng công trình có ảnh hưởng đến người sử dụng không? Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến mức độ nào...có thuộc trường hợp bị cấm không sử dụng được không? Ngày 30/7/2021 Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ có văn bản số 26/TTKĐ-KĐCT giải thích như sau:...Tuy có ảnh hưởng nhưng chỉ mang tính cục bộ ở một cấu kiện nhất định, chưa làm ảnh hưởng lớn tổng thể công trình. Đối chiếu với TCVN 9381:2012 hướng dẫn đánh giá mức độ nhà cho thấy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá tương ứng với cấp độ C là khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Công trình vẫn có thể sử dụng nhưng phải sửa chữa, gia cường và chưa cần thiết phải sơ tán, di dời...

Ngày 27/8/2021 Tòa án cùng chính quyền địa phương, công an, trưởng khu xác minh mức thu nhập bình quân của một số nhà nghỉ trên địa bàn xã K, TP V thì thấy: Mức bình quân của một nhà nghỉ 20 phòng sau khi trừ đi các chi phí trong đó chi lương cho 02 nhân viên dọn phòng và lễ tân thì mỗi tháng còn lại 5.000.000đ (Năm triệu đồng); còn nhà nghỉ có 08 phòng do gia đình tự phục vụ trừ đi các chi phí thì mỗi tháng còn lại 5.000.000đ (Năm triệu đồng).

Ngày 29/7/2021 Bà N cung cấp 04 hợp đồng thuê nhà nghỉ năm 2013, 2014, 2015, biên bản làm việc năm 2018 và bản sao kê chuyển tiền thuê qua tài khoản để chứng minh thiệt hại của nhà nghỉ không khai thác được lợi ích.

Từ những chứng cứ trên cho thấy hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01/2016/HĐTN ngày 02/01/2016 giữa bên cho thuê bà Nguyễn Thị Ánh N với bên thuê Công ty TNHH V địa chỉ khu 4 phường V, TP V do ông Hà Đắc T giám đốc ký là giả tạo. Bởi vì tại thời điểm Công ty TNHH V ký hợp đồng thuê nhà nghỉ V thì theo biên bản xác minh cũng như tài liệu chứng cứ do chi cục thuế V cung cấp công ty TNHH V đã không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký từ ngày 07/7/2015 và còn nợ tiền thuế nhà nước, lời khai của ông T giám đốc công ty TNHH V và lời khai của ông Q giám đốc công ty TNHH thương mại H mâu thuẫn với nhau về thời gian hoàn hành công việc theo hợp đồng, lời khai của ông T cho rằng thuê nhà nghỉ V cho công nhân của công ty ông và nhân viên của công ty H ở nhưng thực chất không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh và lời khai của Bà N mâu thuẫn với lời khai của ông T về thời hạn thuê nhà, hơn nữa khi thuê nhà tại phiếu chi, thu tiền của công ty TNHH V phát hành lại chính là chữ ký và chữ viết toàn bộ trong hai phiếu này là chữ của Bà N; Trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ ngày 06/6/2017 cho đến ngày 29/7/2020 (hơn ba năm) Bà N không hề có yêu cầu đến khoản tiền bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng thuê nhà nghỉ và cũng không cung cấp cho Tòa án chứng cứ cho thuê nhà nghỉ.

Như vậy Bà N yêu cầu ông K, bà T phải trả cho bà số tiền 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) mà bà phải nộp phạt cho Công ty TNHH V và buộc ông K, bà T phải bồi thường do mất thu nhập đến khi ông K, bà T thực hiện xong bản án chứ không chỉ tính đến ngày 02/01/2021 (05 năm) theo hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01/2016/HĐTN ngày 02/01/2016 giữa bên cho thuê bà Nguyễn Thị Ánh N và bên thuê Công ty TNHH V không được chấp nhận. Xong xét về thực tế thì tại thời điểm gia đình ông K làm nhà thì nhà nghỉ của gia đình Bà N đang kinh doanh (có đủ giấy tờ hợp pháp), từ khi gia đình ông K xây dựng công trình nhà ở liền kề đã làm ảnh hưởng đến nhà nghỉ của gia đình Bà N và gia đình Bà N đã báo cáo cơ quan công an ngừng việc kinh doanh nhà nghỉ từ đó đến nay. Như vậy gia đình nhà Bà N không khai thác lợi ích của nhà nghỉ được. Điều này được chứng minh tại kết luận giám định của trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ hoàn thành ngày 16/7/2020, vì vậy cần xem xét để buộc vợ chồng ông K và bà T phải bồi thường thiệt hại thực tế là phù hợp. Ngày 29/7/2021 Bà N cung cấp 04 (Bốn) hợp đồng thuê phòng nhà nghỉ bên thuê đều là Công ty cổ phần X do ông Nguyễn Văn H, chức vụ tổng giám đốc công ty cổ phần X có địa chỉ số 379 đường H, Quán Toan, Hải Phòng, mục đích thuê để cho lái xe nghỉ, vận chuyển hàng hóa, giá thuê 500.000đ/phòng/ngày; cụ thể ngày 20/01/2013 thuê 10 phòng 20 ngày với số tiền là 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng); Ngày 20/10/2014 thuê 10 phòng 10 ngày với số tiền là 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng); Ngày 22/5/2015 thuê 10 phòng 20 ngày với số tiền là 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng); Ngày 24/11/2015 thuê 10 phòng 10 ngày với số tiền là 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng), ngoài 04 hợp đồng thuê phòng nhà nghỉ nêu trên Bà N không cung cấp được các tài liệu, chứng cứ chứng minh như sổ lưu trú, tạm trú theo dõi khách nghỉ năm 2014, 2015 theo yêu cầu của Hội đồng xét xử để xác định mức thu nhập bình quân theo tháng, năm để đánh giá thiệt hại mà Bà N khai mỗi tháng sau khi trừ đi các chi phí doanh thu còn lại được hưởng khoảng từ 50 triệu đồng/ tháng, việc Bà N cung cấp 04 hợp đồng nêu trên chưa đủ cơ sở để chứng minh mức thu nhập bình quân theo tháng, năm. Như vậy việc Bà N khai mức thu nhập bình quân nêu trên là không phù hợp với thực tế, bởi vì nhà nghỉ của gia đình Bà N có 18 phòng, mỗi phòng nghỉ một ngày một đêm khách trả 120.000đ nếu như tất cả tháng 18 phòng đều có khách nghỉ thì mức thu là 64.800.000đ chưa trừ tiền thuê nhân viên phục vụ, dọn phòng, tiền nước, điện và các chi phí khác. Qua xác minh của một số nhà nghỉ trên địa bàn xã K thì thấy mức thu nhập bình quân của nhà nghỉ tương ứng với số phòng nhà nghỉ của gia đình nhà Bà N thì mức thu được khoảng 5.000.000đ/tháng sau khi đã trừ đi các chi phí. Vì vậy cần buộc gia đình ông K, bà T bồi thường thiệt hại việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất thu nhập đối với nhà nghỉ V là phù hợp với thực tế. Xong với vị trí nhà nghỉ của gia đình Bà N thuận lợi, rộng rãi có chỗ để xe ô tô kể cả xe công tơ nơ, phòng rộng và có đủ đủ tiện nghi, nhà nghỉ kinh doanh lâu nên có nhiều khách quen hơn các nhà nghỉ khác nên mức thu nhập cũng đều hơn. Tuy nhiên trong năm 2020, 2021 do tình hình dịch bệnh Covid – 19 cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh của các ngành nghề nói chung trong đó có ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh nhà nghỉ, do vậy tính bình quân mỗi tháng là 10.000.000đ và thời gian được tính từ tháng 6/2016 đến tháng 4/2022 trong đó tính cả thời hạn gia đình Bà N sửa chữa ngôi nhà là phù hợp.

[2.2]. Đối với khoản tiền buộc thực hiện biện pháp bảo đảm 350.000.000đ bà đề nghị xem xét việc Tòa án yêu cầu bà nộp số tiền 350.000.000đ có đúng không? Để bảo đảm việc gì? Tòa án và cơ quan liên quan không thực hiện việc giữ nguyên hiện trạng thì phải chịu trách nhiệm ra sao? Bản án sơ thẩm chưa kết luận, xử lý vấn đề này.

Xét thấy Ngày 15/6/2017 bà Nguyễn Thị Ánh N có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc ông K và bà T tạm dừng thi công xây dựng chờ kết quả của cơ quan chức năng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Ngày 19/6/2017 thẩm phán đã ban hành quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 2056/2017/QĐ-BPKCTT với nội dung Buộc bà Nguyễn Thị Ánh N phải gửi tài sản bảo đảm có trị giá là 350.000.000đ vào tài khoản 42110000224677 tại ngân hàng BIDV Phú Thọ, cùng ngày Bà N đã nộp giấy nộp tiền mặt số 0058 liên 2 và Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 2057/2017/QĐ-BPKCTT với nội dung: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định” quy định tại điều 127 của Bộ luật tố tụng dân sự. Buộc ông K và bà T (Đại diện theo ủy quyền là anh Linh) tạm dừng thi công công trình xây dựng…và đến ngày 20/6/2017 Bà N lại có đơn yêu cầu tòa án trưng cầu giám định nguyên nhân nhà của gia đình bà bị sụt, lún, nứt nẻ, ngày 26/7/2017 Tòa án đã ban hành quyết định trưng cầu giám định số 2603/2017/QĐ-TCGĐ, ngày 12/8/2019 Tòa án ban hành thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng số 828/2019/TB-TA thông báo cho Bà N phải nộp số tiền tạm ứng chi phí giám định là 281.686.000đ, do Bà N không nộp tạm ứng chi phí giám định nên Tòa án đã ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 65/2019/QĐST-DS ngày 03/10/2019 và cùng ngày ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời số 1070/2019/QĐBPKCTT trong quyết định này có quyết định trả lại cho Bà N số tiền 350.000.000đ đã nộp vào tài khoản số 42110000224677 tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Phú Thọ và tiền lãi phát sinh kể từ ngày gửi tiền 19/7/2017, quyết định này có hiệu lực thi hành ngay. Ngày 20/10/2019 Bà N có đơn kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 65/2019/QĐST-DS ngày 03/10/2019 và đề nghị tòa án vẫn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngày 28/11/2019 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 89/2019/QĐ-PT hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 65/2019/QĐST-DS ngày 03/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố V và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố V tiếp tục giải quyết vụ án, ngày 13/12/2019 Tòa án nhân dân thành phố V thụ lý lại vụ án để giải quyết ngày 10/4/2020 Bà N tiếp tục có đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định” , ngày 13/4/2020 Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 169/2020/QĐ-BPKCTT với nội dung: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định” quy định tại điều 127 của Bộ luật tố tụng dân sự. Buộc ông K và bà T tạm dừng thi công công trình xây dựng nêu trên lần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này Tòa án không buộc Bà N phải thực hiện biện pháp bảo đảm; Ngày 16/4/2020 Tòa án đã có công văn số 174/TA-VT với nội dung báo cho Bà N nhận lại số tiền 350.000.000đ đã nộp bảo đảm. Nhưng từ đó đến nay Bà N vẫn không nhận số tiền này.

Nay bà kháng cáo đề nghị xem xét việc Tòa án yêu cầu bà nộp số tiền 350.000.000đ có đúng không? Để bảo đảm việc gì? Tòa án và cơ quan liên quan không thực hiện việc giữ nguyên hiện trạng thì phải chịu trách nhiệm ra sao? Bản án sơ thẩm chưa kết luận, xử lý vấn đề này. Hội đồng xét xử xét thấy đơn yêu cầu của bà đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc ông K và bà T tạm dừng thi công xây dựng và Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Buộc ông K và bà T (Đại diện theo ủy quyền là anh Linh) tạm dừng thi công công trình xây dựng được quy định tại điều 127 của Bộ luật tố tụng dân sự là đúng quy định của pháp luật. Xong với biện pháp khẩn cấp tạm thời do bà yêu cầu và tòa án áp dụng không thuộc trường hợp phải buộc thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định tại điều 136 của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án đã hai lần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan giám định đã xác định được giá trị thiệt hại và hiện trạng nay gia đình ông K, bà T không tiến hành xây dựng tiếp. Nếu gia đình ông K, bà T tiếp tục xây dựng mà gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng liền kề thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

[2.3]. Bản án sơ thẩm tuyên hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không phù hợp, không đảm bảo việc thi hành án. Hội đồng xét xử xét thấy Bản án sơ thẩm tuyên hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không phù hợp với quy định tại điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự, cụ thể tại điểm g khoản 1 điều 138 quy định vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Còn việc Bà N cho rằng việc hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đảm bảo việc thi hành án là không có cơ sở. Bởi vì kể từ khi Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đến nay gia đình ông K, bà T đã dừng việc thi công điều này tại phiên tòa phúc thẩm các bên đều thừa nhận.

[2.4]. Bản án sơ thẩm không yêu cầu ông K, bà T phải lập phương án xây dựng, biện pháp thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt là chưa đầy đủ. Đây là vấn đề quan trọng nhất để tránh việc lún nứt tiếp theo sau khi bà sửa chữa nhà. Bản án sơ thẩm không yêu cầu bắt buộc hộ ông K bà T phải có biện pháp thi công. Trong khi bà làm đơn gửi Tòa án nhân dân thành phố V nhờ Tòa trưng cầu giám định, bà đã yêu cầu rất rõ là phải trưng cầu giám định. Thứ nhất kết luận nguyên nhân, thứ hai tính toán thiệt hại, thứ ba biện pháp thi công.

Hội đồng xét xử xét thấy trong bản án sơ thẩm đã buộc gia đình ông K, bà T phải bồi thường tổng giá trị thiệt hại ngôi nhà 04 tầng do bị sụt, lún, nghiêng, nứt theo kết luận giám định của trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ là 397.778.000đ. Xong bản án chưa buộc hộ ông K bà T phải có biện pháp thi công. Xét thấy việc gia đình ông K, bà T tiếp tục thi công xây dựng phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của luật xây dựng, nếu gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tại phiên Tòa bà Nguyễn Thị Ánh N đề nghị khi gia đình bà sửa chữa ngôi nhà cần có mặt bằng đất và khoảng không để thi công nhưng mặt bằng đất và khoảng không này liền kề là đất của gia đình ông K, bà T nên đề nghị Tòa án buộc ông K, bà T phải tạo điều kiện trong một thời gian nhất định để gia đình bà sử dụng mặt bằng đất và khoảng không trên đất nhà ông K, bà T để gia đình bà sửa chữa lại ngôi nhà, anh Linh thừa nhận khi sửa chữa nhà của gia đình Bà N cần mặt bằng đất và khoảng không trên đất của bố, mẹ anh, nhưng thời gian sửa chữa, khắc phục khoảng một tháng. Xét thấy việc sửa chữa ngôi nhà của gia đình Bà N, ông Đ phía giáp đất gia đình ông K, bà T cần phải lắp đặt các thiết bị như dàn giáo, vận chuyển nguyên vật liệu trên phần đất của gia đình ông K, bà T mới sửa chữa được phía bên ngoài ngôi nhà của gia đình Bà N, ông Đ, do vậy đề nghị của Bà N là có căn cứ cần được chấp nhận. Nhưng việc sửa chữa ngôi nhà cũng cần ấn định một thời gian hợp lý và thời hạn bắt đầu sửa chữa tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

[3]. Về nội dung: Xét kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn Anh Lê L Hội đồng xét xử nhận định:

[3.1]. Ông K, bà T không phải bị đơn trong vụ án này mà anh mới là người phải chịu trách nhiệm. Hội đồng xét xử xét thấy trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa Anh Lê L là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn xin rút kháng cáo nội dung này do vậy hội đồng xét xử không xem xét nội dung này và đình chỉ xét xử nội dung kháng cáo này là phù hợp với quy định tại khoản 3 điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[3.2]. Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm hết trách nhiệm trong việc xác minh thẩm tra chứng cứ, chưa xem xét khánh quan toàn diện và chưa làm rõ các nội dung sai lệch thiếu chính xác và không có căn cứ đối với tài liệu giám định, thực trạng hiện trường và tính hợp pháp của các tài liệu chứng cứ khác. Hội đồng xét xử xét thấy trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm ngày 01/3/2021 Tòa án đã có công văn số 21/TA-DS gửi trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ về việc giải thích những vấn đề liên quan đến giám định và kết luận giám định, ngày 18/3/2021 trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ có công văn số 13/TTKĐ-KĐCT về việc giải thích những vấn đề liên quan đến kết luận giám định và khẳng định gia đình nhà ông K xây dựng nhà liền kề đã không thực hiện đúng quy định về xây dựng nhà ở riêng lẻ được thể hiện rõ ở điều 8 thông tư 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng bộ xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, đã làm cho công trình hiện hữu mất ổn định cục bộ dẫn đến biến dạng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, gây ảnh hưởng khả năng chịu lực an toàn kết cấu công trình là hoàn toàn đúng. Tài liệu chứng cứ này đã cung cấp cho các đương sự và các đương sự cũng không có ý kiến gì. Như vậy việc Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào kết luận giám định của trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ để buộc vợ chồng ông K, bà T phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngôi nhà 04 tầng do bị sụt lún, nghiêng nứt theo kết luận giám định là có căn cứ đúng quy định của pháp luật.

[3.3]. Về Hợp đồng thuê nhà nghỉ số 01/2016/HĐTN ngày 02/01/2016 giữa bà Nguyễn Thị Ánh N và Công ty TNHH V có biểu hiện làm giả và cố tình hợp thức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hội đồng xét xử xét thấy nội dung kháng cáo này đã được phân tích ở phần [2.1]. nên phần kháng cáo này của Anh Lê L là người đại diện theo ủy quyền của vợ chồng ông K, bà T được chấp nhận.

[3.4]. Những yêu cầu, đề nghị của phía bị đơn tại phiên tòa là có căn cứ rõ ràng và thuyết phục nhưng không được Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận. Vì vậy, bản án yêu cầu gia đình anh bồi thường cho ông Đ, Bà N mất thu nhập do bị hủy hợp đồng thuê nhà nghỉ với số tiền 1.858.400.000đ là hoàn toàn vô lý. Phần nội dung kháng cáo này trùng ở phần [2.1] và phần [3.3] đã phân tích nên phần kháng cáo này của Anh Lê L là người đại diện theo ủy quyền của vợ chồng ông K, bà T được chấp nhận.

[4]. Về án phí dân sự sơ thẩm: Ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T là người cao tuổi và có đơn xin miễn án phí vì vậy miễn toàn bộ án phí cho Ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

[5]Về án phí dân sự phúc thẩm: Kháng cáo của Anh Lê L người đại diện theo ủy quyền của bị đơn được chấp nhận nên ông K và bà T không phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

Kháng cáo của bà Nguyễn Thị Ánh N không được chấp nhận nên phải chịu toàn bộ án phí theo quy định của pháp luật.

[6]. Về chi phí giám định ở cấp phúc thẩm đối với chữ viết và chữ ký trên phiếu thu, phiếu chi buộc bà Nguyễn Thị Ánh N và ông Phạm Văn Đ phải chịu toàn bộ số tiền là 3.000.000đ (Ba triệu đồng), số tiền này Anh Lê L là người đại diện theo ủy quyền của ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T đã tạm nộp tạm ứng nay cần buộc bà Nguyễn Thị Ánh N và ông Phạm Văn Đ phải hoàn trả lại cho ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T là phù hợp với quy định của pháp luật.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị Viện kiểm sát kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Đề nghị của kiểm sát viên tại phiên tòa là chưa phù hợp với quy định của pháp luật nên không được chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

[1]. Căn cứ vào điều 293, khoản 3 điều 289, khoản 2 Điều 308, điều 309 của Bộ Luật tố tụng dân sự.

Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của bà Nguyễn Thị Ánh N.

Chấp nhận một phần kháng cáo của Anh Lê L là người đại diện theo ủy quyền của ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T.

Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2021/DS-ST ngày 05 tháng 01 năm 2021 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Áp dụng 584, 585, 588, 589, 357, 468 Bộ luật dân sự 2015; khoản 6 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; khoản 1,2,3,4 Điều 68, khoản 1 Điều 147, khoản 1 Điều 148, 159, 160, 161, 162 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 4 Điều 27, khoản 1, 2 điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

[1]. Đình chỉ một phần kháng cáo của Anh Lê L là người đại diện theo ủy quyền của ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T về việc xác định ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T không phải là bị đơn trong vụ án.

[2]. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N đối với ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đối với ngôi nhà 04 tầng tại khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

[3]. Buộc ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải bồi thường cho ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N thiệt hại của ngôi nhà 04 tầng do bị sụt, lún, nghiêng, nứt theo Kết luận giám định của Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ là: 397.778.000đ (Ba trăm chín mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi tám nghìn đồng);

[4]. Buộc ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải bồi thường cho ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N những thiệt hại thực tế bị mất thu nhập không khai thác được nhà nghỉ V 10.000.000đ/tháng x 69 tháng = 690.000.000đ (Sáu trăm chín mươi triệu đồng).

Tổng cộng hai khoản bồi thường là 1.087.778.000đ (Một tỷ không trăm tám bẩy triệu bẩy trăm bẩy mươi tám nghìn đồng).

[5]. Bác yêu cầu của ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N về việc buộc ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải bồi thường số tiền 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) do bị phạt hợp đồng thuê nhà nghỉ;

[6]. Đình chỉ đối với yêu cầu của ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N về bồi thường khoản tiền sửa chữa hệ thống điện, nước của ngôi nhà 04 tầng là 351.939.356đ (Ba trăm năm mươi mốt triệu, chín trăm ba mươi chín nghìn, ba trăm năm mươi sáu đồng).

[7]. Về chi phí tố tụng: Buộc ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải thanh toán cho ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N toàn bộ chi phí giám định mà bà Nguyễn Thị Ánh N là người đại diện theo ủy quyền đã tạm ứng là 281.471.000đ (Hai trăm tám mươi mốt triệu, bốn trăm bảy mươi mốt nghìn đồng);

Buộc ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N phải hoàn trả cho ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T toàn bộ chi phí giám định mà Anh Lê L là người đại diện theo ủy quyền của ông K và bà T đã tạm ứng là 3.000.000đ (Ba triệu đồng).

Tổng số tiền ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải bồi thường và hoàn trả tiền chi phí giám định mà bà Nguyễn Thị Ánh N là người đại diện theo ủy quyền đã tạm ứng là 1.369.249.000đ (Một tỷ ba trăm sáu mươi chín triệu hai trăm bốn mươi chín nghìn đồng).

Sau khi đối trừ với số tiền ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N phải hoàn trả cho ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T là 3.000.000đ tiền chi phí giám định thì ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T còn phải thanh toán cho ông Phạm Văn Đ và bà Nguyễn Thị Ánh N số tiền còn lại là: 1.366.249.000đ (Một tỷ ba trăm sáu mươi sáu triệu hai trăm bốn mươi chín nghìn đồng).

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

[8]. Về án phí dân sự sơ thẩm: Miễn toàn bộ án phí cho ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T.

Bà Nguyễn Thị Ánh N phải chịu 5.000.000đ (Năm triệu đồng) án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu bồi thường phạt hợp đồng thuê nhà nghỉ không được chấp nhận. Xác nhận bà Nguyễn Thị Ánh N đã nộp 12.900.000đ (Mười hai triệu chín trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2015/0002501 ngày 31/5/2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Phú Thọ. Bà N được trả lại 7.900.000đ (Bảy triệu, chín trăm nghìn đồng).

[9]. Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T không phải chịu. Hoàn trả cho Ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T do Anh Lê L đại diện theo ủy quyền đã nộp số tiền 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2020/0000108 ngày 25/01/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

Bà Nguyễn Thị Ánh N phải chịu 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) án phí. Xác nhận bà Nguyễn Thị Ánh N đã nộp 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số AA/2020/0000095 ngày 26/01/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

[10]. Báo cho bà Nguyễn Thị Ánh N đến bộ phận kế toán Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ vào giờ hành chính trong các ngày làm việc để làm thủ tục nhận lại số tiền 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng) và lãi suất tài khoản tiền gửi (nếu có) theo quy định của Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

[11]. Hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số: 169/2020/QĐ- BPKCTT ngày 13/4/2020 của Tòa án nhân dân thành phố V, tỉnh Phú Thọ.

[12]. Buộc gia đình ông Lê Hồng K và bà Nguyễn Thị T phải cho gia đình bà Nguyễn Thị Ánh N và ông Phạm Văn Đ được sử dụng một phần mặt bằng đất và khoảng không trong thời gian gia đình bà Nguyễn Thị Ánh N và ông Phạm Văn Đ sửa chữa lại ngôi nhà nghỉ V; tại khu 10, xã K, thành phố V, tỉnh Phú thọ với thời hạn là 06 (Sáu) tháng, thời điểm bắt đầu gia đình bà Nguyễn Thị Ánh N và ông Phạm Văn Đ sửa chữa tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp bản án được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các điều 6, 7, 7a và 9 luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị Viện kiểm sát kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

611
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 54/2021/DS-PT ngày 24/09/2021 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Số hiệu:54/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Phú Thọ
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 24/09/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về