Bản án 39/2020/HS-ST ngày 07/07/2020 về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN T G, TỈNH ĐIỆN BIÊN

BẢN ÁN 39/2020/HS-ST NGÀY 07/07/2020 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Ngày 07 tháng 7 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện TG, tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm công khai V án hình sự thụ lý số: 40/2020/TLST-HS ngày 12 tháng 6 năm 2020 Th Quyết định đưa V án ra xét xử số: 39/2020/QĐXXST-HS ngày 24 tháng 6 năm 2020 đối với bị cáo:

Họ và tên: Phạm Đức V; tên gọi khác: Không.

Sinh ngày 30 tháng 3 năm 1963, tại xã Kth, huyện YM, tỉnh NBh.

Nơi cư trú: Bản MThg, xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa (học vấn): 10/10; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Phạm Văn Vg (đã chết) và con bà Nguyễn Thị Th (đã chết). Có vợ bà Phạm Thị Bh, sinh năm 1961; bị cáo có 02 người con, con lớn nhất sinh năm 1987, con nhỏ nhất sinh năm 1988 (đã chết); Tiền án: Không, tiền sự: 01 tiền sự về hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật; nhân thân: Ngày 28/8/2019 bị Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La ra quyết định xử phạt hành chính 20.000.000đ về hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật, chưa bị Tòa án đưa ra xét xử; bị cáo bị tạm giữ từ ngày 27/02/2020 đến ngày 07/3/2020, tạm giam từ ngày 07/3/2020 đến ngày 27/5/2020; bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 27/5/2010 cho đến nay, có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa V liên quan:

1. Anh Phí Mạnh Ho, sinh năm 1972.

Nơi cư trú: Bản MThg, xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên, có mặt.

2. Anh Phạm Văn H, sinh năm 1983.

Nơi cư trú: Bản MThg, xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên, vắng mặt.

3. Chị Phạm Thị Bh, sinh năm 1961.

Nơi cư trú: Bản MThg, xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên, vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Th các tài liệu có trong hồ sơ V án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung V án được tóm tắt như sau:

Vào ngày 26 tháng 02 năm 2020, Tổ công tác liên ngành Phòng cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Điện Biên, Đội Kiểm lâm cơ động Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên phối hợp với Công an huyện TG và Hạt kiểm lâm huyện TG phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính đối với bị cáo Phạm Đức V về hành vi Tàng trữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ 19 (mười chín) lóng gỗ tròn dạng thớt, có kích thước khác nhau chưa qua sơ chế, loại gỗ nghiến, thuộc nhóm IIA có khối lượng 0,069 m3. Quá trình làm việc với tổ công tác liên ngành, bị cáo Phạm Đức V khai nhận còn tàng trữ khoảng hơn 2000 lóng gỗ nghiến dạng thớt tại xưởng chế biến nông sản của Phí Mạnh Ho; xưởng mộc bị cáo và khoảng 100 lóng gỗ nghiến, dạng thớt tại nhà ở gia đình bị cáo.

Ngày 27/02/2020, Tổ công tác liên ngành Phòng cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Điện Biên, Đội Kiểm lâm cơ động chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên, phối hợp với Công an huyện TG và Hạt kiểm lâm huyện TG, Viện kiểm sát nhân dân huyện TG và chính quyền địa phương tiến hành khám nghiệm hiện trường và tiến hành khám xét khẩn cấp đối với nhà ở gia đình bị cáo. Quá trình khám nghiệm hiện trường tại xưởng chế biến nông sản của Phí Mạnh Ho, xưởng mộc bị cáo (từ vị trí số 01 đến vị trí 05 BL27) thu được 2.098 (hai nghìn không trăm chín mươi tám) lóng gỗ nghiến dạng thớt, thuộc nhóm IIA, khối lượng 7,621 m3 và 41 (bốn mươi một) hộp gỗ xẻ (Đinh hương, Dổi) thuộc nhóm I và nhóm IV, khối lượng 0,896m3 (quy đổi thành mét khối gỗ tròn là 1,432 m3). Bị cáo Phạm Đức V khai nhận trong 41 (bốn mươi một) hộp gỗ xẻ (Đinh hương, Dổi) bị thu giữ, có 08 hộp (gồm 06 hộp Đinh hương và 02 hộp Dổi) là của anh Phạm Văn H gửi nhờ tại xưởng mộc để bị cáo đóng tủ cho anh H từ cuối năm 2017. Khám xét tại nhà ở bị cáo thu giữ 93 (chín mươi ba) lóng gỗ nghiến dạng thớt, thuộc nhóm IIA có khối lượng 0,355 m3 (tại vị trí bếp) và 18 (mười tám) hộp gỗ xẻ Đinh hương, thuộc nhóm I, khối lượng 0,436 m3 (quy đổi thành mét khối gỗ tròn là 0,697 m3) tại vị trí vườn.

Ngày 16 tháng 4 năm 2020, cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành cho anh Phạm Văn H nhận dạng và đã nhận dạng được 08 hộp gỗ xẻ (Đinh hương, Dổi) của anh H gửi nhờ tại xưởng mộc bị cáo, gồm 02 hộp gỗ Dổi, 06 hộp gỗ Đinh hương.

Tổng số lượng gỗ thu giữ của bị cáo là 2.210 lóng gỗ nghiến tròn, dạng thớt và 59 hộp gỗ xẻ (Đinh hương, Dổi) với tổng khối lượng 10,174m3. Trong đó có 06 hộp gỗ Đinh hương và 02 hộp gỗ Dổi, khối lượng 0,239m3 của anh Phạm Văn H.

Ngày 28 tháng 02 năm 2020, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện TG, tiến hành lấy mẫu giám định:

- Tại vị trí số 1: Chọn ngẫu nhiên 01 lóng gỗ tròn (trong số 205 lóng gỗ nghi gỗ nghiến dạng thớt, đánh số 01 đến 205), có đường kính 25cm, dày 05 cm, khối lượng 0,002 m3 làm mẫu vật giám định, ký hiệu M1.

- Tại vị trí số 2: Chọn ngẫu nhiên 01 lóng gỗ tròn (trong số 937 lóng gỗ nghi gỗ nghiến dạng thớt, đánh số 206 đến 1142), có đường kính 30cm, dày 04 cm, khối lượng 0,002 m3 làm mẫu vật giám định, ký hiệu M2.

- Tại vị trí số 3: Chọn ngẫu nhiên 01 lóng gỗ tròn (trong số 524 lóng gỗ nghi gỗ nghiến dạng thớt, đánh số 1143 đến 1666), có đường kính 30cm, dày 04 cm, khối lượng 0,002 m3 làm mẫu vật giám định, ký hiệu M3.

- Tại vị trí số 4: Chọn ngẫu nhiên 01 lóng gỗ tròn (trong số 432 lóng gỗ nghi gỗ nghiến dạng thớt, đánh số 1667 đến 2098), có đường kính 33cm, dày 05 cm, khối lượng 0,004 m3 làm mẫu vật giám định, ký hiệu M4.

- Tại vị trí số 5: Chọn ngẫu nhiên 03 hộp gỗ xẻ (trong số 41 hộp gỗ các loại, đánh số 01 đến 41), hộp thứ nhất (số 01), dùng cưa trích miếng gỗ có kích thước 08cm x 08 cm x 20 cm, khối lượng 0,001m3, (ký hiệu M5); hộp thứ hai (số 05), dùng cưa trích miếng gỗ có kích thước 07cm x 07 cm x 11 cm, khối lượng 0,0005m3, (ký hiệu M6); hộp thứ ba (số 23), dùng cưa trích miếng gỗ có kích thước 06cm x 08 cm x 14 cm, khối lượng 0,0006m3, (ký hiệu M7).

- Tại vị trí bếp gia đình bị cáo: Chọn ngẫu nhiên 01 lóng gỗ tròn (trong số 93 lóng gỗ nghiến dạng thớt, đánh số 01 đến 93), có đường kính 29cm, dày 05 cm, khối lượng 0,003 m3 làm mẫu vật giám định, ký hiệu M8.

- Tại vị trí vườn gia đình bị cáo: Chọn ngẫu nhiên 01 hộp gỗ xẻ (trong số 18 hộp gỗ xẻ, đánh số 01 đến 18), hộp (số 05), dùng cưa trích miếng gỗ có kích thước 06cm x 11 cm x 12 cm, khối lượng 0,0008m3, ký hiệu M9.

- Ngày 26/02/2020, Hạt kiểm lâm huyện TG lập biên bản vi phạm hành về hành vi tàng trữ lâm sản trái pháp luật, tạm giữ 19 lóng gỗ tròn dạng thớt: Chọn ngẫu nhiên 01 lóng gỗ tròn (trong số 19 lóng gỗ nghi gỗ nghiến dạng thớt, đánh số 01 đến 19), có đường kính 30cm, dày 05 cm, khối lượng 0,003 m3 làm mẫu vật giám định, ký hiệu M10.

Ngày 16/4/2020 sau khi tiến hành cho anh Phạm Văn H nhận dạng gỗ, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện TG, tiến hành lấy mẫu giám định:

- Chọn ngẫu nhiên 02 hộp gỗ xẻ (trong số 08 hộp gỗ xẻ của anh Phạm Văn H, đánh số 01 đến 08), hộp thứ nhất (số 03), dùng cưa trích miếng gỗ có kích thước 20cm x 05 cm x 10 cm, khối lượng 0,001m3, ký hiệu “MẪU 1”; hộp thứ hai (số 08), dùng cưa trích miếng gỗ có kích thước 13cm x 07 cm x 12 cm, khối lượng 0,001m3, ký hiệu “MẪU 2”.

Bản kết luận giám định số 193/CNR-VP ngày 28/4/2020 của Viện nghiên cứu công nghiệp rừng, kết luận:

1. Mẫu ký hiệu: M1, M2, M3, M4, M8, M10 là “Nghiến”, tên khoa học “Excentrodendron tonkinense”. Loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense) có tên trong Bảng IIA, nhóm II “Danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” ban hành kèm Th Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ.

2. Mẫu ký hiệu: Mẫu 1, M6 là “Giổi lông”, tên khoa học “Michelia balansea” nhóm IV.

3. Mẫu ký hiệu: Mẫu 2, M5, M7, M9 là “Huỳnh đường dài (Huỳnh đàn đài, Đinh hương)”, tên khoa học “Dysoxylum gobarum” nhóm I.

Loài Giổi lông (Michelia balansea) và loài Huỳnh đường dài (Dysoxylum gobarum) không có tên trong “Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” ban hành kèm Th Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ và “Danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” ban hành kèm Th Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ.

Quá trình điều tra, xác minh, xác định: Ngày 28/8/2019 bị cáo Phạm Đức V bị Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La ra quyết định xử phạt hành chính, Th Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 01432/QĐ-XPVPHC ngày 28/8/2019, với số tiền phạt là 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng) về hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật.

Bản cáo trạng số: 40/CT-VKS-TG ngày 10/6/2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện TG truy tố bị cáo Phạm Đức V về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” Th điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự.

Quá trình xét hỏi tại phiên tòa, bị cáo Phạm Văn V khai nhận: Vào khoảng năm 2012, do quen biết với Phí Mạnh Ho, sinh năm 1972; trú tại bản MThg, xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên nên bị cáo đã mượn một phần xưởng chế biến nông sản để mở xưởng mộc nhằm sơ chế, gia công đồ gỗ. Việc cho mượn xưởng chế biến nông sản giữ bị cáo và Phí Mạnh Ho không có hợp đồng mà chỉ thỏa thuận với nhau bằng miệng. Sau khi mượn xưởng bị cáo thưởng ngủ lại buổi tối để trông coi xưởng giúp Phí Mạnh Ho cũng như bảo vệ tài sản của bị cáo. Lợi dụng việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành chế biến, sơ chế đồ gỗ. Trong thời gian từ cuối năm 2017 đến ngày tháng 02 năm 2020, bị cáo thu mua lâm sản gỗ nghiến dạng thớt và hộp gỗ xẻ để sơ chế đem bán kiếm lời. Bị cáo đã thu mua của những người dân tộc Mông, không biết tên, tuổi, địa chỉ ở khu vực xã Rạng Đông, xã Phình Sáng huyện TG; việc mua bán giữa bị cáo và những người trên diễn ra vào buổi tối tại xưởng chế biến nông sản của Phí Mạnh Ho và xưởng mộc bị cáo tại bản MThg, xã QN, huyện TG, không có ai biết tham gia cùng. Sau khi mua được để tránh sự phát hiện của Cơ quan chức năng bị cáo đã chia lẻ số gỗ ra rồi đem đi cất giấu ở nhiều vị trí khác nhau trong khu vực xưởng chế biến nông sản, xưởng mộc. Đối với số lâm sản gỗ thu giữ tại nhà của bị cáo, việc mua bán diễn ra tại nhà. Sau khi mua bị cáo đem đi cất giấu ở khu vực bếp và đào hố chôn ở vườn. Toàn bộ số lâm sản (gỗ) bị cáo mua của người dân với số lượng ít từ 10 đến 20 cái/ lần nên đều không có hồ sơ, thủ tục, dấu búa kiểm lâm Th quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa V liên quan anh Phí Mạnh Ho trình bày: Năm 2012 đã cho bị cáo mượn một phần diện tích xưởng chế biến nông sản của anh tại bản MThg, xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên để bị cáo mở xưởng mộc. Còn việc bị cáo thu mua, cất giấu gỗ tại nhiều vị trí trong xưởng chế biến nông sản, anh Ho không biết.

Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, lời khai của người có quyền lợi, nghĩa V liên quan.

Thực hành quyền công tố tại phiên tòa: Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện TG, tỉnh Điện Biên giữ nguyên cáo trạng truy tố đối với bị cáo Phạm Đức V và đề nghị: Tuyên bố bị cáo Phạm Đức V phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” Áp dụng các điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm m khoản 1, khoản 4 Điều 232; khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự; Điều 86, Điều 92 và Điều 93 Luật thi hành án Hình sự, xử phạt bị cáo Phạm Đức V từ 18 (mười tám) tháng đến 24 (hai mươi bốn) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 36 (ba mươi sáu) tháng đến 48 (bốn mươi tám) tháng. Phạt bổ sung (phạt tiền) đối với bị cáo 10.000.000đ (mười triệu đồng) nộp ngân sách Nhà nước.

Xử lý vật chứng: Áp dụng khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, tịch thu nộp ngân sách Nhà nước 2.204 lóng gỗ tròn, dạng thớt, chưa qua sơ chế thành phẩm, có kích thước khác nhau (gỗ Nghiến) thuộc bảng IIA, nhóm II, khối lượng 8,029m3; 59 hộp gỗ xẻ, có kích thước khác nhau chưa qua sơ chế thành phẩm (gỗ Đinh hương và gỗ Dổi) khối lượng 2,124m3.

Buộc bị cáo chịu án phí hình sự Th quy định.

Bị cáo nhất trí với bản Cáo trạng và không có ý kiến tranh luận đối với bản luận tội của Kiểm sát viên, không có ý kiến bào chữa.

Lời nói sau cùng của bị cáo: Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, bị cáo không có ý kiến gì khác.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung V án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ V án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về sự vắng mặt của anh Phạm Văn H, chị Phạm Thị Bh: Người có quyền lợi, nghĩa V liên quan anh Phạm Văn H, chị Phạm Thị Bh được Tòa án triệu tập hợp lệ và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Căn cứ vào khoản 1 Điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự Tòa án vẫn tiến hành xét xử V án trong trường hợp vắng mặt anh Phạm Văn H, chị Phạm Thị Bh tại phiên tòa.

[2] Nội dung V án: Lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa, phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người có quyền lợi, nghĩa V liên quan và biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám xét, sơ đồ hiện trường, bản ảnh hiện trường, kết luận giám định và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ V án đủ căn cứ kết luận: Từ năm 2017 đến tháng 02 năm 2020, lợi dụng việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành chế biến, sơ chế đồ gỗ, bị cáo Phạm Đức V đã thu mua, tàng trữ, mua bán trái phép 2.210 lóng gỗ nghiến tròn dạng thớt, nhóm IIA “Danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” khối lượng 8,045m3 và 59 hộp gỗ xẻ (gỗ Đinh hương và gỗ Dổi) nhóm I và nhóm IV, khối lượng 2,129m3 không có hồ sơ, thủ tục, dấu búa kiểm lâm Th quy định của pháp luật, với mục đích để sơ chế đem bán kiếm lời. Cũng có đủ cơ sở xác định ngày 28/8/2019 bị cáo Phạm Đức V đã bị Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La ra quyết định xử phạt hành, Th Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 01432/QĐ-XPVPHC ngày 28/8/2019, với số tiền phạt là 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng) về hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật, tính đến thời điểm ngày 26/02/2020 hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Đức V chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính. Như vậy hành vi trên của bị cáo đã cấu thành tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” được quy định tại điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

m) Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm 1 khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện TG truy tố bị cáo Th tội danh, điều luật áp dụng là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

[3] Về hình phạt bổ sung: Tại khoản 4 Điều 232 Bộ luật Hình sự quy định “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”. Bị cáo phạm tội nhằm thu lời bất chính nên cần áp dụng khoản 4 Điều 232 Bộ luật Hình sự xem xét áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền đối với bị cáo.

[4] Về tính chất, mức độ hành vi phạm tội: Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Bị cáo là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự; xâm phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng của Nhà nước; chính sách quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, gây hậu quả xấu đối với môi trường tự nhiên mà pháp luật nghiêm cấm. Nhất là với tình trạng hiện nay, loại tội phạm này trên địa bàn xã QN nói riêng, huyện TG nói chung đang diễn biến phức tạp và làm cạn kiệt tài nguyên rừng. Bản thân bị cáo nhận thức rõ Nhà nước nghiêm cấm khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng nhưng do thiếu ý thức chấp hành pháp luật và lợi ích đem lại từ việc mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng nên bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, cần phải xử phạt bị cáo mức hình phạt nghiêm tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra, mới có tác dụng giáo dục bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung.

[5] Về nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo sinh ra và lớn lên tại xã Kth, huyện YM, tỉnh NBh được bố mẹ cho ăn học hết lớp 10/10. Đến năm 1982 chuyển lên làm ăn, sinh sống và xây dựng gia đình tại bản MThg, xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên, chưa có tiền án. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; bị cáo có bố đẻ là ông Phạm Văn Vg được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba, đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự cần áp dụng cho bị cáo. Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự. Bị cáo có nơi cư trú ổn định rõ rằng, phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, Hội đồng xét xử xét thấy có căn cứ áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự không cần cách ly bị cáo khỏi đời sống xã hội, cho bị cáo được cải tạo dưới sự giám sát của chính quyền địa phương cũng đủ giáo dục, cải tạo bị cáo vừa thể hiện sự khoan hồng của pháp luật cũng như phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP-TANDTC ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

[6] Về vật chứng của V án: Đối với 2.204 lóng gỗ tròn, dạng thớt, chưa qua sơ chế thành phẩm, có kích thước khác nhau (gỗ Nghiến) thuộc bảng IIA, nhóm II, khối lượng 8,029m3; 59 hộp gỗ xẻ, có kích thước khác nhau chưa qua sơ chế thành phẩm (gỗ Đinh hương và gỗ Dổi) có khối lượng 2, 124m3, có cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước.

[7] Các vấn đề khác:

- Đối với Phạm Văn H là người đã gửi 08 hộp gỗ xẻ (gồm 06 hộp gỗ Đinh hương và 02 hộp gỗ Dổi), có khối lượng 0,241m2 tại xưởng mộc của bị cáo để thuê bị cáo đóng tủ quần áo. Quá trình điều tra xác định Phạm Văn H đã có hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật nhưng khối lượng lâm sản của Phạm Văn H chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện TG đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Phạm Văn H là phù hợp, đúng quy định.

- Đối với Phí Mạnh Ho là người quản lý xưởng chế biến nông sản nhưng việc bị cáo ở lại một mình trông coi, bảo vệ tài sản để thu mua lâm sản (gỗ) rồi cất giấu ở nhiều vị trí trong xưởng chế biến nông sản, do Phí Mạnh Ho không biết việc vi phạm pháp luật của bị cáo Phạm Đức V, Viện kiểm sát không truy tố, Hội đồng xét xử không xem xét.

- Đối với Phạm Thị Bh là vợ bị cáo Phạm Đức V nhưng Phạm Thị Bh không biết việc bị cáo thu mua gỗ không có hồ sơ, thủ tục. Viện kiểm sát không truy tố, Hội đồng xét xử không đạt vấn đề xem xét.

- Còn đối với những người bán những lóng gỗ nghiến dạng thớt, hộp gỗ xẻ (gỗ Đinh hương, gỗ Dổi) cho bị cáo, do bị cáo không biết tên, tuổi, địa chỉ cụ thể nên Cơ quan cảnh sát điều tra không có đủ cơ sở để triều tra xác minh nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[8] Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí Th quy định.

[9] Hành vi tố tụng: Quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại gì về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

Vì các lẽ trên! 

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ vào điểm m khoản 1 Điều 232; các điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1, khoản 2 Điều 65 Bộ luật Hình sự; Điều 86, Điều 92, 93 Luật thi hành án hình sự.

- Tuyên bố, bị cáo Phạm Đức V phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

- Xử phạt bị cáo Phạm Đức V 18 (Mười tám) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 (Ba mươi sáu) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm (ngày 07/7/2020).

Giao bị cáo Phạm Đức V cho UBND xã QN, huyện TG, tỉnh Điện Biên giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện Th quy định tại Điều 68, Điều 92 Luật thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa V 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

2. Hình phạt bổ sung: Căn cứ khoản 4 Điều 232, khoản 3 Điều 65 Bộ luật Hình sự, phạt bổ sung (phạt tiền) bị cáo 10.000.000đ (Mười triệu đồng) nộp ngân sách Nhà nước.

3. Về vật chứng: Áp dụng khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Tịch thu nộp ngân sách Nhà nước 2.204 (Hai nghìn hai trăm linh bốn) lóng gỗ tròn, dạng thớt, chưa qua sơ chế thành phẩm, có kích thước khác nhau (gỗ Nghiến) thuộc bảng IIA, nhóm II, khối lượng 8,029m3; 59 (Năm mươi chín) hộp gỗ xẻ, có kích thước khác nhau chưa qua sơ chế thành phẩm (gỗ Đinh hương và gỗ Dổi) có khối lượng 2,124m3.

(Th biên bản giao, nhận vật chứng ngày 11/6/2020 giữa Cơ quan cảnh sát điều tra và Chi cục thi hành án dân sự huyện TG, tỉnh Điện Biên).

4. Về án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; khoản 1 Điều 21, điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường V Quốc Hội:

Bị cáo phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn) án phí hình sự sơ thẩm.

5. Về quyền kháng cáo: Áp dụng Điều 331; Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Bị cáo có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (ngày 07/7/2020). Anh Phí Mạnh Ho có quyền kháng cáo bản án phần liên quan đến quyền lợi, nghĩa V của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (ngày 07/7/2020). Anh Phạm Văn H, chị Phạm Thị Bh có quyền kháng cáo bản án phần liên quan đến quyền lợi, nghĩa V của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết công khai tại nơi cư trú.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

287
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 39/2020/HS-ST ngày 07/07/2020 về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Số hiệu:39/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Tuần Giáo - Điện Biên
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 07/07/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về