TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 321/2020/HS-PT NGÀY 03/07/2020 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Ngày 03 tháng 7 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ đối với vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 220/HSPT ngày 15 tháng 5 năm 2020 đối với bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số:17/2020/HSST ngày 31/3/2020 của Tòa án nhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bị cáo có kháng cáo:
Nguyễn Lâm Quốc H (Bi), sinh năm 1983 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Giới tính: nam; Nơi đăng ký thường trú: Số 451/8F đường Phạm Thế Hiển, Phường 3, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: kinh; tôn giáo: không; nghề nghiệp: buôn bán; trình độ học vấn: 12/12; cha: Nguyễn Văn H, mẹ: Lâm Thị Mỹ D; vợ: Lê Thị Thanh T, và 01 con (lớn sinh năm 2015) ; tiền án, tiền sự: không.
Bị cáo tại ngoại (có mặt) Người bào chữa:
Luật sư Ngô Đồng Hùng, thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H (Có mặt) Bị hại:
Ông Lê Anh T, sinh năm 1981 (Có mặt) Địa chỉ thường trú: 017 lô K Chung cư Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Tạm trú: Số 24 Đường 41, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại ông Lê Anh Lê Anh T :
Ông Hà Ngọc Tuyền, là luật sư thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (Có mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ông Lê Anh T và bà Lê Thị Thanh T (là em ruột của ông Lê Anh T ) đang tranh chấp căn nhà số 017 lô K Chung cư Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện bà Lê Thị Thanh T đang sử dụng căn nhà trên để kinh doanh ăn uống.
Khoảng 14 giờ 00 phút ngày 29/8/2017, ông Lê Anh T cùng vợ là bà Hồng Lệ H đơn phương cNguyễn Lâm Quốc H ển đồ dùng sinh hoạt đến nhà số 017 lô K Chung cư Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10 để ở. Được nhân viên báo tin, bà Lê Thị Thanh T và ông Nguyễn Lâm Quốc H (là chồng bà Lê Thị Thanh T) đi từ Quận 8 đến nhà số 017 lô K Chung cư Ngô Gia Tự. Tại đây, bà Lê Thị Thanh T chửi vợ chồng Lê Anh T, rồi cùng Nguyễn Lâm Quốc H đưa đồ dùng sinh hoạt của vợ chồng Lê Anh T ra lề đường trước nhà. Lúc này, hai bên cự cãi với nhau, giữa bà Hồng Lệ H và bà Lê Thị Thanh T xảy ra xô xát và đánh nhau (bà Lê Thị Thanh T tay nắm tóc bà Hồng Lệ H ghì xuống và hai bên đánh nhau bằng tay không). Thấy vậy, ông Lê Anh T liền xông vào phía bà Lê Thị Thanh T và bà Hồng Lệ H (theo Lê Anh T khai là mục đích để ngăn cản không đánh nhau), Nguyễn Lâm Quốc H liền dùng hai tay đẩy mạnh vào ngực ông Lê Anh T dẫn đến ông Lê Anh T té ngã ba lần, đến lần thứ ba thì ông Lê Anh T ngã hẳn và chống tay xuống đường, nên bị gãy xương cẳng tay phải. Lúc này, bà Hồng Huệ P (là chị ruột bà Hồng Lệ H) vào can ngăn thì bị Nguyễn Lâm Quốc H dùng chân đạp ra, rồi Nguyễn Lâm Quốc H đi về phía (Hồng Lệ H và Lê Thị Thanh T đang đánh nhau) dùng tay tát bà Hồng Lệ H té ngã xuống đường (theo Nguyễn Lâm Quốc H khai các hành vi đẩy ông Lê Anh T, đạp bà Hồng Huệ P và đánh bà Hồng Lệ H nhằm ngăn cản mọi người đánh bà Lê Thị Thanh T vì bà Lê Thị Thanh T đang có thai), nhưng bà Lê Thị Thanh T tiếp tục lao vào đánh bà Hồng Lệ H tiếp. Lúc này, có các quần chúng nhân dân chứng kiến và tri hô Công an đến, nên đôi bên dừng lại và tự đưa nhau đi đến Bệnh viện cấp cứu.
Tại Bản Kết luận giám định số 805/TgT ngày 11/10/2017 của Trung tâm Pháp y-Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thương tích đối với ông Lê Anh T :
1. Dấu hiệu chính qua giám định:
- Chấn thương gây gãy kín nhiều mảnh đầu dưới xương quay tay phải, đã phẫu thuật kết hợp xương, hiện còn:
+ Sẹo kích thước 7x0,1cm tại mặt trước 1/3 dưới cẳng tay;
+ Hạn chế vận động cổ tay, sấp ngữa cẳng bàn tay, có tổn thương mức độ trung bình dây thần kinh giữa ngang vết thương cẳng tay trên điện cơ đồ.
2. Theo Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỉ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong pháp y, giám định pháp y tâm thần:
- Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 31% 3. Kết luận khác:
- Thương tích do vật tày tác động mạnh hoặc lực tác động dọc trục quay từ dưới lên gây ra - Thông tư 20/2014/TT-BYT không quy định về cố tật Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 808/TgT.17 ngày 11/10/2017 của Trung tâm giám định pháp y-Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thương tích đối với bà Hồng Lệ Hồng Lệ H :
1. Dấu hiệu qua giám định:
Chấn thương đầu, cổ, mặt, lưng, hiện không có dấu vết gì trên cơ thể gây rối loạn chức năng, ổn định.
2. Theo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỉ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong pháp y, giám định pháp y tâm thần:
Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 00%.
3. Kết luận khác: không có cơ sở xác định hung khí Bản án hình sự sơ thẩm số 17/2020/HSST ngày 31/3/2020 của Tòa án nhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 134; điểm s, v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H Xử phạt bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H 02 (Hai) năm 03 (Ba) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt đi chấp hành án phạt tù.
- Căn cứ Điều 48 và Điều 590 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với bị cáo Nguyễn Thị Thúy Vân Buộc bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H bồi thường số tiền 54.830.000 (Năm mươi bốn triệu tám trăm ba mươi ngàn) đồng cho ông Lê Anh Lê Anh T .
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H kháng cáo xin được hưởng án treo.
Bị hại kháng cáo đề nghị:
+ Tăng hình phạt, xét xử bị cáo tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” và áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 để xét xử đối với bị cáo.
+ Về trách nhiệm dân sự: đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo bồi thường bồi thường số tiền tổn thất tinh thần là 50 tháng lương cơ sở, với số tiền 74.500.000 đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, Bị hại giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. .
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tóm tắt nội dung vụ án, phân tích những những tình tiết định tội, định khung hình phạt và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, đã nhận định: Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo mức hình phạt 02 năm 03 tháng tù là không nhẹ. Tại phiên tòa, bị cáo đã cung cấp giấy nộp tiền thể hiện bị cáo đã nộp số tiền bồi thường thiệt hại cho bị hại; bị thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; có nhân thân tốt; có thành tích xuất sắc công công tác nên kháng cáo của bị cáo có cơ sở để chấp nhận nên đề nghị chấp nhận kháng cáo của bị cáo.
Về yêu cầu kháng cáo của bị hại: Xét thấy Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã buộc bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho bị hại số tiền tổn thất tinh thần là mức 15 tháng lương cơ sở là phù hợp nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của bị cáo.
Luật sư bào chữa cho bị cáo:
Mâu thuẫn phát sinh do có sự tranh chấp căn nhà nên có việc xô xát giữa vợ bị cáo và vợ bị hại. Bị cáo là hành vi đầy bị hại, không phải là đánh bị hại.Việc té ngã của bị hại đã gây thương tích nên bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” theo qui định tại điểm a khoản 2 Điều 134 BLHS là đúng qui định. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo: Bị cáo ăn năn hối cải về hành vi phạm tội, bị cáo nhiều lần gặp bị cáo đặt vấn đề bồi thường nhưng bị cáo không đồng ý, do đó bị cáo đã hắc phục hậu quả là nộp toàn bộ số tiền bồi thường như bản án sơ thẩm đã buộc tại Cơ quan thi hành án. Bị cáo có thành tích xuất sắc trong lao động học tập; hiện nay bị cáo có con nhỏ; lần đầu phạm tội, chưa tiền án tiền sự. Do đó, bị cáo có thể tự cải tạo tốt mà không cần phải bắt giam bị cáo. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo.
Bị cáo đồng ý lời bào chữa của luật sư, không bào chữa bổ sung.
Luật sư Hà Ngọc Tuyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại như sau: Viện kiểm sát và luật sư của bị cáo cho rằng không có tính chất côn đồ là không đúng và cho rằng bị hại là người có lỗi trong việc tự ý dọn đồ vào chỗ quản lý của người là chưa đúng: vì bị hại là người đứng tên căn nhà có tranh chấp. Tại thời điểm xảy ra việc này, là do lỗi của vợ chồng bị cáo không phải lỗi của bị hại. Bị hại đã cho vợ chồng bị cáo mượn nơi kình doanh, do bức bách không có chỗ ở nên bị hại đã trao đổi với gia đình, làm đơn đến cơ quan thẩm quyền yêu cầu giải quyết nhưng chưa được giải quyết. Do bức bách không có chỗ ở nên mới dọn đồ đạt đến chỗ căn nhà bị cáo đã cho em gái thuê nhưng vợ chồng bị cáo cố tình không trả nhà. Việc vợ bị cáo đã có hành vi đánh vợ bị hại thể hiện ý thức là không tôn trọng người nhà của mình; bị cáo có dùng tay tát vào mặt của vợ bị hại là đã bất chấp sự trên dưới của gia đình. Trong suốt thời gian điều tra giải quyết, bị cáo cho rằng bị hại đã tự vấp ngã chứ không phải xô bị hại ngã thể hiện việc bị cáo không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Tại phiên tòa bị cáo mới thành khẩn khai báo. Do đó, đề nghị tăng nặng hình phạt hoặc ít nhất giữ mức hình phạt như Bản án sơ thẩm đã tuyên.
Về bồi thương thiệt hại: Không có việc bị cáo gặp bị hại để giải quyết việc bồi thường nên không thể hiện sự thiện chí. Bị hại có thể bị mổ thẩm vết thương lại nên có thể phát sinh chi phí. Bị hại không phải là không chịu đi giám định mà là giám định không được. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét buộc bị cáo bồi thường tổn thất tinh thần là 50 tháng lương cơ sở.
Bị hại đồng ý lời bảo vệ của luật sư. Và bổ sung: trước giờ Nguyễn Lâm Quốc H không có xin lỗi tôi, giờ tôi mới biết Nguyễn Lâm Quốc H có nộp tiền bồi thường vào Cơ quan thi hành án.
Viên kiểm sát giữ nguyên quan điểm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
Do có sự mâu thuẫn từ việc bị hại ông Lê Anh T và bà Lê Thị Thanh T dọn đồ vào ở tại địa điểm mà gia đình bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H đang trực tiếp quản lý và kinh doanh. Trong lúc xô xát, bị hại đã có hành vi đẩy mạnh bị hại làm bị hại té ngã và gây thương tích với tỷ lệ thương tích hiện tại là 31%. Với hành vi của bị cáo Hội đồng xét xử sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội “ Cố ý gây thương tích” theo qui định tại điểm a khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự là đúng người đúng tội, không oan.
Kháng cáo của bị cáo, kháng cáo của bị hại trong hạn luật định là hợp lệ.
Về kháng cáo của bị hại: Cho rằng bị cáo phạm tội thuộc trường hợp “Có tính chất côn đồ” nên cần phải áp dụng khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo. Hội đồng nhận định như sau:
Xuất phát hành vi phạm tội của bị cáo là do: mâu thuẫn từ việc bị hại đã dọn đồ vào ở tại địa chỉ mà bị cáo đang trực tiếp quản lý không được sự đồng ý của bị cáo, dẫn đến xô xát và bị cáo đã xô đẩy bị hại té ngã gây thương tích. Xét, bị hại cũng có một phần lỗi. Do đó, với hành vi của bị cáo không phải là hành vi vô cớ, nhỏ nhặt, sẵn sàng gây thương tích cho người khác nên không thuộc trường hợp phạm tội “Có tính chất côn đồ”. Dó đó, không chấp nhận cáo của bị cáo và bào chữa của luật sư cho rằng bị cáo phạm tội “có tính chất côn đồ”.
Đối với yêu cầu về bồi thường tổn thất tinh thần do tổn hại về sức khỏe: bị hại yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền 74.500.000 đồng: Hội đồng xét xử phúc thẩm trên cơ sở xem xét mức độ ảnh hưởng từ thương tích gây ảnh hưởng nghề nghiệp, thẩm mỹ, sinh hoạt cá nhân của bị cáo, sự giao tiếp xác hội cũng như các yêu tố về mặt tình thần do thương tích gây ra đối với bị cáo, xét thấy việc Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm áp dụng và buộc bị cáo bồi thường về tổn thất tinh thần cho bị hại là 15 tháng mức lương cơ sở (15 x 1.490.000) = 22.350.000 đồng là có căn cứ pháp luật và phù hợp.
Về yêu cầu kháng cáo của bị cáo: xét, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét cho bị cáo các tình tiết giảm nhẹ: bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội; bị cáo có thành tích xuất sắc trong trong công tác để từ đó áp dụng điểm s, v khoản 1 Điều 52 để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, bị cáo đã nộp số tiền bồi thường thiệt hại cho bị hại là 54,830.000 đồng (theo biên lai thu số AA/2019/0091902 ngày 30/6/2020 của Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh), đây là tình tiết giảm nhẹ mới phát sinh nên cần áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với bị cáo.
Xét thấy hiện nay bị cáo có nơi cư trú ổn định, rõ ràng; bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ; có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu nên việc áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo là không cần thiết. Xét thấy không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù. Bị cáo có khả năng tự cải tạo, việc cho bị cáo hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội nên Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng án treo.
Từ phân tích trên, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận kháng cáo bị hại; chấp nhận kháng cáo của bị cáo.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 355; Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Không chấp nhận kháng cáo của bị hại Lê Anh T .
- Căn cứ vào điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 355; Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H, sửa một phần bản án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H, - Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 134; điểm b, s,v khoản 1 Điều 51 Khoản; Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Xử phạt bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H 02 (hai) năm 03 (ba) tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”. Thời gian thử thách án treo là 04 năm 06 tháng kể từ ngày tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân phường 3, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh giáo dục, quản lý trong thời gian hưởng án treo .
Bị cáo Nguyễn Lâm Quốc H không phải nộp 200.000 đồng án phí hình phúc thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Đã giải thích chế định án treo.
Bản án 321/2020/HS-PT ngày 03/07/2020 về tội cố ý gây thương tích
Số hiệu: | 321/2020/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 03/07/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về