Bản án 23/2019/HS-ST ngày 07/08/2019 về tội chống người thi hành công vụ

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

BẢN ÁN 23/2019/HS-ST NGÀY 07/08/2019 VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Trong các ngày 02 và ngày 07 tháng 8 năm 2019 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: 24/2019/TLST-HS ngày 03 tháng 6 năm 2019, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 23/2019/QĐXXST-HS ngày 14 tháng 6 năm 2019 đối với bị cáo:

Chẻo Xoang M; sinh năm: 1984; nơi sinh: huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; Nơi cư trú: bản PSL 1, xã PSL, huyện SH, tỉnh LC; nghề nghiệp: Trồng trọt; trình độ học vấn: 0/12; dân tộc: D, giới tính: Nam; tôn giáo: không; con ông Chẻo Yêu S và bà Tẩn San C; có vợ là Chẻo Mý H và 03 con (con lớn nhất sinh năm 2004, con nhỏ nhất sinh năm 2016); tiền sự: không; tiền án: không; bị bắt hồi 22 giờ 30 phút, ngày 26 tháng 7 năm 2017; tạm giữ từ 15 giờ 00 phút ngày 27 tháng 7 năm 2017 đến 15 giờ 00 phút ngày 02 tháng 8 năm 2017; tạm giam từ ngày 02 tháng 8 năm 2017 đến ngày 03 tháng 01 năm 2019 bị cáo được tại ngoại; bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Người bào chữa cho bị cáo: Ông Lê Quốc Đạt, Luật sư Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Trí Tuệ thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Ông Đỗ Ngọc Th; sinh năm: 1983; nơi cư trú: Tổ 19, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu; có mặt tại phiên tòa ngày 02/8/2019, vắng mặt tại phiên tòa tuyên án ngày 07/8/2019.

Ông Hà Văn S; sinh năm: 1994; nơi cư trú: thôn Pa So, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; có mặt tại phiên tòa ngày 02/8/2019, vắng mặt tại phiên tòa tuyên án ngày 07/8/2019.

Người tham gia tố tụng khác:

Người làm chứng: Bùi Đức Lậ, Thào A Kh, Giàng A Th, Tẩn Ngọc S, Tẩn A X, Tẩn A S, Tẩn A P, Tẩn A N, Chẻo Lao P, Chẻo Sần P, Kiều Thị Th; đều vắng mặt;

Người làm chứng: Trần Văn M, Giàng A S, Võ Văn T, Chẻo Lao U, Triệu Tài P, Lù A Đ; có mặt.

Người chứng kiến: bà Nguyễn Thị Thu T; vắng mặt.

Điều tra viên: Tẩn A Đ, Nguyễn Ngọc P, Lò Văn D; có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong 20 giờ đến 22 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2017, khi đoàn công tác của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu thực hiện nhiệm vụ khám nghiệm hiện trường tại Km 02, tỉnh lộ 129 thuộc bản Tả Sử Trồ, xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Khi ông Hà Văn S là cán bộ Công an huyện Sìn Hồ đang làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh hiện trường, do không đồng ý việc ông S quay mình, bị cáo Chẻo Xoang M đã có hành vi đuổi theo, dùng tay kéo cổ áo, cào vào cổ ông S để lấy chiếc điện thoại Iphone 6 trên tay ông Sơn, dùng vũ lực cản trở ông S làm nhiệm vụ. Hành vi của bị cáo M làm cho ông S bị thương tích phần mềm kích thước 1cm x 0,1cm ở góc hàm bên trái và một đám tổn thương phần mềm kích thước 8cm x 1,5cm ở vùng cổ bên trái đo từ dái tai bên trái xuống 8cm. Tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Hà Văn S là 1% (tại thời điểm giám định). Khi thấy ông S bị đánh, ông Đỗ Ngọc Th, là điều tra viên đang thực hiện nhiệm vụ tổ trưởng tổ khám nghiệm hiện trường đến can ngăn, thì bị cáo Chẻo Xoang M đã có hành vi dùng vũ lực, dùng tay túm vào cổ áo, giật đứt cầu vai và đấm một phát vào mặt (mồm) của ông Th. Hành vi của bị cáo làm ông Th bị tổn thương phần mềm ở chính giữa vùng cổ trước, kích thước vết tổn thương 0,5cm x 0,3cm; làm cho chiếc áo là trang phục thường dùng thu đông của ngành Công an mà ông Th đang mặc bị đứt 01 chiếc cúc đầu tiên từ trên xuống phần trụ áo (phía trước) và đứt cúc cầu vai bên trái. Khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu tiến hành bắt giữ bị cáo Chẻo Xoang M, một số người đã có hành vi ném gạch, đá trúng vào ông Đỗ Ngọc Th và một số người Công an đang thi hành nhiệm vụ. Những hành vi này đã gây thương tích ở vùng vành tai bên phải, vành tai bên trái, cổ bên trái và mặt khuỷu tay bên trái cho ông Đỗ Ngọc Th, gây hư hỏng xe ô tô chuyên dụng mang biển kiểm soát 25A-000.67 của Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Tại bản kết luận giám định pháp y tư pháp về thương tích số: 54/BKL-TTPY ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Trung tâm Pháp y Sở Y tế tỉnh Lai Châu, đối với ông Hà Văn S đã kết luận: “1. Dấu hiệu chính qua giám định: Góc hàm bên phải có vết thương phần mềm (chưa lành sẹo) kích thước 1cm x 0,1cm; Vùng cổ trái đo từ dái tai bên trái hướng xuống dưới 8cm có một đám tổn thương phần mềm kích thước 8cm x 1,5cm vết thương đang đóng vảy (chưa thành sẹo); 2. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của Hà Văn S hiện tại là: 1% (Một phần trăm).” Tại bản kết luận giám định pháp y tư pháp về thương tích số: 55/BKL-TTPY ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Trung tâm Pháp y Sở Y tế tỉnh Lai Châu, đối với ông Đỗ Ngọc Th đã kết luận: “1. Dấu hiệu chính qua giám định: Vành tai bên phải có 01 vết tổn thương phần mềm kích thước: 2,5cm x 1cm vết thương đang đóng vẩy (chưa thành sẹo), có chiều từ trên xuống dưới; Sau vành tai bên phái có 01 vết tổn thương phần mềm kích thước 3,2cm x 0,8cm vết thương đang đóng vảy (chưa thành sẹo); Cổ bên phải đo từ dái tai hướng xuống dưới 7cm có vết tổn thương phần mềm (chưa thành sẹo) kích thước 0,5cm x 0,3cm; Ngay chính giữa vùng cổ trước có vết tổn thương phần mềm kích thước 6cm x 0,1cm vết thương đang đóng vảy (chưa thành sẹo); Mặt sau khuỷu tay bên trái có vết tổn thương phầm mềm kích thước 6cm x 0,1cm vết thương đang đóng vảy (chưa thành sẹo); 2. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể Đỗ Ngọc Th hiện tại là: 2% (Hai phần trăm).” Tại bản Cáo trạng số: 24/CT-VKSSH ngày 02 tháng 6 năm 2019 Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã truy tố ra trước Tòa án nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu để xét xử bị can Chẻo Xoang M về tội “Chống người thi hành công vụ”, theo khoản 1 Điều 257 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tại phiên tòa bị cáo không thừa nhận đã thực hiện hành vi phạm tội như Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã truy tố; mà bị cáo cho rằng, vào khoảng 18 giờ ngày 26 tháng 6 năm 2017, khi bị cáo đang làm gạch tại lán ở bản Phăng Sô Lin 1, xã Phăng Sô Lin thì nghe có người qua đường nói là ở khu vực ngã ba đường đi xã Tả Phìn có tai nạn giao thông, do bận làm việc nên bị cáo không đi xem. Sau khi làm việc xong, bị cáo về nhà ăn tối, đến khoảng 20 giờ cùng ngày, bị cáo xuống xem hiện trường vụ tai nạn giao thông. Lúc đó bị cáo có dán một mảnh giấy màu trắng ở mũi vì bị nhọt. Tại hiện trường tai nạn giao thông, lúc đó trời đã tối và có ánh đèn điện của nhà người dân hai bên đường, khi bị cáo tiến gần đến vị trí chiếc xe máy bị tai nạn thì thấy có ánh đèn xe ô tô của Công an huyện Sìn Hồ chiếu sáng. Có đông người đứng xem, bị cáo có thấy mấy người dân tộc Mông đang đứng gần vị trí xe máy bị tai nạn. Lúc đó chiếc xe máy vẫn nằm ở đường và có vết máu ở gần vị trí xe đổ, người bị tai nạn không có ở đó. Có nhiều người xem tai nạn quay phim, chụp ảnh, trong đó có ông Hà Văn S (sau này bị cáo mới biết đó là người quay phim bị cáo tên là S, làm ở công an huyện Sìn Hồ). Bị cáo nói với ông S là không được quay phim bị cáo thì ông S bỏ chạy, nên đã cùng với một người đàn ông ở đó đuổi theo ông S. Khi đuổi kịp ông S, bị cáo từ phía sau dùng tay túm vào cổ áo ông S, còn người đàn ông kia lấy điện thoại của ông S rồi đưa cho bị cáo cầm, sau đó ông S chạy đi. Lúc đó bị cáo có nhìn thấy ông Triệu Tài Ph là cán bộ xã Phăng Sô Lin đang đứng gần ông Đỗ Ngọc Th là công an huyện Sìn Hồ, đang mặc quần áo công an màu xanh. Do chiếc điện thoại không phải của bị cáo, nên bị cáo đã đưa chiếc điện thoại cho ông Triệu Tài Ph, để trả lại cho người chủ của điện thoại. Bị cáo chưa kịp đưa điện thoại đến tay của ông Ph thì có người kéo bị cáo, nên chiếc điện thoại bị rơi xuống đất. Sau đó bị cáo đứng ở hiện trường tiếp tục xem khoảng 30 phút sau thì bị Công an bắt. Sau khi bị bắt đưa về Trụ sở Công an huyện Sìn Hồ, bị cáo bị ông Nguyễn Mạnh H, ông Tẩn A Đ đánh đập, bắt phải khai theo ý chí của Cơ quan Điều tra là: khi bị cáo không cho ông Hà Văn S quay phim hiện trường tai nạn, bị cáo đuổi theo túm vào cổ áo và cào vào cổ ông S, thì bị cáo đã biết ông S là công an; bị cáo được đấm ông Đỗ Ngọc Th. Nhưng thực tế bị cáo không biết người thanh niên quay phim lúc đó là cán bộ Công an huyện Sìn Hồ, do người thanh niên này không mặc quần áo của Công an. Khi bị cáo xem hiện trường vụ tai nạn giao thông, bị cáo có nhìn thấy ông Th đang mặc quần áo Công an màu xanh, nhưng bị cáo không được đánh ông Th.

Lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra (lời khai không do Điều tra viên Tẩn A Đ tiến hành tố tụng) thể hiện: Khi bị cáo đứng xem nhìn thấy có cán bộ Công an dùng điện thoại để quay lại hiện trường, thì có một người đàn ông tên là P, nhà ở bản Gàng Lân, xã Tả Phìn hô lên “cướp, lấy lại điện thoại không cho quay”. Sau khi nghe thấy vậy, bị cáo và P chạy đuổi theo cán bộ công an để lấy điện thoại. Khi đuổi được 6 đến 7 mét thì bị cáo và P giật, lấy được điện thoại, Páo là người giật được điện thoại sau đó đưa cho bị cáo. Trong lúc giật điện thoại, bị cáo có dùng tay phải cào mạnh một phát vào cổ và móc tay vào cổ áo cán bộ đó. Khi lấy được điện thoại, đi được khoảng 3 đến 4 mét thì có một đồng chí Công an đến kéo tay bị cáo, bị cáo liền dùng tay phải đấm một phát vào mặt của cán bộ Công an đó. Sau đó vì sợ quá nên bị cáo đưa chiếc điện thoại cho ông Triệu Tài Ph rồi bỏ chạy về phía trên đường gần vị trí xe máy bị tai nạn ngồi xem. Một lúc sau thì bị lực lượng Công an bắt giữ, đưa về trụ sở Công an huyện Sìn Hồ làm việc.

Tại phiên tòa, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, ông Hà Văn S trình bày: Được sự phân công của Lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, khoảng 19 giờ 00 phút, ông S là kỹ thuật hình sự Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ cùng với ông Đỗ Ngọc Th, ông Tẩn A Đ, ông Trần Văn M, ông Lù A Đ, ông Giàng A S đều là cán bộ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông tại khu vực ngã ba đi xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, thuộc bản Tả Sử Trồ, xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ. Khoảng 21 giờ cùng ngày thì Tổ công tác tiến hành đo vẽ hiện trường xong và tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường và làm thủ tục để tạm giữ chiếc xe máy bị tai nạn giao thông đưa về trụ sở Công an huyện Sìn Hồ để phục vụ công việc tiếp theo. Khi tiến hành tạm giữ chiếc xe máy thì người dân có hành vi ngăn cản, không cho Tổ công tác đưa xe máy ra khỏi hiện trường. Được sự phân công của Tổ trưởng tổ công tác, Ông dùng điện thoại Iphone 6 của ông Quàng Văn X, cán bộ Công an huyện Sìn Hồ quay phim, chụp ảnh lại hiện trường. Khi ông S chụp ảnh có sử dụng đèn plash của điện thoại soi vào bị cáo Chẻo Xoang M thì bị cáo M đuổi theo ông S, dùng tay bóp cổ ông S rồi giằng lấy chiếc điện thoại Iphone 6 trên tay ông S. Ngay khi đó ông Đỗ Ngọc Th kéo ông Sơn ra, ông S thoát ra khỏi sự khống chế của bị cáo M rồi bỏ chạy, khi bỏ chạy ông S thấy có người đuổi theo mình và nhiều tiếng hô “đánh chết nó đi”. Hành vi dùng vũ lực của bị cáo M làm cho ông không tiếp tục thi hành công vụ được mà phải chạy khỏi hiện trường tai nạn giao thông, sau đó ẩn trú trong xe ô tô của lực lượng tăng cường của Công an huyện Sìn Hồ. Hành vi của bị cáo M làm ông S bị thương tích ở vùng cổ, đến nay vết thương đã bình phục. Nên ông không yêu cầu bị cáo M phải bồi thường gì cho mình.

Tại phiên tòa, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, ông Đỗ Ngọc Th trình bày: Khoảng 19 giờ 00 phút, ông Th được Lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ phân công làm Tổ trưởng tổ khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra tại khu vực ngã ba đi xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, thuộc bản Tả Sử Trồ, xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ. Tổ công tác gồm có ông Đỗ Ngọc Th, ông Tẩn A Đ, ông Trần Văn M, ông Lù A Đ, ông Hà Văn S, ông Giàng A S đều là cán bộ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, cùng phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông. Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, ông đã giới thiệu đầy đủ các thành viên tổ công tác, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, thông qua nội dung khám nghiệm và đề nghị người dân hợp tác, tạo điều kiện để tổ công tác làm nhiệm vụ. Nhưng sau đó có rất nhiều người dân tụ tập, có hành vi chửi bới, xúc phạm, cản trở tổ công tác làm nhiệm vụ, ông Th cùng thành viên Tổ công tác chỉ đề nghị người dân giãn ra để tạo điều kiện cho Tổ công tác làm việc mà không ai có hành động gì tác động tới người dân. Khi việc đo đạc hiện trường đã hoàn thành và tổ công tác tiến hành thủ tục đưa chiếc xe máy bị tai nạn về trụ sở Công an huyện Sìn Hồ để tiến hành các thủ tục tiếp theo, thì người dân có hành động cản trở Tổ công tác không cho mang chiếc xe máy về. Khi ông Thanh thấy ông Sơn là thành viên Tổ công tác đang bị Chẻo Xoang M đuổi theo, túm bóp cổ và ông S chạy đến vị trí của ông Thanh đứng, ông Th đến can ngăn thì bị cáo M đã dùng tay đấm một nhát vào mồm ông Th, ngay sau đó dùng tay túm cổ áo, giật cầu vai bên trái của ông Th. Biết hành vi của bị cáo M dùng vũ lực cản trở Tổ công tác khi đang thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng do lực lượng Công an lúc đó rất mỏng, ít người, Người dân bị tâm lý đám đông chi phối nên có những hành động, lời nói quá khích nên ông Th cùng Tổ công tác không tiến hành bắt giữ đối với bị cáo M được. Khoảng 30 phút sau, khi được tăng cường lực lượng của Công an huyện Sìn Hồ, ông đã cùng cán bộ Công an huyện Sìn Hồ tiến hành bắt giữ bị cáo M, khi đang dẫn bị cáo M lên thùng xe chuyên dụng của Công an huyện Sìn Hồ thì ông bị ai đó dùng đá ném trúng đầu nên bị choáng rồi bị ngất ngay sau đó và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Sìn Hồ. Hành vi của bị cáo M làm cho ông không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ của mình được giao và đã cản trở Tổ công tác Công an huyện Sìn Hồ khi đang thi hành công vụ. Bị cáo M là người trực tiếp gây ra thương tích ở vùng cổ trước cho ông, làm đứt cúc áo đầu tiên từ trên xuống (phần trụ áo), đứt cúc cầu vai áo bên trái của ông. Đến nay thương tích ở cổ đã hồi phục. Ông đề nghị Hội đồng xét xử xem xét trả lại chiếc áo cho ông, không yêu cầu bị cáo M phải bồi thường về trách nhiệm dân sự.

Người làm chứng Võ Văn T trình bày: Khoảng 19 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2017, được sự phân công của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, ông cùng với bà Kiều Thị Th, ông Vũ Hồng Ph tham gia tổ công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra tại bản Tả Sử Trồ, xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ. Trong thời gian Tổ công tác khám nghiệm hiện trường đang làm nhiệm vụ, ông nhìn thấy bị cáo M cùng nhiều người dân vây quanh chiếc xe máy bị tai nạn giao thông không cho mang chiếc xe máy đi. Khi ông Hà Văn S đang quay phim tại hiện trường, thì bị cáo M không cho ông S quay và còn có hành vi đuổi theo ông S. Khi ông Đỗ Ngọc Th đến ngăn bị cáo M đã túm cổ áo, giật cầu vai bên trái của ông Th. Do sự việc xảy ra rất nhanh, ông không biết bị cáo M có đấm vào mặt của ông Th hay không. Ông nhận ra bị cáo M vì hôm đó bị cáo có dán một vật như băng go hay giấy trắng ở sống mũi. Người làm chứng Kiều Thị Th có trong hồ sơ vụ án thể hiện: Sau khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ phân công tham gia Tổ công tác khám nghiệm hiện trường vào ngày 26 tháng 7 năm 2017. Khoảng 20 giờ 15 phút cùng ngày, khi Tổ công tác tiến hành khám nghiệm hiện trường có nhiều người dân xung quanh khu vực hiện trường để xem cơ quan chức năng làm nhiệm vụ. Có một vài người dân có lời nói kích động, lăng mạ, không hợp tác với quá trình làm việc của Tổ công tác. Sau khi khám nghiệm hiện trường, Tổ công tác tiến hành đưa chiếc xe bị tai nạn về trụ sở Công an huyện Sìn Hồ để phục vụ công tác điều tra thì phía gia đình nạn nhân không hợp tác, không cho mang phương tiện đi. Trong lúc Tổ công tác vận động gia đình nạn nhân hợp tác thì có nhiều người đứng xung quanh kích động gia đình nạn nhân không phối hợp với cơ quan điều tra. Khi ông Hà Văn S đang dùng điện thoại di động quay phim xung quanh khu vực hiện trường thì thấy bị cáo M bóp cổ, giật điện thoại của ông S. Khi ông Đỗ Ngọc Th can ngăn thì bị cáo M đã đấm vào mặt và giật cầu vai bên trái của ông Th. Sau đó có người ném đá vào ô tô của Công an huyện Sìn Hồ. Đến khi có lực lượng Công an huyện tăng cường thì tổ công tác tiếp tục làm việc, bà có nghe thấy tiếng đàn ông nói “tối rồi, đánh chết mẹ chúng nó đi”, sau đó lực lượng Công an khống chế, bắt giữ bị cáo M thì có nhiều người dân đuổi theo, chửi bới, cản trở, ông Đỗ Ngọc Th bị ném đá trúng vào đầu và được đưa đi cấp cứu. Bà dễ dàng nhận ra bị cáo M vì hôm đó bị cáo có dán băng gạc màu trắng ở sống mũi.

Người làm chứng Triệu Tài Ph trình bày: Tối 26 tháng 7 năm 2017, được sự phân công của Lãnh đạo xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ. Với tư cách là Phó Chủ tịch xã Phăng Sô Lin, ông cùng với ông Tẩn A Ph, là Trưởng Công an xã Phăng Sô Lin đến hiện trường vụ tai nạn giao thông để hỗ trợ lực lượng Công an huyện đang làm nhiệm vụ. Khi ông đến hiện trường tai nạn giao thông, lúc đó có rất đông người dân đến xem, đám đông ồn ào. Khi tình hình đám đông có biểu hiện hỗn loạn, ông đã đề nghị người dân “không được đánh nhau tại địa bàn xã” nhưng đám đông người dân không chấp hành. Khi lực lượng Công an làm biên bản đưa xe bị tai nạn về trụ sở Công an huyện Sìn Hồ để giải quyết thì người nhà của người bị tai nạn không đồng ý. Khi ông cùng ông G, là Phó Thủ trưởng Công an huyện Sìn Hồ, ông X là Trưởng phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện Sìn Hồ đang đứng ở sân của nhà bà Tẩn Thị S, gần vị trí tai nạn giao thông thì ông nghe thấy đám đông nhốn nháo, có người hô “tao bảo mày không quay mà mày vẫn quay à”, sau đó có tiếng người dồn đuổi nhau. Theo phản xạ, ông chạy ra xem thì thấy có đám đông người đuổi theo một người thanh niên, khi ông đi đến vị trí đầu xe ô tô của Công an huyện thì thấy ông Đỗ Ngọc Th là cán bộ Công an huyện Sìn Hồ đang có xô sát, hai người đứng sát đối mặt với bị cáo M, hai bên sát ngực vào nhau, có lời qua tiếng lại rất căng thẳng. Ông có nói với ông Th là “tình hình rất căng thẳng, cứ bình tĩnh”. Một lúc sau thì bị cáo M được vợ và một số người kéo ra.

Người làm chứng Giàng A S trình bày: Khoảng 18 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2017 ông được Lãnh đạo Công an huyện Sìn Hồ phân công tham gia Tổ công tác khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông xảy ra tại bản Tả Sử Trồ, xã Phăng Sô Lin. Khi đến hiện trường thì người bị tai nạn đã được đưa đi cấp cứu. Ông Đỗ Ngọc Th đã tiến hành các thủ tục để Tổ công tác tiến hành khám nghiệm hiện trường. Khi Tổ công tác làm việc thì có nhiều người chửi bới Tổ công tác, người nhà người bị tai nạn không hợp tác, không cho mang xe đi khỏi hiện trường. Khi ông giải thích cho người nhà người bị tai nạn thì có nhiều người ném đất, đá vào đầu xe ô tô của Công an huyện, ông cùng ông Tẩn A Đ quan sát nhưng vì trời tối nên không nhận ra được ai ném. Một lúc sau ông thấy bị cáo M đuổi theo, kéo áo ông Hà Văn S, khi ông Th can ngăn thì bị cáo M dùng tay giật cầu vai của ông Th. Do lúc đó ông đang di chuyển về phía đầu xe ô tô của Công an huyện Sìn Hồ để cất máy ảnh, nên ông không quan sát được bị cáo M có đánh, đấm ông Th hay không.

Người làm chứng là ông Tẩn A Đ trình bày: Khoảng 20 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2017, Ông được Lãnh đạo Công an huyện Sìn Hồ phân công tham gia Tổ công tác khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông xảy ra tại bản Tả Sử Trồ, xã Phăng Sô Lin. Tại hiện trường tai nạn giao thông có nhiều người lăng mạ, chửi tục nhằm vào lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ. Ông thấy bị cáo M là người rất hung hăng, sau đó bị cáo M đe dọa, cấm ông Hà Văn S không được quay phim tại hiện trường. Ông nghe có người nói “nó là công an đấy”, rồi bị cáo M lao đến vị trí ông S đang quay phim. Ông chạy lại can ngăn nhưng không kịp vì bị Chẻo Sần P từ phía sau đấm sượt qua vai trúng vào cằm, đồng thời dùng chân đạp vào phần đầu gối của Ông. Ông nghe thấy ông Đỗ Ngọc Th hô với ông S là “chạy đi”, thấy bị cáo M dùng tay đấm vào mặt và túm vào cổ áo ông Th, lúc đó có ông Triệu Tài Ph đang đứng gần vị trí của ông Th.

Tại bản tường trình hồi 16 giờ ngày 03 tháng 8 năm 2017, tại Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, người làm chứng Tẩn Ngọc S trình bày: Vào khoảng 21 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2017, ông S đi chơi ở xã Phăng Sô Lin, khi đi đến ngã ba xã Tả Phìn – Phăng Sô Lin thì nhìn thấy có đám đông người tụ tập bên cạnh một chiếc xe máy bị ngã ven đường, cạnh xe còn một ít máu. Ông nhìn thấy Tổ công tác Công an huyện Sìn Hồ đang làm nhiệm vụ khám nghiệm hiện trường. Ông nghe thấy có nhiều người chửi bới, đe dọa “đánh đi, đánh bọn chó Công an đi”, “đừng cho bọn Cảnh sát mang xe đi, phải giải quyết tại chỗ”, ngăn cản không cho cán bộ tạm giữ chiếc xe máy. Khi có một cán bộ Công an đang quay phim thì bị cáo Chẻo Xoang M và một số người khác dồn, đuổi theo người cán bộ quay phim. Ông nhìn thấy bị cáo M đấm vào mặt một cán bộ Công an đang mặc đồng phục cảnh sát. Đồng thời ông nghe thấy tiếng ném đá vào xe ô tô của Công an huyện Sìn Hồ. Một lúc sau thì Công an huyện tăng cường thêm đã bắt bị cáo Chẻo Xoang M và Chẻo Sần Pao lên xe, Ông thấy một cán bộ công an ngã xuống đường, rồi mọi người giải tán.

Người làm chứng Chẻo Lao U trình bày: Khoảng 18 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2017 Ông đi chơi ở xã Tả Phìn, khi về tới khu vực ngã ba đường đi xã Tả Phìn thuộc bản Tả Sử Trồ thì thấy 01 chiếc xe máy nằm ở giữa đường, có 01 người bị tai nạn nằm cạnh xe máy, có máu chảy ra ở đầu. Ông đến gần thì nghe thấy bà Tẩn Mý H nói do Cảnh sát giao thông đuổi đánh nên dẫn đến tai nạn giao thông, làm người ngã. Ông ở lại hiện trường xem, đến khoảng 20 giờ cùng ngày có rất nhiều người đến xem, đám đông rất ồn ào, có tiếng người hô to “đánh đi, đánh đi” nhưng ông không biết ai hô. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày thì bị cáo Chẻo Xoang M và người thanh niên quay phim xảy ra xô xát. Vì Ông và bị cáo M là anh em ruột nên ông chạy đến để can ngăn nhưng không chạy đến kịp. Sau đó khoảng 15 phút sau thì Ông thấy có người bị Công an huyện Sìn Hồ bắt, tại thời điểm đó, Ông không biết người bị bắt là bị cáo Chẻo Xoang M.

Người làm chứng Trần Văn M trình bày: Ông Minh được Tổ công tác khám nghiệm hiện trường phân công làm nhiệm vụ đo, vẽ sơ đồ hiện trường. Khi làm xong thì thấy bị cáo M và S xô xát với nhau. Khi ông Đỗ Ngọc Th can ngăn thì S bỏ chạy về phía ô tô của Công an huyện Sìn Hồ thì có nhiều gạch, đá ném về phía ông S và ông Th. Ông nhìn thấy bị cáo M và ông Th xô đẩy nhau, có đông người kéo bị cáo M ra. Một lúc sau có lực lượng Công an huyện tăng cường đã tiến hành bắt giữ bị cáo M.

Người làm chứng Lù A Đ trình bày: Khi Tổ công tác Công an huyện Sìn Hồ đang khám nghiệm hiện trường thì bị nhiều người dân xung quanh chửi bới. Lúc đó ông Triệu Tài Ph có can thiệp, giải thích cho người dân nhưng người dân không chấp hành. Khi ông Hà Văn S chụp ảnh hiện trường thì bị cáo M xông vào bóp cổ, Ông nhìn thấy ông Đỗ Ngọc Th ra can ngăn để ông S chạy thoát ra thì bị cáo M đã túm cổ áo, kéo đứt cầu vai áo của ông Th.

Nhng người làm chứng khác là Bùi Đức L, Thào A Kh, Giàng A Th, Tẩn A X, Tẩn A S, Tẩn A P, Tẩn A N, Chẻo Lao P, Chẻo Sần P khai nhận không trực tiếp chứng kiến, không nhìn thấy bị cáo M đấm ông Đỗ Ngọc Th. Người làm chứng Chẻo Sần P nhìn thấy M đuổi theo, ôm người Th niên quay phim.

Xem xét vật chứng là chiếc áo thường dùng thu đông của ngành Công an tại phiên tòa xác định: chiếc áo đã bị đứt 01 cúc phía trên cùng trụ áo (còn lại phần chỉ khâu màu xanh), đứt 01 cúc cầu vai áo (còn lại phần chỉ khâu màu xanh). Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử: Tuyên bố, bị cáo Chẻo Xoang M phạm tội “Chống người thi hành công vụ”; áp dụng khoản 1 Điều 257; điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 1999; xử phạt bị cáo Chẻo Xoang M từ 06 tháng đến 09 tháng tù; Về xử lý vật chứng: đề nghị áp dụng Điều 41 của Bộ luật Hình sự năm 1999, Điều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 để: tịch thu tiêu hủy 01 hòn đá có đường kính dài 22cm, rộng 13cm; 01 hòn đá có đường kính dài 16cm, rộng 14cm; ½ viên gạch (loại gạch bi) có đường kính dài 8cm, rộng 7cm là vật chứng trong vụ án, hiện nay không có giá trị sử dụng. Trả lại cho ông Đỗ Ngọc Thanh 01 chiếc áo trang phục thường dùng thu đông của Công an nhân dân (màu xanh, cũ, đã qua sử dụng).

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử:

Điều tra viên đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Kiểm sát viên đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự; các tài liệu, chứng cứ được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Nên các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử là hợp pháp.

Tại Quyết định phân công Điều tra viên điều tra vụ án hình sự số: 50, ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã phân công các Điều tra viên Nguyễn Ngọc Phương, Lò Văn Doan, Tẩn A Đạt tiến hành điều tra vụ án. Trong vụ án này, ông Tẩn A Đạt là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nhưng được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ phân công tiến hành tố tụng với tư cách là Điều tra viên. Điều tra viên Tẩn A Đạt vẫn chấp hành thực hiện Quyết định phân công mà không từ chối tiến hành tố tụng, cũng không được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ thay đổi là không đúng với quy định tại Điều 42, Điều 44 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; làm cho các tài liệu, chứng cứ Điều tra viên Tẩn A Đạt thu thập, các quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên Tẩn A Đạt đã thực hiện thiếu tính khách quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

[2] Đánh giá chứng cứ, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Tại phiên tòa, bị cáo không thừa nhận đã thực hiện hành vi phạm tội như truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và cho rằng bị oan. Nhưng căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ được thu thập đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Xác định lời khai của bị cáo trong Biên bản bắt người phạm tội quả tang do Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu lập hồi 22 giờ 30 phút ngày 26 tháng 7 năm 2017 là phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra có trong hồ sơ vụ án, phù hợp với lời khai của những những người làm chứng, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Có đủ cơ sở để xác định bị cáo đã thực hiện hành vi dùng vũ lực để cản trở, chống người thi hành công vụ, cụ thể: Vào khoảng 20 giờ đến 22 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2017, khi Tổ công tác Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu thực hiện nhiệm vụ khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông tại Km 02 tỉnh lộ 129, thuộc bản Tả Sử Trồ, xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Khi ông Hà Văn Sơn là cán bộ Công an huyện Sìn Hồ, thuộc Tổ khám nghiệm hiện trường đang dùng máy điện thoại Iphone 6 quay, chụp ảnh hiện trường, bị cáo Chẻo Xoang M đã có hành vi đuổi theo, dùng tay phải kéo cổ áo, cào vào cổ, giằng lấy điện thoại trên tay ông Hà Văn Sơn. Hành vi của bị cáo làm ông Sơn bị tổn thương phần mềm ở cổ, tổn thương cơ thể là 1%, đồng thời cản trở, làm cho ông Sơn không tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ của mình. Khi ông Đỗ Ngọc Thanh, là Tổ trưởng Tổ khám nghiệm hiện trường đến can ngăn, bị cáo M đã dùng tay túm vào cổ áo, giật cầu vai và đấm một nhát vào mặt (mồm) ông Thanh. Hành vi dùng vũ lực chống đối của bị cáo M làm cho ông Thanh bị tổn thương ở phần cổ trước, làm đứt 01 cúc áo trên cùng trụ áo (phía trước), đứt cúc cầu vai áo trang phục cảnh sát mà ông Thanh đang mặc, cản trở việc thi hành công vụ của ông Thanh và Tổ công tác khám nghiệm hiện trường. Hành vi của bị cáo đã phạm vào tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 257 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Nhng chứng cứ buộc tội; yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa là có căn cứ pháp lý và phù hợp với hành vi bị cáo đã thực hiện, phù hợp với nhân thân của bị cáo, nên được Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ.

Hành vi phạm tội bị cáo thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cản trở hoạt động bình thường đúng đắn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và những người đang thực hiện công vụ, là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hành vi vi phạm pháp luật, gây rối, ném gạch, đá làm bị thương Những người đang thi hành công vụ, gây tổn thất, hư hỏng tài sản của Công an huyện Sìn Hồ, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Bị cáo nhận thức được hành vi Chống Người thi hành công vụ là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư, gây bất bình trong dư luận xã hội, vi phạm đạo đức xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi của mình. Nên cần áp dụng một hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, để giáo dục, cải tạo bị cáo thành người công dân có ích cho xã hội, đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật; đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

[3] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

[4] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Tại phiên tòa, bị cáo thay đổi lời khai so với những lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra. Sự thay đổi lời khai của bị cáo đã thể hiện sự gian dối, quanh co nhằm chối tội, trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Bị cáo không tự nhận thức được tội, lỗi của mình đã gây ra, không thể hiện thái độ ăn năn, hối cải. Do đó, không có căn cứ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” đối với bị cáo.

Tuy nhiên, bị cáo phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trình độ học vấn của bị cáo là 0/12 nên nhận thức, sự hiểu biết pháp luật còn có phần hạn chế. Nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 1999, để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, thể hiện sự khoan hồng trong pháp luật của Nhà nước.

[5] Về trách nhiệm dân sự:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Đỗ Ngọc Thanh, ông Hà Văn Sơn không yêu cầu bị cáo phải bồi thường gì, nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.

[6] Về xử lý vật chứng:

Đi với 01 chiếc áo trang phục thường dùng thu đông của ngành Công an nhân dân, thuộc quyền sở hữu của ông Đỗ Ngọc Thanh, cần áp dụng Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự, để trả lại chiếc áo trang phục Công an đã thu giữ cho ông Đỗ Ngọc Thanh.

Đi với những vật gồm: 01 hòn đá có đường kính dài 22cm, rộng 13cm; 01 hòn đá có đường kính dài 16cm, rộng 14cm; ½ viên gạch (loại gạch bi) có đường kính dài 8cm, rộng 7cm là công cụ đã được sử dụng để ném gây thương tích cho ông Đỗ Ngọc Thanh, gây thiệt hại về tài sản của Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Những vật này không trực tiếp liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo Chẻo Xoang M. Đến nay không xác định người sở hữu là ai và những vật này cũng không có giá trị sử dụng, cần áp dụng Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự, để tịch thu và tiêu hủy.

[7] Về án phí: Theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; bị cáo được miễn tiền án phí hình sự sơ thẩm.

[8] Về quyền kháng cáo: Theo quy định tại các Điều 331, 332, 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

[9] Xử lý đối với các ý kiến, yêu cầu, trách nhiệm của Những người có liên quan:

Tại bản kiến nghị của Luật sư ghi ngày 25 tháng 7 năm 2019, Luật sư Lê Quốc Đạt đã kiến nghị với Tòa án, chủ tọa phiên tòa về việc:

1. Triệu tập nhân chứng quan trọng của vụ án là bà Nguyễn Thu Trang (Nguyễn Thị Thu Trang);

2. Đề nghị thay đổi Kiểm sát viên là ông Vũ Hồng Phong, do: vụ án trước đây truy tố 10 bị cáo, nay đã phải đình chỉ 09 người tức là việc kiểm sát có rất nhiều sai sót. Hội đồng xét xử nhận thấy: Đối với đề nghị triệu tập nhân chứng: Tòa án đã tiến hành triệu tập đối với bà Nguyễn Thị Thu Trang theo kiến nghị của Người bào chữa cho bị cáo. Hiện nay bà Trang không có mặt tại nơi cư trú, không biết bà Trang hiện ở đâu, Tòa án đã tiến hành thủ tục niêm yết Giấy triệu tập theo đúng quy định. Tại phiên tòa bà Trang không có mặt. Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Thu Trang là người chứng kiến, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, bà Trang không phải là người làm chứng, không biết được những tình tiết liên quan về vụ án, không phải là “nhân chứng quan trọng” của vụ án. Nên Hội đồng xét xử quyết định xét xử vụ án vắng mặt người chứng kiến Nguyễn Thị Thu Trang là đảm bảo tính khách quan, đầy đủ, đúng quy định của pháp luật; Đối với đề nghị thay đổi kiểm sát viên Vũ Hồng Phong: Xét thấy, Kiểm sát viên vũ Hồng Phong được phân công Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra vụ án hình sự là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Không thuộc trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên theo quy định tại Điều 45 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 52 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nên Tòa án không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu này.

Đi với yêu cầu của bị cáo về việc xem xét, xử lý đối với hành vi đánh đập, bức dung, dùng nhục hình đối với bị cáo trong quá trình điều tra. Về yêu cầu này, Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ để yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ điều tra bổ sung, kết quả điều tra bổ sung và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, không có căn cứ để chứng minh và xác định bị cáo bị mớm cung, bức cung, dùng nhục hình. Nên không có căn cứ để xem xét yêu cầu này của bị cáo.

Đi với bị cáo Chẻo Xoang M đã có hành vi dùng vũ lực để lấy chiếc điện thoại di động Iphone 6 của ông Hà Văn Sơn. Nhưng ngay sau đó bị cáo M đã trả lại chiếc điện thoại cho đoàn công tác và mục đích của việc lấy điện thoại là để cản trở ông Sơn thi hành công vụ, không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nên hành vi này của bị cáo M không cấu thành tội “Cướp tài sản” theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Bị cáo Chẻo Xoang M đã có hành vi dùng tay gây thương tích 1% về sức khỏe cho ông Hà Văn Sơn, gây tổn thương phần mềm tại phần cổ trước của ông Đỗ Ngọc Thanh. Hành vi này của bị cáo là hành vi chống người thi hành công vụ. Ông Sơn và ông Thanh không có đơn yêu cầu khởi tố nên không có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo M về tội Cố ý gây thương tích, theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Đi với thiệt hại về tài sản (hư hỏng xe ô tô chuyên dụng mang biển kiểm soát 25A-000.67) của Công an huyện Sìn Hồ. Đến nay, không xác định được các đối tượng gây thiệt hại là ai, ở đâu, nên không có căn cứ điều tra, xử lý trong vụ án này.

Đi với ông Đỗ Ngọc Thanh đã bị ném đá trúng vào đầu, gây tổn thương cơ thể 2%. Đến nay không xác định được đối tượng đã ném đá trúng ông Thanh là ai, ở đâu và ông Thanh cũng không có đơn yêu cầu khởi tố, nên không đề cập xử lý trong vụ án này.

Đi với Tẩn A Nái, Tẩn A Páo, Tẩn La U, Chẻo La U, Tẩn A San, Chẻo Mý Khé, Tẩn Thị Sếnh, Tẩn Mý Hin, Chẻo Sần Pao. Do hành vi của những người này không cấu thành tội Chống người thi hành công vụ, quy định tại Điều 257 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã ra Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can từ số 01 đến số 08, ngày 28 tháng 01 năm 2019 và số 09, ngày 02 tháng 6 năm 2019 đối với Tẩn A Nái, Tẩn A Páo, Tẩn La U, Chẻo La U, Tẩn A San, Chẻo Mý Khé, Tẩn Thị Sếnh, Tẩn Mý Hin, Chẻo Sần Pao. Nên Hội đồng xét xử không có căn cứ xem xét đến hành vi của những người trên trong vụ án này.

Đi với những người làm chứng khác là Bùi Đức Lập, Thào A Khua, Giàng A Thề, Tẩn A Xoang, Tẩn A San, Tẩn A Páo, Tẩn A Nái, Chẻo Lao Pà, Chẻo Sần Pao khai nhận không trực tiếp chứng kiến, không nhìn thấy bị cáo M đấm ông Đỗ Ngọc Thanh. Những người làm chứng trên đều có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông, nhưng mỗi người đến ở thời điểm khác nhau, trong khoảng thời gian khác nhau, đứng ở những vị trí khác nhau, trong điều kiện ánh sáng khác nhau và rất đông người dân tụ tập, ồn ào nên không quan sát thấy hoặc quan sát đầy đủ mọi diễn biến sự việc là phù hợp với thực tiễn, phù hợp với khả năng quan sát và nhận thức của mỗi người.

Đi với yêu cầu của ông Triệu Tài Phúc, đề nghị Lãnh đạo Công an huyện Sìn Hồ công khai xin lỗi vì để xảy ra việc ông bị tiến hành một số thủ tục tố tụng hình sự như triệu tập, lăn tay, bị cán bộ có lời lẽ xúc phạm khi được triệu tập. Yêu cầu này của ông Phúc sẽ được chuyển đến Cơ quan Công an huyện Sìn Hồ để được xem xét theo thẩm quyền.

[9] Kiến nghị:

Đi với Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu: Cần tăng cường công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ của Ngành kiểm sát, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hạn chế xảy ra những sai sót về chuyên môn trong quá trình Điều tra, Truy tố, Xét xử thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.

Đi với Cơ quan Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu: Đề nghị Lãnh đạo Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phân công Điều tra viên, Người tiến hành tố tụng, hạn chế trường hợp phân công Người tiến hành tố tụng thuộc trường hợp không được tiến hành tố tụng hoặc phải từ chối, ảnh hưởng đến tính khách quan của tài liệu, chứng cứ được thu thập trong vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Quán triệt để Cán bộ, Chiến sỹ trong đơn vị thực hiện đầy đủ quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân; xem xét, trả lời ý kiến, đề nghị của ông Triệu Tài Phúc theo thẩm quyền.

Đi với Cấp ủy, Chính quyền xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu:

Kp thời rút kinh nghiệm trong nội bộ chính quyền xã về việc xử lý vụ việc tụ tập đông người trái pháp luật và có hành vi chống người thi hành công vụ đã xảy ra trên địa bàn xã vào ngày 26 tháng 7 năm 2017. Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Cần tuyên truyền, nhắc nhở và có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả những trường hợp tụ tập đông người không đúng pháp luật, cản trở, chống người thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác nếu phát sinh trên địa bàn xã.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 257, Điều 38, điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 1999

Tuyên bố: bị cáo Chẻo Xoang M phạm tội “Chống người thi hành công vụ” Xử phạt bị cáo 07 (bảy) tháng tù, được trừ 05 tháng 07 ngày đã bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị cáo còn phải chấp hành 01 (một) tháng 23 (hai mươi ba) ngày tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo vào trại chấp hành án.

2. Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự: trả lại cho ông Đỗ Ngọc Thanh 01 chiếc áo trang phục thường dùng thu đông của ngành Công an nhân dân; tịch thu và tiêu hủy: 01 hòn đá có đường kính dài 22cm, rộng 13cm; 01 hòn đá có đường kính dài 16cm, rộng 14cm; ½ viên gạch (loại gạch bi) có đường kính dài 8cm, rộng 7cm.

3. Án phí sơ thẩm: Áp dụng các Điều 135, 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; bị cáo được miễn tiền án phí hình sự sơ thẩm.

4. Quyền kháng cáo: Áp dụng các Điều 331, 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (ngày 07 tháng 8 năm 2019). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên đến vụ án được quyền kháng cáo trong thời hạn 15, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

312
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 23/2019/HS-ST ngày 07/08/2019 về tội chống người thi hành công vụ

Số hiệu:23/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Sìn Hồ - Lai Châu
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 07/08/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về