Bản án 20/2017/HSST ngày 16/06/2017 về tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN H, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 20/2017/HSST NGÀY 16/06/2017 VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

Sáng ngày 16 tháng 6 năm 2017, tại hội trường Trụ sở Toà án nhân dân huyện H, mở phiên toà xét xử công khai sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: 22/2017/ HSST, ngày 28 tháng 4 năm 2017, đối với các bị cáo:

- Bị cáo thứ nhất: A K, sinh ngày 09/6/1995, tại tỉnh Kon Tum; Trú tại: Thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum. Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 6/12; Con ông A T, sinh năm 1970 và bà Y P, sinh năm 1972. Hiện cư trú tại thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum; Bị cáo chưa có vợ.

Tiền sự: Không; Tiền án: Có một tiền án, ngày 14/02/2013, bị Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum xử phạt ba năm tù về tội“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”; Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 20/01/2017 đến nay đưa ra xét xử, có mặt tại phiên toà.

- Bị cáo thứ hai: A S, sinh ngày 23/11/1994, tại tỉnh Kon Tum; Trú tại: Thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum. Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 9/12; Con ông A L, sinh năm 1964 và bà Y Y, sinh năm 1966. Hiện cư trú tại thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum; Bị cáo chưa có vợ.

Tiền án: Không; Tiền sự: Không. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 20/01/2017, đến nay đưa ra xét xử, có mặt tại phiên toà.

- Bị cáo thứ ba: A P, sinh ngày 27/4/1996, tại tỉnh Kon Tum; Trú tại: Thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum. Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 9/12; Con ông A H (đã chết) và bà Y Th, sinh năm 1956. Hiện cư trú tại thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum; Bị cáo chưa có vợ. Tiền  án:  Không;  Tiền  sự:  Không;  Bị  cáo  bị  bắt  tạm  giam  từ  ngày 20/01/2017, đến nay đưa ra xét xử, có mặt tại phiên toà.

- Bị cáo thứ tư: Nguyễn H, sinh ngày 30/4/1986, tại tỉnh Kon Tum; Trú tại: Tổ dân phố 1, thị trấn ĐH, huyện H, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 6/12. Con ông Nguyễn Văn N, sinh năm 1956 và bà Mai Th, sinh năm 1957. Hiện cả hai cư trú tại tổ dân phố 1, thị trấn ĐH, huyện H, tỉnh Kon Tum; Bị cáo có vợ tên là Trần Thị T, sinh năm 1989 và ba con tên là Nguyễn Thị D, sinh năm 2008; Nguyễn Thị L, sinh năm 2010 và Nguyễn Thị D1, sinh năm 2016. Hiện nay vợ và con sinh sống tại tổ dân phố 1, thị trấn ĐH, huyện H, tỉnh Kon Tum. Tiền án: Không; Tiền sự: Không. Bị cáo được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp “Cấm đi khỏi cư trú”. Đến nay đưa ra xét xử, vắng mặt tại phiên toà (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt, đơn đề ngày 13 tháng 6 năm 2017).

- Người bị hại:  Chị K, sinh năm 1970; Trú tại: Thôn c, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum – Có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Bà Mai Th, sinh năm 1957; Trú tại: Tổ dân phố 1, thị trấn ĐH, huyện H, tỉnh Kon Tum – Có mặt.

+ Ông A S, sinh năm 1950; Trú tại: Thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum – Có mặt.

NHẬN THẤY

Các bị cáo A K, A S, A P và Nguyễn H bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Hà truy tố về hành vi phạm tội như sau:

Vào khoảng 07h00' ngày 13/01/2017, A K đi xem bẩy chuột tại khu vực rẫy cà phê thuộc thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum. Trong lúc xem bẫy chuột A K thấy ngôi nhà trông coi rẫy của chị K, tại thôn G, xã M, huyện H. Lúc này, A K đi đến nhà chị K, nhảy qua hàng rào B40 vào phía trong, A K nhìn qua lỗ thông gió thì thấy nhiều bao cà phê nhân chất thành đống trong kho. Sau đó, A K đi về nhà. Đến khoảng 14h00' cùng ngày, A K rủ A Phiên, A S đi xem bẩy chuột tiếp thì A P, A S đồng ý. A P điều khiển xe mô tô hiệu Sirius, màu xanh đen, biển số 82B1-44016 chở A K, A S đến nơi chỗ A K đặt bẩy chuột trước đó (khu vực rẫy cà phê thuộc thôn G, xã M). Khi đến nơi, A K cùng A S đi xem bẩy chuột còn A P đứng đợi. Sau khi xem bẩy chuột xong, A K nói "Đi trộm cà phê không? nhà dưới này có nhiều cà phê", A P, A S đồng ý. A P điều khiển xe mô tô chở A K và A S về hướng ngôi nhà rẫy của chị K. Khi đến đoạn đường ngã 3 cách nhà rẫy của chị K khoảng 200 mét, A K nói A P dừng xe đứng canh người và canh xe, còn A K, A S đi bộ xuống ngôi nhà. Đến nơi, A K dùng tay tháo hàng rào lưới B40, rồi cùng A S vào bên trong. A Khoa dùng tay giật mạnh cánh cửa phòng bếp làm cánh cửa bung ra, A K vào lấy ra 02 con dao: 01 con dao rựa dài khoảng 50cm, lưỡi dao bằng kim loại dài khoảng 20 cm, cán dao bằng tre dài khoảng 30 cm; 01 con dao tông dài khoảng 40 cm, lưỡi và cán bằng kim loại. Sau đó, A K dùng tay nhấc và giật cánh cửa phòng ngủ làm cánh cửa bật chốt bung ra. A K vào bên trong tìm kiếm tài sản để lấy trộm, nhưng không thấy gì và đi ra thì A S cũng vào trong phòng tìm kiếm tài sản, nhưng cũng không thấy tài sản gì. A K, A S tiếp tục qua phía kho (phòng kho), A K dùng dao tông chặt mạnh vài cái vào ổ khóa thì ổ khóa cửa bung ra rồi cả hai cùng vào bên trong kho, A S, A K cùng vác 01 bao cà phê nhân đưa ra bờ suối cách nhà chị k khoảng 300 mét cất giấu. Sau đó, A K, A S cùng quay lại nhà rẫy của chị K, A S vác thêm 01 bao cà phê nhân (cột túm) và xách theo 02 con dao mang đi cất giấu ở bụi tre trên bờ suối cách nhà chị K khoảng 400m rồi đi về. Còn A K vác thêm 04 bao cà phê mang ra lô cà phê của chị K cất giấu. Lúc này, chị Đỗ Kiều T (là con chị K) nhận được tin có người trộm cà phê, nên điều khiển xe đến nhà trong rẫy cà phê thì thấy A P đang đứng canh bên đường; A P sợ chị T phát hiện, nên điều khiển xe mô tô bỏ chạy về nhà; A K cũng thấy chị T đang đi về phía ngôi nhà nên bỏ chạy về nhà. Sau khi tìm kiếm, chị K cùng người nhà phát hiện 04 bao cà phê nhân (tổng trọng lượng là 233 kg) để trong lô cà phê, nên đưa 04 bao cà phê nhân đó vào lại trong nhà.

Khoảng 22h00' cùng ngày, A S điều khiển xe mô tô chở A K, A P đến nơi cất giấu 02 bao cà phê nhân (A S, A K cất giấu trước đó) rồi chở 02 bao cà phê đến một căn nhà hoang gần cột phát sóng điện thoại thuộc xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum cất giấu để tìm người tiêu thụ. Đến khoảng 24h00', A S gọi điện thoại cho anh Nguyễn H và nói "anh có biết ai mua cà phê không?" H nói "có, tý nữa xuống". A S nói tiếp "khi nào đến chỗ cột phát sóng điện thoại thì đứng ở đó". Đến khoảng 02h00' ngày 14/01/2017, H điều khiển xe mô tô hiệu HAVICO, màu nâu, biển số 82K5-1577 đến chỗ hẹn. Khi đến nơi, H gọi điện thoại cho A S, một lúc sau A S, A K, A P đến nơi và dẫn H đến căn nhà hoang cất giất cà phê gần đó. Lúc này, A S hỏi H "cà phê bao nhiêu tiền một ký", H nói "ba chục ngàn một ký", A S nói "thế cũng được", H nói tiếp "bây giờ không có cân thì đoán thôi", A S, A K, A P đồng ý. Tất cả thống nhất đoán khoảng 100 kg, H đưa cho A K số tiền 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) và nói về cân lại có gì tính sau. Sau đó, H điều khiển xe mô tô chở cà phê về nhà. Số tiền 3.000.000 đồng (ba triệu đồng), A K, A S, A P chia nhau mỗi người 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Tổng số cà phê nhân mà các bị cáo A K, A S, A P trộm cắp được là 336 kg (Ba trăm ba mươi sáu kilogam). Trong đó 103 kg các bị cáo đã bán và 223 kg chưa kịp vận chuyển để đi bán thì gia đình phát hiện thu hồi được.

Tại bản kết luận định giá tài sản số: 05/KL-ĐGTS ngày 16/01/2017 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện H kết luận:

- 233 kg cà phê nhân; tổng giá trị tài sản bị thiệt hại: 10.834.500đ (Mười triệu tám trăm ba mươi bốn ngàn năm trăm đồng).

- 103 kg cà phê nhân; tổng giá trị tài sản bị thiệt hại: 4.789.500đ (Bốn triệu bảy trăm tám mươi chín ngàn năm trăm đồng). Tổng giá trị tài sản các bị cáo đã trộm cắp là 15.624.000đ (Mười lăm triệu sáu trăm hai mươi bốn ngàn đồng).

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện H tiến hành thu giữ: 01 xe mô tô hiệu Sirius, màu xanh đen, mang BKS 82B1–44016 đã qua sử dụng, số khung: 5C6J225874 và số máy C6J0GY225876; 01 giấy đăng k  xe mô tô mang tên AS.

- 01 xe mô tô hiệu HAVICO, màu nâu, mang BKS 82K5–1577 đã qua sử dụng, số khung 101342 và số máy 3  401342; 01 giấy đăng k  xe mô tô mang tên Nguyễn H.

- 01 điện thoại di động hiệu Mobell; số Imel: 866604020112456 màu đen của Nguyễn H.

- 01 điện thoại di động hiệu Q Mobile C250 số Imel: 351557059712178 màu trắng của A S.

- Số tiền 630.000đ ( áu trăm ba mươi ngàn đồng). Hiện đang gửi tại Kho bạc qua tài khoản tạm gửi của Công an huyện H.

Qua điều tra, xác minh xác định chiếc xe mô tô hiệu Sirius, màu xanh đen, biển số 82B1-44016 là của ông A S, sử dụng chung trong gia đình, việc A L (con trai ông A S) cho A P mượn đi trộm cắp tài sản ông A S không biết. A L cũng không biết A P mượn xe để đi trộm cắp tài sản. Chiếc xe mô tô hiệu HAVICO, màu nâu, biển số 82K5-1577 được xác định là xe của Nguyễn H. Đối với số tiền 3.000.000đ (ba triệu đồng), A Khoa, A Sĩ, A Phiên chia nhau mỗi người 1.000.000đ (một triệu đồng). Sau khi sự việc bị phát hiện A K đã đưa lại cho H số tiền là 1.300.000đ (một triệu ba trăm ngàn đồng-của A K là700.000đ, A S 600.000đ), số tiền còn lại A K, A S đã tiêu xài cá nhân; A P đưa lại cho H số tiền 200.000đ (hai trăm ngàn đồng), giao nộp cho Cơ quan điều tra 630.000đ (sáu trăm ba mươi ngàn đồng) và tiêu xài hết 170.000đ (một trăm  bảymươi ngàn). Số tiền 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng) mà A K, A S, A P đưa lại H đã sử dụng hết.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện H tiến hành truy tìm 02 con dao: 01 con dao tông dài khoảng 30 cm, cán dao và lưỡi dao bằng kim loại; 01 con dao rựa dài khoảng 50 cm, lưỡi dao bằng kim loại dài khoảng 20 cm, cán daobằng tre dài khoảng 30 cm mà A K sử dụng để phá khóa kho chứa cà phê của chị K nhưng không  tìm thấy.

Trong quá trình điều tra, chị K có đơn xin nhận lại số cà phê nhân bị trộm cắp nên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện đã trả lại cho chị K quản lý, sử dụng. Thiệt hại về tài sản do A K, A S gây ra không đáng kể nên chị K không yêu cầu bồi thường về mặt dân sự và xin giảm nhẹ hình phạt cho A K, A S, A P và Nguyễn H.

Phiên tòa ngày hôm nay, bị cáo Nguyễn có đơn xin xét xử vắng mặt. Vì bịtai nạn giao thông hiện nay việc đi lại rất khó khăn, đang điều trị tại Bệnh Viện Quân y 211 Gia Lai. Tòa án đã tiến hành xác minh, bị cáo đủ khả năng nhận thức, có hạn chế việc đi lại khó khăn (Có biên bản xác minh của bác sỹ điều trị ngày 30/5/2017). Hội đồng xét xử thấy rằng, bị cáo đã có đơn  xin xét xử vắng mặt, nội dung vụ án đã rõ ràng, lời khai của bị cáo phù hợp với các chứng cứ khác. Việc xét xử vắng mặt bị cáo H không ảnh hưởng đến quyền lợi các bị cáo khác có trong vụ án và phù hợp quy định tại điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự. Mặt khác, bị cáo H có quyền kháng cáo kể từ ngày nhận được bản án. Do đó, Hội đồng xét xử, xét xử vắng mặt bị cáo Nguyễn H là có căn cứ và đúng pháp luật.

Tại phiên toà đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện H phát biểu luận tội đối với các bị cáo. Đồng thời, giữ nguyên Cáo trạng truy tố bị cáo A K, A S, A P về tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị cáo Nguyễn H về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo A K từ 12 đến 15 tháng tù, nhưng được trừ thời gian tạm giam trước đó. Bị cáo A S từ 09 đến 12 tháng tù, nhưng được trừ thời gian tạm giam trước đó. Bị cáo A P từ 06 đến 09 tháng tù, nhưng được trừ thời gian tạm giam trước đó. Bị cáo Nguyễn H từ 06 đến 09 tháng tù, thời gian chấp hành hình phạt tù t nh từ ngày bắt thi hành án.

Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà; Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

XÉT THẤY

Tại phiên tòa xét xử công khai hôm nay, Hội đồng xét xử đã xác định được: Để có tiền tiêu xài, khoảng 14 giờ ngày 13/01/2017, A K đã rủ A S, A P đi trộm cắp cà phê nhân tại nhà rẫy của chị K, A P, A S đồng ý. Sau khi đi đến đoạn đường ngã ba cách nhà chị K khoảng 200m, A K bảo A P đứng canh người và canh xe còn A K, A S vào nhà chị K để trộm cắp tài sản. Sau khi đột nhập vào nhà rẫy của chị K, A K vào phòng bếp lấy 02 con dao rồi phá của phòng ngủ rồi cùng A S vào lục lọi tài sản để trộm cắp nhưng không có. Sau đó, A K dùng dao tông phá khóa phòng kho rồi cùng A S vào lấy 02 bao cà phê nhân trong phòng kho nhà chị K với tổng trọng lượng là 103 kg mang đi giấu tại bụi tre gần suối cách nhà chị K khoảng 300m, A K tiếp tục quay lại lấy thêm 04 bao cà phê nhân nữa, trong lúc đang vận chuyển đi cất giấu thì chị T phát hiện, nên A K bỏ chạy. Sau khi lấy thêm được bốn bao A K đã về kể lại cho A S và A P biết số cà phê trên và để cùng nhau đi tiêu thụ. Khoảng 22h00 A K, A S, A P chở 02 bao cà phê giấu ở bụi tre gần suối đến căn nhà hoang thuộc xã M, huyện H cất giấu để tìm người tiêu thụ.

Đến khoảng 24h00' cùng ngày, A S gọi điện thoại cho Nguyễn H để hỏi xem có biết ai mua cà phê nhân không. Sau khi nói chuyện với A S, mặc dù hiểu số cà phê nhân A S bán là do A K, A S, A P trộm cắp được mà có, nhưng vì ham rẻ và nhằm mục đ ch bán kiếm lời để lấy tiền tiêu xài, nên H đồng ý mua số cà phê đó với giá 3.000.000 đồng. Số tiền này A K, A S, A P chia nhau mỗi người 1.000.000đ.

Tại bản kết luận định giá tài sản số: 05/KL-ĐGTS ngày 16/01/2017 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện H kết luận: Tổng giá trị tài sản các bị cáo trộm cắp là 15.624.000 đồng (Mười lăm triệu sáu trăm hai mươi bốn ngàn đồng).

Lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với nội dung bản cáo trạng, lời khai của người bị hại, vật chứng của vụ án và những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở để kết luận các bị cáo A K, A S, A P phạm tội “Trộm cắp tài sản” được quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Bị cáo Nguyễn H phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” được quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Trước khi thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo đã lợi dụng sự sơ hở của chủ tài sản để trộm cắp. Đã đi tìm kiếm địa bàn xa dân cư,  t người qua lại để trộm cà phê nhân khô, sau khi lấy được số cà phê thì vận chuyển tài sản ra khỏi địa bàn khác và nhanh chóng liên hệ người mua để bán lấy tiền tiêu xài phục vụ nhu cầu cá nhân.

Đồng thời, khi cùng thực hiện hành vi trộm cắp, các bị cáo có đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Xét vai trò của các bị cáo trong đồng phạm giản đơn, bị cáo K là người khởi xướng và người cùng thực hành tích cực nhất, bị cáo S là người thực hành, bị cáo P không trực tiếp vào vác cà phê, nhưng đứng ngoài cảnh giới cho bị cáo K và S vào trong lấy tài sản, nếu có gì thì báo. Sau khi lấy được tài sản thì cùng nhau vận chuyển đi tiêu thụ trong đêm và cùng hưởng lợi nhuận chung (mỗi bị cáo một triệu đồng). Do đó, các bị cáo phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm và trách nhiệm độc lập về cùng thực hiện trong đồng phạm.

Hành vi phạm tội của các bị cáo A K, A S, A P đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu của công dân về mặt tài sản, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt là gây hoang mang cho nhân dân trồng cà phê khi đến vụ thu hoạch. Các bị cáo đã lợi dụng sự sơ hở, thiếu cảnh giác của chủ sở hữu để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Hội đồng xét xử xét thấy cần thiết phải xử phạt các bị cáo mức án tương xứng với hành vi phạm tội và vai trò trong thực hiện tội phạm đã gây ra, nhằm giáo dục riêng và răn đe, phòng ngừa chung.

Đối với bị cáo Nguyễn H, mặc dù biết đó là tài sản trộm cắp mà có, nhưng vì ham tài sản rẻ, muốn bán kiếm lợi nhuận cao, đồng ý mua với giá rẻ, tiêu thụ tài sản một cách nhanh chóng, cụ thể đã trả tiền một cách nhanh chóng, nhằm che dấu sự phát hiện của chủ sở hữu; Hành vi của bị cáo chỉ vì lợi ích trước mắt, bất chấp hậu quả xảy ra để thực hiện tội phạm, nhằm thu lợi bất chính cho cá nhân. Hành vi phạm tội của Nguyễn H là người trực tiếp tiêu thụ tài sản; sau khi nghe bị cáo Sĩ hỏi có mua cà phê không và biết rõ đó là tài sản trộm cắp nhưng vẫn tiêu thụ tài sản nhằm mục đ ch bán kiếm lời. Đáng lẽ ra khi phát hiện được các bị cáo có hành vi vi phạm pháp luật thì phải can ngăn hoặc báo với chính quyền địa phương, nhưng bị cáo đã không làm được như vậy mà chỉ vì lợinhuận  trước mắt mà cố tình phạm tội. Hành vi đó thể hiện t nh coi thường và bất chấp pháp luật, nên cần được xử lý nghiêm.

Xét về tình tiết tăng nặng thì bị cáo K phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Các bị cáo S, P và H không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự.

Xét về tình tiết giảm nhẹ thì các bị cáo được hưởng các tình tiết thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Phạm tội gây thiệt hại không lớn, sau khi phạm tội số tài sản đã được thu hồi và trả lại cho người bị hại; Riêng bị cáo P và H được hưởng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Các bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bị cáo H trong thời gian tại ngoại bị tai nạn giao thông, hiện tại phải nằm viện điều trị dài ngày mới phục hồi được sức khỏe, con còn nhỏ, phải nuôi bố mẹ già, mẹ của bị cáo H được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn tặng nhiều giấy khen trong Công tác Hội cựu chiến binh của tổ dân phố. Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo; Bị cáo P và H có nơi cư trú rõ ràng. Đây là các tình tiết giảm nhẹ mà các bị cáo được hưởng: Bị cáo K và S được hưởng tình tiết giảm nhẹ được qui định tại điểm  g, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.

Bị cáo P và H được hưởng tình tiết giảm nhẹ được qui định tại điểm  g, h, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.

Xét về nhân thân của các bị cáo: Bị cáo K có một tiền án về tội, Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, bị xử phạt ba năm tù, mới chấp hành hình phạt tù xong vào ngày 01/01/2016, đến nay chưa được xóa án tích; Bị cáo S bị xét xử về tội, Cố ý gây thương tích vào ngày 23/3/2012, mức án là 12 tháng tù, đến ngày 23/3/2013 chấp hành xong hình phạt tù, hiện tại phần dân sự bị cáo đã thi hành xong. Tính đến thời điểm bị cáo phạm tội (13/01/2017) bị cáo đã đương nhiên xóa án tích theo điểm b khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 (Theo điểm b khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015Nghị quyết 144/2016/QH13, ngày 29/6/2016 của Quốc Hội – Về việc lùi hiệu lực của Bộ luật hình sự số: 100/2015/ QH13, Bộ luật tố tụng hình sự số:101/2015/ QH13... ). Do đó, Hội đồng xét xử thấy nhân thân của bị cáo K và Schưa tốt, cần xử mức án tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra. Đối với bị cáo P và H, có nơi cú trú rõ ràng, trước khi phạm tội chưa có tiền án, tiền sự.

Hội đồng xét xử xét thấy cần giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo, cần thiết phải cách ly các bị cáo K, S ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để tự rèn luyện và cải tạo thành người có ích cho xã hội. Chưa cần thiết phải cách ly bị cáo P và H ra khỏi đời sống xã hội mà cho các bị cáo hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách, để các bị cáo tự rèn luyện, cải tạo trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, biết tôn trọng pháp luật và tài sản của người khác.

-Về vật chứng: Số cà phê nhân chị K đã nhận lại, không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường gì thêm, Hội đồng xét xử không đề cập.

Chiếc xe mô tô hiệu Sirius, màu xanh đen, biển số 82B1-44016 là của ông A S, sử dụng chung trong gia đình, việc A L (con trai ông A S) cho A P mượn đi trộm cắp tài sản ông A S không biết. A L cũng không biết A P mượn xe để đi trộm cắp tài sản. Tại phiên tòa, ông A S và anh A L nguyện vọng được nhận lại xe mô tô. Hội đồng xét xử, xét thấy chiếc xe này là của ông A S, các bị cáo mượn dùng vào việc chở cà phê trộm cắp, ông A S không biết. Do đó, cần trả lại cho chủ sở hữu là hoàn toàn có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Chiếc xe mô tô hiệu HAVICO, màu nâu, biển số 82K5-1577 đứng tên trong cà vẹt xe là Nguyễn H. Trong quá trình điều tra, cũng như tại phiên tòa, bà Mai Th (mẹ của bị cáo H) khẳng định đây là tài sản chung của gia đình, bà mua chiếc xe đó để phục vụ đi lại cho gia đình, do bà đã già yếu không có giấy phép lái xe nên đứng tên con là Nguyễn H. Nay nguyện vọng của bà và bị cáo muốn nhận lại xe để có phương tiện đi lại. Hội đồng xét xử thấy rằng, mặc dù chiếc xe bị cáo H dùng vào việc vận chuyển số cà phê đi tiêu thụ, nhưng đây là tài sản chung của gia đình dùng vào sinh hoạt hàng ngày (bị cáo đang ở chung cùng bố mẹ). Do đó, cần trả lại cho bị cáo và gia đình là hoàn toàn có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Riêng chiếc điện thoại di động hiệu Mobell; số Imel: 866604020112456 màu đen của Nguyễn H và chiếc điện thoại di động hiệu Q Mobile C250 số Imel: 351557059712178 màu trắng của A S đã dùng liên lạc để mua bán tài sản trộm cắp. Hiện nay vẫn còn giá trị sử dụng, HĐXX nghĩ nên tịch thu sung công quỹ nhà nước là đúng pháp luật.

Đối với số tiền 3.000.000đ (ba triệu đồng), A K, A S, A P chia nhau mỗi người 1.000.000đ (một triệu đồng). Sau khi sự việc bị phát hiện A K đã đưa lại cho H số tiền là 1.300.000đ (Trong đó của A K là 700.000đ, A S 600.000đ), số tiền còn lại A K, A S đã tiêu xài cá nhân; A P đưa lại cho H số tiền 200.000đ, giao nộp cho Cơ quan điều tra 630.000đ và tiêu xài hết 170.000đSố tiền 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng) mà A K, A S, A P trả lại cho bị cáo H đã sử dụng hết. Đây là số tiền dùng vào việc phạm tội, nên phải tịch thu sung công quỹ nhà nước là phù hợp. Buộc bị cáo Nguyễn H phải nộp lại 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng) để sung công quỹ nhà nước.

Ngoài ra, bị cáo K đã tiêu xài số tiền 300.000đ; bị cáo S tiêu xài 400.000đ; bị cáo P tiêu xài 170.000đ, cần buộc các bị cáo phải nộp lại để sung công quỹ nhà nước; Còn số tiền 630.000đ bị cáo P giao nộp cho cơ quan điều tra, hiện nay cơ quan điền tra công an huyện H đã nộp tiền theo giấy Ủy nhiệm chi ngày 08/5/2017, vào tài khoản của Chi cục thi hành án dân sự huyện H số: 3949.0.1054046.00000, tại kho bạc huyện H. Đây là số tiền các bị cáo thực hiện tội phạm mà có, nay tịch thu sung công quỹ nhà nước.

- Về trách nhiệm dân sự: Số tài sản là cà phê nhân đã được thu hồi và trả lại cho chị K. Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa người bị hại không yêu cầu bồi thường gì thêm. Hội đồng xét xử không đề cập nữa là phù hợp với pháp luật.

- Về án phí: Buộc các bị cáo A K, A S, A P và Nguyễn H, mỗi bị cáo phải nộp án phí hình sự sơ thẩm là 200.000đ (Hai trăm ngàn đồng).

Bởi các lẽ trên.

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố các bị cáo A K, A S, A P phạm tội “Trộm cắp tài sản”; Bị cáo Nguyễn H phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

- Áp dụng khoản 1 Điều 138; Điểm g, p khoản 1 khoản 2 Điều 46;  Điểmg khoản 1 Điều 48; Khoản 1 khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo A K 12 (Mười hai) tháng tù, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam là ngày 20/01/2017.

- Áp dụng khoản 1 Điều 138; Điểm g, p khoản 1 khoản 2 Điều 46;  Khoản 1 khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo A S  09 (chín) tháng tù, thời gian chấp hành hình phạt từ tính tù ngày bắt tạm giam là ngày 20/01/2017.

- Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm g, h, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 60; Khoản 1 khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự; Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự.

Xử phạt: Bị cáo A P 06 (sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày tuyên án 16/6/2017. Giao bị cáo A P cho Ủy ban nhân dân xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách. Trong trường hợp thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo qui định tại khoản 1 điều 69 Luật thi hành án hình sự. Tuyên trả tự do cho bị cáo A P ngay tại phiên tòa nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạmkhác.

- Áp dụng khoản 1 Điều 250; điểm g, h, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 60; Khoản 1 khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự;

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn H 06 (sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày tuyên án 16/6/2017. Giao bị cáo Nguyễn H cho Ủy ban nhân dân thị trấn ĐH, huyện H, tỉnh Kon Tum giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách. Trong trường hợp thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo qui định tại khoản 1 điều 69 Luật thi hành án hình sự.

- Căn cứ khoản 1; điểm a, b, c  khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự: Trả lại cho ông A S chiếc xe mô tô hiệu Sirius, màu xanh đen, biển số 82B1-44016, số khung 5C6J225874, số máy C6J0GY225876 và một giấy đăng ký mô tô mang tên A S, trú tại thôn G, xã M, huyện H, tỉnh Kon Tum, như biên bản giao nhận vật chứng giữa Cơ quan Điều tra Công an huyện H và Chi cục Thi hành án dân sự huyện H ngày 09/5/2017.

Trả lại cho Nguyễn H chiếc xe mô tô hiệu HAVICO, màu nâu, biển số 82K51577đứng tên trong cà vẹt xe là Nguyễn H, số khung 101342, số máy 3F401342 và một giấy đang ký mô tô mang tên Nguyễn H, trú tại tổ dân phố 1, thị trấn ĐH, huyện H, tỉnh Kon Tum, như biên bản giao nhận vật chứng giữa Cơquan  Điều tra Công an huyện H và Chi cục Thi hành án dân sự huyện H ngày 09/5/2017.

Tịch thu sung công quỹ nhà nước chiếc điện thoại di động hiệu Mobell; số Imel: 866604020112456 màu đen và chiếc điện thoại di động hiệu Q Mobile C250 số Imel: 351557059712178 màu trắng, như biên bản giao nhận vật chứng giữa Cơ quan Điều tra Công an huyện H và Chi cục Thi hành án dân sự huyện H ngày 09/5/2017.

Buộc các bị cáo phải nộp số tiền thu lợi bất chính và số tiền dùng vào việc phạm tội, cụ thể là: Nguyễn H phải nộp lại 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng); A K phải nộp lại 300.000đ (Ba trăm ngàn đồng); A S phải nộp lại 400.000đ (Bốn trăm ngàn đồng); A P phải nộp lại 170.000đ (Một trăm bảy mươi ngàn đồng) để sung công quỹ nhà nước; Tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 630.000đ (  áu trăm ba mươi ngàn đồng) mà bị cáo A P giao nộp cho Cơ quan điều tra, Cơ quan điền tra công an huyện H đã nộp tiền theo giấy Ủy nhiệm chi ngày 08/5/2017, vào tài khoản của Chi cục thi hành án dân sự huyện H số: 3949.0.1054046.00000, tại kho bạc huyện H.

- Căn cứ Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự; khoản 1 điều 21; điểm a khoản 1 điều 23 Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14, ngày 30 tháng 12 năm 2016, kèm theo danh mục án phí lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Buộc các bị cáo A KH, A SH, A PH và Nguyễn H, mỗi bị cáo phải nộp sốtiền án phí  hình sự sơ thẩm là: 200.000đ (Hai trăm ngàn đồng). Căn cứ các  Điều 231, 234 Bộ luật tố tụng hình sự:

Bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền làm đơn kháng cáo trong hạn mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án (16/6/2017) lên Toà án nhân dân tỉnh Kon Tum để yêu cầu xét xử phúc thẩm.

Riêng bị cáo Nguyễn H vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày bản án được giao hoặc được niêm yết.

Áp dụng Điều 26 Luật thi hành án dân sự:Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6; 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

267
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 20/2017/HSST ngày 16/06/2017 về tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Số hiệu:20/2017/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Ia H'Drai - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 16/06/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về