Bản án 133/2019/DS-PT ngày 07/05/2019 về thừa kế tài sản, phản tố thực hiện nghĩa vụ tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 133/2019/DS-PT NGÀY 07/05/2019 VỀ THỪA KẾ TÀI SẢN, PHẢN TỐ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI SẢN

Ngày 07 tháng 5 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 305/2018/TLPT-DS ngày 21 tháng 12 năm 2018 về “Thừa kế tài sản, phản tố thực hiện nghĩa vụ tài sản”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 106/2018/DS-ST ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Toà án nhân dân huyện Trần Văn Thời bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 61/2018/QĐPT-DS ngày 18 tháng 02 năm 2019 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Cụ S, sinh năm 1947 (chết ngày 12/4/2016).

Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ S:

+ Chị M, sinh năm 1967;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị D, sinh năm 1981;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị L, sinh năm 1989;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị V, sinh năm 1980;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị K, sinh năm 1970;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị U, sinh năm 1986;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị H, sinh năm 1974;

Nơi cư trú: huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

+ Chị T, sinh năm 1989;

Nơi cư trú: huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

+ Chị Ta, sinh năm 1969;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị M, K, T, V, Ta, U, H, L, D: Luật sư T – thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau.

- Bị đơn:

+ Anh P, sinh năm 1984;

+ Chị N, sinh năm 1978;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Chị M, sinh năm 1967;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị D, sinh năm 1981;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị L, sinh năm 1989;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị V, sinh năm 1980;

+ Chị Ma, sinh năm 1977;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị K, sinh năm 1970;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị U, sinh năm 1986;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị Đ, sinh năm 1974;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

+ Chị H, sinh năm 1974;

Nơi cư trú: huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

+ Chị T, sinh năm 1989;

Nơi cư trú: huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

+ Chị Ta, sinh năm 1969;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Người đại diện hợp pháp của chị Ta: Chị L, sinh năm 1989;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền ngày 05/4/2017).

+ Anh C, sinh năm 1965;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Người đại diện hợp pháp của anh C: Chị M, sinh năm 1967;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền ngày 21/9/2018).

+ Chị Th, sinh năm 1984;

Nơi cư trú: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Người kháng cáo: Anh P, chị N là bị đơn; chị Ma, chị Đ, chị Th là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Chị M, chị K, chị Ta, chị H, chị D, chị V, chị U, chị L, chị T, chị N, chị Đ, chị Ma, anh P, chị Th, Luật sư T có mặt; anh C vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Cụ S và cụ H có chung 13 người gồm: M, Ta, K, H, D, V, U, L, T, N, Đ, Ma, P. Cụ S và cụ H có chung phần đất tại huyện Trần Văn Thời theo đo đạc ngày 15/9/2015 có diện tích 34.055,4m2. Trong đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 33.242,8m2 (diện tích trong Giấy 34.260m2) vào năm 1994 do cụ H đứng tên, còn 812,6m2 chưa cấp Giấy chứng nhận QSD đất (BL: 04, 388). Năm 1999, hai cụ vay của chị Thanh 20 chỉ vàng 24k và vay tiền tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Trần Văn Thời. Ngày 21/10/2006, cụ H chết, không để lại di chúc; năm 2012, cụ S chuyển nhượng cho chị N 3.635,2m2 trong phần đất 33.242,8m2 số đất còn lại vợ chồng anh P (anh P và chị Th) quản lý, sử dụng. Số nợ chị Thanh và nợ Ngân hàng đến tháng 02/2015 thì trả xong hai khoản nợ trên. Cụ S yêu cầu được làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ cụ H sang cụ S đứng tên nhưng anh P và chị N không đồng ý.

Ngày 30/6/2015, cụ S nộp Đơn khởi kiện anh P và chị N yêu cầu chia thừa kế phần di sản của cụ H gồm ½ của phần đất 33.242,8m2, chia cho cụ và 11 người con gồm: Ta, K, Đ, H, Ma, N, D, V, U, L, T, không chia cho M và P vì đã được cho đất (BL: 07).

Ngày 07/8/2015, chị Ta, K, H, D, V, L, U, T có Đơn khởi kiện anh P và chị N chia thừa kế phần di sản của cụ H để lại và nộp tạm ứng án phí ngày 12/8/2015 (BL: 48, 49 - 56).

Ngày 27/8/2015, anh P có Đơn phản tố cho rằng phần trả nợ cho chị Thanh và Ngân hàng với số tiền 193.622.000đ và 20 chỉ vàng 24k là do vợ chồng anh xuất tiền ra trả, nay anh yêu cầu cụ S trả lại vợ chồng anh (BL:101).

Ngày 12/4/2016 cụ S chết, ngày 14/7/2016, 21/7/2016, 15/8/2016, 15/11/2016 chị U, Ta, K, H, M, D, V, L, T có Đơn khởi kiện anh P, chị Đ, chị N, chị Ma yêu cầu chia thừa kế phần di sản của cụ H và cụ S gồm 33.242,8m2 đất (nhưng đối trừ phần đất chị N mua và phần đất chị M sử dụng và phần đất hương hỏa) và 07 công đất ruộng tại ấp Tân Lợi, xã Phong lạc chia cho 11 người con (BL: 286, 295, 299, 301).

Ngày 15/11/2016, chị M có Đơn khởi kiện chị U, Ta, K, H, D, V, L, T, N, P, Đ, M với nội dung: Chị đã chi tiền lo tiền thuốc và mai táng, xây nhà mồ cho cụ S 274.351.000đ yêu cầu những người này phải chịu mỗi người 21.103.000đ (BL:303).

Ngày 31/3/2017, chị M có Đơn khởi kiện chị Nâu và anh P yêu cầu chia di sản của cụ H và cụ S 29.227,5m2 đất và đã nộp tạm ứng án phí (BL: 360, 3610).

Ngày 31/3/2017, chị Ta, K, H, D, V, U, L, T có Đơn xin rút yêu cầu khởi kiện chia 07 công đất tại ấp Tân Lợi, xã Phong lạc mà vợ chồng anh P đang sử dụng (BL: 363).

Các đương sự thống nhất trong phần đất theo đo đạc thẩm định tại chổ ngày 15/9/2017 diện tích có tổng diện tích 34.055,4m2 đối trừ phần đất chị M sử dụng 812,6m2, đối trừ phần đất chuyển nhượng cho chị N 3.635,2m2, đối trừ phần đất hương hỏa 2.074,8m2 còn lại phân chia cho các thừa kế.

Tại phiên tòa sơ thẩm chị M rút lại yêu cầu chia phần tiền 274.351.000đ.

Anh P, chị N, chị Đ, chị Ma yêu cầu chia thừa kế là phải chia luôn phần đất 812,6m2 mà chị M đang sử dụng; anh P còn yêu cầu phải trả lại 82.000.000đ tiền công sức của anh trên phần đất.

Bản án sơ thẩm số 106/2018/DS-ST ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời quyết định:

Căn cứ vào các Điều 5, Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 147, Điều 155, Điều 157, Điều 158, Điều 163, Điều 165, Điều 166, Điều 186, Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 615, Điều 616, Điều 617, Điều 618, Điều 623, Điều 649, Điều 651, Điều 688 Bộ luật dân sự; điểm b khoản 1 Điều 3, điểm b khoản 1 Điều 24, khoản 1 và khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án

Tuyên xử:

- Buộc anh P và chị Th giao lại toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất diện tích 21.216,3 m2 để chia thừa kế, chia cho: D diện tích đất 2.164,5 m2 – vị trí số 05; L diện tích đất 2.182 m2 – vị trí số 06; T diện tích đất 1.978,8 m2 – vị trí số 07; U diện tích đất 2.105,7 m2 – vị trí số 08; P diện tích đất 2.087,7 m2 – vị trí số 09; M diện tích đất 2.105,3 m2 – vị trí số 12; Ta diện tích đất 2.109,1 m2 – vị trí số 13; L diện tích đất 2.107,2 m2 – vị trí số 14; H diện tích đất 2.109,1 m2 – vị trí số 15; V diện tích đất 2.266,9 m2 – vị trí số 16.

- Buộc anh P và chị Th di dời và tháo dỡ chòi vuông và các tài sản khác nằm trên các phần đất chia (nếu có) để đảm bảo công tác thi hành bản án sau này.

- Buộc anh P và chị Th giao lại phần di sản thờ cúng với diện tích đất 2.074,8 m2, giao cho chị M quản lý và sử dụng vào việc thờ cúng. Ngoài ra, phần đất di sản này còn dùng phục để làm đường nước hoặc công việc khác phù hợp canh tác nếu có khó khăn trong việc quản lý sử dụng các phần đất đã được chia thừa kế.

- Tiếp tục giao cho anh P quản lý các suất thừa kế của N diện tích đất 2.147,9 m2 – vị trí số 4; Đ diện tích đất 2.085,7 m2 – vị trí số 10; Ma diện tích đất 2.082,9 m2 – vị trí số 11.

- Không chấp nhận yêu cầu của anh P yêu cầu những người được chia thừa kế gồm chị M, chị Ta, chị K, chị H, chị D, chị V, chị U, chị L, chị T thực hiện nghĩa vụ số 123.074.577đ và 13,77 chỉ vàng 24k.

- Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của chị M số tiền 274.351.000đ (bao gồm tiền thuốc và viện phí, mai táng phí, nhà mồ).

- Tách các vấn đề sau đây ra, nếu sau này các đương sự có yêu cầu thì xem xét giải quyết bằng vụ kiện khác:

+ Các suất thừa kế của chị N, chị Đ, chị Ma đã được xác định.

+ Phần yêu cầu của anh P về việc yêu cầu chị N, chị Đ, chị Lê Thị Ma thực hiện nghĩa vụ tài sản.

+ Phần yêu cầu của chị N về việc yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng đối với phần đất 3.635,2 m2.

+ Phần đất có diện tích 812,6 m2 chưa được cấp QSDĐ do anh C và chị M đang quản lý.

+ Yêu cầu của anh P đối với số tiền 82.000.000đ (công sức đóng góp, cải tạo đất đối với di sản thừa kế).

- Chi phí tố tụng: Hoàn lại cho chị M số tiền 500.000 đồng.

- Án phí sơ thẩm dân sự có giá ngạch:

+ Cụ S đã tạm ứng số tiền 8.295.000đ được hoàn lại cho M, Ta, K, H, D, V, U, L, T, N, Đ, Ma, P mỗi người được nhận số tiền 638.076đ.

+ Chị D phải chịu án phí 2.597.400đ; Chị L phải chịu án phí 2.618.400đ; Chị T phải chịu án phí 2.374.560đ; Chị U phải chịu án phí 2.526.840đ; Chị Ta phải chịu án phí 2.530.920đ; Chị K phải chịu án phí 2.528.640đ; Chị H phải chịu án phí 2.530.920đ;  Chị V phải  chịu  án phí  2.720.280đ;  Chị M phải chịu án phí 2.526.360đ.

+ Anh P phải chịu án phí đối với phần đất được chia là 2.505.240đ, án phí đối với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ không được chấp nhận là 8.494.628đ.

Ngày 26/11/2018 anh P, chị N, chị M, chị Đ, chị Th nộp đơn kháng cáo (Đơn kháng cáo đề ngày 22/11/2018) cho rằng, án sơ thẩm chia không đồng đều, lấy toàn bộ đất mặt tiền làm đất hưởng hỏa và giao cho nguyên đơn là không đúng pháp luật; phần đất hương hỏa phải lấy đất sau hậu làm đất hương hỏa; về số nợ trả cho chị Thanh và Ngân hàng chỉ căn cứ lời trình bày của nguyên đơn mà không chấp nhận yêu cầu của anh P là phiến diện.

Tại phiên tòa, anh P, chị N, chị Ma, chị Đ, chị Th rút lại phần kháng cáo đối với phần đất hương hỏa; còn lại các yêu cầu kháng cáo khác vẫn giữ nguyên.

Ý kiến của Kiểm sát viên: Về trình tự thủ tục tố tụng, Hội đồng xét xử, đương sự đã tuân thủ và thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của anh P, chị N, chị Ma, chị Đ, chị Th; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Tại phiên tòa phúc thẩm, anh P, chị N, Ma, Đ, Th đồng ý với vị trí đất hương hỏa như án sơ thẩm xác định, nên rút lại yêu cầu kháng cáo đối với phần này. Việc rút yêu cầu kháng cáo của các đương sự là tự nguyện, đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, nên chấp nhận.

[2] Tại Đơn khởi kiện ngày 30/6/2015, cụ S khởi kiện anh P và chị N yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ H. Ngày 07/8/2015 chị Ta, K, H, D, V, U, L, T có Đơn khởi kiện anh P và chị N yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ H; ngày 12/8/2015, các đương sự nộp tạm ứng án phí. Như vậy, phải xác định chị Ta, K, H, D, V, U, L, T cùng là nguyên đơn với cụ S kiện anh P và chị N là bị đơn trong vụ án. Nếu xác định các đương sự này không phải là nguyên đơn thì các đương sự này phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập theo quy định tại khoản 2 Điều 73 – Bộ luật tố tụng dân sự.

Ngày 12/4/2016 cụ S chết, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì người thừa kế của cụ S tham gia tố tụng với tư cách là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S. Hàng thừa kế của cụ S gồm 13 người con của cụ S nên họ là người người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S. Song, anh P và chị N là bị đơn, là người có yêu cầu đối lập với cụ S nên anh P và chị N không được tham gia với tư cách là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S trong vụ án. Đối với chị Đ và chị Ma là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng tham gia tố tụng với bên bị đơn. Yêu cầu của chị Đ, chị Ma đối lập với yêu cầu của cụ S nên chị Đ, chị Ma không được tham gia với tư cách là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S. Song án sơ thẩm xác định anh P, chị N, chị Đ, chị Ma là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S trong vụ án là không đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

[3] Cụ S là nguyên đơn, cụ S chỉ yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ H. Trong quá trình giải quyết vụ án cụ S chết nên chị Ta, K, H, D, V, U, L, T, M là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S. Như vậy người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng chỉ thực quyền yêu cầu chia di sản trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của cụ S chứ không được bổ sung thêm yêu cầu mới nào khác. Nhưng án sơ thẩm lại chấp nhận yêu cầu của chị Ta, K, H, D, V, U, L, T, M chia di sản của cụ S (tài sản của cụ S) trong khi lúc còn sống cụ S không có ý kiến thống nhất phân chia phần tài sản của cụ. Cấp sơ thẩm giải quyết như vậy là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên đơn, là vi phạm tố tụng dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 244 – Bộ luật tố tụng dân sự.

Nếu cho rằng, quyết định như vậy là xét theo Đơn khởi kiện ngày 07/8/2015 của Ta, K, H, D, V, U, L, T, với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên có yêu cầu độc lập thì án sơ thẩm cũng giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu của các đương sự.

[4] Ngày 21/7/2016, 15/8/2016, 15/11/2016 chị Ta, K, H, D, V, U, L, T, có Đơn khởi kiện bổ sung yêu cầu chia di sản của cụ S. Nếu cho rằng đây là những yêu cầu khởi kiện bổ sung thì cấp sơ thẩm phải lập thủ tục thụ lý theo quy định đối với phần yêu cầu khởi kiện bổ sung, nhưng cấp sơ thẩm lại không thực hiện các thủ tục theo quy định của luật tố tụng. Mặc khác, khi chấp nhận yêu cầu khởi kiện bổ sung của chị Ta, K, H, D, V, U, L, T, M thì lúc này thì quyền lợi của các đương sự này lại mâu thuẫn với quyền lợi của cụ S. Do đó, các đương sự này không được tham gia là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S. Như vậy, trong vụ án lúc này không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ S thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của cụ S theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 – Bộ luật tố tụng dận sự. Đồng thời chuyển tư cách tham gia tố tụng của chị Ta, K, H, D, V, U, L, T, M từ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trở thành tư cách nguyên đơn trong vụ án. Song, cấp sơ thẩm không thực hiện các thủ tục tố tụng theo quy định nên xác định tư cách tham gia tố tụng của chị Ta, K, H, D, V, U, L, T, M có mâu thuẫn nhau về yêu cầu. Trong cùng một vụ án chị Ta, K, H, D, V, U, L, T, M lại tham gia với hai tư cách tham gia tố tụng nhưng hai tư cách này lại mâu thuẫn quyền lợi với nhau.

[5] Ngoài ra án sơ thẩm còn có những sai phạm đó là: Phần đất 812m2 do vợ chồng chị M đang sử dụng, chị M cho rằng cụ H và cụ S đã cho vợ chồng chị. Anh P, chị N, chị Đ, chị Ma cho rằng vẫn còn di sản của cụ H và cụ S yêu cầu phải chia. Đây không phải là tranh chấp quyền sử dụng đất nên không phải hòa giải ở cơ sở. Án sơ thẩm tách ra không xem xét giải quyết trong cùng vụ án là không giải quyết vụ án được toàn diện, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

[6] Đối với yêu cầu của anh P về 82.000.000đ tiền cải tạo đất, những cải tạo này có trên phần đất mà án sơ thẩm phân chia cho các thừa kế. Án sơ thẩm lại cho rằng yêu cầu này là ngoài phạm vi yêu cầu khởi kiện nên không xem xét và tách ra giải quyết bằng một vụ án khác là không giải quyết một cách toàn diện, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Mặc khác, án sơ thẩm cũng không xem xét đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị Thảo là người cùng anh P đang trực tiếp quản lý, sản xuất đất tranh chấp để xác định chị Th có hay không có công sức đóng góp trên phần đất phân chia.

Từ những vi phạm trên, cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên hủy án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án về cho Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm; do đó không chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát.

Do hủy án sơ thẩm nên những yêu cầu kháng cáo của anh P, chị N, chị Ma, chị Đ, chị Th cấp phúc thẩm không xem xét giải quyết.

[6] Án phí: Do Hủy án sơ thẩm nên anh P, chị N, chị Ma, chị Đ, chị Th không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310; khoản 3 Điều 148 – Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 3 Điều 29 - Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về án phí và lệ phí Toà án.

Tuyên xử:

- Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 106/2018/DS-ST ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời; chuyển hồ sơ vụ án về cho Tòa án nhân dân huyện Trần Văn Thời giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

- Án phí dân sự: Anh P, chị N, chị Ma, chị Đ, chị Th không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1084
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 133/2019/DS-PT ngày 07/05/2019 về thừa kế tài sản, phản tố thực hiện nghĩa vụ tài sản

Số hiệu:133/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 07/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về