TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
BẢN ÁN 03/2019/DSPT NGÀY 30/01/2019 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 30 tháng 01 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 16/2018/TLPT-DS ngày 24 tháng 12 năm 2018 về “Tranh chấp thừa kế tài sản”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 05/2018/TCDS-ST ngày 22/11/2018 của Toà án nhân dân huyện Duy Tiên bị kháng cáo và kháng nghị.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 01/2019/QĐ-PT ngày 15 tháng 01 năm 2019 giữa các đương sự:
* Nguyên đơn: Anh Trương Văn C, sinh năm 1977, có mặt.
* Bị đơn: Ông Trương Văn T, sinh năm 1955, có mặt.
Cùng địa chỉ: Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D, HàNam.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- NCQLNVLQ 1, sinh năm 1958, có mặt.
- NCQLNVLQ 2, sinh năm 1960, có mặt.
- NCQLNVLQ 3, sinh năm 1964, có mặt.
- NCQLNVLQ 4, sinh năm 1971, có mặt.
Cùng địa chỉ: Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D, HàNam.
- NCQLNVLQ 5, sinh năm 1967; địa chỉ: Thôn Tường Thụy 1, xã T, huyện D, tỉnh Hà Nam, có mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 5 làAnh Trương Văn C, sinh năm 1977; địa chỉ: Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D, tỉnh Hà Nam.
4. Người kháng cáo: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là NCQLNVLQ 2.
5. Viện kiểm sát kháng nghị: Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm thì nội dung vụ án được xác định như sau:
* Theo đơn khởi kiện và các bản khai tại Tòa án, Anh Trương Văn C trình bày: Bố mẹ đẻ anh là cụ Trương Văn K, sinh năm 1930, mất ngày 07/6/2006 và cụ Trần Thị K, sinh năm 1933, mất ngày 20/3/2015. Cụ K chết không để lại di chúc nhưng Cụ K’ chết có để lại di chúc. Hai cụ sinh được 7 người con gồm: Ông Trương Văn T, NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 vàanh là Trương Văn C, không có con nuôi, con riêng.
Về bản di chúc của cụ Trần Thị K lập tại Công ty Luật TNHH Hà Nam có trụ sở tại 226, đường Lê Công Thanh, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Di chúc được lập vào ngày 29/10/2014 do Luật sư Trần Bích L soạn NCQLNVLQ 1 vàký là người làm chứng thứ nhất, ông Ngô Văn O cán bộ của Công ty ký là người làm chứng thứ hai. Có xác nhận Giám đốc và đóng dấu của Công ty Luật TNHH Hà Nam. Nội dung di chúc, Cụ K’ để lại toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của cụ trong khối tài sản chung của cụ và cụ Trương Văn K cho Anh Trương Văn C.
Di sản sau khi bố mẹ đẻ anh mất để lại gồm: 1426m2 đất, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Trương Văn K và cụ Trần Thị K, tại thửa 241, tờ bản đồ số 10 thuộc Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D. Trên đất có 4 gian nhà cấp 4 xây gạch lợp ngói đỏ, sân lát gạch đỏ, 01 nhà bếp xây gạch đỏ đã hỏng, 01 bể nước mưa xây nổi, 01 bể lọc và nhà tắm xây tạm, 07 cây nhãn, 10 cây sấu, 04 cây cau, 01 cây táo, 14 bụi chuối, 03 cây doi, 03 cây trứng gà, 01 cây mít, 04 cây ổi, 02 cây hông xiêm và 01 cây sung. Ngoài ra, NCQLNVLQ 2 còn xây một ngôi nhà bằng gạch xỉ, lợp prôximăng, xây nhờ trên đất của bố mẹ ông để làm nhà xưởng, nay bỏ không. Ông T trồng nhờ trên phần vườn của bố mẹ đẻ ông 22 cây bưởi các loại.
Về diện tích đất nông nghiệp: Hai cụ có 1966 m2 đất nông nghiệp, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Trương Văn K là chủ hộ, được phân bố tại các cánh đồng Ao trại, Bờ cách, Cửa văn và Đầm vàng.
Về quyền và nghĩa vụ tài sản: Khi Cụ K vàCụ K’ còn sống, hai cụ không nợ ai và cũng không cho ai vay nợ.
Về tiền thuốc thang khi ốm đau, tiền ma chay: Khi Cụ K mất thì Cụ K’ đứng ra lo liệu, còn khi Cụ K’ mất thì sử dụng tiền phúng viếng và các con bỏ ra thêm để lo cho Cụ K’ đầy đủ.
Về công sức trông nom, bảo quản di sản: Sau khi hai cụ mất, do anh trông nom, bảo quản di sản của các cụ để lại cho đến tận bây giờ.
Quan điểm của anh C đề nghị: Bản di chúc của mẹ đẻ anh có hai người làm chứng ký xác nhận, có đóng dấu của Công ty Luật TNHH Hà Nam, trong lúc mẹ đẻ anh tinh thần tỉnh táo, minh mẫn. Khi soạn NCQLNVLQ 1 di chúc xong, Cụ K’ còn được nghe lại toàn văn bản di chúc, cụ xác nhận đúng mới ký tên điểm chỉ trước mặt hai người làm chứng. Như vậy bản di chúc của mẹ đẻ anh hoàn toàn hợp pháp, anh xin được hưởng phần di sản của bố đẻ anh là cụ Trương Văn K để lại và phần tài sản của mẹ đẻ anh trong khối tài sản chung với Cụ K như nội dung di chúc mà mẹ đẻ anh đã định đoạt cho anh. Riêng đối với phần ngôi nhà và một số công trình xây dựng trên đất dùng để thờ cúng gia tiên và bố mẹ đẻ anh cùng các cây NCQLNVLQ 5 niên, cây cối hoa màu khác…các anh chị ruột nhà anh sẽ tự thỏa thuận và không đề nghị định giá và giải quyết. Đối với phần đất nông nghiệp, hiện nay do anh vàNCQLNVLQ 2 đang sử dụng, các anh chị khác không có nhu cầu nên anh chị ruột của anh cùng thống nhất tự giải quyết, không đề nghị Tòa án xem xét. Đối với tiền thuốc thang, ma chay cho bố mẹ anh, tiền bảo quản di sản, đó là tình cảm của các con đối với bố mẹ: Các anh chị ruột anh đã thống nhất không đề nghị Tòa án giải quyết.
* Bị đơn là Ông Trương Văn T trình bày: Ông xác nhận về thời điểm bố mẹ ông mất, anh chị em ruột là các đồng thừa kế và di sản bố mẹ ông để lại, việc thuốc thang, ma chay, tiền trông nom, bảo quản di sản, ông nhất trí như anh C trình bày tại các buổi làm việc tại Tòa án và tại phiên tòa hôm nay. Tuy nhiên, có một số vấn đề ông không đồng ý:
Thứ nhất: Ông không biết bản di chúc của mẹ ông để lại mà sau này các em ông nói ông mới biết, nhưng thực tế mẹ ông thời điểm lập di chúc đã không còn minh mẫn vì mẹ ông bị ung thư đại tràng.
Thứ hai: Khi còn minh mẫn, mẹ ông đã chia đất cho các con, cụ thể: Chia cho 4 người con gái, mỗi người 1,5 sào = 540 m2; chia cho NCQLNVLQ 2 0,8 sào = 288 m2 vàchia cho ông 0,5 sào =180 m2. Việc chia này có lập biên bản, có chữ ký của người làm chứng, của người đại diện cho họ ngoại và các con. Mặc dùông vàNCQLNVLQ 2 không ký nhưng đến nay ông nhất trí chia đất như mẹ ông đã từng chia. Biên bản này chỉ còn bản photo, bản chính đã bị thất lạc.
Ông không nhất trí như cách chia của anh C vì như thế anh C được hưởng quá nhiều di sản so với các anh chị em khác. Ông đề nghị chia như mẹ ông chia trước đây. Riêng một số cây bưởi, ông có trồng trên đất vườn của bố mẹ ông nhưng khi trồng ông đã hỏi mẹ đẻ ông và được cụ đồng ý, ông có đưa cho mẹ đẻ ông 2.000.000đ. Ông đề nghị ai được hưởng đất vào phần có cây bưởi của ông thì trả ông 500.000đ/cây. Vấn đề này, anh em nhà ông tự thỏa thuận, không đề nghị Tòa án giải quyết.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ
3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 nhất trí như quan điểm của anh C. Đề nghị Tòa án xác định di chúc của Cụ K’ là hợp pháp vì khi đó mẹ các bà vẫn còn minh mẫn, sáng suốt, bản thân các bà cũng biết, nhưng khi nói cho ông T và NCQLNVLQ 2 thì hai người anh này không quan tâm gì đến. Nay ông T bảo không biết và nói mẹ ông không còn minh mẫn là không đúng, mẹ các bà còn tỉnh táo, minh mẫn đến tận lúc gần chết. Phần di sản thừa kế các bà cũng xin được hưởng, sau này các bà cho anh C để anh C có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, bố mẹ các bà.
Riêng NCQLNVLQ 2 nhất trí như quan điểm của ông T, anh C xác định các kỷ phần thừa kế, di sản của bố mẹ đẻ ông để lại, việc ma chay, thuốc thang, tiền bảo quản trông nom di sản…Tuy nhiên, quan điểm của ông như quan điểm của ông T, đề nghị chia di sản như mẹ đẻ ông đã chia trước đây chứ chia theo di chúc thìanh C được hưởng nhiều quá. Đối với ngôi nhà xưởng ông xây gạch xỉ, lợp prôximăng ai dùng thì dùng, còn nếu người được chia phần đất có ngôi nhà này yêu cầu ông phải dỡ đi thì hỗ trợ cho ông một phần tiền theo quy định của pháp luật.
Tại bản án dân sự sơ thẩm sơ thẩm số 05/2018/TCDS-ST ngày 22/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã quyết định:
Áp dụng Điều 609, 611, 612, 613, 623, 624, 625, 626, 627, 628, 630, 631, 632, 634, 643, 649, 650, 651, 659, 660 Bộ luật dân sự 2015; khoản 5 Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 146, Điều 227, Điều 228, Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án; Pháp lệnh định giá tài sản; Nghị quyết 326/NQ - UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về án phí. Xử:
1. Xác định di sản thừa kế của Cụ K, Cụ K’ gồm: Diện tích 1426 m2 đất, tại thửa 241 tờ bản đồ số 10, tại Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D, tỉnh Hà Nam.
2. Công nhận bản di chúc của cụ Trần Thị K lập ngày 29/10/2014 tại Công ty Luật TNHH Hà Nam là hợp pháp.
3. Giao cho Anh Trương Văn C được thừa kế 671 m2, có kích thước chiều đông bắc giáp đất ông Tuyết và ông Văn dài 46,38m; chiều phía đông giáp rãnh nước và ngõ đi dài 14,27m; chiều phía nam dài 44,64m; chiều phía tây giáp đất UB dài 13,56m. Trị giá 491.950.000đ (Bốn trăm chín mươi mốt triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng).
4. Giao cho NCQLNVLQ 2 được thừa kế 198 m2 đất; có kích thước chiều phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 14,15m; chiều phía đông giáp rãnh nước và ngõ đi dài 12,81m; chiều phía nam giáp ngõ đi dài 14,18m; chiều phía tây giáp đất chia cho NCQLNVLQ 1 dài 15,50m. Trị giá 9.900.000đ (Chín triệu chín trăm nghìn đồng). NCQLNVLQ 2 có trách nhiệm thanh toán cho Ông Trương Văn T 2.950.000đ (Hai triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng).
5. Giao cho NCQLNVLQ 1 được thừa kế 139 m2 đất; có kích thước phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 8,99m; phía đông giáp đất chía cho NCQLNVLQ 2 dài 15,50m; phía nam giáp ngõ đi dài 9,08m; phía tây giáp đất chia cho NCQLNVLQ 3 dài 16,56m. Trị giá 6.950.000đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng).
6. Giao cho NCQLNVLQ 3 được thừa kế 139 m2 đất; có kích thước chiều phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 7,63m; chiều phía đông giáp đất chia cho NCQLNVLQ 1 dài 16,56m; chiều phía nam giáp ngõ đi dài 9,08m; chiều phía tây giáp đất chia cho NCQLNVLQ 5 dài 21,34m. Trị giá 6.950.000đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng).
7. Giao cho NCQLNVLQ 5 được thừa kế 139 m2 đất; có kích thước phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 6,81m; phía đông giáp đất chia cho NCQLNVLQ 3 dài 21,34m; phía nam giáp ngõ đi dài 6,85m; phía tây giáp đất chia cho NCQLNVLQ 4 dài 21,40m. Trị giá 6.950.000đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng).
8. Giao cho NCQLNVLQ 4 được thừa kế 139 m2 đất; có kích thước phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 7,06m; phía đông giáp đất chia cho NCQLNVLQ 5 dài 21,40m; phía nam giáp ngõ đi dài 5,65m; phía tây giáp đất của Uỷ ban dài 21,23m. Trị giá 6.950.000đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng).
9. NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 vàanh C có trách nhiệm làm thủ tục sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, lệ phí định giá tài sản và quyền kháng cáo cho các đương sự.
Trong thời hạn luật định, ngày 04/12/2018 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan làNCQLNVLQ 2 kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chia đất cho anh em trong gia đình theo từng loại đất, nhà xưởng của ông xây dựng trên đất tranh chấp đề nghị chia cho ông vào tiêu chuẩn mà ông được hưởng, đất phần trăm của vợ con ông có trong diện tích đất tranh chấp nhưng vợ con ông chưa được trả lại.
Ngày 05/12/2018, Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ra Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐKNPT-VKS-DS kháng nghị đối với Bản án số 05/2018/TCDS-ST ngày 22/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Duy Tiên về xác định lại diện tịch đất là di sản thừa kế sau khi đã trừ phần di sản được thừa kế theo di chúc, còn lại chia đều giá trị tài sản là di sản thừa kế cho những người được hưởng thừa kế và tính án phí theo quy định, tuyên chi phí định giá tài sản đối với Ông Trương Văn T. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử phúc thẩm theo hướng sửa bản án dân sự sơ thẩm.
* Tại phiên tòa phúc thẩm: NCQLNVLQ 2 có quan điểm giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo và sửa bản án dân sự sơ thẩm. Ông đề nghị gộp phần đất mà Ông Trương Văn T được hưởng và tiêu chuẩn đất phần trăm của bà Nguyễn Thị M vào phần đất mà ông được hưởng, ông có trách nhiệm thanh toán cho ông T sau. Đối với diện tích đất thổ cư như cấp sơ thẩm chia toàn bộ cho anh C ông cũng nhất trí nhưng đề nghị anh C phải thanh toán tiền chêch lệch giá trị cho ông.
Ông Trương Văn T có quan điểm: Đối với kỷ phần thừa kế ông được hưởng thì ông đề nghị giao cả cho NCQLNVLQ 2 vàNCQLNVLQ 2 cótrách nhiệm thanh toán cho ông T sau, về chênh lệch giá trị giữa đất thổ cư và thổ canh ông nhất trí như quan điểm của NCQLNVLQ 2.
Bà Nguyễn Thị M có quan điểm: Phần diện tích đất phần trăm của bà được hưởng, bà đề nghị gộp chung vào phần đất mà NCQLNVLQ 2 được hưởng.
Anh C có quan điểm: Đối với phần di sản các đồng thừa kế được hưởng đề nghị giữ nguyên theo bản án sơ thẩm và anh nhất thanh toán phần chênh lệch giá trị đất thổ cư cho các anh em. Đối với diện tích đất phần trăm của hộ ông Trương Văn Kinh, sổ NCQLNVLQ 5 tại UBND xã Trác Văn chỉ thể hiện có 08 xuất còn không ghi rõ tên từng người được hưởng nên phần diện tích này đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 1 cóquan điểm đề nghị phần của các bà được hưởng thừa kế các bà xin hưởng, các NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4 nhất trí như bản án sơ thẩm đã phân chia, đối với phần chêch lệch giá trị đất thổ cứ các bà không đề nghị anh C thanh toán chêch lệch giá trị.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam giữ nguyên Quyết định kháng nghị số 01/QĐKNPT-VKS-DS ngày 05/12/2018.
* Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam:
Về thủ tục tố tụng: Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Thư ký, Hội đồng xét xử và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng đều thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung vụ án đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên và một phấn kháng có của NCQLNVLQ 2. Căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS, sửa bản án bản án sơ thẩm số 05/2018/TCDS-ST ngày 22/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Duy Tiên.
Về án phí phúc thẩm NCQLNVLQ 2 không phải nộp.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát, sau khi NCQLNVLQ 1 luận và nghị án, nhận định của Tòa án:
[1] Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Căn cứ vào khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 39; Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 100; Điều 203 Luật đất đai năm 2013 thì việc tranh chấp trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam theo trình tự sơ thẩm là đúng theo quy định của pháp luật.
[2] Xét tiêu chuẩn đất phần trăm của hộ cụ Trương Văn K:
Tại biên bản làm việc ngày 24/10/2018, đại diện UBND xã T, huyện D xác định tiêu chuẩn đất phần trăm của hộ cụ Trương Văn K được chia là 8 khẩu (80m2/khẩu) bao gồm: cụ Trương Văn K, cụ Trần Thị K, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 5, bà Trương Văn NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 1, Anh Trương Văn C.
Tuy nhiên, tại biên bản làm việc ngày 18/01/2019, đại diện UBND xã T, huyện D xác định tiêu chuẩn đất phần trăm của hộ cụ Trương Văn K được chia là 8 khẩu (80m2/khẩu) bao gồm: cụ Trương Văn K, cụ Trần Thị K, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 5, bà Trương Văn NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, Bà Nguyễn Thị M, Anh Trương Văn C do sau khi rà soát, đối chiếu và kiểm tra thì năm 1982 NCQLNVLQ 1 đã kết hôn với ông Trần Văn T, năm 1988 NCQLNVLQ 2 kết hôn với Bà Nguyễn Thị M, nên tại thời điểm cấp tiêu chuẩn đất phần trăm thì NCQLNVLQ 1 được hưởng tiêu chuẩn đất phần trăm tại hộ cụ Nguyễn Thị Thắm (mẹ chồng của NCQLNVLQ 1), còn bàM được hưởng tiêu chuẩn đất phần trăm tại hộ cụ Trương Văn K.
Do vậy, tiêu chuẩn đất phần trăm của hộ cụ Trương Văn K được chia là 8 khẩu (80m2/khẩu) bao gồm: cụ Trương Văn K, cụ Trần Thị K, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 5, bà Trương Văn NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, Bà Nguyễn Thị M, Anh Trương Văn C.
[3] Xét di chúc của cụ Trần Thị K được lập tại Công ty Luật TNHH Hà Nam có trụ sở tại 226, đường Lê Công Thanh, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Di chúc được lập vào ngày 29/10/2014 do Luật sư Trần Bích L soạn NCQLNVLQ 1 và ký là người làm chứng thứ nhất, ông Ngô Văn O là cán bộ của Công ty ký là người làm chứng thứ hai, có xác nhận Giám đốc và đóng dấu của Công ty Luật TNHH Hà Nam. Nội dung di chúc, Cụ K’ để lại toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của cụ trong khối tài sản chung của cụ và cụ Trương Văn K cho Anh Trương Văn C là phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự.
[4] Xác định di sản thừa kế: Cụ Trương Văn K, sinh năm 1930, mất ngày 07/6/2006 và cụ Trần Thị K, sinh năm 1933, mất ngày 20/3/2015. Cụ K chết không để lại di chúc, Cụ K’ chết có để lại di chúc.
Di sản của cụ Trương Văn K vàTrần Thị K để lại được các bên đương sự yêu cầu phân chia: Đối với 1426m2 đất, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Trương Văn K vàcụ Trần Thị K, tại thửa 241, tờ bản đồ số 10 thuộc Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D trong đó có 8 tiêu chuẩn ruộng % gồm: Cụ K, Cụ K’, NCQLNVLQ 2, bàM, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 vàanh C; mỗi tiêu chuẩn 80m2. Do vậy, di sản của Cụ K vàCụ K’ để lại là: 1.426m2 - (80m2 x 6khẩu) = 946m2 (trong đó 573m2 đất thổ cư và 373m2 đất thổ canh) có giá trị (573m2 x 850.000đ/m2) + (373m2 x 50.000đ/m2) = 505.700.000đ.
Về diện tích đất nông nghiệp: Hai cụ có 1966 m2 đất nông nghiệp, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Trương Văn K là chủ hộ, được phân bố tại các cánh đồng Ao trại, Bờ cách, Cửa văn và Đầm vàng. Các đồng thừa kế đều không đề nghị Tòa án giải quyết nên không đặt ra xem xét.
Các tài sản trên đất do Cụ K vàCụ K’ để lại bao gồm 4 gian nhà cấp 4 xây gạch lợp ngói đỏ, sân lát gạch đỏ, 01 nhà bếp xây gạch đỏ đã hỏng, 01 bể nước mưa xây nổi, 01 bể lọc và nhà tắm xây tạm, 07 cây nhãn, 10 cây sấu, 04 cây cau, 01 cây táo, 14 bụi chuối, 03 cây doi, 03 cây trứng gà, 01 cây mít, 04 cây ổi, 02 cây hông xiêm và 01 cây sung. Các đồng thừa kế đều không đề nghị Tòa án giải quyết nên không đặt ra xem xét.
Ngoài ra trên đất còn có một số cây bưởi do ông T trồng, ông T không đề nghị Tòa giải quyết và một ngôi nhà do NCQLNVLQ 2 xây dựng trị giá 20.190.000đ, NCQLNVLQ 2 đề nghị nếu chia vào phần đất của ai thì người đó có trách nhiệm thanh toán giátrị nhà cho ông.
[5] Xác định hàng thừa kế:
Cụ K và Cụ K’ sinh được 7 người con gồm: Ông Trương Văn T, NCQLNVLQ1, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 vàAnh Trương Văn C.
Lần mở thừa kế thứ nhất, năm 2006 khi cụ Trương Văn K chết không để lại di chúc nên di sản của Cụ K để lại là ½ giá trị trong khối tài sản chung của vợ chồng, cụ thể là 946m2 đất (trong đó 573m2 đất thổ cư và 373m2 đất thổ canh) : 2 = 473m2 (trong đó 286,5m2 đất thổ cư và 186,5m2 đất thổ canh) trị giá 252.850.000đ. Hàng thừa kế thứ nhất của Cụ K bao gồm: Cụ K’, ông T, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 1, anh C do vậy mỗi kỷ phần được hưởng: 473m2 (trong đó286,5m2 đất thổ cư và 186,5m2 đất thổ canh) chia cho 08 kỷ phần thừa kế, mỗi kỷ phần được hưởng 59m2 (bao gồm 35,8m2 đất thổ cư và 23,2m2 đất thổ canh) trị giá: 31.606.000đ.
Lần mở thừa kế thứ hai năm 2015 khi Cụ K’ chết, di sản của Cụ K’ để lại gồm 473m2 đất (trong đó 286,5m2 đất thổ cư và 186,5m2 đất thổ canh) trị giá 252.850.000đ và 59m2 đất (trong đó 35,8m2 đất thổ canh và 23,2m2 đất thổ cư) thừa kế của Cụ K, trị giá: 31.606.000đ tại thửa 241, tờ bản đồ số 10 thuộc Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D, tổng 532m2 đất (trong đó 322,3m2 đất thổ canh và 209,7m2 đất thổ cư) trị giá 284.456.000đ. Do di chúc của Cụ K’ là hợp pháp nên di sản của Cụ K’ được chia theo di chúc và anh C được hưởng toàn bộ di sản của Cụ K’.
Như vậy, tổng diện tích đất mà các đồng thừa kế được hưởng và tiêu chuẩn đất % như sau: ông T được 59m2, NCQLNVLQ 2 được hưởng 139m2, NCQLNVLQ 1 được hưởng 59m2, NCQLNVLQ 5 được hưởng 139m2, NCQLNVLQ 3 được hưởng 139m2, NCQLNVLQ 4 được hưởng 139m2, bàM được hưởng 80m2, anh C được hưởng 672m2.
Xét thấy phần diện tích đất của ông T vàNCQLNVLQ 1 được hưởng là 59m2 (bao gồm 35,8m2 đất thổ cư và23,2m2 đất thổ canh) không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 36/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Nam về hạn mức tối thiểu được tách thửa. Ông T có quan điểm về kỷ phần thừa kế ông được hưởng thì ông đề nghị giao cả cho NCQLNVLQ 2 và NCQLNVLQ 2 có trách nhiệm thanh toán cho ông T sau, nên Hội đồng không xem xét. Phần diện tích đất NCQLNVLQ 1 được hưởng giao cho anh C vàanh C có trách nhiệm thanh toán trả NCQLNVLQ 1 số tiền 31.606.000đ.
[6] Xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên:
Đối với nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên về việc khi phân chia di sản là đất cấp sơ thẩm không xác định rõ loại đất và giá trị của từng kỷ phần thừa kế, mà gộp chung các loại đất để chia cho mỗi người 59m2 và sau khi phân chia bằng hiện vật, anh C được hưởng phần toàn bộ đất thổ cư có giá trị cao hơn nhưng không buộc anh C thanh toán giá trị chênh lệch cho các đồng thừa kế khác là không đảm bảo quyền lợi của các đương sự, cấp phúc thẩm thấy khi phân chia di sản cấp sơ thẩm không xác định rõ từng loại đất và giá trị tương đương của các kỷ phần được hưởng mà chia cho mỗi kỷ phần 59m2 đất và không buộc người được hưởng giá trị cao hơn phải thanh toán chênh lệch cho những người được hưởng giá trị thấp hơn là không đảm bảo quyền lợi cho các đồng thừa kế theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự. Do vậy nội dung kháng nghị này của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên có căn cứ được chấp nhận. Tuy nhiên tại giai đoạn phúc thẩm, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 1 thống nhất phần di sản của các bà được hưởng bằng hiện vật nếu có sự chênh lệch về giá trị mà anh C phải thanh toán cho các bà thì các bà không đề nghị anh C phải thanh toán. Xét thấy đề nghị của NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 1 là tự nguyện, không trái pháp luật nên được chấp nhận.
Đối với kháng nghị về phần chi phí tố tụng thì theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự “Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tương đương với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia”, nên việc Tòa án cấp sơ thẩm miễn chi phí định giá tài sản cho Ông Trương Văn T và buộc các đồng thừa kế còn lại phải chịu chi phí định giá phần của ông T là không đúng theo quy định. Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên về nội dung này là có căn cứ. Tuy nhiên tại cấp phúc thẩm anh C đã tự nguyện xin chịu toàn bộ chi phí thẩm định và định giá tài sản là 1.300.000đ. Xét thấy sự tự nguyện này của anh C không trái pháp luật nên được chấp nhận.
[7] Xét kháng cáo của NCQLNVLQ 2 thấy: Đối với nội dung kháng cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm chia đất thừa kế cho các đồng thừa kế nhưng không xác định từng loại đất các đồng thừa kế được hưởng và không buộc anh C phải thanh toán chênh lệch cho các đồng thừa kế khác là không đảm bảo quyền lợi cho các đồng thừa kế khác, Cấp phúc thẩm thấy nội dung kháng cáo này của NCQLNVLQ 2 làcó căn cứ nên được chấp nhận.
Đối với nội dung kháng cáo NCQLNVLQ 2 đề nghị được hưởng phần đất trên đó có phần nhà xưởng mà NCQLNVLQ 2 xây dựng thấy: Vị trí nhà xưởng được NCQLNVLQ 2 xây trên phần đất nằm trên diện tích đất là lối đi vào phần diện tích đất anh C được hưởng, nếu giao cho NCQLNVLQ 2 thì không đảm bảo nên giao cho anh C sử dụng và buộc anh C thành toán giá trị cho NCQLNVLQ 2 làphù hợp, do vậy yêu cầu kháng cáo này của NCQLNVLQ 2 là không có căn cứ chấp nhận.
Ngoài ra NCQLNVLQ 2 còn kháng cáo cho rằng, Bà Nguyễn Thị M là vợ và các con của ông có tiêu chuẩn đất % trong diện tích đất của bố mẹ ông làCụ K, Cụ K’. Tại phiên tòa phúc thẩm NCQLNVLQ 2 chỉ đề nghị Hội đồng xem xét đất tiêu chuẩn % của vợ ông là Bà Nguyễn Thị M trong diện tích đất được UBND huyện Duy Tiên cấp cho bố mẹ ông còn các con ông , ông xác định không có nên không đề nghị. Hội đồng xét xử thấy: Tại cấp phúc thẩm, các đương sự xác định khi được chia đất % thì gia đình có 08 nhân khẩu, nhưng không xác định cụ thể là những ai. Tại biên bản xác minh ngày 18/01/2019, đại diện UBND xã T, huyện D xác định tiêu chuẩn đất phần trăm của hộ cụ Trương Văn K được chia là 8 khẩu (80m2/khẩu) bao gồm: cụ Trương Văn K, cụ Trần Thị K, Anh Trương Văn C, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 5, bà Trương Văn NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, Bà Nguyễn Thị M do sau khi ràsoát, đối chiếu và kiểm tra thì thấy năm 1982 NCQLNVLQ 1 đã kết hôn với ông Trần Văn T, năm 1988 NCQLNVLQ 2 kết hôn với Bà Nguyễn Thị M, nên tại thời điểm cấp tiêu chuẩn đất phần trăm thì NCQLNVLQ 1 được hưởng tiêu chuẩn đất phần trăm tại hộ cụ Nguyễn Thị Thắm (mẹ chồng của NCQLNVLQ 1), còn bàM được hưởng tiêu chuẩn đất phần trăm tại hộ cụ Trương Văn K. Như vậy, cấp sơ thẩm đã không điều tra làm rõ và không đưa bàM vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là vi phạm tố tụng, tuy nhiên tại giai đoạn phúc thẩm các đương sự nhất trí chia cho bàM tiêu chuẩn đất % và NCQLNVLQ 2 vàbàM cũng có ý kiến nếu bàM được chia đất % thì gộp vào phần di sản mà NCQLNVLQ 2 được hưởng từ bố mẹ. Do vậy, quyền lợi của bàM cũng được đảm bảo nên không nhất thiết phải hủy án sơ thẩm mà chỉ cần sửa án, tuy nhiên cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm về việc xác định và đưa người tham gia tố tụng.
[8] Về án phí:
- Án phí dân sự sơ thẩm: Anh Trương Văn C, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4 phải chịu theo quy định của pháp luật. Ông Trương Văn T, NCQLNVLQ 1 là người trên 60 tuổi và có đơn xin miễn án phí nên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phíTòa án nên ông T, NCQLNVLQ 1 không phải chịu.
- Án phí dân sự phúc thẩm: NCQLNVLQ 2 không phải chịu.
- Tại phiên tòa phúc thẩm Anh Trương Văn C có quan điểm anh xin chịu toàn bộ án phí dân sự theo giá trị thực tế mà anh được hưởng, anh nhất trí chịu án phí đối với phần giá trị chêch lệch mà anh phải thanh toán cho NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4. NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 nhất trí quan điểm của anh C. Xét thấy sự tự nguyện này của anh C, NCQLNVLQ 1, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4 là không trái pháp luật nên được Hội đồng chấp nhận.
[9] Chi phíthẩm định, định giá tài sản: Tổng chi phí định giá sản là1.300.000đ (Một triệu ba trăm nghìn đồng). Anh Trương Văn C, Ông Trương Văn T, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 5, ông Trương Văn NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, Bà Nguyễn Thị M, NCQLNVLQ 1 phải chịu theo quy định. Chấp nhận sự tự nguyện của anh C xin chịu toàn bộ chi phí thẩm định, định giá tài sản.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực phấp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.
* Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và một phần kháng cáo của NCQLNVLQ 2.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự: Sửa bản án sơ thẩm số 05/2018/TCDS-ST ngày 22/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Duy Tiên.
Căn cứ vào khoản 5 Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 146, Điều 147, Điều148, Điều 157, Điều 165, Điều 184, Điều 185; Điều 271, Điều 273, Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự. Các Điều 609, 611, 612, 613, 623, 624, 625, 626, 627, 628, 630, 631, 632, 634, 643, 649, 650, 651, 659, 660 Bộ luật dân sự 2015. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Xử:
1. Xác định di sản của cụ Trương Văn K vàcụ Trần Thị K gồm: 946m2 đất trong đó có 573m2 đất thổ cư và 373m2 đất thổ canh có giá trị (573m2 x 850.000đ/m2 = 487.050.000đ + 373m2 x 50.000đ/m2 = 18.650.000đ) = 505.700.000đ.
2. Công nhận tiêu chuẩn đất phần trăm của hộ ông Trương Văn K được chia là 8 khẩu (80m2/khẩu) bao gồm: Cụ Trương Văn K, cụ Trần Thị K, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 5, bàTrương Văn NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, Bà Nguyễn Thị M, Anh Trương Văn C.
3. Công nhận bản di chúc của cụ Trần Thị K lập ngày 29/10/2014 tại Công ty Luật TNHH Hà Nam là hợp pháp.
4. Xác định di sản thừa kế của cụ Trương Văn K là ½ giá trị của khối tài sản chung của vợ chồng, cụ thể là 473m2 (trong đó 286,5m2 đất thổ cư và 186,5m2 đất thổ canh) trị giá 252.850.000đ. Hàng thừa kế thứ nhất của Cụ K bao gồm: Cụ K’, anh C, ông T, NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 1 do vậy mỗi kỷ phần được hưởng là 473m2 (trong đó 286,5m2 đất thổ cư và 186,5m2 đất thổ canh) chia cho 08 kỷ phần thừa kế, mỗi kỷ phần được hưởng 59m2(bao gồm 35,8m2 đất thổ cư và 23,2m2 đất thổ canh) trị giá: 31.606.000đ.
Di sản của cụ Trần Thị K bao gồm: 473m2 đất (trong đó 286,5m2 đất thổ cư và 186,5m2 đất thổ canh) trị giá 252.850.000đ và 59m2 đất (trong đó 35,8m2 đất thổ canh và 23,2m2 đất thổ cư) là một kỷ phần thừa kế của Cụ K, trị giá: 31.606.000đ. Tổng cộng là 532m2 đất (trong đó 322,3m2 đất thổ canh và 209,7m2 đất thổ cư) tại thửa 241, tờ bản đồ số 10 thuộc Thôn Tường Thụy 3, xã T, huyện D, tổng trị giá 284.456.000đ. Do di chúc của Cụ K’ là hợp pháp nên di sản của Cụ K’ được chia theo di chúc và anh C được hưởng toàn bộ di sản của Cụ K’.
5. Ghi nhận sự tự nguyện của NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3 không yêu cầu anh C phải thanh toán chênh lệch giá trị của mỗi kỷ phần thừa kế cho NCQLNVLQ 4, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 3.
6. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của Anh Trương Văn C:
- Giao cho Anh Trương Văn C được sử dụng 731m2 đất (trong đó: đất thổ cư 573m2, đất thổ canh 158m2), có kích thước chiều đông bắc giáp đất ông Tuyết và ông Văn dài (15,66 + 1,11 + 15,90 + 3,81 + 9,9)m; chiều phía đông giáp rãnh nước và ngõ đi dài 14,81 m; chiều phía nam dài (7 + 7,58 + 9,03 + 21,11)m; chiều phía tây giáp đất UB dài 15,61m. Trị giá 494.950.000đ.
- Giao cho NCQLNVLQ 2 được sử dụng 278 m2 đất thổ canh (trong đó có160m2 là đất tiêu chuẩn % của bàM vàNCQLNVLQ 2 và118m2 đất là kỷ phần thừa kế của NCQLNVLQ 2 vàông T được hưởng); có kích thước chiều phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 21,11 m; chiều phía đông giáp rãnh nước và ngõ đi dài (11,36 + 0,91 + 0,91)m; chiều phía nam giáp ngõ đi dài 19,4m; chiều phía tây giáp đất chia cho NCQLNVLQ 3 dài 14,4 m. Trị giá13.900.000đ. Anh C có trách nhiệm thanh toán cho NCQLNVLQ 2 số tiền 57.312.000đ.
- Giao cho NCQLNVLQ 3 được sử dụng 139 m2 đất thổ canh (trong đó có 80m2 là đất tiêu chuẩn % và 59m2 đất là kỷ phần thừa kế bà được hưởng); cókích thước chiều phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 9,03m; chiều phía đông giáp đất chia cho NCQLNVLQ 2 dài 14,4 m; chiều phía nam giáp ngõ đi dài (0,76 + 0,66 + 3,53 + 5,78) m; chiều phía tây giáp đất chia cho NCQLNVLQ 5 dài 18,41 m. Trị giá 6.950.000đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng). Anh C không phải thanh toán chênh lệch giá trị tài sản cho NCQLNVLQ 3.
- Giao cho NCQLNVLQ 5 được sử dụng 139 m2 đất thổ canh (trong đó có 80m2 là đất tiêu chuẩn % và 59m2 đất là kỷ phần thừa kế bà được hưởng); cókích thước phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 7,58 m; phía đông giáp đất chia cho NCQLNVLQ 3 dài 18,41m; phía nam giáp ngõ đi dài 7,43m; phía tây giáp đất chia cho NCQLNVLQ 4 dài 18,78 m. Trị giá 6.950.000đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng). Anh C không phải thanh toán chênh lệch giá trị tài sản cho NCQLNVLQ 5.
- Giao cho NCQLNVLQ 4 được sử dụng 139 m2 đất thổ canh (trong đó có 80m2 là đất tiêu chuẩn % và 59m2 đất là kỷ phần thừa kế bà được hưởng); có kích thước phía đông bắc giáp đất chia cho anh C dài 7 m; phía đông giáp đất chia cho NCQLNVLQ 5 dài 18,78m; phía nam giáp ngõ đi dài 7,18 m; phía tây giáp đất của Uỷ ban dài (3,45 + 15,72)m. Trị giá 6.950.000đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng). Anh C không phải thanh toán chênh lệch giá trị tài sản cho NCQLNVLQ 4. (có sơ đồ kèm theo)
- Buộc Anh Trương Văn C phải thanh toán cho NCQLNVLQ 1 số tiền 31.606.000đ (ba mươi mốt triệu sáu trăm linh sáu nghìn đồng).
7. Buộc Anh Trương Văn C phải thanh toán cho NCQLNVLQ 2 giá trị ngôi nhàmàNCQLNVLQ 2 xây dựng trên phần đất giao cho anh C trị giá 20.190.000đ (hai mươi triệu một trăm chín mươi nghìn đồng).
8. NCQLNVLQ 2, NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 và Anh Trương Văn C có trách nhiệm làm thủ tục sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật về đất đai.
9. Án phí dân sự sơ thẩm:
- Anh Trương Văn C phải nộp 20.101.000đ, đối trừ số tiền 6.000.000đ tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0000030 ngày 06/12/2016 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Duy Tiên, ông Chung còn phải nộp 14.101.000đ (Mười bốn triệu một trăm linh một nghìn đồng).
- NCQLNVLQ 2 phải nộp 1.580.000đ ( một triệu năm trăm tám mươi nghìn đồng).
- NCQLNVLQ 3, NCQLNVLQ 5, NCQLNVLQ 4 mỗi người phải nộp 150.000đ (một trăm năm mươi nghìn đồng).
- NCQLNVLQ 1, Ông Trương Văn T không phải nộp.
10. Án phí dân sự phúc thẩm: NCQLNVLQ 2 không phải nộp, trả lại NCQLNVLQ 2 số tiền tạm ứng án phí 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) đã nộp theo biên lai thu tiền số AA/2015/0000363 ngày 05 tháng 12 năm 2018 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Duy Tiên.
11. Chi phíthẩm định, định giá tài sản: Anh Trương Văn C phải nộp 1.300.000đ (Một triệu ba trăm nghìn đồng). Đối trừ với số tiền 1.300.000đ tạm ứng chi phí thẩm định, định giá tài sản anh C đã nộp. Anh C đã thi hành xong.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan Thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được yêu cầu thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Các quyết định khác của bán án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 03/2019/DSPT ngày 30/01/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản
Số hiệu: | 03/2019/DSPT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hà Nam |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 30/01/2019 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về