Bản án 108/2020/HS-ST ngày 06/05/2020 về tội buôn bán hàng giả

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 108/2020/HS-ST NGÀY 06/05/2020 VỀ TỘI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

Ngày 06 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 568/2019/TLST-HS ngày 30 tháng 12 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 65/2020/QĐXXST-HS ngày 28 tháng 02 năm 2020 đối với các bị cáo:

1. NGUYỄN HỮU T, sinh ngày 27/12/19XX tại H N; ĐKHKTT và nơi cư trú: Cụm XA, xã V X, huyện P T, TP Hà Nội; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: lớp 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Hữu H và bà Đoàn Thị K; có vợ Đoàn Thị N và 02 con, con lớn sinh năm 2014, con nhỏ sinh năm 2015; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại, có mặt.

2. ĐỖ VĂN D, sinh ngày 21/5/19XX tại H N; ĐKHKTT và nơi cư trú: Cụm X, thị trấn P T, huyện P T, TP Hà Nội; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: lớp 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đỗ Văn K và bà Nguyễn Thị N; có vợ Nguyễn Thị T và 02 con, con lớn sinh năm 2012, con nhỏ sinh năm 2013; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại, có mặt.

3. ĐINH VĂN T1, sinh ngày 22/02/19XX tại H N; ĐKHKTT và nơi cư trú: Cụm X, thị trấn P T, huyện P T, TP Hà Nội; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: lớp 5/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đinh Văn T (đã mất) và bà Nguyễn Thị S; có vợ Đỗ Thị H và 02 con, con lớn sinh năm 2002, con nhỏ sinh năm 2004; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại, có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Đỗ Văn D:

Ông Nguyễn Văn Thành - Luật sư Công ty Luật TNHH Duy Thành thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vu án:

1. Công ty TNHH P Việt Nam; địa chỉ: Lô M, khu công nghiệp B Xuyên, thị trấn H C, huyện B X, tỉnh Vĩnh Phúc; Đại diện theo pháp luật ông G F - Tổng giám đốc; Đại diện theo ủy quyền bà Ngô Thị Hoài P - Nhân viên pháp chế của Công ty, có mặt.

2. Công ty H Việt Nam; địa chỉ: phường P T, thị xã P Y, tỉnh Vĩnh Phúc; Đại diện theo ủy quyền Công ty Luật TNHH P và liên danh, vắng mặt.

3. Công ty TNHH Y M Việt Nam; địa chỉ: thôn B A, xã T G, huyện S S, TP Hà Nội; Đại diện theo ủy quyền Công ty Luật TNHH P và liên danh, vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Hi 09h50’ ngày 22/7/2019, tại khu vực đầu ngõ 300 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Tổ công tác Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội phát hiện Đinh Văn T1 cùng Khuất Duy A (Sinh năm: 19XX; trú tại: Cụm X, thị trấn P T, huyện P T, Hà Nội) điểu khiển xe ô tô nhãn hiệu KIA, BKS: 29D - 510.XX chở nhiều thùng các tông chứa hàng hóa có biểu hiện nghi vấn đã T hành kiểm tra phát hiện các thùng các tông chứa phụ tùng xe máy không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất sứ. Tổ công tác đã đưa phương tiện, hàng hóa và T1, Duy A về trụ sở Công an xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội để xác minh làm rõ.

Tại Cơ quan công an, T1 khai nhận hàng hóa trên xe ô tô KIA, BKS: 29D - 510.XX là hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha do T1 mua của Nguyễn Hữu T (Trú tại: Cụm XA, xã V X, huyện P T, thành phố Hà Nội) để bán lại cho khách hàng là Phạm Văn V (trú tại: ngõ X T M, M Đ 1, N T L, Hà Nội) kiếm lời. Cơ quan điều tra đã mời Công ty Luật TNHH P và Liên danh - Đại diện pháp lý tại Việt Nam của công ty H, Y cùng tiến hành kiểm tra xe ô tô KIA, BKS: 29D - 510.XX, kết quả phát hiện và thu giữ:

+ 558 phụ tùng xe máy (má phanh, chuông, bánh răng côn,…) không có nhãn hiệu;

+ 518 phụ tụng xe máy nhãn hiệu Honda, Yamaha (củ đề, vòng bi, má phanh,…) có dấu hiệu giả mạo.

- Ngày 23/7/2019, Cơ quan điều tra tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của T1 tại Cụm X, thị trấn P T huyện P T, Hà Nội , thu giữ:

+ 18 phụ tụng xe máy nhãn hiệu Honda, Yamaha (củ hơi, vòng bi) có dấu hiệu giả mạo;

+ 68 phụ tùng xe máy không nhãn mác (bộ vòng bi bát phốt, dây phanh);

+ 50 nhãn phụ tùng xe máy Honda chưa sử dụng;

+ 01 quyển hóa đơn bán lẻ phụ tùng xe máy (gồm 10 tờ đã sử dụng).

- Ngày 22/7/2019 Cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Hữu T ở Cụm XA, thôn B L, xã V X, huyện P T, TP Hà Nội, thu giữ:

+ 02 máy hàn nhiệt đã qua sử dụng;

+ 2452 phụ tùng xe máy các loại (củ đề, vòng bi, má phanh,…) nhãn hiệu Honda, Yamaha có dấu hiệu giả mạo.

Tại Cơ quan điều tra, T1 thay đổi lời khai và khai nhận nguồn gốc số hàng phụ tùng Cơ quan điều tra thu giữ của T1 là do T1 mua của Đỗ Văn D.

- Ngày 22/7/2019, Đỗ Văn D tự nguyện giao nộp cho Cơ quan điều tra số hàng hóa giả mạo gồm:

+ 297 phụ tùng xe máy các loại (dây công tơ mét, dây ga) nhãn hiệu Piagio;

+ 132 phụ tùng xe máy các loại (đĩa phanh, dây curoa, chổi than) nhãn hiệu Honda, Yamaha.

- Ngày 22/7/2019, Cơ quan điều tra T hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của D tại Cụm X, thị trấn P T, huyện P T, Hà Nội, thu giữ:

+ 1320 phụ tùng xe máy các loại (má phanh, lò xo, dây ga,..) không có nhãn mác;

+ 02 máy dập đóng túi ni lông phụ tùng xe máy.

Quá trình điều tra vụ án, xác định các bị can Đỗ Văn D, Đinh Văn T1 và Nguyễn Hữu T có hành vi buôn bán hàng giả phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda,Yamaha, Piagio như sau:

1. Hành vi mua bán phụ tùng xe máy giả của Đỗ Văn D và Đinh Văn T1:

Từ năm 2015, Đỗ Văn D kinh doanh các loại phụ tùng chính hãng của Honda, Yamaha lãi không được nhiều nên Đỗ Văn D nảy sinh ý định buôn bán hàng phụ tùng giả các nhãn hiệu này để bán kiếm lời. D lên mạng xã hội Facebook tìm kiếm các trang bán hàng phụ tùng Honda, Yamaha với giá rẻ rồi để lại số điện thoại cho chủ hàng liên hệ. Khoảng năm 2016, chủ hàng là người Việt Nam (không biết tên tuổi, địa chỉ và không nhớ số điện thoại) gọi điện cho D giới thiệu có nguồn nhập hàng phụ tùng giá rẻ từ Trung Quốc về Việt Nam sau đó vận chuyển đến bến xe khách tại địa chỉ: Số 1 Thúy Lĩnh, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Từ khoảng năm 2016 đến nay, D đặt mua nhiều lần mặt hàng phụ tùng xe máy không có nhãn mác với chủ hàng, chủ hàng báo giá rồi chốt đơn hàng. Sau khoảng 7 ngày hàng thì hàng về đến bến xe Thúy Lĩnh thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, lái xe khách sẽ gọi điện cho D ra bến xe nhận hàng, thanh toán tiền hàng và cước vận chuyển cho lái xe. Mỗi lần nhận hàng là 1 lái xe khác nhau liên lạc với D nên D không lưu giữ thông tin của người giao hàng. Để phục vụ việc dập bao bì nhãn hiệu Honda, Yamaha cho hàng phụ tùng không có nhãn mác thành hàng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha để bán kiếm lời, D mua 02 máy dập túi ni lông tại khu chợ Hòa Bình, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (không nhớ chính xác địa chỉ) với giá 200.000 đồng/máy về dập bao bì nhãn hiệu Honda, Yamaha cho các mặt hàng phụ tùng xe máy. Mỗi sản phẩm D bán chênh 5% so với giá mua vào. Khách mua phụ tùng thường đến nhà D mua hàng, thanh toán tiền trực tiếp. Ngoài ra, D còn bán phụ tùng cho 05 cửa hàng ở khu vực quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội gồm: cửa hàng số 24 ngõ Huế, số 82 Ngô Thì Nhậm, số 295 Phố Huế, số 222 Phố Huế, số 11 Chùa Vua; 03 cửa hàng ở khu vực quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội gồm: số 4 ngõ 134 đường Cầu Diễn, số 183 đường Cầu Diễn và số nhà 14 phố Ngọa Long; 01 cửa hàng tại địa chỉ: xóm Minh Khai, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Các chủ cửa hàng sẽ gọi điện cho D để đặt mua hàng, thông báo địa chỉ cửa hàng để giao hàng đến nên D không lưu tên, số điện thoại của chủ cửa hàng. D sẽ trực tiếp đi giao hàng, thu tiền của khách hoặc D gửi xe khách, yêu cầu lái xe ứng trước tiền hàng. Sau khi lái xe vận chuyển hàng giao cho khách, lái xe sẽ thu cả tiền hàng và tiền cước. Việc giao, nhận hàng không có giấy tờ, sổ sách gì cả.

Từ tháng 5/2019, Đinh Văn T1 (là anh rể D) bắt đầu mua các mặt hàng phụ tùng xe máy của D để bán lại cho khách kiếm lời. T1 rao bán các mặt hàng phụ tùng xe máy trên mạng xã hội Facebook, khi có khách mua thì T1 trực tiếp đi giao cho khách. Khoảng tháng 7/2019, Phạm Văn V (Sinh năm 19XX; Địa chỉ: Ngõ X, T M, M Đ 1, N T L, Hà Nội) vào mạng xã hội gặp T1 và trao đổi việc mua bán phụ tùng xe máy. T1 giới thiệu với V có các mặt hàng phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda, Yamaha giá rẻ (T1 không nói cho V biết là hàng giả) nên V đặt mua số lượng hàng phụ tùng với giá khoảng hơn 20.000.000 đồng của T1 và hẹn ngày 22/7/2019 giao nhận hàng. Ngày 21, 22/7/2019, T1 đến nhà D ở Cụm X, thị trấn P T, huyện P T, thành phố Hà Nội mua 1068 các mặt hàng phụ tùng xe máy không nhãn mác, sau đó T1 dùng máy dập bao bì của D dập 518 mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha để mang bán cho V. Ngày 22/7/2019, T1 sử dụng xe ô tô nhãn hiệu KIA, BKS 29D - 510.XX chở 518 mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha và 558 mặt hàng phụ tùng xe máy không nhãn mác mang cho V. Khi đi, T1 rủ Khuất Duy A (Sinh năm 19XX; địa chỉ: Cụm X, thị trấn P T, huyện P T, Hà Nội) đi cùng và T1 không nói cho Duy A biết là đi bán phụ tùng xe máy giả. Khi T1 điều khiển xe ô tô đến khu vực đầu ngõ 300 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội chưa kịp bán cho V thì bị tổ công tác Đội 5 - PC03 Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra và thu giữ toàn bộ vật chứng như nêu trên.

Ngoài ra trước đó T1 còn mua của D 18 mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha và 68 mặt hàng phụ tùng xe máy không nhãn mác để tại nhà chưa kịp tiêu thụ thì ngày 23/7/2019 bị Cơ quan điều tra khám xét thu giữ số hàng trên. Tổng số hàng phụ tùng bị thu giữ T1 mua của D khoảng 32.000.000 đồng, D thu lời bất chính được 1.600.000 đồng. Ngày 22/7/2019, D tự nguyện giao nộp và bị Cơ quan điều tra khám xét thu giữ 429 phụ tùng xe máy giả các nhãn hiệu Honda,Yamaha, Piagio và 1320 phù tùng xe máy không có nhãn hiệu chưa kịp tiêu thụ.

Tng số lượng D mua bán phụ tùng xe máy giả các nhãn hiệu Honda,Yamaha, Piagio là 965 phụ tùng; phụ tùng xe máy không nhãn hiệu là 1996 phụ tùng. Đến nay, số lượng hàng hóa phụ tùng giả các nhãn hiệu Honda,Yamaha, Piagio D đã bán sau khi trừ đi chi phí, D khai hưởng lợi được khoảng 7.000.000 đồng tiền lãi.

Tại Cơ quan điều tra, Đỗ Văn D, Đinh Văn T1, Phạm Văn V và Khuất Duy A khai nhận hành vi như nội dung đã nêu trên.

Bản kết luận giám định số 6127 ngày 03/10/2019 của Phòng kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội xác định:

- Đối với hàng phụ tùng thu giữ của Đỗ Văn D có: 123/132 phụ tùng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha, 05 dây curoa nhãn hiệu Yamaha không có mẫu do hãng cung cấp để giám định và 04 dây curoa không có chi tiết in trên vỏ bao nilon, không có tem dán nên không T hành giám định. 297/297 phụ tùng giả nhãn hiệu Piaggio.

- Đối với hàng phụ tùng thu giữ của Đinh Văn T1 có: 456/536 phụ tùng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha. 39 phụ tùng nhãn hiệu Honda, Yamaha không có mẫu do hãng cung cấp để giám định và 41 phụ tùng nhãn hiệu Honda, Yamaha không đủ cơ sở kết luận giám định.

Căn cứ báo giá do công ty Honda, Yamaha, Piaggio cung cấp, Cơ quan điều tra xác định: giá trị số hàng phụ tùng Honda, Yamaha, Piaggio giả thu giữ của Đỗ Văn D tương đương với hàng thật trị giá là 82.003.300 đồng (đã loại trừ những mẫu hàng không giám định được); Giá trị số hàng phụ tùng Honda, Yamaha, Piaggio giả thu giữ của Đinh Văn T1 tương đương với hàng thật trị giá là 52.385.000 đồng (Cơ quan điều tra đã loại trừ những mẫu hàng không giám định được).

2. Hành vi mua bán phụ tùng xe máy giả của Nguyễn Hữu T:

Năm 2016, Nguyễn Hữu T kinh doanh hàng phụ tùng xe máy tại nhà ở cụm XA, xã V X, huyện P T, Hà Nội. Do nhu cầu mua phụ tùng giá rẻ của khách, từ khoảng tháng 9/2016 T bắt đầu mua hàng phụ tùng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha của 1 số người đến nhà T để chào bán hàng (không rõ họ tên, địa chỉ) với giá rẻ để bán lại cho khách kiếm lời. T cũng mua 02 máy hàn nhiệt tại khu vực chợ Trời, Hai Bà Trưng, Hà Nội (T không nhớ chính xác địa chỉ) với giá 200.000 đồng/máy về dập bao bì nhãn hiệu Honda, Yamaha cho các mặt hàng phụ tùng xe máy. Từ đầu năm 2018, khi không có đủ hàng giả để kịp bán cho khách T còn mua thêm các mặt hàng phụ tùng xe máy gồm cả hàng không nhãn mác và hàng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha của D để bán. Khi mua hàng, T trả tiền ngay cho D mà không ghi chép nên không xác định được cụ thể số lượng, chủng loại hàng hóa là bao nhiêu, số lượng các mặt hàng mua của D đến đâu T bán luôn cho khách. Khách mua hàng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha của T chủ yếu là các thợ sửa xe ở khu vực huyện Phúc Thọ, trực tiếp đến nhà T mua hàng, thanh toán tiền ngay vì vậy T không ghi chép, lưu thông tin địa chỉ của khách mua. Mỗi sản phẩm phụ tùng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha, T bán chênh 5% so với giá mua vào. Đến nay, số lượng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda,Yamaha, T mua và bán cho khách, sau khi trừ đi chi phí T khai được hưởng lợi khoảng 12.000.000 đồng. Ngày 22/7/2019, Cơ quan điều tra đã T hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của T thu giữ 2452 phụ tùng xe máy giả các loại nhãn hiệu Honda, Yamaha chưa kịp tiêu thụ.

Tại Cơ quan điều tra, T khai nhận hành vi phạm tội như nội dung đã nêu trên, T khai số lượng các mặt hàng phụ tùng xe máy mua của D, T đã bán hết, không nhớ được số lượng là bao nhiêu. Đối với 2452 phụ tùng xe máy giả bị Công an thu giữ T mua của một số người đến nhà chào bán.

- Bản kết luận giám định số 6127 ngày 03/10/2019 của Phòng kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội xác định: Đi với hàng phụ tùng thu giữ của Nguyễn Hữu T có: 2377/2452 phụ tùng giả nhãn hiệu Honda, Yamaha. 53 phụ tùng nhãn hiệu Honda, Yamaha không đủ cơ sở kết luận giám định. 22 bộ hơi không có chi tiết in trên vỏ bao nilon, không có tem dán nên không tiến hành giám định.

- Căn cứ báo giá do công ty Honda, Yamaha, Piaggio cung cấp, Cơ quan điều tra xác định giá trị số hàng phụ tùng Honda, Yamaha, Piaggio giả thu giữ của Nguyễn Hữu T tương đương với hàng thật trị giá là 348.329.080 đồng (Cơ quan điều tra đã loại trừ những mẫu hàng không giám định được).

Đại diện Công ty Honda, Yamaha, Piaggio đề nghị Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ hành vi buôn bán hàng giả của các đối tượng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật và không yêu cầu bồi thường dân sự.

- Đối với số hàng phụ tùng xe máy Cơ quan điều tra đã thu giữ của T1, D nêu trên nhưng không xác định được nhãn hiệu nên không có căn cứ để xử lý hình sự đối với số hàng hóa này. Đến nay, T1 và D không xuất trình được tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu vi phạm về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, quy định tại Điều 21, Nghị định số 185 ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả… cần tách tài liệu liên quan và chuyển số hàng hóa trên cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu - Công an thành phố Hà Nội để xử lý hành chính theo quy định.

- Đối với Phạm Văn V là khách mua hàng phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda, Yamaha của T1 lần đầu, V không biết số hàng phụ tùng xe máy T1 bán cho là hàng giả. Thời điểm T1 bị Cơ quan điều tra phát hiện, thu giữ hàng hóa thì V chưa giao, nhận hàng hóa với T1, chưa thanh toán tiền vì vậy Cơ quan điều tra không có căn cứ xử lý hình sự đối với V.

- Đối với Khuất Duy A là bạn T1 chỉ được rủ đi cùng xe ô tô chứ không biết, không tham gia gì vào việc buôn bán hàng phụ tùng giả của T1 vì vậy Cơ quan điều tra không xem xét xử lý đối với Duy A.

- Đối với các cửa hàng D khai có mua hàng phụ tùng giả, Cơ quan điều tra đã T hành xác minh nhưng không thu thập được tài liệu, chứng cứ để kết luận các chủ cửa hàng buôn bán hàng giả vì vậy không có căn cứ để xử lý đối với các chủ cửa hàng này.

Bản cáo trạng số 444/CT-VKS-P3 ngày 28/11/2019 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố:

- Bị cáo Nguyễn Hữu T về tội “Buôn bán hàng giả” theo điểm đ khoản 2 Điều 192 của Bộ luật Hình sự năm 2015;

- Bị cáo Đỗ Văn D và bị cáo Đinh Văn T1 về tội “Buôn bán hàng giả” theo điểm a khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D và Đinh Văn T1 đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình đúng với nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quy kết và xin Hội đồng xét xử xem xét cho các bị cáo được hưởng mức án nhẹ nhất, được cải tạo tại địa phương.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tại phiên tòa sau khi tóm tắt nội dung vụ án, đánh giá các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa cùng những người tham gia tố tụng khác, các tình tiết giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo đã giữ nguyên quan điểm truy tố của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đối với bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D và Đinh Văn T1 về tội “Buôn bán hàng giả”.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử:

- Áp dụng điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 192; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt Nguyễn Hữu T 03 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm; phạt bổ sung 30.000.000 đồng.

- Áp dụng điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 192; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt Đỗ Văn D từ 24 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 48 đến 60 tháng; phạt bổ sung 20.000.000 đồng.

- Áp dụng điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 192; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt Đinh Văn T1 từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 36 đến 48 tháng; phạt bổ sung 10.000.000 đồng.

- Về xử lý tang vật: Trả lại cho bị cáo Đỗ Văn D 01 ô tô; tiêu hủy các tang vật khác.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Văn D trình bày bản bào chữa cho rằng đồng tình với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội; bị cáo tự nguyện khắc phục hậu quả nộp 7.000.000 đồng hưởng lời; bị cáo phạm tội gây thiệt hại không lớn, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo hợp tác với cơ quan điều tra giải quyết nhanh chóng vụ án; gia đình bị cáo có ông, bà ngoại có công với cách mạng; vợ mắc bệnh nặng, bố mẹ tuổi cao sức yếu, bị cáo là lao động chính trong gia đình. Luật sư đề nghị cho bị cáo mức hình phạt nhẹ nhất, không áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, Luật sư bào chữa cho bị cáo, các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Lời khai nhận tội của các bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D và Đinh Văn T1 tại phiên tòa phù hợp với nhau, phù hợp với biên bản bắt người phạm tội quả tang, phù hợp với lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, những người làm chứng, tang vật chứng đã thu giữ, các bản kết luận giám định cùng các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án nên có đủ cơ sở kết luận: Mặc dù biết rõ Nhà nước nghiêm cấm việc sản xuất, buôn bán lưu thông trên thị trường Việt Nam những hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chất lượng của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đã đăng ký bản quyền và được bảo hộ tại Việt nam, nhưng với mục đích thu lời bất chính, nên từ năm 2016 đến tháng 7/2019, Đỗ Văn D, Nguyễn Hữu T và Đinh Văn T1 đã thực hiện hành vi buôn bán phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha, Piaggio đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam, được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Đỗ Văn D đã có hành vi mua 876 các mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha, Piaggio tương đương với hàng thật trị giá là 134.388.300 đồng với mục đích để bán kiếm lời. D bán cho Đinh Văn T1 456 mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha tương đương với hàng thật trị giá là 52.385.000 đồng và 420 mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha, Piaggio chưa kịp tiêu thụ thì bị Cơ quan điều tra thu giữ.

- Đinh Văn T1 đã có hành vi mua 456 mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda, Yamaha tương đương với hàng thật trị giá là 52.385.000 đồng của Đỗ Văn D để bán kiếm lời.

- Nguyễn Hữu T đã thực hiện hành vi mua 2377 phụ tùng xe máy giả các loại nhãn hiệu Honda, Yamaha tương đương với hàng thật trị giá là 348.329.080 đồng nhằm mục đích để bán kiếm lời.

Hành vi Nguyễn Hữu T buôn bán hàng phụ tùng Honda, Yamaha giả tương đương với hàng thật trị giá là 348.329.080 đồng thuộc trường hợp “Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”. Bị cáo Đỗ Văn D buôn bán hàng phụ tùng Honda, Yamaha, Piaggio giả tương đương với hàng thật trị giá là 82.003.300 đồng, cộng với số phụ tùng giả đã bán cho T1 tương đương với hàng thật trị giá là 52.385.000 đồng, tổng cộng phụ tùng giả tương đương với hàng thật trị giá là 134.388.300 đồng và Đinh Văn T1 buôn bán hàng phụ tùng Honda, Yamaha giả tương đương với hàng thật trị giá là 52.385.000 đồng nên thuộc trường hợp “Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng…”. Chính vì vậy Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã truy tố bị cáo Nguyễn Hữu T về tội “Buôn bán hàng giả” theo điểm đ khoản 2 Điều 192 của Bộ luật Hình sự; Bị cáo Đỗ Văn D và Đinh Văn T1 về tội “Buôn bán hàng giả” theo điểm a khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Hình sự là hoàn toàn có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

[3] Xét tính chất của vụ án là nghiêm trọng. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của doanh nghiệp, đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, gây mất trật tự trị an xã hội, hoang mang lo lắng trong nhân dân. Do vậy đối với các bị cáo cần phải đưa ra xét xử trước pháp luật mới có tác dụng cải tạo giáo dục đối với bị cáo cũng như đáp ứng yêu cầu răn đe, đấu tranh và phòng ngừa loại tội phạm này nói chung.

[4] Đánh giá vai trò của từng bị cáo trong vụ án thì thấy: Bị cáo Nguyễn Hữu T là người buôn bán hàng giả có giá trị tương tương với hàng thật số lượng lớn nhất trong vụ án nên bị cáo phải chịu mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác trong vụ án. Bị cáo Đỗ Văn D cũng là người buôn bán hàng giả có giá trị tương đương với hàng thật lớn; bị cáo còn là người trực tiếp bán hàng giả cho bị cáo Đinh Văn T1 để T1 đem bán và bị cáo Đinh Văn T1 là người trực tiếp mang hàng giả đi bán cho khách hàng. Do vậy các bị cáo phải chịu một mức hình phạt tương xứng với tính chất, vai trò phạm tội của từng bị cáo.

[5] Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo:

- Tăng nặng: Không;

- Giảm nhẹ: Tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa các bị cáo đều thành khẩn khai báo nhận tội, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; các bị cáo đều có nhân thân tốt thể hiện việc các bị cáo không có tiền án, tiền sự, nhất thời phạm tội; bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D đã tự nguyện nộp toàn bộ khoản tiền hưởng lời bất chính để sung quỹ Nhà nước; bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D đều có ông ngoại là người có công với cách mạng và bị cáo Đinh Văn T1 có bố đẻ là người có công với cách mạng đều được tặng thưởng huân chương; bản thân các bị cáo đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, con còn nhỏ và đều là lao động chính trong gia đình. Do đó cần cho các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự; bị cáo Nguyễn Hữu T cần áp dụng khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự để cho bị cáo được hưởng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Vì vậy thấy không cần thiết phải cách ly các bị các Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D và Đinh Văn T1 ra khỏi xã hội, cho bị cáo được hưởng biện pháp chấp hành án có điều kiện, được cải tạo tại địa phương dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự cũng là phù hợp, đủ tác dụng cải tạo đối với các bị cáo và cũng không gây nguy hại cho xã hội.

[6] Về biện pháp tư pháp:

Hành vi phạm tội của các bị cáo được hưởng lời nên cần buộc bị cáo Nguyễn Hữu T phải nộp lại 12.000.000 đồng; bị cáo Đỗ Văn D phải nộp lại 7.000.000 đồng tiền hưởng lời bất chính để sung quỹ Nhà nước. Trong giai đoạn chuyển bị xét xử các bị cáo đã nộp khoản tiền hưởng lời bất chính nên Tòa ghi nhận cho các bị cáo.

[7] Về xử lý vật chứng:

- 01 xe ô tô nhãn hiệu KIA, BKS: 29D-510.XX (đã qua sử dụng) thu giữ của bị cáo Đinh Văn T1 là tài sản của bị cáo Đỗ Văn D do bị cáo T1 lấy sử dụng chuyển hàng phạm pháp, bị cáo Đỗ Văn D không biết nên cần trả lại cho bị cáo Đỗ Văn D.

- 01 điện thoại di động màu trắng hồng nhãn hiệu OPPO và 02 thẻ sim điện thoại thu giữ của bị cáo Đinh Văn T1 là phương tiện bị cáo dùng vào việc phạm tội và số tiền hưởng lời bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D nộp tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội cần sung quỹ Nhà nước.

- Các tang vật khác cần tiêu hủy.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D Đinh Văn T1 phạm tội “Buôn bán hàng giả”.

- Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 192; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu T 03 (Ba) năm tù, cho hưởng án treo; thời gian thử thách là 05 (Năm) năm, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm 06/5/2020.

Giao bị cáo Nguyễn Hữu T cho UBND xã V X, huyện P T, TP Hà Nội giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

- Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 192; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt:

+ Bị cáo Đỗ Văn D 24 (Hai mươi bốn) tháng tù, cho hưởng án treo; thời gian thử thách là 48 (Bốn mươi tám) tháng, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm 06/5/2020.

+ Bị cáo Đinh Văn T1 18 (Mười tám) tháng tù, cho hưởng án treo; thời gian thử thách là 36 (Ba mươi sáu) tháng, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm 06/5/2020.

Giao bị cáo Đỗ Văn D, Đinh Văn T1 cho UBND thị trấn P T, huyện P T, TP Hà Nội giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

2. Về biện pháp tƣ pháp, xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự, Điều 106 Bộ luật tố tụng Hình sự, 2.1. Buộc bị cáo Nguyễn Hữu T phải nộp lại 12.000.000 đồng và bị cáo Đỗ Văn D phải nộp lại 7.000.000 đồng để sung quỹ Nhà nước. Xác nhận bị cáo Nguyễn Hữu T và Đỗ Văn D đã chấp hành xong khoản phải nộp lại.

2.2. Tiêu hủy các tang vật gồm:

- Thu giữ của bị cáo Nguyễn Hữu T

STT

Loại hàng

Hãng

Số lƣợng

Đơn vị

1

Má phanh

Honda

96

Cái

2

Lc gió

Honda

20

Cái

3

Bi côn

Honda

238

Cái

4

Nan hoa

Honda

5

Bộ

5

Công tắc

Honda

5

Cái

6

Nhông sau

Honda

2

Cái

7

Vòng bi

Honda

314

Cái

8

Nhông

Yamaha

43

Cái

9

Lá côn

Yamaha

160

Cái

10

Má phanh dầu

Yamaha

497

Cái

11

Củ đề

Yamaha

100

Cái

12

Má phanh

Yamaha

115

Cái

13

Ổ khóa điện

Yamaha

20

Cái

14

Đĩa phanh dầu

Yamaha

18

Cái

15

Lc gió

Yamaha

7

Cái

16

Bi côn

Yamaha

230

Bộ

17

IC

Yamaha

8

Cái

18

Bơm xăng

Yamaha

78

Cái

19

p chân gương

Yamaha

46

Cái

20

Nha xi nhan

Yamaha

11

Bộ

21

Hp bi

Yamaha

168

Hp

22

Côn ba búa

Yamaha

9

Cái

23

Chổi than

Yamaha

28

Bộ

24

Cao su để chân

Yamaha

62

Bộ

25

Côn trước

Yamaha

16

Cái

26

Cuộn dây máy phát

Yamaha

16

Cái

27

Dây ga

Yamaha

60

Cái

28

Dây phanh

Yamaha

5

Cái

15 - Thu giữ của bị cáo Đinh Văn T1

1

Vòng bị bát phốt

Yamaha

208

Bộ

2

Má phanh

Yamaha

200

cái

3

Lá côn

Yamaha

1

Bộ

4

Chổi than

Yamaha

47

Bộ

- Thu giữ của bị cáo Đỗ Văn D

1

Đĩa phanh

Yamaha

10

Cái

2

Má phanh

Yamaha

9

Cái

3

Bát côn

Yamaha

4

Cái

4

Chổi than

Yamaha

100

Cái

5

Dây công tơ mét

Piaggio

142

Cái

6

Dây phanh

Piaggio

80

Cái

7

Dây ga

Piaggio

75

Cái

- 50 tem nhãn hiệu Honda;

- 01 quyển hóa đơn bán lẻ phụ tùng xe máy (đã qua sử dụng);

- 04 máy hàn nhiệt.

2.3. Trả lại cho bị cáo Đỗ Văn D 01 xe ô tô nhãn hiệu KIA, BKS: 29D - 510.XX (đã qua sử dụng).

2.4. Sung quỹ Nhà nước: 01 điện thoại di động màu trắng hồng nhãn hiệu OPPO và 02 thẻ sim điện thoại; số tiền 12.000.000 đồng do bị cáo Nguyễn Hữu T nộp (Theo Biên lai thu tiền số 7362 ngày 04/5/2020 của Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội) và số tiền 7.000.000 đồng do bị cáo Đỗ Văn D nộp (Theo Biên lai thu tiền số 7256 ngày 05/5/2020 của Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội).

(Tang vật hiện lưu giữ tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội).

3. Về án phí: Bị cáo Nguyễn Hữu T, Đỗ Văn D và Đinh Văn T1 mỗi bị cáo phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật./

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1595
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 108/2020/HS-ST ngày 06/05/2020 về tội buôn bán hàng giả

Số hiệu:108/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 06/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về