Bản án 23/2020/HS-ST ngày 20/03/2020 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 23/2020/HS-ST NGÀY 20/03/2020 VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

Ngày 20 tháng 3 năm 2020, tại Hội trường xét xử Toà án nhân dân huyện Thanh Miện. Tòa án nhân dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 17/2020/HSST ngày 18 tháng 02 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 23/2020/QĐXXST-HS ngày 09 tháng 3 năm 2020 đối với bị cáo:

Phm Văn S, sinh năm 1984 tại xã PK, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương; Nơi cư trú: Thôn ĐT, xã PK, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương; Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Phạm Văn S và bà Nguyễn Thị C; Có vợ là Vũ Thị H và 04 con, con lớn nhất sinh năm 2009 và nhỏ nhất sinh năm 2017.

Tiền án: Bản án số 30/2018/HSST ngày 16/5/2018 của TAND tỉnh Hưng Yên xử phạt Phạm Văn S 03 năm tù cho hưởng án treo, thử thách 05 năm, thời hạn tính từ ngày tuyên án sơ thẩm 16/5/2018.

Tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 07/11/2019, hiện đang tạm giam tại trại tạm giam Kim Chi - Công an tỉnh Hải Dương, có mặt tại phiên tòa.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

+ Chị Vũ Thị H - sinh năm 1988.

Địa chỉ: Thôn ĐT, xã PK, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng của chị H: Ông Phạm Văn S - sinh năm 1958; Địa chỉ: Thôn ĐT, xã PK, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Chị H vắng mặt, ông S có mặt tại phiên tòa.

+ Công ty HONDA MOTOR CO.,LTD Đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng: Công ty Luật TNHH Phạm và Liên Danh. Địa chỉ: Số 08, THĐ, quận HK, thành phố Hà Nội.

Đại diện công ty Honda vắng mặt có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Phạm Văn S đã bị kết án về tội “Sản xuất hàng giả” chưa được xóa án tích. Ngày 20/01/2019, Phạm Văn S thuê trang trại của ông Nguyễn Xuân Chuyện- sinh năm 1955 ở thôn An Bình, xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, khi thuê S nói mục đích để trồng trọt. Sau đó, S đã chuẩn bị những công cụ gồm: 01 phi dầu Mipec, giá đỡ phi dầu, phễu, ống dẫn dầu từ phi vào chai kèm theo van khoá, kìm mở nắp phi, bơm tay, máy siêu nhiệt dùng để đóng màng viêm và nắp tại trang trại để sản xuất dầu nhờn giả bán kiếm lời. Khoảng 14 giờ ngày 11/5/2019, S điều khiển xe ôtô biển kiểm soát 34D-011.24 chở theo 240 vỏ chai nhựa nhãn hiệu Honda loại 0,8 lít dành cho xe mô tô dùng động cơ hộp số, 240 nắp chai giả nhãn hiệu Honda, 240 màng niêm giả nhãn hiệu Honda và 10 vỏ thùng bìa cát tông (bên ngoài bìa có in chữ Honda dầu nhờn cho xe số loại đa cấp Apisl 10W-30) từ nhà đến trang trại để thực hiện việc sản xuất dầu nhờn giả dầu nhờn của Công ty Honda bằng cách: S dùng kìm mở nắp chụp phi dầu Mipec cho bơm tay vào rồi bơm dầu vào các chai nhựa nhãn hiệu Honda loại 0,8 lít qua phễu. Khi bơm được khoảng 1/3 phi dầu Mipec, S dùng tay nâng phi dầu đặt lên giá đỡ phi, bỏ bơm tay, nắp ống dẫn dầu vào miệng phi ra rồi hạ phi dầu vào giá đỡ và mở khoá van trực tiếp rót dầu vào các chai nhãn hiệu Honda còn lại. Khi đã rót được 240 chai nhựa, S lấy màng niêm giả cho vào nắp chai rồi vặn nắp vào miệng chai và dùng máy siêu nhiệt đóng màng niêm lại. Sau đó, S cho 240 chai dầu nhờn giả nhãn hiệu Honda vào 10 thùng bìa cát tông rồi chuyển lên xe chở đi để bán kiếm lời. Khoảng 19 giờ cùng ngày, khi S điều khiển xe ôtô biển kiểm soát 34D-011.24 chở 10 thùng bìa cát tông bên trong có 240 chai dầu nhờn giả dầu nhờn nhãn hiệu Honda dừng đỗ ở cây xăng Trường Sơn thuộc địa phận xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương thì bị Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hải Dương phát hiện, thu giữ vật chứng.

Tại bản Kết luận giám định số 2668/C09-P4 ngày 30/5/2019 của Viện khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận: Chất lỏng chứa trong 240 chai nhựa nhãn hiệu Honda đựng trong 10 thùng cát tông gửi giám định đều là dầu nhờn động cơ, đều không có chỉ tiêu chất lượng nào đạt mức dưới 70% trở xuống so với chỉ tiêu chất lượng công bố (theo Bảng công bố tiêu chuẩn chất lượng dầu nhờn Honda 4T SL 10W-30 MA của Công ty TNHH dầu nhờn IDEMITSU Việt Nam). 240 chai dầu nhờn nhãn hiệu “HONDA, loại đa câp API SL 10W-30 (JASO MA)” đựng trong 10 thùng cát tông gửi giám định đều không cùng loại với mẫu so sánh và đều là dầu nhờn giả nhãn hiệu Honda.

Tại bản Kết luận giám định bổ sung số 5821/C09-P4 ngày 15/10/2019 của Viện khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận: Phần vỏ của 240 chai dầu nhờn nhãn hiệu Honda, loại đa cấp API SL 10W-30 (JASO MA) gửi giám định đều cùng loại với phần vỏ chai dầu nhờn xe số nhãn hiệu Honda, loại đa cấp API SL 10W-30 gửi làm mẫu so sánh. Phần nắp và màng kim loại niêm phong của 240 chai dầu nhờn nhãn hiệu Honda, loại đa cấp API SL 10W-30 (JASO MA) gửi giám định đều không cùng loại với phần nắp và màng kim loại niêm phong của 240 chai dầu nhờn nhãn hiệu Honda, loại đa cấp API SL 10W-30 (JASO MA) gửi làm mẫu so sánh.

Qúa trình điều tra xác định, Công ty HONDA Việt Nam là chủ sở hữu các giấy chứng nhận số 66390, 66391 bảo hộ cho các nhãn hiệu “HONDA” và “hình cánh chim” đối với các sản phẩm dầu nhờn xe máy; Phạm Văn S không được Công ty HONDA Việt Nam cho phép sản xuất dầu nhờn dành cho xe máy. Phạm Văn S không được công ty cho phép sản xuất dầu nhờn dành cho xe máy. Trị giá mỗi chai dầu nhờn xe số HONDA loại 800ml là 77.000 đồng (đã bao gồm VAT) tính đến thời điểm tháng 5/2019. Trị giá lô dầu nhờn thu giữ của Phạm Văn S tương đương với giá trị hàng thật là 77.000đ X 240 chai = 18.480.000 đồng.

Tại bản Cáo trạng số: 18/VKS-HS ngày 17 tháng 02 năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương truy tố Phạm Văn S về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” theo điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên toà: Bị cáo S khai nhận hành vi phạm tội như đã nêu ở trên và đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương thực hành quyền công tố, trình bày luận tội giữ nguyên quan điểm như đã truy tố và đề nghị HĐXX:

- Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Phạm Văn S phạm tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.

- Về hình phạt chính: Áp dụng điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 192; Điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 55, Điều 56; Điều 38 Bộ luật Hình sự.

Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn S từ15 tháng tù đến 18 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam 07/11/2019. Tổng hợp hình phạt với bản án số 30/2018/HSST ngày 16/5/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo về tội "Sản xuất hàng giả". Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung từ 4 năm 03 tháng đến 04 năm 06 tháng tù thời hạn tính từ ngày tạm giam 07/11/2019.

- Hình phạt bổ sung: Xử phạt bị cáo 20.000.000đ đến 25.000.000đ nộp ngân sách Nhà Nước.

- Về vật chứng: Áp dụng điểm a, c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điểm a, c khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự:

+ Tịch thu cho tiêu hủy: 10 thùng cát tông dầu nhờn cho xe số nhãn hiệu Honda, loại đa cấp APISL 10W-30 (JASOMA), trong đó có 08 (tám) thùng cát tông mỗi thùng có chứa 22 chai loại 800ml, 02 thùng cát tông mỗi thùng chứa 21 chai loại 800ml; 1150 chiếc nắp chai nhãn hiệu Honda mới; 134 chiếc nắp chai nhãn hiệu CASTROL (mới); 48 vỏ chai dầu đã qua S dụng nhãn hiệu CASTROL (10W-40) dung tích 80ml; 48 vỏ chai dầu đã qua S dụng nhãn hiệu CASTROL (10W-50) dung tích 800ml; 50 vỏ can dầu đã qua S dụng CASTROL (10W-40) dung tích 4 lít; 01 máy siêu nhiệt để đóng nắp chai; 02 bơm tay dùng để S chiết dầu nhờn từ phi 200 lít S chai, can; 01 phễu, 01 van vòi nước dùng S chiết dầu nhờn, 01 kìm để mở nắp dầu nhờn, 01 giá đỡ phi dầu; 01 vỏ phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít.

+ Tịch thu phát mại nộp ngân sách Nhà nước 05 phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít trong đó: 02 phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít đã mở nắp; 03 phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít còn nguyên vẹn.

+ Tịch thu phát mại nộp ngân sách Nhà nước trị giá 1/2 chiếc xe ô tô BKS: 34D-011.24 trả lại cho chị Vũ Thị H (vợ bị cáo S) 1/2 giá trị chiếc xe ô tô trên.

+ Trả lại 01 giấy phép lái xe hạng B2 mang tên Phạm Văn S do sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 11 tháng 11 năm 2016 cho bị cáo Phạm Văn S.

- Về án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc Hội; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án, lệ phí Tòa án buộc bị cáo S phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Thanh Miện; Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Miện; Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo, người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, biên bản vi phạm hành chính, biên bản kiểm tra, biên bản niêm phong tang vật vi phạm hành chính, biên bả thu giữ tang vật, lời khai của người làm chứng và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định: Phạm Văn S đã bị kết án về tội “Sản xuất hàng giả” chưa được xóa án tích.

Khoảng 14 giờ ngày 11/5/2019, tại khu trang trại do S thuê của ông Nguyễn Xuân Chuyện - sinh năm 1955 ở thôn An Bình, xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Phạm Văn S đã có hành vi S dụng dầu nhờn Mipec S dụng cho động cơ ô tô để bơm vào 240 vỏ chai dầu nhờn Honda dành cho xe mô tô dùng động cơ hộp số loại đa cấp Apisl 10W-30 rồi dùng nắp và màng niêm giả đóng lại, tạo ra 240 chai dầu nhờn giả sản phẩm cùng loại của công ty Honda Việt Nam có giá trị tương đương với hàng thật là 18.480.000 đồng. Sau đó, S đóng gói 240 chai dầu nhờn vào trong 10 thùng bìa cát tông chuyển lên xe ô tô Biển kiểm soát 34D-011.24 rồi chở đi bán kiếm lời. Khoảng 19 giờ cùng ngày, S điều khiển xe ô tô dừng đỗ ở cây xăng Trường Sơn thuộc địa phận xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương thì bị Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hải Dương bắt quả tang và thu giữ vật chứng

[3] Xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi: Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể hơn là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng hóa, chống hàng giả của Nhà nước ta là khách thể được Luật hình sự bảo vệ, hành vi của bị cáo là dùng dầu nhờn Mipec S dụng cho động cơ ô tô sau đó S dụng các thiết bị máy móc bơm vào 240 vỏ chai dầu nhờn Honda dành cho xe mô tô dùng động cơ hộp số loại đa cấp APisl 10W-30 rồi dùng nắp và niêm giả đóng lại, tạo ra 240 chai dầu nhờn giả sản phẩm cùng loại của công ty Honda Việt Nam đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền công ty Honda Việt Nam làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn là hàng thật, hành vi đó gây hoang mang, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như uy tín của công ty Honda. Mặc dù giá trị hàng giả tương đương với số lượng hàng thật giá trị dưới 30.000.000đ nhưng bị cáo đã bị kết án, đang trong trong thời gian chấp hành án lại tiếp tục thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Nên Hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự nên Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đối với bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

Bị cáo Phạm Văn S đã bị kết án đang trong thời gian chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo lại tiếp tục phạm tội nên cần phải có mức hình phạt nghiêm khắc là hình phạt tù, tổng hợp hình phạt của bán án lần này với bản án đã cho hưởng án treo buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là tù có thời hạn đối với bị cáo mới có tác dụng răn đe, giáo dục riêng bị cáo và phòng ngừa chung, phù hợp quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự.

[4] Xét nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì thấy:

- Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong giai đoạn điều tra và tại phiên toà, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự; bị cáo có mẹ đẻ được tặng bằng khen của Bộ quốc phòng nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

[5] Về hình phạt bổ sung: Bị cáo đã bị kết án về tội "Sản xuất hàng giả" lại tiếp tục phạm tội thể hiện sự coi thường pháp luật nên cần áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo với mức 20.000.000đ là phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 192 Bộ luật hình sự.

[6] Về xử lý vật chứng: 10 thùng cát tông dầu nhờn cho xe số nhãn hiệu Honda, loại đa cấp APISL 10W-30 (JASOMA), trong đó có 08 (tám) thùng cát tông mỗi thùng có chứa 22 chai loại 800ml, 02 thùng cát tông mỗi thùng chứa 21 chai loại 800ml; 1150 chiếc nắp chai nhãn hiệu Honda mới; 134 chiếc nắp chai nhãn hiệu CASTROL (mới); 48 vỏ chai dầu đã qua S dụng nhãn hiệu CASTROL (10W-40) dung tích 80ml; 48 vỏ chai dầu đã qua S dụng nhãn hiệu CASTROL (10W-50) dung tích 800ml; 50 vỏ can dầu đã qua S dụng CASTROL (10W-40) dung tích 4 lít; 01 máy siêu nhiệt để đóng nắp chai; 02 bơm tay dùng để S chiết dầu nhờn từ phi 200 lít S chai, can; 01 phễu, 01 van vòi nước dùng S chiết dầu nhờn, 01 kìm để mở nắp dầu nhờn, 01 giá đỡ phi dầu; 01 vỏ phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít là công cụ phương tiện phạm tội, không còn giá trị S dụng nên cho tịch thu tiêu hủy. + 05 phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít trong đó có 02 phi dầu đã mở nắp; 03 phi còn nguyên vẹn là công cụ phạm tội, vật chứng của vụ án còn giá trị S dụng là dầu của công ty Mipec nên phát mại Nộp ngân sách Nhà nước.

+ Chiếc xe ô tô BKS: 34D-011.24 là tài sản chung của bị cáo S và chị Vũ Thị H (vợ bị cáo) có trong thời kỳ hôn nhân, việc bị cáo S S dụng sản xuất hàng giả chị H không biết nên cần tịch thu phát mại nộp ngân sách Nhà Nước 1/2 giá trị chiếc xe và trả lại cho chị Vũ Thị H 1/2 giá trị chiếc xe.

+ Trả lại 01 giấy phép lái xe hạng B2 mang tên Phạm Văn S do sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 11 tháng 11 năm 2016 cho bị cáo Phạm Văn S.

+ Về thiệt hại số tiền 18.480.000đ và uy tín của công ty Honda Việt Nam do bị cáo có hành vi làm giả sản phầm dầu nhờn của của công ty, đại diện công ty Honda không yêu cầu phải bồi thường nên không đặt ra giải quyết.

[7] Về án phí: Bị cáo bị kết án nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo luật định.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 192; Điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 56; Điều 38; Điểm a, c khoản 1 Điều 47, Điều 56 Bộ luật Hình sự; Điểm a, c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 106; Khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật phí và lệ phí số: 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc Hội; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và S dụng án phí và lệ phí Toà án.

1. Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Phạm Văn S phạm tội: “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.

2. Về hình phạt: Xử phạt bị cáo Phạm Văn S 15 (mười năm) tháng tù.

Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam 07/11/2019.

Tổng hợp hình phạt với bản án số 30/2018/HSST ngày 16/5/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên xử phạt 03 năm tù cho hưởng án treo về tội "Sản xuất hàng giả". Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 4 năm 03 tháng tù thời hạn tính từ ngày tạm giam 07/11/2019.

3. Về hình phạt bổ sung: Xử phạt bị cáo Phạm Văn S 20.000.000đ sung quỹ nhà nước.

4. Về xử lý vật chứng:

+ Tịch thu cho tiêu hủy: 10 thùng cát tông dầu nhờn cho xe số nhãn hiệu Honda, loại đa cấp APISL 10W-30 (JASOMA), trong đó có 08 (tám) thùng cát tông mỗi thùng có chứa 22 chai loại 800ml, 02 thùng cát tông mỗi thùng chứa 21 chai loại 800ml; 1150 chiếc nắp chai nhãn hiệu Honda mới; 134 chiếc nắp chai nhãn hiệu CASTROL (mới); 48 vỏ chai dầu đã qua S dụng nhãn hiệu CASTROL (10W-40) dung tích 80ml; 48 vỏ chai dầu đã qua S dụng nhãn hiệu CASTROL (10W-50) dung tích 800ml; 50 vỏ can dầu đã qua S dụng CASTROL (10W-40) dung tích 4 lít; 01 máy siêu nhiệt để đóng nắp chai; 02 bơm tay dùng để S chiết dầu nhờn từ phi 200 lít S chai, can; 01 phễu, 01 van vòi nước dùng S chiết dầu nhờn, 01 kìm để mở nắp dầu nhờn, 01 giá đỡ phi dầu; 01 vỏ phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít + Tịch thu phát mại Nộp ngân sách Nhà nước 05 phi dầu nhãn hiệu Mipec loại 200 lít trong đó có 02 phi dầu đã mở nắp; 03 phi còn nguyên vẹn.

+ Tịch thu phát mại nộp ngân sách Nhà nước 1/2 giá trị chiếc xe ô tô BKS: 34D-011.24 đăng ký xe Phạm Văn S và trả lại 1/2 giá trị chiếc xe cho chị Vũ Thị H, sinh năm 1988, địa chỉ: Thôn ĐT, xã PK, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

+ Trả lại 01 giấy phép lái xe hạng B2 mang tên Phạm Văn S do sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 11 tháng 11 năm 2016 cho bị cáo Phạm Văn S.

(Tình trạng vật chứng như trong biên bản giao, nhận vật chứng ngày 21/02/2020 giữa Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Miện và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

5. Về án phí: Bị cáo S phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

6. Về quyền kháng cáo: Bị cáo có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết./

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

988
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 23/2020/HS-ST ngày 20/03/2020 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Số hiệu:23/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Thanh Miện - Hải Dương
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:20/03/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về