Bản án 04/2018/HSST ngày 23/03/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG

BẢN ÁN 04/2018/HSST NGÀY 23/03/2018 VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

Ngày 23 tháng 3 năm 2018 Tòa án nhân dân huyện Thạch An xét xử công khai sơ thẩm vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 03/2018/HSST ngày 25/01/2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 04/2018/HSST-QĐTA ngày 08/3/2018. Đối với các bị cáo:

1. Phùng Văn V, sinh ngày 07 tháng 02 năm 1985. Tại xã Tiên T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

ĐKNKTT: Buôn B, xã I, huyện E, tỉnh Đắk Lắk;

Chỗ ở hiện nay: Buôn B, xã Ii, huyện E, tỉnh Đắk Lắk;

Nghề nghiệp: trồng trọt; Trình độ văn hóa: 9/12; Dân tộc: Nùng; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông: Phùng Minh P - Sinh năm 1945; Con bà: Vi Thị T - Sinh năm 1944; Vợ: Nông Thị H - sinh năm 1987; Con: 01 con nhỏ sinh năm 2015; Bị cáo là con thứ sáu, trong gia đình có 07 anh chị, em.

Tiền án, tiền sự: Không có

Bị cáo bị tạm giam từ ngày 03/10/2017 - Bị cáo có mặt tại phiên toà.

2. Nguyễn Văn B, sinh ngày 02 tháng 01 năm 1969. Tại Phường N, thành phố C, tỉnh Cao Bằng;

ĐKNKTT: Tổ 6, Phường N, thành phố C, tỉnh Cao Bằng;

Chỗ ở hiện nay: Tổ 6, Phường N, thành phố C, tỉnh Cao Bằng;

Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ văn hóa: 12/12; Dân tộc: Kinh;

Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: không; Con ông: Nguyễn Văn H - Sinh năm 1930; Con bà: Nguyễn Thị S - Sinh năm 1935; Vợ: Lục Thị T - sinh năm 1969; Con: 02 con, con thứ nhất sinh năm 1991, con thứ hai sinh năm 2010; Bị cáo là con thứ tư, trong gia đình có 06 anh chị, em.

Tiền án, tiền sự: Không có

Bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn: Cấm đi khỏi nơi cư trú - Bị cáo có mặt tại phiên toà.

- Những người làm chứng:

1. Ông Nguyễn Đình Nh - Sinh năm 1956

Trú tại: Thôn N, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

2. Ông Phùng Minh P - Sinh năm 1946

Trú tại: Thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

3. Ông Tạ Quyết T - Sinh năm 1088

Trú tại: Tổ 4, Phường S, thành phố C, tỉnh Cao Bằng;

4. Ông Phùng Văn T - Sinh năm 1960

Trú tại: Thôn Ba L, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

5. Ông Phùng Văn H - Sinh năm 1977

Trú tại: Thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

6. Ông Hoàng Văn T - Sinh năm 1977

Trú tại: Thôn Bản M, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng;

7. Ông Nông Ngọc C - Sinh năm 1971

Trú tại: Khu A2, thị trấn N, huyện H, tỉnh Cao Bằng;

8. Ông Nông Hồng Q - Sinh năm 1975

Trú tại: Tổ 10, Phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng;

9.Ông Nông Văn C - Sinh năm 1985

Trú tại: Thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

10. Ông Đinh Văn Đ - Sinh năm 1998

Trú tại: Thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

11. Ông Nông văn Q - Sinh năm 1970

Trú tại: Thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

12. Ông Mã Quốc B - Sinh năm 1984

Trú tại: Thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng;

13. Ông Nông Văn T - Sinh năm 1957

Trú tại: Thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

14. Ông Hoàng Văn T - Sinh năm 1980

Trú tại: Thôn B, xã Thị N, huyện T, tỉnh Cao Bằng;

15. Ông Hoàng Văn T - Sinh năm 1982

Trú tại: Thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng;

16. Ông Nông V - Sinh năm 1972

Trú tại: Thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Cao Bằng;

17. Ông Mã Quốc C - Sinh năm 1983

Trú tại: Thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng;

18. Ông Ngô Chí B - Sinh năm 1988

Trú tại: Thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng; Những người làm chứng có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng tháng 01 năm 2017 ông Nguyễn Đình Nh gặp Nguyễn Văn B, qua nói chuyện B có hỏi ông Nh có gỗ bán không, ông Nh nói không có, nhưng biết trên K xã T, huyện P có người bán gỗ, Thấy vậy B liền nhờ ông Nh gọi điện thoại hẹn gặp người bán gỗ tại xã H, huyện H, tỉnh Cao Bằng và chở ông Nh sang H ngồi đợi, khoảng 20 phút sau thì Phùng Văn V đi xe Mô tô đến điểm hẹn, cả ba người ngồi uống bia tại quán đối diện UBND xã H, qua nói chuyện B biết V đang chuẩn bị vào Đ sinh sống và muốn bán một số cây gỗ cạnh nhà B đồng ý mua với giá 1.000.000,đ/m3 gỗ. Sau khi thống nhất giá cả, ba người đi về nhà V để xem cây gỗ, số cây gỗ mà V Muốn bán ở cạnh nhà gồm có các loại cây: Vải, Sâu sâu, Xoan hôi, Sấu, Gạo ... Sau khi xem cây B nhất trí mua với giá đã thống nhất. Sau đó V nói vẫn còn cây gỗ muốn bán nếu B mua thì đưa B đi xem luôn. V đưa B lên khu rừng T, Bản C, xã T, Huyện T để xem cây gỗ, vị trí khu rừng T nằm giáp ranh Giữa xóm K, xã T, huyện P và xóm Bản C, xã T, huyện T. Xem cây gỗ, B cùng V về nhà V để thống nhất giá mua và làm các thủ tục giấy tờ mua bán. Qua kiểm tra giấy tờ thì V chỉ có GCNQSD đất Số: W 915590, cấp ngày 20 tháng 9 năm 2004, đứng tên ông Phùng Minh P, đối với lô đất nhà và xung quanh nhà, còn lô đất trên rừng T thì V không có GCNQSD đất cũng không có giấy giao đất, giao rừng, nhưng V khẳng định lô đất rừng là của gia đình V đã canh tác sử dụng và quản lý từ lâu đời, không có tranh chấp nên việc xin cấp phép khai thác sẽ được đồng ý. Thấy vậy B nhất trí mua cả số gỗ trên rừng T và gỗ xung quanh nhà V với giá 1.000.000,đ/m3 và hẹn sẽ quay lại để làm hợp đồng cùng giấy tờ mua bán. Trước khi về, B đưa cho V 3.000.000,đ (Ba triệu đồng) để trả trước tiền mua cây vải cạnh nhà V.

Đến ngày 24 tháng 01 năm 2017 B đến nhà V gặp ông Phùng Minh P là bố đẻ của Phùng Văn V để làm hợp đồng mua bán gỗ vì GCNQSD đất mang tên ông P. Tại nhà V, B là người trực tiếp viết hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà, giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản và đưa cho ông P cùng V ký tên rồi để cho V cầm toàn bộ giấy tờ đến UBND xã T xin xác nhận cấp phép khai thác gỗ.

Lần thứ nhất V đem giấy tờ đến UBND xã T xin ký xác nhận của Chủ tịch xã là Ông Phùng Văn T, nhưng do Kiểm lâm địa bàn là ông Tạ Quyết T chưa đi kiểm tra nên ông T không ký giấy tờ cho V. Sau đó ông T cho ông T đến nhà V kiểm tra số cây gỗ tại K, xã T, T đến kiểm tra và ăn cơm tại nhà V, trước khi T ra về B đưa cho T 200.000,đ (Hai trăm nghìn đồng) tiền xăng xe đi lại. Sau đó V tiếp tục đến UBND xã T gặp ông T lần thứ hai để xin xác nhận giấy tờ mua bán lâm sản. Ông T đã ký vào giấy xác nhận hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà, giấy đề nghị cấp phép khai thác lâm sản và bảng kê lâm sản cho V. Mấy ngày sau V gọi điện thoại cho B nói giấy tờ đã được xác nhận của Chủ tịch UBND xã T và bảo B xuống nhà gặp V, B đến gặp và đưa cho V 17.000.000,đ (Mười bảy triệu đồng) gồm tiền mua cây gỗ xung quanh nhà V và cây gỗ trên rừng T, Bản C thuộc thôn B, xã T. Hai bên thống nhất số tiền này là tiền B tạm ứng trước cho V, sau khi khai thác xong, đo đạc tính khối lượng sẽ thanh toán số tiền còn lại cho V, sau đó V đưa cho B bản hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà đã được xác nhận của UBND xã T còn những giấy tờ khác gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, Bảng kê Lâm sản, V chỉ đưa cho B xem để biết là đã được xác nhận nhưng V không đưa cho B cầm mà để ở nhà Phùng Văn H là anh trai của V.

Ngày 04 tháng 02 năm 2017, dù biết V chưa có đủ các giấy tờ B đã cho người khai thác cây gỗ xung quanh nhà V bằng cách dùng cưa máy để đốn hạ, cưa cắt, B thuê Phùng Văn H và Hoàng Văn T đi đốn hạ, cưa cắt gỗ cho mình và trả tiền công 200.000,đ/ ngày/ người, máy cưa và xăng dầu do B cung cấp. Sau khi đốn hạ được 06 cây xung quanh nhà V gồm các loại cây: Vải, Mạy càng, Xoan hôi, Sâu sâu, Bo, còn 04 cây chưa chặt hạ gồm: Vải, Sấu, Gạo, Trám.

Khi B không có mặt ở tại địa điểm khai thác gỗ Thì B nhờ ông Nông Ngọc C đi giám sát và chỉ đạo thay, theo sự chỉ đạo của B thì cứ cây nào to là chặt hạ, lấy cây có đường kính từ 20 cm trở lên, Sau khi chặt hạ thì cắt thành khúc dài 02m, cây nào thẳng có thể cắt 2,5 m, bản thân B cũng được trực tiếp cầm cưa máy đốn hạ hai cây gỗ gồm: Xoan Nhừ và Mạy chàu tại khu vực rừng T vị trí gần ruộng của V, trong thời gian đốn hạ, cưa cắt cây gỗ B thuê ông Nh đi vần gỗ từ trên rừng xuống khe suối và nhờ ông Nh tìm thuê thêm người vần gỗ, tiền công B Trả 200.000,đ (Hai trăm nghìn đồng)/ ngày/người. Quá trình khai thác gỗ trên rừng T có 13 người tham gia vần bốc gỗ cho B.

Ngày 27 và ngày 28 tháng 02 năm 2017 dù biết kiểm Lâm chưa kiểm tra và đóng búa theo quy định nhưng B bắt đầu cho xe ô tô vào vận chuyển gỗ, B Thuê Nông Hồng Q điều khiển Ô tô BKS: 14M - 3701 vận chuyển gỗ từ B thuộc thôn Bản M, xã T, huyện T tập kết tại khu vực C, xã H, huyện H, việc bốc gỗ lên xe ô tô B thuê máy xúc của doanh nghiệp khai thác khoáng sản H đang thi công tuyến đường tại xã H và thuê người buộc cáp vào thân cây gỗ để máy xúc bốc lên xe ô tô cho Q vận chuyển đi tập kết. Trong hai ngày 27 và ngày 28 tháng 02 năm 2017, B đã vận chuyển được khoảng 07 đến 08 xe gỗ tập kết tại xã H, huyện H khối lượng gỗ là 19,61m3.

Đến ngày 03 tháng 3 năm 2017 UBND xã T, Hạt kiểm lâm huyện T phối hợp với UBND xã T, huyện P tiến hành kiểm tra phát hiện sai phạm nên đã lập biên bản để xử lý.

Qua xác minh tại UBND xã T được biết khu rừng nơi khai thác số lâm sản nói trên thuộc thửa đất số 06, diện tích 705600,0m2, tờ bản đồ số 01, GCNQSD đất: AH 623808 là khu rừng phòng hộ do Uỷ ban nhân dân huyện T cấp cho Cộng đồng thôn Bản M, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng.

Ngày 02 tháng 3 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T đã tiến hành kiểm đếm số gốc cây bị chặt hạ tại khu rừng T, kết quả là 112 cây bị chặt hạ đều là gỗ thông thường từ nhóm IV - VIII. (Có chụp ảnh và sơ đồ kẻm theo).

Ngày 21 tháng 3 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T đã lập biên bản tạm giữ 292 khúc, tấm gỗ tròn thông thường từ nhóm VI - VIII, khối lượng 27,904 m3. Số gỗ này không có người đứng ra nhận. Sau khi kiểm đếm xong Hạt kiểm lâm huyện T đã vận chuyển và tập kết số gỗ trên về Thôm N, Bản C, xã T, huyện T giao lại cho UBND xã T quản lý, đến ngày 17 tháng 5 năm 2017 các cơ quan chức năng đã vận chuyển toàn bộ số gỗ trên về trụ sở Công An huyện T chờ cấp có thẩm quyền sử lý.

Ngày 16 tháng 5 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện T, Viện kiểm sát nhân dân huyện T tiến hành khám nghiệm hiện trường tại khu vực T kết quả: Rừng T, Bản C thuộc thôn Bản M, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng, hiện trường gồm 06 lô rừng được đánh số: 01, 02, 03, 04, 11, 15 lấy từ nguồn bản đồ kiểm kê rừng. Trong đó các lô rừng bị khai thác gồm lô: 01,04,11,15. Các loại gỗ bị khai thác trái phép là gỗ thông thường từ nhóm IV - VIII, Đường kính gốc trung bình từ 20 cm đến 80 cm, dấu vết trên mặt cắt ngang gốc cây là dấu vết của cưa xích (Cưa máy) còn sót lại mùn cưa tại hiện trường, phần lớn các cây đều bị cắt sát gốc (Trơ gốc).

- Tại lô rừng số 15, khoảnh 01, tiểu khu 490, có 15 gốc cây (trơ gốc) được đánh số từ 01 đến 15.

- Tại lô rừng số 04, khoảnh 01, tiểu khu 490, có 04 gốc cây (trơ gốc) được đánh số từ 16 đến 19.

- Tại lô rừng số 11, khoảnh 01, tiểu khu 490, có 11 gốc cây (trơ gốc) được đánh số từ 20 đến 30.

- Tại lô rừng số 01, khoảnh 01, tiểu khu 490, có 82 gốc cây (trơ gốc) được đánh số từ 31 đến 112.

Tổng cộng tại 04 lô rừng bị khai thác trái phép có 112 cây bị chặt hạ trơ gốc. Sau khi các lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, đã vẽ sơ đồ và chụp ảnh.

Ngày 19 tháng 5 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T đã ra quuyết định trưng cầu định giá tài sản số 29, định giá số gỗ gồm 27,904 m3 gỗ tròn thông thường từ nhóm IV - VIII.

Ngày 06 tháng 6 năm 2017 Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện T gửi kết quả định giá tài sản số: 09/KL-HĐĐGTS, kết luận: Tổng giá trị tài sản là: 26.508.800,đ (Hai mươi sáu triệu năm trăm linh tám nghìn tám trăm đồng).

Ngày 08 tháng 6 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra Công An huyện T, Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện T và chính quyền địa phương xã T tiến hành xác định tên loài cây và khối lượng gỗ bị khai thác tại rừng T, Bản C thuộc thôn Bản M, xã T, huyện T. Kết quả xác định tại 04 lô rừng bị khai thác gỗ trái phép có tổng diện tích là 58,58 ha, số cây bị chặt hạ là 112 cây tại các lô rừng 01, 04, 11, 15, khoảnh 01, tiểu khu 490, gồm các loại cây: Muồng Lát, Nhội, Xoan ta, Sâu sâu, Bời lời, Trầu, Sấu, Lòng mang, Lim xẹt, Sữa, Trám, Xoan nhừ, Mạy Chàu, Dẻ, Mạy càng, Sòi tía, Chẹo tía, Bồ đề, Sung, Sao, Trâm, Vông,Thôi ba, Mán đỉa trâu, Hoắc quang lông, Dái ngựa, Còn 16 gốc cây không xác định được tên loài. Qua tính toán khối kượng của 112 cây đã bị chặt hạ là khoảng 58,467m3 (Năm mươi tám phẩy bốn trăm sáu mươi bảy mét khối).

Qua quá trình điều tra xác minh tại UBND xã H, huyện H xác định được: UBND xã H, huyện H phát hiện và thu giữ 19,61 m3 gỗ, ngày 03 tháng 3 năm 2017 tại khu vực Cốc P, xã H, huyện H đây chính là số gỗ được khai thác và vận chuyển từ rừng T, Bản C, xã T, huyện T, Cao Bằng đến tập kết tại đây. Ngày 12 tháng 6 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T đã làm việc với UBND xã H, huyện H để xác minh khối lượng 19,61 m3 gỗ thông thường bị tạm giữ tại UBND xã H, kết quả: Tổng số gỗ có khối lượng 19,61 m3, UBND xã H tạm giữ và tịch thu tại Cốc P, xã H, huyện H vào ngày 03 tháng 3 năm 2017 đã được bán đấu giá sung công quỹ Nhà nước vào ngày 22 tháng 5 năm 2017 theo quy định với tổng số tiền là 20.000.000,đ (Hai mươi triệu đồng) gồm các loại gỗ: Sâu sâu, Dẻ, Xoan Nhừ, Xoan ta.

Ngày 29 tháng 6 năm 2017 Cơ quan cảnh sát điều tra Công An huyện T ra quyết định xử lý vật chứng số 04, xử lý vật chứng 27,904m3 gỗ tròn thông thường từ nhóm IV - VIII bằng hình thức bán đấu giá tài sản sung công quỹ Nhà nước. Kết quả thu được số tiền là 26.708.800,đ (Hai mươi sáu triệu bảy trăm linh tám nghìn tám trăm đồng) .

Tại cơ quan Điều tra và tại phiên toà Phùng Văn V khai nhận: Vào cuối tháng 01 năm 2017 do đang cần tiền để chuyển vào Đ sinh sống nên V muốn bán số cây gỗ xung quanh nhà và số cây gỗ trên rừng T, khi biết B muốn mua Vị đã đồng ý bán cho B với giá 1.000.000,đ /m3. B là người trực tiếp viết giấy tờ gồm hợp đồng mua bán cây gỗ vườn nhà, giấy xin cấp phép khai thác lâm sản, bảng kê lâm sản, còn việc xin xác nhận khai thác của UBND xã T, V sẽ lo, dù đất khu rừng T V không có GCNQSD đất thì V vẫn xin được, vì gia đình V đã canh tác, sử dụng lô rừng T từ lâu không có ai tranh chấp.

Tại Cơ quan điều tra và tại phiên toà Nguyễn Văn B thừa nhận có được thoả thuận mua gỗ bằng hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà với ông V, khi mua gỗ trên rừng T thì B biết khu rừng này V không có GCNQSD đất nhưng vẫn đồng ý mua nếu V xin được xác nhận của chính quyền địa phương xã T, huyện P. Việc khai thác và vận chuyển gỗ sẽ thực hiện theo hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà cụ thể: Số gỗ xung quanh nhà V ông B sẽ lo việc khai thác, sau khi làm thủ tục vận chuyển số gỗ trên gia đình V có trách nhiệm đến chính quyền địa phương làm thủ tục. Riêng phần gỗ ở rừng T ông B nhất trí mua trên xe ô tô gần đường cái với giá 1.000.000,đ (Một triệu đồng)/m3, Vị tự làm thủ tục hợp pháp theo quy định đi xe nào thanh toán đủ xe đó, B tự nộp thuế Tài nguyên. Nếu tạm ứng tiền công B sẽ trừ vào tiền mua theo khối, Gỗ lấy đường kính 25 x 02 m dài, không sâu rỗng. Tuy hợp đồng mua bán cây gỗ là B mua trên xe ô tô, nhưng B lại là người trực tiếp thuê người vào khai thác, vần bốc, vận chuyển gỗ, B cũng không biết là V đã xin cấp phép được hay chưa, chỉ nghe V nói là giấy tờ đã làm xong đang để ở nhà anh Phùng Văn H. Khi việc khai thác gỗ bị phát hiện, đang trong quá trình điều tra, ngày 15 tháng 3 năm 2017 và ngày 21 tháng 3 năm 2017 Nguyễn Văn B đã đến gặp ông T để xin ký hai bàng kê lâm sản và đã được ông T ký xác nhận, sau đó B cho vận chuyển số gỗ vườn nhà Phùng Văn V đi về nhà tại Thành phố C để sử dụng.

Tại phiên toà các bị cáo Phùng Văn V và Nguyễn Văn B đã khai nhận khi thoả thuận mua bán cây gỗ vườn nhà tại K, xã T và cây gỗ trên rừng T, xã T, B đã đưa cho Vị 20.000.000,đ (Hai mươi triệu đồng). Trong đó trả tiền cây vải 3.000.000,đ (Ba triệu đồng), và 7.800.000,đ (Bảy triệu tám trăm nghìn đồng) là tiền trả số gỗ vườn nhà V đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn số tiền 9200.000,đ là tiền trả phần gỗ trên rừng T, Bản C thuộc thôn B, xã T.

Lời khai những người làm chứng đều phù hợp với nội dung vụ án và các tài liệu, chứng cứ mà cơ quan Cảnh sát điều tra Công An huyện T đã thu thập được.

Đối với ông Phùng Văn T Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã T, đã ký xác nhận hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà cho ông Phùng Văn V để cấp phép khai thác lâm sản trái quy định của Nhà nước. Hành vi của ông T là thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra không xử lý về hình sự mà đề nghị xử lý bằng biện pháp hành chính.

Đối với Tạ Quyết T là cán bộ Kiểm lâm huyện P, tỉnh Cao Bằng phụ trách địa bàn xã T, khi đi kiểm tra lâm sản trước khi khai thác đã nhận của Nguyễn Văn B số tiền là 200.000,đ (Hai trăm nghìn đồng), nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra không xử lý về hình sự mà đề nghị xử lý bằng biện pháp hành chính.

Đối với Phùng Minh P đã nhất trí để Phùng Văn V bán số gỗ vườn nhà cho B, còn việc khai thác rừng T, Bản C thuộc thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng ông P không biết về thủ tục. Vì vậy Cơ quan Cảnh sát điều tra Công An huyện T xác định việc làm của ông Phùng Minh P không có dấu hiệu tội phạm.

Từ những hành vi trên các bị cáo Phùng Văn V và Nguyễn Văn B bị Viện kiểm sát nhân dân huyện T thực hành quyền công tố đánh giá tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo và đề cập đến nhân thân trước khi phạm tội về tiền án, tiền sự của các bị cáo, vị đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định như cáo trạng đã truy tố và đề nghị áp dụng khoản 2, khoản 4 Điều 175, Điều 60 , điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 41, Điều 20 của Bộ luật hình sự, Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự. Đồng thời đề nghị xử phạt các bị cáo Phùng

Văn V và Nguyễn Văn B 24 - 36 tháng tù cho hưởng án treo, và đề nghị áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền đối với hành vi, vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng từ 5.000.000,đ (Năm triệu đồng) đến 10.000.000,đ (Mười triệu đồng) và đề nghị truy thu số tiền 9.200.000,đ (Chín triệu hai trăm nghìn đồng) là tiền mua bán gỗ tại khu rừng T, Bản C thuộc thôn B, xã T sung công quỹ Nhà nước.

Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện T, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác không có ai có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về hành vi phạm tội của các bị cáo Phùng Văn V và Nguyễn Văn B:

Khoảng đầu năm 2017, ông Nguyễn Đình Nh giới thiệu nên Nguyễn Văn B biết Phùng Văn V có muốn bán một số cây gỗ cạnh nhà tại K, xã T, huyện P, để có tiền chuyển gia đình vào Đ sinh sống, nên B nhờ ông N gọi điện thoại hẹn gặp V tại H, khi V đến điểm hẹn cả ba người ngồi uống bia và nói chuyện B đồng ý mua với giá 1.000.000,đ/m3 gỗ. Sau khi thống nhất giá cả V, B và ông Nh về nhà của V để xem cây gỗ, số cây gỗ ở cạnh nhà V gồm có các loại cây: Vải, Sâu sâu, Xoan hôi, Sấu, Gạo,... khi xem cây B nhất trí mua với giá đã thống nhất. Sau đó V nói vẫn còn có cây gỗ muốn bán nếu B mua thì đưa B đi xem luôn. V đưa B đến khu rừng T , Bản C thuộc thôn B, xã T, huyện T để xem cây gỗ, xem xong V cùng B về nhà V để thống nhất giá mua và các thủ tục mua bán. Qua kiểm tra giấy tờ gia đình V chỉ có GCNQSD đất số: W 915590 do UBND huyện P cấp ngày 20 tháng 9 năm 2004, đứng tên ông Phùng Minh P đối với đất nhà và xung quanh nhà, còn thửa đất rừng T thì V không có GCNQSD đất cũng như không có giấy giao đất, giao rừng, nhưng V khẳng định lô đất rừng là của gia đình đã sử dụng, canh tác lâu đời, không có ai tranh chấp nên việc xin khai thác sẽ được đồng ý, V nói vậy B nhất trí mua cả số gỗ trên rừng T và số gỗ xung quanh nhà V với giá 1.000.000,đ (Một triệu đồng)/m3, trước khi về nhà B đưa cho V 3.000.000,đ (Ba triệu đồng) tiền mua cây vải cạnh nhà V.

Đến ngày 24 tháng 01 năm 2017 Bính đến nhà V gặp ông Phùng Minh P là bố đẻ của V để làm hợp đồng mua bán gỗ, vì GCNQSD đất đứng tên ông Phùng Minh P. Tại nhà V do V không biết thủ tục quy định về khai thác gỗ nên B là người trực tiếp viết Hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà; Giấy đề nghị cấp phép khai thác; Bảng kê lâm sản đưa cho ông Phắn cùng V ký tên để cho V cầm toàn bộ giấy tờ đến UBND xã T xin xác nhận cấp phép khai thác.

Lần thứ nhất V đem giấy tờ đến UBND xã T xin ký xác nhận của Chủ tịch xã nhưng do Kiểm lâm địa bàn ông Tạ Quyết T chưa đi kiểm tra nên ông T không Ký, sau đó ông T cho ông T đến kiểm tra số cây gỗ tại K, xã T, Khi ông T đã kiểm tra số cây gỗ tại K, xã T, thì V lại tiếp tục đến UBND xã T xin xác nhận giấy tờ mua bán Lâm sản, ông T không kiểm tra kỹ các giấy tờ mà V đưa đã ký xác nhận vào Hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà; Giấy đề nghị cấp phép khai thác;

Bảng kê lâm sản cho V, vài ngày sau V gọi điện thoại cho B nói giấy tờ đã được xác nhận của Chủ tịch UBND xã T. B xuống gặp V và đưa cho Vị 17.000.000,đ (Mười bảy triệu đồng) tiền mua cây gỗ xung quanh nhà tại K, xã T và cây gỗ trên rừng T thuộc thôn B, xã T. Hai bên thống nhất số tiền này là tiền B tám ứng trước cho V, sau khi khai thác xong đo đạc tính khối lượng B sẽ thanh toán số tiền còng lại cho V và V đưa cho B bản hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà đã được xác nhận của Chủ tịch UBND xã T, còn những giấy tờ như Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê Lâm sản V chỉ đưa cho B xem để biết là đã được xác nhận nhưng V không đưa cho B cầm.

Ngày 04 tháng 02 năm 2017 Nguyễn Văn B đã thuê H và T đi đốn hạ, cưa cắt cây và trả tiền công 200.000,đ/ngày/người, xăng dầu, máy cưa do B cung cấp. Sau khi đốn hạ được 06 cây gỗ xung quanh nhà V gồm các loại cây: Vải, Mạy càng, Xoan hôi, Sâu sâu, Bo, còn 04 cây chưa chặt hạ gồm: Vải, Sấu, Gạo, Trám.

Dù biết V chưa đủ giấy tờ xin khai thác rừng T nhưng B đã cho Từ và H chuyển sang đốn hạ, cưa cắt cây trên rừng T theo sự giám sát và chỉ đạo của B, khi B không có mặt thì B nhờ ông Nông Ngọc C đi giám sát và chỉ đạo thay, theo sự chỉ đạo của B cứ cây nào to thì chặt hạ, lấy cây đường kính từ 20 cm trở lên, sau khi chặt hạ thì cắt thành khúc dài 02m, cây nào thẳng có thể cắt 2,5m, bản thân B cũng trực tiếp cầm cưa máy đốn hạ hai cây gỗ: Xoan Nhừ và Mạy Chàu tại khu vực rừng Tát Mật, Trong thời gian đốn hạ, cưa cắt cây gỗ B thuê ông Nh đi vần gỗ trên rừng xuống khe suối và nhờ ông Nh tìm thuê thêm người vần gỗ, tiền công B trả 200.000,đ (Hai trăm nghìn đồng)/ngày/người. Đến ngày 27 và ngày 28 tháng 02 năm 2017 dù Kiểm lâm chưa đóng dấu bú theo quy định, nhưng B vẫn cho xe ô tô vận chuyển gỗ từ rừng T đến tập kết tại C, huyện H được khoảng 07 đến 08 xe ô tô, khối lượng 19,61m3 gỗ.

Ngày 01 tháng 3 năm 2017 UBND xã T, Hạt kiểm lâm huyện Tphối hợp với UBND xã T, huyện P tiến hành kiểm tra phát hiện sai phạm đã lập biên bản để xử lý.

Qua xác minh tại UBND xã T được biết khu rừng nơi khai thác số lâm sản nói trên thuộc thửa đất số 06, diện tích 705600,0m2, tờ bản đồ số 01, GCNQSD đất: AH 623808 là khu rừng phòng hộ do Uỷ ban nhân dân huyện T cấp cho Cộng đồng thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng.

Ngày 02 tháng 3 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T tiến hành kiểm đếm số gốc cây bị chặt hạ tại khu rừng T, kết quả là 112 cây bị chặt hạ đều là nhóm gỗ thông thường từ nhóm IV - VIII.

Ngày 21 tháng 3 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T lập biên bản tạm giữ 292 khúc tấm gỗ tròn thông thường từ nhóm IV - VIII, khối lượng 27,904 m3. Sau khi kiểm tra xong Hạt kiểm lâm huyện Thạch An đã vận chuyển và tập kết về Thôm N, thôn B, xã T và giao lại cho UBND xã T quản lý, đến ngày 15 tháng 5 năm 2017 các cơ quan chức năng đã vận chuyển toàn bộ số gỗ trên về trụ sở Công An huyện T chờ cấp có thẩm quyền giải quyết.

Ngày 19 tháng 5 năm 2017 Hạt kiểm lâm huyện T đã ra quyết định trưng cầu định giá tài sản số: 29, định giá số gỗ gồm 27,904 m3 gỗ thông thường từ nhóm IV - nhóm VIII.

Ngày 06 tháng 6 năm 2017 Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện T đã có kết luận định giá tài sản số: 09/KL-HĐĐGTS, kết luận: Tổng giá trị tài sản là 26.508.800,đ (Hai mươi sáu triệu năm trăm linh tám nghìn tám trăm đồng).

Ngày 08 tháng 6 năm 2017 Hạt kiểm lâm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công An huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện T và Chính quyền xã T, huyện T xác định tên loại cây và khối lượng gỗ bị khai thác tại rừng T, xã T, huyện T tại 04 lô rừng bị khai thác gỗ trái phép số cây bị chặt hạ là 112 cây, gồm các loại cây: Muồng, Lát, Nhội, Xoan ta, Sâu sâu, Bì lời, Trầu, Sấu, Lòng mang, Lim xẹt, Sữa, Trám, Xoan nhừ, Mạy chàu, Dẻ, Mạy càng, Sòi tía, Chẹo tía, Bồ đề, Sung, Gạo, Trầm vông, Thôi ba, Mán đỉa, trâu, Hoắc quanglông, Dái ngựa, còn 16 gốc cây không xác định được tên loài, khối lượng của 112 cây đã bị chặt hạ là khoảng 58,467, m3.

Qua điều tra, xác minh tại UBND xã H, huyện H xác định khối lượng 19,61 m3 gỗ thông thường đã bị UBND xã H tạm giữ và tịch thu tại Cốc P, xã H, huyện H ngày 03 tháng 3 năm 2017 chính là số gỗ được khai thác và vận chuyển từ rừng T, Bản C, xã T, huyện T, toàn bộ số gỗ 19,61 m3 gỗ trên đã được bán đấu giá sung công quỹ Nhà nước ngày 22 tháng 5 năm 2017 theo quy định với giá 20.000.000,đ (Hai mươi triệu đồng) gồm các loại gỗ: Sâu sâu, Dẻ, Xoan nhừ, Xoan ta.

Ngày 29 tháng 6 năm 2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện T ra quyết định số 04 xử lý vật chứng là 27,904 m3 gỗ tròn thông thường từ nhóm IV - nhóm VIII, bằng hình thức bán đấu giá tài sản sung công quỹ nhà nước với số tiền là 26.708.800,đ (Hai mươi sáu triệu bảy trăm linh tám nghìn tám trăm đồng).

Đối với toàn bộ số gỗ khai thác trái phép tại khu rừng T, Bản C thuộc thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng, cơ quan chức năng đã bán đấu giá sung công quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật với tổng số tiền là: 46.708.800,đ (Bốn mươi sáu triệu bảy trăm linh tám nghìn tám trăm đồng).

Đối với 02 xe gỗ có 7,8 m3 gỗ mà bị cáo B đã chuyển về thành phố C để sử dụng là gỗ vườn nhà của gia đình V tại Khau C, xã T, huyện Ph, tỉnh Cao Bằng là đã có GCNQSD đất số: W 915590, do UBND xã Tiên Thành cấp ngày 20 tháng 9 năm 2004, đứng tên ông Phùng Văn P. Do vậy Hội đồng xét xử không đặt vấn đề xem xét.

Như vậy, hành vi của các bị cáo Phùng Văn V và Nguyễn Văn B đã đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng" được quy định tại khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự. Cáo trạng số 03/CTr-VKS ngày 22/01/2018 của VKSND huyện T tỉnh Cao Bằng truy tố các bị cáo về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng" là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

[3] Xét tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của các bị cáo:

Đối với Phùng Văn V là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có nhận thức nhất định về pháp luật, có sự hiểu biết xã hội nhưng do muốn có tiền để chuyển gia đình vào Đ sinh sống nên đã bán gỗ trên rừng T, Bản C, xã T cho Nguyễn Văn B, mặc dù gia đình V không có quyết định giao đất, giao rừng hay GCNQSD đất về khu rừng T, nhưng V nói với B là khu rừng T gia đình Vị đã quản lý, sử dụng lâu đời không có ai tranh chấp nên V và B đã làm hợp đồng mua bán gỗ và xin cấp giấy phép khai thác gỗ. Đối với Nguyễn Văn B cũng là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có hiểu biết về pháp luật, là người đã từng kinh doanh trong lĩnh vực chế biến lâm sản, nắm được trình tự thủ tục cấp phép khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật, tuy nhiên khi biết V không có GCNQSD đất tại khu rừng T và V chưa có có đầy đủ các giấy tờ thủ tục xin khai thác khu rừng T nhưng B vẫn nhất trí mua và trực tiếp thuê người vào khai thác, vận chuyển gỗ từ rừng T, xã T, huyện T sang Cốc P, xã H, huyện H. Như vậy Hội đồng xét xử đã đủ căn cứ kết luận các bị cáo đã phạm vào "Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng".

Xét về nhân thân bị cáo Phùng Văn V: Không có tiền án, tiền sự, có nhân thân tốt, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải đối với hành vi phạm tội do mình gây ra, đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

Ngoài ra bị cáo còn có 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự đó là:

Bị cáo có Bố là ông Phùng Minh P được Chủ tịch nước tặng Huân chương kháng chiến hạng ba và có mẹ là bà Vi Thị T được Chủ tịch nước tặng Huy chương kháng chiến hạng nhì.

Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: không có.

Xét về nhân thân bị cáo Ngyễn Văn B: Không có tiền án, tiền sự, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải đối với hành vi phạm tội do mình gây ra, đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

Ngoài ra bị cáo còn có 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự đó là:

Bị cáo có Bố là ông Nguyễn Văn H được Nhà nước tặng thưởng huy chương chiến thắng hạng hai

Bị cáo là người có nhân thân tốt, được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn học.

Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: không có.

Vậy khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử sẽ cân nhắc xem xét.

Xét về nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự Hội đồng xét xử xét thấy các bị cáo Phùng Văn V và Nguyễn Văn B là người có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng. Nên không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi ngoài xã hội, mà chỉ cần giao các bị cáo cho chính quyền địa phương nơi các bị cáo cư trú để giám sát, giáo dục cũng đủ để răn đe, giáo dục các bị cáo trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Đối với số tiền mà B đã đưa cho Vị 20.000.000,đ (Hai mươi triệu đồng). Trong đó trả tiền cây vải 3.000.000,đ (Ba triệu đồng), tiền đặt cọc để trả tiền cây gỗ vườn nhà tại K, xã T và tiền cây gỗ rừng T, Bản C, thuộc B, xã T là 17.000.000,đ (Mười bảy triệu đồng), đối với số tiền 17.000.000,đ có 7.800.000,đ (Bảy triệu tám trăm nghìn đồng) là tiền trả số gỗ vườn nhà V đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hội đồng xét xử không đặt vấn đề xem xét.

Còn số tiền 9200.000,đ là tiền B trả phần gỗ khai thác trái phép trên rừng T, Bản C thuộc thôn B, xã T cho V, số tiền này cần phải truy thu sung công quỹ Nhà nước.

Ngoài ra các bị cáo còn phải chấp hành hình phạt bổ sung mỗi bị cáo 5.000.000,đ (Năm triệu đồng) sung công quỹ Nhà nước.

[4] Tại phiên tòa Kiểm sát viên luận tội và đề nghị áp dụng các điều luật, mức hình phạt đối với bị cáo là có căn cứ pháp luật.

[5] Phần tranh luận các bị cáo không có tranh luận gì thêm.

[6] Phần nói lời sau cùng: Các bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, sớm trở về với gia đình và cộng đồng.

Đối với ông Phùng Văn T Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã T, đã ký xác nhận hợp đồng mua bán gỗ vườn nhà cho ông Phùng Văn V để cấp phép khai thác lâm sản trái quy định của Nhà nước. Hành vi của ông T là thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra không xử lý về hình sự mà đề nghị xử lý bằng biện pháp hành chính.

Đối với Tạ Quyết T là cán bộ Kiểm lâm là cán bộ Kiểm lâm huyện P, tỉnh Cao Bằng phụ trách địa bàn xã T, khi đi kiểm tra lâm sản trước khi khai thác đã nhận của Nguyễn Văn B số tiền là 200.000,đ (Hai trăm nghìn đồng), nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra không xử lý về hình sự mà đề nghị xử lý bằng biện pháp hành chính.

Đối với Phùng Minh P đã nhất trí để Phùng Văn V bán số gỗ vườn nhà cho B, còn việc khai thác rừng T, Bản C thuộc thôn B, xã T, huyện T, tỉnh Cao Bằng ông P không biết về thủ tục. Vì vậy Cơ quan Cảnh sát điều tra Công An huyện T xác định việc làm của ông Phùng Minh P không có dấu hiệu tội phạm.

Nên Hội đồng xét xử không đặt vấn đề xem xét.

[7] Về vật chứng: Không có

[8] Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ khoản 2,3 Điều 175, Điều 60 và điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, điêù 41 của Bộ luật hình sự 1999, Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Tuyên bố:

Bị cáo Phùng Văn V - phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Xử phạt: bị cáo Phùng Văn Vị 02 (hai) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Phùng Văn V cho Uỷ ban nhân dân xã I, huyện E, tỉnh Đ quản lý, giám sát giáo dục.

Bị cáo Nguyễn Văn B - phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Xử phạt: bị cáo Nguyễn Văn B 02 (hai) năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Nguyễn Văn B cho Uỷ ban nhân dân phường N, thành phố C, tỉnh Cao Bằng quản lý, giám sát giáo dục.

Truy thu đối với bị cáo Phùng Văn V số tiền 9.200.000,đ (Chín triệu hai trăm nghìn đồng) sung công qũy Nhà nước.

Ngoài ra các bị cáo còn phải chấp hành hình phạt bổ sung:

Đối với bị cáo Phùng Văn V là 5.000.000,đ (Năm triệu đồng) sung công quỹ Nhà nước.

Đối với bị cáo Nguyễn Văn B là 5.000.000,đ (Năm triệu đồng) sung công quỹ Nhà nước.

2. Về vật chứng: Không có

3. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Điều 21, Điều 23 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Buộc bị cáo Phùng Văn V phải chịu 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm sung công quỹ Nhà nước.

Buộc bị cáo Nguyễn Văn B phải chịu 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm sung công quỹ Nhà nước.

"Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự".

Án xử sơ thẩm công khai có mặt các bị cáo. Các bị cáo có quyền kháng cáo Bản án hình sự sơ thẩm trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

422
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 04/2018/HSST ngày 23/03/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

Số hiệu:04/2018/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Thạch An - Cao Bằng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 23/03/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về