Bản án 01/2020/LĐ-PT ngày 13/01/2020 về tranh chấp đòi tiền trợ cấp thôi việc

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

BẢN ÁN 01/2020/LĐ-PT NGÀY 13/01/2020 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI TIỀN TRỢ CẤP THÔI VIỆC

Trong các ngày 09 và ngày 13 tháng 01 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 04/2019/TLPT-LĐ ngày 12 tháng 12 năm 2019 về tranh chấp “Đòi tiền trợ cấp thôi việc”.

Do Bản án lao động sơ thẩm số 01/2019/LĐ-ST ngày 21/08/2019 của Toà án nhân dân thành phố M, tỉnh Tiền Giang bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 408/2019/QĐ-PT ngày 16 tháng 12 năm 2019 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị Bích S, sinh năm 1978 (có mặt);

Đa chỉ: Đường L, Khu phố M, Phường T, thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

- Bị đơn: Hp tác xã C;

Đa chỉ: Cụm Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp T, Phường C, thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

Người đại diện theo pháp luật: Bà Đặng Ngọc D, sinh năm: 1962 – Chức vụ: Chủ nhiệm (có mặt);

Đa chỉ: Đường B, Phường M, thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Cổ phần Dệt len P;

Đa chỉ: Cụm Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp T, Phường C, thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Tạ Phạm Phi C – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Ni đại diện theo ủy quyền: Bà Đặng Ngọc D, sinh năm: 1962 (có mặt); (Theo văn bản ủy quyền ngày 27/6/2019);

Đa chỉ: Đường B, Phường M, thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

- Người kháng cáo: Nguyên đơn chị Nguyễn Thị Bích S.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo án sơ thẩm; Nguyên đơn chị Nguyễn Thị Bích S trình bày:

Chị bắt đầu làm việc tại Hợp tác xã C từ tháng 6/1999; đến tháng 02/2009 thì Hợp tác xã C ngưng không hoạt động, chị chuyển qua làm tại Công ty P mà không có Quyết định thôi việc của Hợp tác xã C. Chị làm tại Công ty P từ tháng 3/2009 đến tháng 8/2013 thì chị nghỉ việc luôn. Chị không nhớ có ký Hợp đồng lao động với Hợp tác xã C hay không, cũng không nhớ mức lương là bao nhiêu nên chị lấy theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm 2009 đến năm 2013 chị làm tại Công ty P, khi nghỉ việc thì Công ty P đã thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp xong, chỉ còn giai đoạn từ tháng 6/1999 đến tháng 8/2009 thì chị chưa được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc. Chị làm việc tại Hợp tác xã C từ tháng 6/1999 đến tháng 02/2009 là 08 năm 11 tháng. Mức lương của chị tại tháng 02/2009 là 931.500 đồng.

Nay chị yêu cầu Hợp tác xã C trợ cấp thôi việc 4,5 tháng (từ năm 1999- 2009) với mức lương 5.103.800 đồng x 4,5 tháng = 22.967.400 đồng và yêu cầu tính lãi 10%/năm (từ ngày 01/10/2013 đến ngày 01/6/2019 là 68 tháng với số tiền là 13.014.860 đồng, tổng số tiền chị yêu cầu 35.982.260 đồng (vì lúc chị nghỉ việc năm 2013 mức lương 5.103.800 đồng).

Người đại diện theo pháp luật của bị đơn Hợp tác xã C – bà Đặng Ngọc D trình bày:

Hợp tác xã C có ký Hợp đồng lao động với chị Nguyễn Thị Bích S từ tháng 6/1999; đến tháng 02/2009, Hợp tác xã C gặp khó khăn nên ngưng hoạt động, chấm dứt Hợp đồng lao động với chị S. Thời điểm tháng 02/2009, lương của chị S là 931.600 đồng. Khi Hợp tác xã C ngưng hoạt động, chấm dứt Hợp đồng lao động với chị S thì chưa thanh toán chế độ trợ cấp thôi việc cho chị S vì Hợp tác xã quá khó khăn nên không chi trả được trợ cấp thôi việc. Sau khi những người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động với Hợp tác xã C thì chuyển qua làm tại Công ty P từ năm 2009 đến năm 2013.

Năm 2014, Công ty P ngưng sản suất hàng dệt len, cho Hợp tác xã C thuê nhà xưởng và máy móc của Công ty P thì Hợp tác xã C hoạt động lại. Hợp tác xã C ký Hợp đồng lao động mới với người lao động.

Năm 2017, Hợp tác xã C bán được tài sản đã thanh toán các khoản nợ vay Ngân hàng, thuế Nhà nước xong. Còn dư khoản tiền thì Hợp tác xã C xin ý kiến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang để Hợp tác xã C chi hỗ trợ trợ cấp thôi việc cho người lao động trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2009.

Cách tính là 4,5 tháng lương với mức lương trung bình của 06 tháng lương liền kề của người lao động từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009:

- Tiền lương 4 tháng năm 2008 là 729.000 đồng/tháng, tiền lương 2 tháng năm 2009 là 931.500 đồng/tháng: (729.000 đồng/tháng x 4 tháng + 931.500 đồng/tháng x 2 tháng) : 6 = 796.500 đồng.

- Số tiền hỗ trợ cho người lao động: 796.500 đồng/tháng x 4,5 tháng = 3.584.250 đồng, tính thêm lãi suất 6%/năm, lãi nhập vốn 10 năm được tổng số tiền là 6.418.846 đồng (trong đó tiền trợ cấp 3.584.250 đồng, tiền lãi 2.834.596 đồng).

Nay bà không đồng ý với yêu cầu của chị S vì từ năm 2009 đến tháng 8/2013 thì Công ty P đã hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động. Hợp tác xã C chỉ đồng ý chi hỗ trợ trợ cấp thôi việc cho chị S 4,5 tháng x 796.500 đồng = 3.584.250 đồng và tiền lãi suất 6%/năm, lãi nhập vốn 10 năm 2.834.596 đồng, tổng cộng số tiền là 6.418.846 đồng.

Người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Cổ phần Dệt len P – bà Đặng Ngọc D trình bày:

Công ty P thống nhất với lời trình bày của Hợp tác xã C vì Công ty P đã thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động xong, chỉ còn Hợp tác xã C chưa thanh toán tiền trợ cấp thôi việc giai đoạn từ tháng 6/1999 – tháng 02/2009. Nay Hợp tác xã C tự nguyện chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là đúng quy định của pháp luật.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/LĐ-ST ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố M, tỉnh Tiền Giang đã áp dụng điểm b khoản 1 Điều 32, điểm c khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 48, Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012; Điều 157 Bộ luật Dân sựđiểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NQ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 148/2018/NQ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015; xử:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị Bích S. Ghi nhận Hợp tác xã C chi trợ cấp thôi việc cho chị Nguyễn Thị Bích S số tiền 6.418.846 đồng, khi án có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, nghĩa vụ chậm thi hành án và quyền kháng cáo của đương sự.

Ngày 26/8/2019, nguyên đơn chị Nguyễn Thị Bích S có đơn kháng cáo với nội dung: Buộc Hợp tác xã C trả cho chị một lần khi án có hiệu lực pháp luật các khoản sau đây:

- Trợ cấp thôi việc cho chị bằng 4,5 tháng lương là 22.967.400 đồng;

- Trả tiền lãi số tiền chậm trả trợ cấp thôi việc theo lãi suất 10%/năm đến khi xét xử, tạm tính từ ngày 01/10/2013 đến ngày khởi kiện là 01/6/2019 là 68 tháng với số tiền 13.014.860 đồng;

Tng cộng phải trả số tiền tính tròn là 35.982.000 (ba mươi lăm triệu chín trăm tám mươi hai nghìn) đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm;

Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang: Về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; người tham gia tố tụng chấp hành đúng quy định của pháp luật. Về nội dung: Chị S thực tế làm việc tại Hợp tác xã C từ tháng 6/1999 đến hết tháng 02/2009, tháng 3/2009 thì ký Hợp đồng lao động với Công ty Cổ phần Dệt len P. Căn cứ vào mức lương của chị S 06 tháng trước khi nghỉ việc là 796.500 đồng nên Hợp tác xã C tự nguyện chi trả trợ cấp thôi việc cho chị S số tiền 6.418.846 đồng là đúng pháp luật. Do đó, kháng cáo của chị S không có cơ sở chấp nhận, bởi lẽ chị S đã nghỉ việc tại Hợp tác xã C từ tháng 2/2009, nhưng yêu cầu căn cứ mức lương thời điểm tháng 8/2013 làm cơ sở tính trợ cấp thôi việc là không có cơ sở. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, lời trình bày của các đương sự và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp đòi tiền trợ cấp thôi việc là có căn cứ, đúng pháp luật.

[2] Về nội dung: Căn cứ tài liệu thu thập có trong hồ sơ và lời trình bày của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm thì nguyên đơn và bị đơn cùng trình bày thống nhất như sau: Tháng 06/1999 đến tháng 02/2009, chị S làm việc cho Hợp tác xã C, không nhớ rõ có ký Hợp đồng lao động hay không; mức lương của chị S thời điểm tháng 02/2009 là 931.500 đồng/tháng; thời gian làm việc là 08 năm 11 tháng. Tháng 03/2009, chị S chuyển sang làm việc cho Công ty Cổ phần Dệt len P, đến tháng 08/2013 thì nghỉ việc. Sau khi chị S nghỉ việc, Công ty Cổ phần Dệt len P đã thanh toán tiền trợ cấp thôi việc trong thời gian chị làm việc tại Công ty (từ tháng 3/2009 đến tháng 8/2013) xong; riêng thời gian chị S làm việc tại Hợp tác xã C (từ tháng 6/1999 đến tháng 3/2009) thì chưa được trả tiền trợ cấp thôi việc. Nay chị S yêu cầu Hợp tác xã C phải trả tiền trợ cấp thôi việc là 4,5 tháng lương x 5.103.800 đồng/tháng và tính lãi chậm trả 10%/năm. Hợp tác xã C cũng đồng ý trả tiền trợ cấp thôi việc cho chị S 4,5 tháng lương nhưng tính theo mức lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc vào tháng 02/2009 và lãi suất 6%/năm nên phát sinh tranh chấp. Như vậy, các bên chỉ tranh chấp với nhau về mức tiền lương để tính trợ cấp thôi việc và lãi suất chậm trả. Hai bên thống nhất thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là 4,5 tháng.

[3] Xét yêu cầu kháng cáo của chị S, Hội đồng xét xử thấy rằng:

[3.1] Trước hết, đối với mức lương bình quân để tính trợ cấp thôi việc: Căn cứ khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động năm 1994: “1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”.

Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và tiền lương quy định:

Điều 15. Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)”.

Đối chiếu với quy định trên, chị S thôi việc tại Hợp tác xã C từ tháng 02/2009 nên tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cho chị S là lương bình quân của 06 tháng bao gồm: tháng 02/2009, tháng 01/2009, tháng 12/2008, tháng 11/2008, tháng 10/2008, tháng 9/2008. Mặc dù các đương sự không cung cấp được Hợp đồng lao động vào các thời điểm trên, nhưng các đương sự cùng thừa nhận lương của chị S vào tháng 02/2009 là 931.500 đồng/tháng, phù hợp với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cùng thời điểm ghi trong Sổ bảo hiểm xã hội có trong hồ sơ. Căn cứ vào số tiền lương theo Sổ bảo hiểm xã hội của chị S thì xác định như sau: 931.500 đồng (lương tháng 02/2009) + 931.500 đồng (lương tháng 01/2009) + 729.000 đồng (lương tháng 12/2008) + 729.000 đồng (lương tháng 11/2008) + 729.000 đồng (lương tháng 10/2008) + 729.000 đồng (lương tháng 09/2008) = 4.779.000 đồng : 6 tháng = 796.500 đồng. Xét nội dung bản án sơ thẩm đã tính mức lương bình của chị S là 796.500 đồng là đúng pháp luật. Chị S cho rằng mức lương bình quân để tính trợ cấp thôi việc cho chị là lương bình quân của 06 tháng liền kề tại thời điểm năm 2012 và năm 2013 là không phù hợp. Bởi lẽ thời gian chị S nghỉ việc tại Hợp tác xã C là tháng 02/2009, sau đó chuyển sang làm việc tại Công ty Dệt len Phương Nam, thời gian làm việc tại Công ty Dệt len Phương Nam thì chị S đã được tính trợ cấp thôi việc xong.

[3.2] Đối với phần lãi phát sinh do chậm trả tiền trợ cấp thôi việc: Chị S yêu cầu tính theo mức lãi suất 10%/năm. Hợp tác xã C tự nguyện tính 6%/năm. Xét thấy, căn cứ vào Biên bản họp người lao động (bút lục 102) có sự tham dự của đại diện Liên đoàn Lao động thành phố M, Chủ tịch Công đoàn Hợp tác xã C, Lãnh đạo Hợp tác xã C và 40 người lao động của Hợp tác xã cùng thỏa thuận thống nhất phần trả lãi phát sinh do chậm trả tiền trợ cấp thôi việc với mức lãi suất 6%/năm. Cho nên, Tòa án sơ thẩm đã tính mức lãi suất 6%/năm để trả cho chị S là phù hợp.

Từ những căn cứ nhận định như trên, xét yêu cầu kháng cáo của chị S là không có cơ sở, không được Hội đồng xét xử chấp nhận và giữ nguyên bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[4] Xét lời đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[5] Về án phí phúc thẩm: Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 42 của Bộ luật Lao động năm 1994;

Căn cứ Điều 357 của Bộ luật Dân sự;

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Xử:

1. Không chấp nhận kháng cáo của chị Nguyễn Thị Bích S, giữ nguyên Bản án sơ thẩm số số 01/2019/LĐ-ST ngày 21/8/2019 của Tòa án nhân dân thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị Bích S.

Ghi nhận Hợp tác xã C chi trả trợ cấp thôi việc cho chị Nguyễn Thị Bích S số tiền 6.418.846 đồng, khi án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày nguyên đơn có yêu cầu thi hành án, nếu bị đơn chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải chịu thêm tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự tương ứng số tiền và thời gian chậm thi hành án.

3. Về án phí:

- Chị Nguyễn Thị Bích S không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm.

- Hợp tác xã C phải chịu 320.942 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Án tuyên công khai lúc 07 giờ 40 phút, ngày 13 tháng 01 năm 2020.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

832
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 01/2020/LĐ-PT ngày 13/01/2020 về tranh chấp đòi tiền trợ cấp thôi việc

Số hiệu:01/2020/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tiền Giang
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành: 13/01/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về