Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn nội dung Quản lý chất lượng công trình xây dựng Điều kiện năng lực tổ chức cá nhân hoạt động xây dựng

Số hiệu: 12/2005/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Văn Liên
Ngày ban hành: 15/07/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 12/2005/TT-BXD

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2005

 

THÔNG TƯ

SỐ 12/2005/TT-BXD CỦA BỘ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 36/2003/ NĐ-CP, ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16
/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định 16/2005/NĐ-CP );
Căn cứ Nghị định số 209
/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 209/2004/NĐ- CP );
Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng như sau:

I . VỀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 37 CỦA NGHỊ ĐỊNH 209/2004/NĐ-CP

1. Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng;

1.2. Hướng dẫn các địa phương, Bộ, ngành và các tổ chức, cá nhân thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

1.3. Kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các địa phương. Kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các các Bộ, Ngành, các tổ chức, cá nhân theo các qui định của pháp luật. Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng;

1.4. Hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý chất lượng

công trình xây dựng trong phạm vi cả nước.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện trách nhiệm trên.

2. Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành bao gồm : Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm:

2.1. Ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành do Bộ quản lý trên phạm vi cả nước;

2.2. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành và kiến nghị xử lý khi phát hiện các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành;

2.3. Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành gửi Bộ Xây dựng.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Sở Xây dựng giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành.

Sở Xây dựng và các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm như sau:

3.1. Sở Xây dựng:

a) Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;

b) Hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

c) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này;

d) Phối hợp với Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi kiểm tra công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

đ) Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng về nghiệp vụ giải quyết sự cố đối với các công trình xây dựng trên địa bàn; báo cáo Bộ Xây dựng kết quả giải quyết sự cố của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng;

e) Báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;

g) Giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ 6 tháng, 1 năm.

3.2. Đối với các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành bao gồm Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải (hoặc Sở Giao thông Công chính) có trách nhiệm:

a) Thực hiện các công việc nêu tại các điểm a, c và e khoản 3.1 mục này đối với công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

b) Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các công việc nêu tại các điểm c, đ khoản 3.1 mục này đối với công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

c) Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn gửi Sở Xây dựng.

II. VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả dự án đầu tư xây dựng của mình được quy định tại các chương III, IV,V của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP .

1. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được quy định tại chương III của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

1.1. Chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và nhiệm vụ khảo sát xây dựng bổ sung được lập theo quy định tại các Điều 6,7,9 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Trước khi phê duyệt, khi cần thiết chủ đầu tư có thể thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực về khảo sát xây dựng thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

1.2. Chủ đầu tư cử người có chuyên môn phù hợp để giám sát công tác khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP . Trường hợp không có người có chuyên môn phù hợp thì thuê người có chuyên môn phù hợp thực hiện việc giám sát.

1.3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP và mời các chuyên gia, tổ chức chuyên môn tham gia khi cần thiết.

2. Về quản lý chất lượng thiết kế được quy định tại chương IV của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

2.1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình đã nêu tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và tại điểm a khoản 1 các Điều 13,14 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Nhiệm vụ thiết kế phải nêu rõ các yêu cầu và điều kiện để nhà thầu thiết kế thực hiện. Tại các bước thiết kế, nhiệm vụ thiết kế có thể được bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả cho dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.2. Nhiệm vụ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt là căn cứ để nhà thầu thiết kế thực hiện. Trước khi phê duyệt, chủ đầu tư mời chuyên gia góp ý nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết. Chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư sau khi phê duyệt nhiệm vụ thiết kế.

Đối với công trình phải thi tuyển thiết kế kiến trúc thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập nhiệm vụ thiết kế để người quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định tại các điểm b, c khoản 1 mục II Thông tư số 05/2005/TT-BXD ngày 12/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng .

2.3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án đầu tư xây dựng, cấp công trình và hình thức thực hiện hợp đồng khi chủ đầu tư ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát và khớp nối toàn bộ thiết kế hoặc có thể giao cho tổng thầu thiết kế thực hiện nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, xử lý kịp thời các phát sinh đảm bảo hiệu quả của dự án .

2.4. Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán được lập theo mẫu Phụ lục 1A , Phụ lục 1B và Phụ lục 1C của Thông tư này.

Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt. Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế phải có đủ điều kiện năng lực thiết kế đối với loại và cấp với công trình nhận thẩm tra. Người chủ trì thẩm tra thiết kế phải có điều kiện năng lực như của người chủ trì thiết kế công trình mà chủ đầu tư yêu cầu thẩm tra thiết kế.

2.5. Chủ đầu tư phải xác lập tính pháp lý của sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công thông qua việc xác nhận bằng chữ ký và dấu xác nhận đã phê duyệt của chủ

đầu tư theo mẫu Phụ lục 1D vào bản vẽ thiết kế.

3. Về quản lý chất lượng thi công xây dựng được quy định tại chương V của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

3.1. Chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo quyết định của nguời quyết định đầu tư theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Ban quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với tổ chức tư vấn quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều 56 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và tổ chức tư vấn quản lý dự án được quy định tại các Điều 36, 37 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP.

Đối với các công trình sửa chữa hoặc xây dựng mới có quy mô nhỏ, đơn giản có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án nhưng phải được sự chấp thuận của người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư phải cử người quản lý dự án và thuê các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng để giúp thực hiện.

3.2. Chủ đầu tư tự tổ chức giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP.

Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định thì chủ đầu tư giao cho Tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP.

Trường hợp Tổ chức tư vấn quản lý dự án không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng.

Chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc công tác giám sát thi công xây dựng do Ban quản lý dự án, Tổ chức tư vấn quản lý dự án và nhà thầu giám sát thi công xây dựng thực hiện.

3.3. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Báo cáo theo mẫu tại phụ lục 4 của Thông tư này định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng công trình gửi Sở Xây dựng.

3.4. Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình.

Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng; trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình . Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP có các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện; mô tả vắn tắt ph­ương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất l­ượng thi công xây dựng.

3.5. Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP gồm: danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.

3.6. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng nghiệm thu nội bộ các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, các hạng mục công trình và công trình trước khi nhà thầu thi công xây dựng phát hành phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu với các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu như sau:

- Đội trưởng;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp;

- Tổ trưởng tổ công nhân trực tiếp thi công;

- Đại diện nhà thầu thi công công việc, giai đoạn thi công xây dựng tiếp nhận để tiếp tục thi công ( nếu có)

- Đại diện Tổ quản lý chất lượng giúp Chỉ huy trưởng công trường;

- Đại diện của Phòng kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng.

3.7. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, các hạng mục công trình và công trình xây dựng theo quy định tại các Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

Đối với các công việc xây dựng khó khắc phục khiếm khuyết khi triển khai các

công việc tiếp theo như công tác thi công phần ngầm, phần khuất các hạng mục công trình chịu lực quan trọng thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế cùng tham gia nghiệm thu.

Khi tổ chức nghiệm thu hoàn thànhhạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mời đại diện chủ quản lý sử dụng hoặc

chủ sở hữu công trình tham dự nghiệm thu.

3.8. Chủ đầu tư tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, chủ sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định.

III. VỀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH PHÁ DỠ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 86 CỦA LUẬT XÂY DỰNG

1. Thẩm quyền quyết định phá dỡ

Việc phá dỡ các công trình được quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật Xây dựng được thực hiện theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tuỳ theo quy mô công trình.Trường hợp chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng công trình không chấp hành thì bị cưỡng chế phá dỡ và chịu mọi chi phí cho công tác phá dỡ.

2. Lập, phê duyệt giải pháp phá dỡ công trình xây dựng

Sau khi có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 1 mục này, người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải lập và phê duyệt giải pháp phá dỡ. Khi có hộ liền kề hoặc không liền kề nhưng việc phá dỡ có thể ảnh hưởng đến công trình lân cận thì giải pháp phá dỡ phải có sự thỏa thuận của chủ hộ liền kề và của chủ các công trình lân cận.

Tùy theo quy mô và tính chất của công trình cần phá dỡ, trong trường hợp cần thiết người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình cần lấy ý kiến của các chuyên gia về giải pháp phá dỡ trước khi phê duyệt.

IV. VỀ ĐIỀU KIỆN CHUYỂN HẠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ XẾP HẠNG VÀ TỔ CHỨC MỚI THÀNH LẬP QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG V CỦA NGHỊ ĐỊNH 16/2005/NĐ-CP

1. Đối với tổ chức quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 dự án thuộc loại chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.

2. Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng cùng loại của công trình cấp III.

3. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại.

4. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công công trình cấp III cùng loại.

5. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng CP và các Phó TTg CP
- Văn phòng Chính phủ
- Ban Kinh tế Trung ương
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao
- Sở Xây dựng, Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Các Tổng công ty nhà nước
- Các đơn vị trực thuộc Bộ
- Công báo
- Lưu VP, Vụ PC, CGĐNN

K/T. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 
Nguyễn Văn Liên

 

PHỤ LỤC 1
( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 )

Chủ đầu tư (tên tổ chức, cá nhân)

Số :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

.........., ngày......... tháng......... năm.........

 

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH .......................................................................................................

( Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư)

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ...................................................................;

- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình .......................................... số ....... ngày ...................... của ..................................................................................................................;

- Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do ......... ( tên nhà thầu khảo sát xây dựng ) lập;

- Căn cứ thiết kế cơ sở do ................................ ( tên nhà thầu thiết kế ) lập đã được phê duyệt cùng dự án;

- Căn cứ kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật của.............( tên đơn vị chức năng của chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định ) và thiết kế kỹ thuật đã được hoàn chỉnh theo kết quả thẩm định

- Các căn cứ khác (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình .................. do ...................... ( tên nhà thầu thiết kế ) lập với các nội dung chủ yếu sau:

1. Công trình ...................................................................................................................................

thuộc loại công trình .................................................................................. cấp .......................

2. Thuộc dự án đầu tư .....................................................................................................................

3. Có tổng dự toán xây dựng công trình là: ………………………………………………

4. Địa điểm xây dựng .....................................................................................................................

5. Diện tích sử dụng đất ..................................................................................................................

6. Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu ..................................................

7. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng ..................................................................

8. Dây chuyền và thiết bị công nghệ…………………………………………………………..

9. Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường……..

10. Những nội dung phải xác định để làm căn cứ triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Điều 2 : Kết luận:

a) Thiết kế kỹ thuật được phê duyệt là căn cứ để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
b) Những lưu ý khi triển khai thiết kế bản vẽ thi công (nếu có).
Điều 3: Trách nhiệm của các bên liên quan thi hành quyết định

Nơi nhận
- Lưu

Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 1B 
( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 )

Chủ đầu tư ( tên tổ chức, cá nhân) .......................................

Số :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

.........., ngày......... tháng......... năm.........

 

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
CÔNG TRÌNH .......................................................................................................

( đối với trường hợp thiết kế 2 bước)

(Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư)

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ...................................................................;

- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình........................................... số ................ ngày ...................... của ........................................................................................................ ;

- Căn cứ thiết kế cơ sở do ........ ( tên nhà thầu thiết kế)...... lập đã được phê duyệt cùng dự án;

- Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do ......... ( tên nhà thầu khảo sát xây dựng ) lập;

- Căn cứ kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của.............( tên đơn vị chức năng của chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định ) và thiết kế bản vẽ thi công đã được hoàn chỉnh theo kết quả thẩm định .

- Các căn cứ khác (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công công trình....................... do ....... ( tên nhà thầu thiết kế ) lập với các nội dung chủ yếu sau:

1. Công trình ...................................................................................................................................

thuộc loại công trình .................................................................................. cấp .......................

2. Thuộc dự án đầu tư .....................................................................................................................

3. Có tổng dự toán xây dựng công trình là: ..................................................................................

4. Địa điểm xây dựng .....................................................................................................................

5. Diện tích sử dụng đất ..................................................................................................................

6. Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu ..................................................

7. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng ..................................................................

8. Dây chuyền và thiết bị công nghệ…………………………………………………………..

9. Những chi tiết cấu tạo và các bản vẽ để thi công xây dựng công trình ……………………..

10. Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Điều 2 : Kết luận:

1. Thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt là căn cứ để thi công xây dựng.

2. Những lưu ý khi thi công xây dựng (nếu có).

Điều 3: Trách nhiệm của các bên liên quan thi hành quyết định

Nơi nhận :
- Lưu

Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 1C
( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 )

Chủ đầu tư ( tên tổ chức, cá nhân) .......................................

Số :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

.........., ngày......... tháng......... năm.........

 

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

CÔNG TRÌNH .......................................................................................................

( đối với trường hợp thiết kế 3 bước)

(Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư)

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ...................................................................;

- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình...................................................... số ...................ngày ...................... của ..................( tên chủ đầu tư ) ……............................................. ;

- Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do ......... ( tên nhà thầu khảo sát xây dựng ) lập;

- Căn cứ kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của.............( tên đơn vị chức năng của chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định ) và thiết kế bản vẽ thi công đã được hoàn chỉnh theo kết quả thẩm định

- Các căn cứ khác (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công công trình................ do ........................ ( tên nhà thầu lập thiết kế ) lập với các nội dung chủ yếu sau:

1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng ..................................................................

2. Những chi tiết cấu tạo và các bản vẽ để thi công xây dựng công trình………………………

Điều 2 : Kết luận:

1. Thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt là căn cứ để thi công xây dựng.

2. Những lưu ý khi thi công xây dựng (nếu có).
Điều 3: Trách nhiệm của các bên liên quan thi hành quyết định

Nơi nhận :
- Lưu

Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 1D 
( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 )
Mẫu dấu của Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trước khi giao cho nhà thầu thi công xây dựng thực hiện

Ghi chú: Trong dấu phải nêu đủ nội dung quy định. Kích thước dấu tùy thuộc vào kích cỡ chữ.

PHỤ LỤC 2

( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

................., ngày......... tháng ....... năm 200

Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu Giai đoạn xây dựng hoàn thành, hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng

Công trình ................................................……... Thuộc dự án đầu tư nhóm............................

Hạng mục công trình............................................................................………..............................

Địa điểm xây dựng .......................................................................................……...........................

Thời gian kiểm tra

Bắt đầu h 00 , ngày tháng năm 200

Kết thúc h 00 , ngày tháng năm 200

Các bên tham gia kiểm tra:

- Đại diện Chủ đầu tư công trình: tên của cơ quan, đơn vị

 + Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

- Đại diện Nhà thầu giám sát thi công xây dựng: tên của nhà thầu

 + Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

- Đại diện nhà thầu thi công xây dựng: tên của nhà thầu

 + Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

- Đại diện Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu : tên của cơ quan

 + Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

Đã tiến hành những việc sau :

- Kiểm tra danh mục hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng ………………………hoặc hoàn thành của hạng mục công trình hoặc công trình ..........................đã lập giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng / tổng thầu EPC .

- Kiểm tra tính pháp lý và chất lượng của hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành …………………………………., hạng mục công trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ………....................................

Sau khi kiểm tra, xem xét và trao đổi , các bên tham gia đã có kết luận :

1. Hồ sơ trình để nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành …………………………., hạng mục công trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ……….................................... đã lập đủ ( hoặc chưa đủ ) theo danh mục nêu tại phụ lục 3 của Thông tư số /2005/TT-BXD.

2. Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành …………………………………., hạng mục công trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ……….................................... có đầy đủ tính pháp lý theo quy định.

3. Các ý kiến nhận xét khác

- Nếu hồ sơ nghiệm thu chưa đủ thì yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để hoàn chỉnh nghiệm thu ( nêu cụ thể về hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng )

4. Hồ sơ nghiệm thu có trong danh mục kèm theo biên bản này đảm bảo đủ căn cứ để Chủ đầu tư tiến hành việc nghiệm thu giai đoạn xây dựng ………………………… hoặc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình …………………… hoặc công trình .................................

Đối với trường hợp hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ thì ghi như sau: Sau khi bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo các yêu cầu nêu ở mục 3, Chủ đầu tư tiến hành việc nghiệm thu giai đoạn xây dựng ………………………… hoặc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình …………………… hoặc công trình .................................

Ghi chú : kèm theo danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành giai đoạn xây dựng , hoàn thành hạng mục công trình , hoàn thành công trình được lập theo phụ lục 3 của Thông tư này.

Đại diện Chủ đầu tư
( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Đại diện Nhà thầu giám sát thi công xây dựng
( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Đại diện
Nhà thầu thi công xây dựng
( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Đại diện Sở Xây dựng
( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3 
( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 )

 

Tên chủ đầu tư

DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

( Kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu phụ lục số 2 )

 

A. HỒ SƠ PHÁP LÝ

1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình , từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền .

2. Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào :

- Cấp điện ;

- Sử dụng nguồn nước ;

- Khai thác nước ngầm ;

- Khai thác khoáng sản , khai thác mỏ;

- Thoát nước ( đấu nối vào hệ thống nước thải chung) ;

- Đường giao thông bộ , thuỷ ;

- An toàn của đê ( công trình chui qua đê , gần đê , trong phạm vi bảo vệ đê …).

- An toàn giao thông (nếu có).

3. Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày, tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu t­ư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất l­ượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như hợp đồng giữa nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các nhà thầu phụ (tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng ).

4. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng , kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng ...).

5. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở theo quy định;

6. Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định;

7. Biên bản của Sở Xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng (lập theo mẫu tại phụ lục 2 của Thông tư này).

B. TÀI LIỆU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1.Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo).

2.Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện ...

3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện .

4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : cấp điện , cấp nước , cấp gaz ... do nơi sản xuất cấp .

5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định .

6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị . Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu ( có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo ).

7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra , thí nghiệm , hiệu chỉnh , vận hành thử thiết bị ( không tải và có tải )

8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.

9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy,nổ.

10. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trưòng).

11. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; chất lượng bê tông cọc , lưu lượng giếng , điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị , kết cấu chịu lực , thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước-chất lỏng ....).

12. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối : cọc , kết cấu kim loại , đường ống áp lực ( dẫn hơi, chất lỏng ) . bể chứa bằng kim loại ...

13. Các tài liệu đo đạc , quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình , toàn bộ công trìnhvà các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng ( độ lún , độ nghiêng , chuyển vị ngang , góc xoay... )

14 Nhật ký thi công xây dựng công trình .

15. Lý lịch thiết bị , máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình

16. Văn bản ( biên bản ) nghiệm thu , chấp thuận hệ thống kỹ thuật , công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về :

- Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt ;

- Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước ;

- Phòng cháy chữa cháy,nổ;

- Chống sét;

- Bảo vệ môi trường;

- An toàn lao động, an toàn vận hành;

- Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

- Chỉ giới đất xây dựng;

- Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...);

- An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);

- Thông tin liên lạc (nếu có).

17. Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế , thi công xây dựng) của các hạng mục công trình , toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp ( kể cả các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng ) xem xét và cấp trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình .
18. Bản kê các thay đổi so với thiết kế ( kỹ thuật, bản vẽ thi công ) đã được phê duyệt.

19. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình ( nếu có )

20. Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu ( nếu có ).

21. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng .

22. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

........., ngày........ tháng........ năm........

Chủ đầu tư
( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú :

Căn cứ vào quy mô công trình và giai đoạn nghiệm thu công trình để xác định danh mục hồ sơ tài liệu trên cho phù hợp . Các giai đoạn xây dựng thưòng được chia như sau :

- Đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp , các giai đoạn xây dựng bao gồm: San nền, gia cố nền- Cọc- Đài cọc- Dầm giằng móng và kết cấu ngầm- Kết cấu thân- Cơ điện và hoàn thiện.

- Đối với công trình cấp thoát nước , các giai đoạn xây dựng bao gồm: Đào và chuẩn bị nền - Hố khoan tạo lỗ giếng ( đối với giếng khai thác nước )- Kết cấu Giếng - Đặt ống , thử tải từng đoạn ống trước khi lấp đất - Lắp đặt mạng ống nước thô , quản lý, phân phối , truyền dẫn -Thử tải toàn tuyến ống, xúc xả làm vệ sinh ống, thụt rửa giếng

- Đối với công trình cầu, các giai đoạn xây dựng bao gồm: Móng, mố trụ – Dầm cầu- Hoàn thiện.

- Đối với công trình đường, các giai đoạn xây dựng bao gồm: Nền ( các lớp nền )- Móng - áo đường.

- Đối với công trình thuỷ lợi :việc phân chia các giai đoạn xây dựng tương tự như các loại công trình trên.

PHỤ LỤC 4
( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 )

Tên Chủ đầu tư ............................
.......................................................
.......................................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Địa điểm .........., ngày......... tháng......... năm..........

 

BÁO CÁO CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 
( ghi tên công trình) .............................
(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng)
Từ ngày..... tháng..... năm..... đến ngày..... tháng..... năm.....

Kính gửi : Giám đốc Sở xây dựng tỉnh ……..

......... ( tên tổ chức cá nhân) ............. là Đại diện Chủ đầu tư công trình .............................. ( ghi tên công trình) ....................... xin báo cáo về chất lượng xây dựng công trình với các nội dung sau :

I. Nội dung báo cáo lần đầu tiên: ( chỉ báo cáo 1 lần)

1. Địa điểm xây dựng công trình ...............................................................................................................................

2. Quy mô công trình (nêu tóm tắt về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, công nghệ, công suất...).

4. Danh sách các nhà thầu: khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng (nếu có); những phần việc do các nhà thầu đó thực hiện.

5. Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư (ghi số, ngày, tháng của văn bản kết quả thẩm định).

6. Tổ chức, cơ quan phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình).

7. Danh sách các nhà thầu thi công xây dựng và những phần việc do các nhà thầu đó thực hiện.

8. Hệ thống kiểm tra, giám sát và các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình của chủ đầu tư, của nhà thầu giám sát thi công xây dựng do chủ đầu tư thuê, của nhà thầu thi công xây dựng và của nhà thầu thiết kế thực hiện giám sát tác giả.

9. Kiến nghị (nếu có).

II. Nội dung báo cáo thường kỳ :

1. Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế đã được phê duyệt (nêu những sửa đổi lớn, lý do sửa đổi, ý kiến của cấp có thẩm quyền về những sửa đổi đó).

2. Về thời hạn thi công xây dựng công trình :

a) Ngày khởi công;

b) Ngày hoàn thành.

3. Khối lượng chính của các loại công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn báo cáo (nền, móng, bê tông, cốt thép, kết cấu thép, khối xây, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật công trình...) của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình (so sánh khối lượng đã thực hiện với khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt).

4. Công tác nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, thời điểm nghiệm thu: nghiệm thu công tác xây dựng; nghiệm thu bộ phận, giai đoạn xây dựng; nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải và có tải; nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình đưa công trình vào sử dụng.

5. Các quan trắc và thí nghiệm hiện trường đã thực hiện về gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; điện trở nối đất... Đánh giá kết quả quan trắc và các thí nghiệm hiện trường so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt.

6. Sự cố và khiếm khuyết về chất lượng, nếu có : thời điểm xảy ra, vị trí, thiệt hại, nguyên nhân, tình hình khắc phục.

7. Quy mô đưa vào sử dụng của công trình (quy mô xây dựng, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu) :

- Theo thiết kế đã được phê duyệt;

- Theo thực tế đạt được.

7. Kết luận về chất lượng công việc thực hiện, các hạng mục và toàn bộ công trình trong giai đoạn báo cáo

8. Kiến nghị (nếu có).

 

Nơi nhận :
- Như trên
- Lưu

 

 

Chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No.12/2005/TT-BXD

Hanoi, July 15, 2005

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF CONTENTS REGARDING QUALITY MANAGEMENT OF CONSTRUCTION WORKS AND CAPABILITY CONDITIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN CONSTRUCTION ACTIVITIES

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2003/ND-CP of April 4, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on the management of investment projects on the construction of works (hereinafter called Decree No. 16/2005/ND-CP for short);
Pursuant to the Government’s Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004, on the management of the quality of construction works (hereinafter called Decree No. 209/2004/ND-CP for short),
The Construction Ministry hereby guides the implementation of a number of contents regarding quality management of construction works and capability conditions of organizations and individuals in construction activities as follows:

I. REGARDING THE RESPONSIBILITY FOR STATE MANAGEMENT OF THE QUALITY OF CONSTRUCTION WORKS, DEFINED IN ARTICLE 37 OF DECREE NO. 209/2004/ND-CP

1. The Construction Ministry

The Construction Ministry performing the unified state management of the quality of construction works nationwide shall have the responsibility to:

1.1. Promulgate legal documents on quality management in surveying, designing, construction, pre-acceptance testing, handover, warranty and maintenance of construction works;

1.2. Guide localities, ministries, branches as well as organizations and individuals in implementing legal documents on quality management of construction works;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.4. Annually, report to the Prime Minister on the quality management of construction works countrywide.

The Department for State Quality Verification of Construction Projects shall assist the Minister of Construction in performing the above-said responsibilities.

2. Ministries managing specialized construction works

Ministries managing specialized construction works, including the Industry Ministry, the Agriculture and Rural Development Ministry and the Transport Ministry, shall have the responsibility to:

2.1. Promulgate documents guiding organizations and individuals to implement legal documents on quality management of specialized construction works nationwide, which are managed by the Ministries;

2.2. Regularly and irregularly inspect the observance of regulations on quality management of specialized construction works and propose the handling of violations related to the quality of specialized construction works when detecting such violations;

2.3. Send biannual and annual reports on the quality of specialized construction works to the Construction Ministry.

3. Provincial-level People’s Committees

Provincial-level People’s Committees shall have to perform state management of the quality of construction works within the administrative boundaries under their respective management. Provincial/municipal Construction Services shall assist provincial-level People’s Committees in performing the unified management of the quality of construction works in their respective localities. Provincial/municipal Services managing specialized construction works shall have to manage the quality of specialized construction works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1. Provincial/municipal Construction Services:

a/ To submit to presidents of provincial-level People’s Committees for promulgation documents guiding the implementation of legal documents on quality management of construction works in their respective localities;

b/ To guide district-level People’s Committees, organizations and individuals engaged in construction activities to implement legal documents on quality management of construction works;

c/ To regularly or irregularly inspect the observance of regulations on quality management of construction works in their respective localities. Examination results must be recorded in a set form;

d/ To coordinate with the Services managing specialized construction works in inspecting specialized construction works in their respective localities;

e/ To guide investors, owners or use managers to deal with incidents of construction works in their respective localities; to report to the Construction Ministry on the results of dealing with incidents by investors, owners or use managers;

f/ To regularly or irregularly report to provincial-level People’s Committees on the observance of regulations on quality management of construction works and on the quality of construction works in their respective localities;

g/ To assist provincial-level People’s Committees in summing up and sending biannual and annual reports on the quality of construction works in their respective localities to the Construction Ministry.

3.2. Provincial/municipal Services managing specialized construction works, including the Industry Services, Agriculture and Rural Development Services and Transport Services (or Communications and Public Works Services), shall have to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Coordinate with provincial/municipal Construction Services in performing the tasks mentioned at Points c and e, Clause 3.1 of this Section, with regard to specialized construction works in their respective localities;

c/ Send biannual and annual reports on the quality of specialized construction works in their respective localities to provincial/municipal Construction Services.

II. REGARDING INVESTORS’ RESPONSIBILITIES IN QUALITY MANAGEMENT OF CONSTRUCTION WORKS

Investors shall have to manage in every respect the quality of construction works and bear responsibility for the efficiency of their construction investment projects according to the provisions of Chapters III, IV and V of Decree No. 209/2004/ND-CP.

1. Quality management of construction surveys, specified in Chapter III of Decree No. 209/2004/ND-CP

1.1. Investors shall approve construction surveying tasks, construction survey technical plans and supplemented construction surveying tasks, drawn up under the provisions of Articles 6, 7 and 9 of Decree No. 209/2004/ND-CP. Before approval, if necessary, investors may hire capable construction surveying organizations or individuals to verify construction surveying tasks or construction survey technical plans.

1.2. Investors shall appoint persons with appropriate professional qualifications to supervise construction surveys according to the provisions of Article 11 of Decree No. 209/2004/ND-CP. If having no such persons, they may hire those with appropriate professional qualifications to conduct the supervision.

1.3. Investors shall check before accepting reports on construction survey results according to the provisions of Article 12 of Decree No. 209/2004/ND-CP and invite, when necessary, experts or professional organizations to participate therein.

2. Regarding quality management of designs, specified in Chapter IV of Decree No. 209/2004/ND-CP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. Designing tasks approved by investors shall be performed by designing contractors. Before approval, if deeming it necessary, investors shall invite experts to comment on designing tasks. After approving the designing tasks, investors must report them to investment deciders.

For works the architectural designs of which must be selected through contest, investors shall have to formulate designing tasks for investment deciders to approve them according to the provisions of Points b and c, Clause 1, Section II of the Construction Ministry’s Circular No. 05/2005/TT-BXD of April 12, 2005, guiding contests for architectural designs of construction works.

2.3. Basing themselves on the specific conditions of construction investment projects, work grades and contract performance forms when investors sign contracts with one or more designing organizations or individuals, investors shall have to control and combine all the designs or assign designing general-contractors to do so in order to ensure compatibility and handle in time arising problems to ensure the efficiency of the projects.

2.4. Investors shall evaluate and approve by themselves technical designs, construction drawing designs, cost estimates and total cost estimates, for construction works subject to project formulation as provided for in Article 16 of Decree No. 16/2005/ND-CP. Decisions approving technical designs, construction drawing designs, cost estimates and total cost estimates shall be made according to set forms.

If investors are incapable of conducting evaluation, they may hire capable consulting organizations or individuals to verify work designs and cost estimates, for all or some of the contents specified in Clauses 2 and 3, Article 16 of Decree No. 16/2005/ND-CP, which shall serve as a basis for evaluation and approval. Consulting organizations must have full designing capability conditions required for the class and grade of the works they accept to verify. Design verifiers must have the capability conditions like designers of the works whose designs are verified at investors’ requests.

2.5. Investors must establish the legality of design products before construction by appending their signatures and seals to certify their approval to the design drawings, made according to a set form.

3. Regarding construction quality management specified in Chapter V of Decree No. 209/2004/ND-CP

3.1. Investors shall set up project management units or hire consulting organizations to manage projects under decisions of investment deciders as provided for in Article 35 of Decree No. 16/2005/ND-CP. Project management units must have capabilities equal to those of project management consulting organizations as specified in Clause 1, Article 56 of Decree No. 16/2005/ND-CP.

The tasks and powers of investors, project management units and project management consulting organizations are specified in Articles 36 and 37 of Decree No. 16/2005/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2. Investors shall supervise by themselves the quality of work construction according to the provisions of Article 21 of Decree No. 209/2004/ND-CP if they are fully capable of supervising construction under the provisions of Article 62 of Decree No. 16/2005/ND-CP.

If investors are incapable of supervising construction, they shall assign project management-consulting organizations to supervise the construction of works if the latter have full capability conditions specified in Article 62 of Decree No. 16/2005/ND-CP.

In cases where project management-consulting organizations are incapable of supervising construction, investors must hire consultants to supervise construction.

Investors must regularly inspect and urge the construction supervision by project management units, project management-consulting organizations and construction-supervising contractors.

3.3. Investors shall have to send biannual and annual reports, made according to a set form, on the quality of works to provincial/municipal Construction Services.

3.4. Investors shall request construction contractors to keep construction diaries.

Construction diaries mean original documents on the construction of works (or work components), serving the exchange of internal information of construction contractors; the exchange of information of investors, construction contractors and construction-designing contractors. A diary’s pages shall be numbered and affixed with overlapping stamps of construction contractors.

Work construction contractors shall make diary entries according to the provisions of Point d, Clause 1, Article 19 of Decree No. 209/2004/ND-CP, including the following particulars: list of contractors’ technicians participating in work construction (with the title and tasks of each technician); daily construction work, construction job, and details of the whole construction process; brief description of construction methods; actual state of materials and structures used; differences from construction drawings, reasons therefor and measures to overcome; contents of handover meetings between one construction shift and the subsequent shift; on-site quality management team’s comments on construction quality.

3.5. Investors and their construction-supervising contractors, and designer supervisors shall make entries in the diaries as specified at Point d, Clause 1, Article 21 of Decree No. 209/2004/ND-CP, including list of supervisors and their tasks and powers; results of on-site examination and supervision of construction; proposals and requests to construction contractors to overcome the consequences of violations related to the quality of construction works; design changes in the construction process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The team chief;

- The person in direct charge of construction techniques;

- The head of the group of workers directly engaged in construction;

- A representative of the succeeding contractor (if any);

- A representative of the quality management group assisting the commander of the construction site;

- A representative of the construction contractor’s technical section.

3.7. Investors shall check before acceptance construction jobs, construction work parts, construction stages, construction work components and construction works according to the provisions of Articles 23, 24, 25 and 26 of Decree No. 209/2004/ND-CP.

For construction jobs with defects, if any, hard to remedy in subsequent jobs, such as construction of underground or hidden parts of important supporting work components, investors shall request designing contractors to participate in the check.

When checking completed construction work components and construction works before they are put to use, investors shall invite representatives of the works’ managers or owners to participate in the check.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. REGARDING COMPETENCE TO DECIDE ON DISMANTLEMENT, DEFINED IN ARTICLE 86 OF THE CONSTRUCTION LAW

1. Competence to decide on dismantlement

The dismantlement of works stipulated in Clause 1, Article 86 of the Construction Law shall be carried out under decisions of provincial- or district-level People’s Committees, depending on the size of works. In cases where the owners or users of the works fail to observe such decisions, their works shall be dismantled and they shall have to bear all expenses for the dismantlement.

2. Formulation and approval of solutions to dismantlement of construction works

After dismantlement decisions are issued by competent bodies defined in Clause 1 of this Section, persons assigned to dismantle works must prepare and approve dismantlement solutions. If the dismantlement may affect adjacent houses or neighboring works, the dismantlement solutions must be agreed upon by heads of adjacent houses and owners of neighboring works.

Depending on the sizes and characteristics of works to be dismantled, in case of necessity, persons assigned to dismantle works should consult experts regarding dismantlement solutions before their approval.

IV. REGARDING RE-RANKING CONDITIONS FOR ORGANIZATIONS INELIGIBLE FOR RANKING AND NEWLY SET UP ORGANIZATIONS, DEFINED IN CHAPTER V OF DECREE NO. 16/2005/ND-CP

1. For project-managing organizations ineligible for ranking, if having managed at least 5 projects which only require the formulation of economic-technical reports on work construction, they shall be allowed to manage group-C projects.

2. For construction-supervising organizations ineligible for ranking, if having performed at least 5 tasks of construction survey of grade-IV works, they shall be allowed to perform construction-supervising tasks of the same kind for grade-III works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For construction-consulting organizations ineligible for ranking, if having supervised the construction of at least 5 grade-IV works, they shall be allowed to supervise the construction of grade-III works of the same kind.

5. For building organizations ineligible for ranking, if having renovated 3 works, they shall be allowed to build grade-IV works, and then, if having built at least 5 grade-IV works, they shall be allowed to build grade-III works of the same kind.

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Circular. If any problems arise in the course of implementation, agencies, organizations and individuals should report them to the Construction Ministry for consideration and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER




Nguyen Van Lien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.214

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.144.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!