Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Số hiệu: 16/2010/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/03/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 16/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2010

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án.

Điều 2. Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

1. Nhà nước chỉ bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại được quy định trong phạm vi của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có đủ các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết trong các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

b) Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn;

c) Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TẠI CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

Điều 3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định như sau:

1. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là cán bộ, công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Tổng cục, Cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì các cơ quan này có trách nhiệm bồi thường.

3. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại do các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý thì các cơ quan này có trách nhiệm bồi thường.

5. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện và người thi hành công vụ do các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc là cán bộ, công chức cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

7. Cơ quan nhà nước khác theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự

Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định như sau:

1. Trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Tổng cục Thi hành án dân sự thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Tổng cục Thi hành án dân sự.

2. Trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.

3. Trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Phòng Thi hành án cấp quân khu thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Điều 5. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án.

Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 40 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Điều 3, Điều 4 của Nghị định này.

Trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường có thẩm quyền theo quy định tại Chương IV của Nghị định này xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo thủ tục sau đây:

a) Trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của người bị thiệt hại, cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường phải có văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

b) Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì thời hạn ban hành văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của người bị thiệt hại. Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường được tiến hành như sau:

- Theo yêu cầu của người bị thiệt hại, cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc gây ra thiệt hại để xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

- Trong trường hợp không có sự thống nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường quyết định một cơ quan trong số các cơ quan có liên quan là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

c) Văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải được gửi ngay cho người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường để thực hiện.

2. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng

a) Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32 và 33 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

b) Trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong quá trình giải quyết bồi thường

Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết bồi thường và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức việc giải quyết bồi thường theo thủ tục quy định tại Điều 9 của Nghị định này;

2. Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường;

3. Hướng dẫn, chỉ đạo người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường theo đúng các quy định của pháp luật;

4. Báo cáo về việc giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này;

5. Cung cấp các quyết định liên quan đến việc giải quyết bồi thường cho người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại;

6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường

1. Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là người đại diện).

Trường hợp thủ trưởng cơ quan là người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc là vợ (hoặc chồng), ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người liên quan) thì tập thể lãnh đạo cơ quan cùng thảo luận, thống nhất cử một đại diện lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường.

Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoạt động theo chế độ tập thể thì tập thể cơ quan quyết định cử người đại diện.

2. Người đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc tương đương;

b) Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường;

c) Không phải là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện     

Người đại diện chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường về việc giải quyết bồi thường và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức việc xác minh thiệt hại theo quy định tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

2. Thực hiện việc thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

3. Báo cáo thủ trưởng cơ quan về kết quả xác minh thiệt hại và kết quả thương lượng;

4. Chuẩn bị dự thảo quyết định giải quyết bồi thường;

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan.

Điều 9. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường theo quy định tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể gửi dự thảo quyết định giải quyết bồi thường để lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.

4. Căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), cơ quan có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 20 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

5. Khi quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường theo quy định tại Điều 54 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 10. Thực hiện việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại

1. Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại do một trong những người sau đây thực hiện:

a) Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

b) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Những người khác do pháp luật quy định.

2. Thủ tục chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường

a) Người thực hiện việc chuyển giao phải trực tiếp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày ký nhận của người bị thiệt hại được tính là ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường.

b) Trong trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt thì quyết định giải quyết bồi thường có thể được giao cho người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ. Người thân của người bị thiệt hại phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày ký nhận của người thân cùng cư trú được tính là ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định giải quyết bồi thường.

Trong trường hợp người bị thiệt hại không có người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ từ chối nhận hộ quyết định giải quyết bồi thường thì có thể chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú.

Trong trường hợp việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường qua người khác thì người thực hiện việc chuyển giao phải lập biên bản ghi rõ việc người bị thiệt hại vắng mặt, quyết định giải quyết bồi thường đã được giao cho ai; lý do; ngày, giờ giao; quan hệ giữa người nhận hộ với người bị thiệt hại; cam kết giao ngay tận tay quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại. Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển quyết định giải quyết bồi thường và người thực hiện việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường, người chứng kiến.

3. Trong trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc chuyển giao. Biên bản phải có chữ ký của người cung cấp thông tin về người bị thiệt hại.

4. Trong trường hợp người bị thiệt hại từ chối nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người thực hiện việc chuyển giao phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc Ủy ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận quyết định giải quyết bồi thường.

Điều 11. Thủ tục trả lại tài sản

Trong quá trình giải quyết bồi thường, nếu có căn cứ trả lại tài sản theo quy định tại Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường tổ chức việc trả lại tài sản theo thủ tục sau đây:

1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ, cơ quan đã ra các quyết định đó có trách nhiệm thông báo cho người bị thiệt hại về việc trả lại tài sản. Trong nội dung thông báo phải ghi rõ về địa điểm, thời gian trả lại tài sản.

2. Việc trả lại tài sản được tiến hành tại trụ sở cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản hoặc nơi đang bảo quản tài sản.

Mọi chi phí cho việc vận chuyển, lắp ráp, khôi phục hiện trạng ban đầu của tài sản do cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu chi trả.

3. Khi tiến hành trả lại tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản có trách nhiệm yêu cầu người bị thiệt hại hoặc người được người bị thiệt hại ủy quyền đến nhận lại tài sản xuất trình các giấy tờ chứng minh là người có tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu hoặc là người được người đó ủy quyền.

4. Công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản yêu cầu người nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản dưới sự chứng kiến của thủ kho nơi bảo quản tài sản.

5. Việc trả lại tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản.

Điều 12. Trách nhiệm báo cáo về việc giải quyết bồi thường

1. Trong quá trình thực hiện việc giải quyết bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án phải báo cáo cho cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp về các nội dung sau đây:

a) Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường;

b) Ban hành quyết định giải quyết bồi thường;

c) Người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường;

d) Thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường.

Kèm theo báo cáo phải có bản sao các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường.

2. Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì báo cáo về việc giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 của Điều này được gửi cho Bộ Tư pháp.

3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết bồi thường theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp.

4. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này, theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có thẩm quyền, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kịp thời báo cáo về việc giải quyết bồi thường để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bồi thường.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Điều 13. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả

1. Ngay sau khi thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả (sau đây gọi chung là Hội đồng) theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Thành phần Hội đồng bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

b) Đại diện tổ chức công đoàn cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

c) Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại;

d) Người phụ trách công tác tài chính - kế toán của cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

đ) Một số chuyên gia về ngành kinh tế, kỹ thuật và pháp lý có liên quan.

Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc các cơ quan khác nhau cùng gây ra thiệt hại thì đại diện lãnh đạo của các cơ quan này phải tham gia Hội đồng.

Người tham gia Hội đồng không được là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng

Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại; mức độ lỗi của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại;

2. Xác định điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại;

3. Kiến nghị với thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả;

4. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 15. Phương thức làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng chỉ họp khi có từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng có mặt.

2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải khách quan, dân chủ và tuân theo các quy định của pháp luật.

3. Việc kiến nghị về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số trên tổng số thành viên Hội đồng có mặt.

Trường hợp số phiếu biểu quyết là ngang nhau thì mức hoàn trả và phương thức hoàn trả sẽ do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

4. Biên bản về cuộc họp của Hội đồng phải được Hội đồng xem xét, thông qua và Chủ tịch Hội đồng ký.

5. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể mời người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại tham dự cuộc họp của Hội đồng.

Điều 16. Xác định mức hoàn trả

Việc xác định mức hoàn trả được thực hiện theo các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và theo nguyên tắc sau đây:

1. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định, nhưng tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.

Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

2. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định, nhưng tối đa không quá 03 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 17. Ban hành quyết định hoàn trả

1. Căn cứ vào kiến nghị của Hội đồng, người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 59 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ban hành quyết định hoàn trả.

2. Trong trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả có ý kiến khác với kiến nghị của Hội đồng thì có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.

Điều 18. Xác định trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự.

2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải yêu cầu Tòa án xác định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của bị cáo là người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng hình sự để hoàn trả số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 19. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền hoàn trả

1. Người có nghĩa vụ hoàn trả phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức hoàn trả ghi trong quyết định hoàn trả.

2. Trường hợp trách nhiệm hoàn trả được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này thì áp dụng thủ tục thi hành án dân sự để thu tiền hoàn trả.

3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thu và nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước.

Điều 20. Xử lý người thi hành công vụ cố ý không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả

1. Người có nghĩa vụ hoàn trả đã được cơ quan có trách nhiệm bồi thường thông báo đến lần thứ ba về việc hoàn trả mà cố ý không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì bị kỷ luật theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả đã chuyển công tác đến cơ quan khác trong bộ máy nhà nước thì cơ quan nhà nước đó có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và quyết định biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả không còn làm việc trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Chương 4.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG

Điều 21. Nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường  

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Phổ biến, tuyên truyền Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường.

4. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho các cán bộ thực hiện công tác giải quyết bồi thường.

5. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

6. Theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc giải quyết bồi thường.

7. Theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

9. Thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

b) Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường;

c) Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

d) Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định này;

đ) Theo dõi, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi cả nước;

e) Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường, kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế về lề lối làm việc, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, công chức để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;

g) Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc giải quyết bồi thường trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ.

2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan hướng dẫn việc giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng và quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng;

b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;

c) Hàng năm tổng hợp về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng, báo cáo Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 21 và điểm a khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 21 của Nghị định này và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan trong phạm vi do mình quản lý theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định này;

b) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường;

c) Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi do mình quản lý, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

2. Tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại Điều này.

Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 21 của Nghị định này;

b) Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc địa phương do mình quản lý theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định này;

c) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường;

d) Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi do mình quản lý, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

2. Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong phạm vi địa phương theo quy định tại Điều này.

Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của mình.

2. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường tại địa phương.

3. Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi do mình quản lý, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại các khoản 2, 3, 6, 7 và 8 Điều 21 của Nghị định này và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các đơn vị do Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý và Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc địa phương do mình quản lý theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định này;

2. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường tại địa phương;

3. Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi do mình quản lý, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 27. Bảo đảm tài chính cho công tác quản lý nhà nước về bồi thường và công tác giải quyết bồi thường

1. Kinh phí bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được bảo đảm từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại Chương VI Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước và việc giải quyết bồi thường do ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán kinh phí chi hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện việc quản lý hoặc giải quyết bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về bồi thường và công tác giải quyết bồi thường.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2010.

2. Không áp dụng quy định về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ tại Chương III của Nghị định này để giải quyết việc hoàn trả đối với các trường hợp áp dụng thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác bồi thường./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 16/2010/ND-CP

Hanoi, March 03, 2010

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON STATE COMPENSATION LIABILITY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 18, 2009 Law on State Compensation Liability;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Determination of state compensation liability

1. The State shall compensate only for damage referred to in the Law on State Compensation Liability when having sufficient grounds specified in Clauses 1 and 2, Article 6 of the Law on State Compensation Liability.

2. The State will not compensate for damage caused in force majeure events or emergency circumstances in the following cases:

a/ Objective, unforeseeable and insurmountable damage which public-duty performers have applied all necessary measures within their capabilities to prevent;

b/ Damage caused in case a public-duty performer who, for the purpose of avoiding a practical danger which directly threatens the interests of the State or a collective or the lawful rights and interests of his/her own or others, cannot but take an act causing a damage minor than the damage which needs to be prevented;

c/ Damage caused in force majeure events or other emergency circumstances as prescribed by law.

Chapter II

COMPENSATION SETTLEMENT AT COMPENSATION-LIABLE AGENCIES

Article 3. Compensation-liable agencies in administrative management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In case the damage-causing public-duty performer is a cadre or civil servant of a ministry, ministerial-level agency or government-attached agency, this ministry or agency shall pay compensation, except the case specified in Clause 2 of this Article.

2. In case the damage-causing public-duty performer is a civil servant of a general department or directorate, department or another unit with the legal person status and its own account under a ministry, ministerial-level agency or government-attached agency, this general department or directorate, department or unit shall pay compensation.

3. In case the damage-causing public-duty performer is a staff member of a provincial-level People's Committee, the provincial-level People's Committee shall pay compensation, except the case specified in Clause 4 of this Article.

4. In case the damage-causing public-duty performer is managed by a specialized agency under a provincial-level People's Committee under the Government's Decree No. 13/2008/ ND-CP of February 4, 2008, providing for the organization of specialized agencies under provincial-level People's Committees and other agencies directly managed by provincial-level People's Committees, such specialized agency shall pay compensation.

5. In case the damage-causing public-duty performer is a staff member of a district-level People's Committee and directly managed by a specialized agency under the district-level People's Committee, the district-level People's Committee shall pay compensation.

6. In case the damage-causing public-duty performer is a staff member of a commune-level People's Committee or a commune-level cadre or civil servant, the commune-level People's Committee shall pay compensation.

7. Other state agencies shall pay compensation under decisions of competent compensation state management agencies under this Decree.

Article 4. Compensation-liable agencies in civil judgment enforcement

Compensation-liable agencies in civil judgment enforcement referred to in Clause 2, Article 40 of the Law on State Compensation Liability shall be determined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case the damage-causing public-duty performer is a civil servant of a provincial-level Civil Judgment Enforcement Department or the Judgment Enforcement Department of the Ministry of National Defense, such Department shall pay compensation.

3. In case the damage-causing public-duty performer is a civil servant of a district-level Civil Judgment Enforcement Division or the military zone-level Judgment Enforcement Division, such Division shall pay compensation.

Article 5. Determination of compensation-liable agencies

1. Determination of compensation-liable agencies in administrative management and judgment enforcement

The determination of compensation-liable agencies in administrative management and judgment enforcement complies with Articles 14 and 40 of the Law on State Compensation Liability and Articles 3 and 4 of this Decree.

In case damage sufferers cannot identify or no agreement can be reached on compensation-liable agencies, they may request competent compensation state management agencies defined in Chapter IV of this Decree to determine compensation-liable agencies according to the following procedures:

a/ When a damage sufferer cannot identify the compensation-liable agency, within 5 working days after receiving the damage sufferer's written request, the compensation state management agency shall issue a document identifying the compensation-liable agency;

b/ If no agreement can be reached on the compensation-liable agency, the time limit for issuing a document identifying the compensation-liable agency may be extended but must not exceed 15 days from the date of receipt of a written request from the damage sufferer. In this case, the compensation-liable agency shall be determined as follows:

- At the request of the damage sufferer, the compensation state management agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies involved in causing the damage in. identifying the compensation-liable agency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ A document identifying the compensation-liable agency must be sent immediately to the damage sufferer and the compensation-liable agency for compliance.

2. Identification of compensation-liable agencies in legal proceedings

a/ The identification of compensation-liable agencies in legal proceedings complies with Articles 29 thru 33 of the Law on State Compensation Liability.

b/ In case damage sufferers cannot identify or no agreement can be reached on compensation-liable agencies, they may request competent agencies to identify compensation-liable agencies under the guidance of the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and the Ministry of Justice.

Article 6. Tasks and powers of heads of compensation-liable agencies in the process of compensation settlement

Heads of compensation-liable agencies shall take responsibility before law for compensation settlement and have the following tasks and powers:

1. To organize compensation settlement according to the procedures specified in Article 9 of this Decree;

2. To appoint their representatives to settle compensation;

3. To guide and direct their representatives to settle compensation under law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To supply compensation settlement-related decisions to public-duty performers who have caused the damage;

6. To perform other tasks and exercise other powers provided for by law.

Article 7. Appointment of representatives to settle compensation

1. Right after accepting a compensation claim, the head of the compensation-liable agency shall issue a decision appointing a representative to settle compensation (below referred to as the representative).

In case the head of an agency is the public-duty performer who has caused the damage or the spouse, paternal grandfather, paternal grandmother, maternal grandfather, maternal grandfather, blood father, adoptive father, blood mother or adoptive mother (of spouse), offspring, adopted child or sibling (of spouse), paternal grandchild or maternal grandchild of the public-duty performer who has caused the damage or of the damage sufferer (below collectively referred to as the related person), the leadership of such agency shall discuss and agree to appoint a representative of the leadership to take responsibility for compensation settlement.

In case the compensation-liable agency operates under the collective regime, the agency's collective shall decide to appoint its representative.

2. The representative must fully satisfy the following conditions:

a/ Being a leading official of the divisional, equivalent or higher rank;

b/ Having work experience in the branch or domain in which the compensation liability arises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Tasks and powers of the representative

The representative shall take responsibility before the head of the compensation-liable agency for compensation settlement and has the following tasks and powers:

1. To verify the damage under Article 18 of the Law on State Compensation Liability;

2. To negotiate with the damage sufferer about compensation settlement under Article 19 of the Law on State Compensation Liability;

3. To report to the head of his/her agency on damage verification and negotiation results;

4. To draft decisions on compensation settlement;

5. To perform other tasks related to compensation settlement as assigned by the head of his/her agency.

Article 9. Procedures for compensation settlement at compensation-liable agencies

1. Within 5 working days after accepting a compensation claim, the compensation-liable agency shall verify the damage as a ground for determining the compensation amount under Article 18 of the Law on State Compensation Liability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Within 3 working days after finishing the negotiation, the compensation-liable agency shall finalize a draft decision on compensation settlement and may send, when necessary, it to concerned agencies for opinion.

4. Based on damage verification and negotiation results and opinions of concerned agencies (if any), the compensation-liable agency shall issue a compensation settlement decision under Article 20 of the Law on State Compensation Liability and take responsibility before law for its decision.

5. As soon as a compensation settlement decision takes effect, the compensation-liable agency shall carry out procedures for allocating and paying the compensation amount under Article 54 of the Law on State Compensation Liability.

Article 10. Handover of compensation settlement decisions to damage sufferers

1. A compensation settlement decision shall be handed to the damage sufferer by:

a/ A representative of the compensation-liable agency;

b/ A representative of the commune-level People's Committee of the locality where the damage-suffering individual resides or the damage-suffering organization is headquartered, in case this decision is handed through the commune-level People's Committee; or,

c/ Another person as provided for by law.

2. Procedures for handing a compensation settlement decision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ If the damage sufferer is absent, the compensation settlement decision may be handed to his/her relative with full civil act capacity who resides together with him/her. This relative shall sign the record or book on delivery and receipt of compensation settlement decisions. The date of signing is the date the sufferer receives the compensation settlement decision.

If the damage sufferer has no relative who has full civil act capacity and resides together with him/her or this relative refuses to receive on his/her behalf the compensation settlement decision, this decision may be handed though the commune-level People's Committee of the locality where the sufferer resides.

In case the compensation settlement decision is handed through another person, such handover must be made in a record stating the damage sufferer's absence, the person to whom the decision is handed; reason for and date and time of handover; the relationship between the on-behalf recipient of the decision and the sufferer; and the commitment to hand the decision directly to the sufferer. Such record must bear the signatures of the person agreeing to hand the decision, the person handing the decision and the witness.

3. If the damage sufferer is absent while the time of his/her return or his/her address is unknown, the person handing the compensation settlement decision shall make a record of failure to hand the decision, which must bear the signature of the provider of information on the damage sufferer.

4. If the damage sufferer refuses to receive the compensation settlement decision, the decision-handing person shall make a record stating the reason for refusal and have it certified by the head of the population group or the commune-level People's Committee or police division.

Article 11. Procedures for retuning assets

In the process of compensation settlement, if having grounds for returning assets under Article 50 of the Law on State Compensation Liability, the compensation-liable agency shall return assets according to the following procedures:

1. Within 5 working days from the date of annulment of a decision on asset seizure, temporary detention, distraint or confiscation, the agency which has issued this decision shall notify the damage sufferer of the return of his/her assets. Such notice must indicate the place and time of returning assets.

2. The return of assets shall be conducted at the head office of the agency which has issued the decision on asset seizure, temporary detention, distraint or confiscation or in the place where the assets are preserved.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When returning assets, a civil servant who is assigned to return assets shall request the damage sufferer or the person authorized by the damage sufferer to receive assets to produce papers evidencing that he/she is the person having his/her assets seized, temporarily detained, distrained or confiscated or is the person authorized by the former.

4. A civil servant assigned to return assets shall request the asset recipient to check the quantity, volume and other characteristics of assets to the witness of the keeper of the warehouse where assets are preserved.

5. The return of assets must be made in a written record signed by the asset recipient, the representative of the agency which has issued the decision on asset seizure, temporary detention, distraint or confiscation, the civil servant assigned to return assets and the keeper of the warehouse where assets are preserved.

Article 12. Responsibility to report on compensation settlement

1. In the process of compensation settlement, the compensation-liable agency in administrative management and judgment enforcement shall report to the immediate superior state agency on:

a/ Acceptance of compensation claims;

b/ Issuance of compensation settlement decisions;

c/ The damage sufferer's initiation of a lawsuit to request the court to settle compensation;

d/ Carrying out of compensation payment procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Compensation-liable agencies which are ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial-level People's Committees shall report on compensation settlement under Clause 1 of this Article to the Ministry of Justice.

3. Compensation-liable agencies in legal proceedings shall report on compensation settlement to competent state agencies under the guidance of the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and the Ministry of Justice.

4. In addition to the tasks defined in Clauses 1. 2 and 3 of this Article, compensation-liable agencies shall, at the request of competent compensation state management agencies, promptly report on compensation settlement to meet the requirements of state management of compensation work.

Chapter III

REIMBURSEMENT LIABILITY OF PUBLIC-DUTY PERFORMERS

Article 13. Setting up of a Council for considering the reimbursement liability

1. Right after completing the compensation payment, the head of the compensation-liable agency shall issue a decision to set up a Council for considering the reimbursement liability (below referred to as the Council) under Clause 1, Article 58 of the Law on State Compensation Liability.

2. This Council is composed of:

a/ A leader of the compensation-liable agency as its chairman;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The head of the unit directly managing the public-duty performer who has caused the damage;

d/ A person in charge of finance-accounting affairs of the compensation-liable agency;

e/ Some experts in relevant economic, technical and legal matters.

In case many public-duty performers of different agencies jointly cause the damage, representatives of the leaderships of these agencies shall join the Council.

Council members may not be the related persons of public-duty performers who have caused damage or of damage sufferers under Clause 1, Article 7 of this Decree.

Article 14. Tasks and powers of the Council

1. The Council has the following tasks and powers:

2. To consider and assess the extent of damage and fault of the public-duty performer who has caused the damage;

3. To determine financial conditions of the public-duty performer who has caused the damage;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Council shall automatically disband after fulfilling its tasks.

Article 15. Working methods of the Council

1. The Council shall meet only when two-thirds or more of its members are present.

2. The Council shall work on the principle of collective discussion and majority vote-based decision. In the process of discussion and decision. Council members must show objectivity and democracy and observe law.

3. The proposition of to-be-reimbursed amounts and reimbursement methods shall be made by casting secret ballots and decided on the principle of vote of majority of total Council members attending the meeting.

In case the numbers of votes for and votes against are equal, the to-be-reimbursed amount and reimbursement method shall be decided by the Council Chairman.

4. Minutes of Council meetings must be considered and approved by the Council and signed by the Council Chairman.

5. When necessary, the Council may invite the public-duty performer who has caused the damage to attend its meeting.

Article 16. Determination of to-be-reimbursed amounts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In case a public-duty performer intentionally causes the damage but is not subject to penal liability examination, the compensation- liable agency shall, based on the extent of damage caused and his/her financial conditions, decide to ask him/her to reimburse an amount not exceeding his/her 36 months' salary at the time of decision on the reimbursement.

In case a public-duty performer intentionally causes the damage and is subject to penal liability examination for his/her illegal act causing such damage, he/she shall perform the reimbursement liability under Article 18 of this Decree.

2. If a public-duty performer unintentionally causes damage, the compensation-liable agency shall, based on the extent of damage caused and his/her financial conditions, decide to ask him/ her to reimburse an amount not exceeding his/ her 3 months' salary at the time of decision on reimbursement, except the case specified in Clause 2, Article 56 of the Law on State Compensation Liability.

Article 17. Issuance of reimbursement decisions

1. Based on the Council's proposal, competent persons defined in Article 59 of the Law on State Compensation Liability shall issue reimbursement decisions.

2. In case the person competent to issue reimbursement decisions holds opinions divergent from the Council's proposal, he/she may make decision and take responsibility before law for such decision.

Article 18. Determination of the reimbursement liability of public-duty performers subject to penal liability examination

1. A public-duty performer who intentionally causes the damage and is subject to penal liability examination for his/her illegal act causing such damage shall reimburse the whole amount already compensated by the State to the damage sufferer under a ruling of the court competent to settle criminal cases.

2. The compensation-liable agency may request the court to determine the compensation or reimbursement liability of the accused being the public-duty performer who has caused the damage under Article 28 of the Criminal Procedure Code for reimbursing the amount already compensated by the State to the damage sufferer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Persons with reimbursement liability shall comply with regulations on the time limit, amount and method of reimbursement indicated in the reimbursement decision.

2. In case the reimbursement liability has been determined under Clause 1, Article 18 of this Decree, civil judgment enforcement procedures shall be carried out for collecting amounts to be reimbursed.

3. Compensation-liable agencies shall fully and promptly collect and remit the whole reimbursed amounts into the state budget.

Article 20. Handling of public-duty performers who deliberately fail to perform the reimbursement liability

1. The person with reimbursement liability who has been notified thrice by the compensation-liable agency of his/her reimbursement obligation but deliberately fails to perform this obligation shall be disciplined under law.

2. If the person with reimbursement liability has moved to another agency within the state apparatus, such agency shall urge him/her to perform the reimbursement obligation and decide on handling measures under Clause 1 of this Article.

3. If the person with reimbursement liability no longer works in a state agency, the compensation-liable agency shall take measures to recover the reimbursed amount under law.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OF COMPENSATION WORK

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Promulgating according to competence or submitting to competent state agencies for amendment, supplementation or promulgation legal documents on state compensation liability.

2. Disseminating and propagating the Law on State Compensation Liability and guiding documents of competent state agencies.

3. Guiding compensation-liable agencies to settle compensation.

4. Providing compensation settlement skill training for compensation settlement officers.

5. Identifying compensation-liable agencies when so requested by damage sufferers or no agreement can be reached on compensation-liable agencies.

6. Monitoring, examining and inspecting the compensation settlement.

7. Monitoring and urging the payment of compensations and performance of the reimbursement liability.

8. Settling complaints and denunciations and handling violations of the law on state compensation liability.

9. Making statistics of, reviewing and evaluating the performance of state compensation liability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To assist the Government in performing the unified state management of compensation work in administrative management and judgment enforcement, and have the following tasks and powers:

a/ To promulgate according to its competence or submit to the Government for amendment, supplementation or promulgation legal documents on state compensation liability;

b/ To provide professional guidance on compensation settlement;

c/ To settle problems related to the implementation of the law on state compensation liability:

d/ To identify compensation-liable agencies when so requested by damage sufferers or no agreement can be reached on compensation liability among ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees according to the procedures specified at Point b. Clause 1, Article 5 of this Decree;

e/ To monitor, examine, inspect, and handle violations of the law on state compensation liability nationwide;

f/ To promptly detect in the course of performing the state management of compensation work weaknesses and limitations concerning the working style, qualifications and experience of cadres and civil servants in order to propose handling measures to competent state agencies;

g/ To biannually and annually make statistics of, review and evaluate compensation settlement nationwide and report implementation results to the Government.

2. To coordinate with competent state agencies in performing the state management of compensation work in legal proceedings, and have the following tasks and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To perform the state management of compensation work in legal proceedings under law;

c/ To annually review compensation work in legal proceedings and report implementation results to the Government and competent state agencies.

3. Within the ambit of its functions, tasks and powers, to perform the state management of compensation work under Clauses 1, 2,3,4,6,7 and 8, Article 21 and Point a, Clause 1, Article 23, of this Decree.

Article 23. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies

1. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, perform the state management of compensation work under Clauses 1, 2,3,4, 6,7 and 8, Article 21 of this Decree, and have the following tasks and powers:

a/ To identify compensation-liable agencies when so requested by damage sufferers or no agreement can be reached on compensation liability among agencies under their management according to the procedures specified at Point b, Clause 1, Article 5 of this Decree;

b/ To coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of compensation work;

c/ To biannually and annually make statistics of, review and evaluate compensation work under their management, then submit such to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government.

2. Legal departments of ministries and ministerial-level agencies shall advise and assist their ministers and heads in performing the state management of compensation work under this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provincial-level People's Committees shall perform the state management of compensation work in their localities and have the following tasks and powers:

a/ Within the ambit of their functions, tasks and powers, to perform the state management of compensation work under Clauses 2, 3, 4, 6, 7 and 8, Article 21 of this Decree;

b/ To determine compensation-liable agencies when so requested by damage sufferers or no agreement can be reached on compensation liability among specialized agencies under provincial-level People's Committees and district-level People's Committees in localities under their management according to the procedures specified at Point b, Clause 1. Article 5 of this Decree;

c/ To coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of compensation work;

d/ To biannually and annually make statistics of, review and evaluate compensation work under their management, then submit such to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government.

2. Provincial-level Justice Departments shall advise and assist provincial-level People's Committees in performing the state management of compensation work in their localities under this Article.

Article 25. Responsibilities of specialized agencies under provincial-level People's Committees

1. To monitor, urge and examine compen­sation settlement within their responsibilities.

2. To coordinate with provincial-level Justice Departments in advising and assisting provincial-level People's Committees to perform the state management of compensation work in localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Responsibilities of district-level People's Committees

District-level People's Committees shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, perform the state management of compensation work under Clauses 2, 3, 6, 7 and 8, Article 21 of this Decree, and have the following tasks and powers:

1. To identify compensation-liable agencies when so requested by damage sufferers or no agreement can be reached on compensation liability among units directly managed by district-level People's Committees and commune-level People's Committees in localities under their management according to the procedures specified at Point b. Clause 1, Article 5 of this Decree;

2. To coordinate with provincial-level Justice Departments in performing the state management of compensation work in localities;

3. To biannually and annually make statistics of, review and evaluate compensation settlement under their management, then submit such to provincial-level Justice Departments for summarization and reporting to provincial-level People's Committees.

Article 27. Allocation of funds for compensation-related state management and compensation settlement

1. Funds used to compensate for damage within the scope of state compensation liability shall be covered by central and local budgets under Chapter VI of the Law on State Compensation Liability.

2. Funds for state management work and compensation settlement shall be covered by the state budget and included in estimates of expenditures for operations of state compensation management and settlement agencies and organizations under the state budget law.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, guiding the estimation, management and use of state budget funds for compensation-related state management and compensation settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28. Effect and transitional provisions

1. This Decree takes effect on April 20, 2010.

2. The provisions on the reimbursement liability of public-duty performers under Chapter III of this Decree will not apply to the reimbursement settlement in cases in which compensation settlement procedures are carried out under the Government's Decree No. 47/CP of May 3, 1997, on compensation for damage caused by civil servants or public employees or competent persons of procedure-conducting agencies.

Article 29. Implementation responsibility

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.

2. The Minister of Justice shall, within the ambit of his/her tasks and powers, coordinate with concerned ministries and branches in detailing and guiding the articles and clauses as assigned in this Decree to meet the requirements of state management of compensation work.-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 16/2010/NĐ-CP ngày 03/03/2010 hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


41.866

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.128.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!