|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
26/2007/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Sinh Hùng
|
Ngày ban hành:
|
15/02/2007
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
26/2007/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển sản xuất mía đường
trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ
môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Phát triển sản xuất mía đường
trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản
xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; từng bước mở rộng
công suất các nhà máy đường hiện có theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị
tiên tiến.
3. Khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển mía đường, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản
xuất nguyên liệu, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
4. Nhà nước hỗ trợ một phần đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng mía tập trung; nghiên cứu,
chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất mía đường.
II. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Đến năm 2010
a) Sản xuất đường:
- Sản lượng đường: 1,5 triệu
tấn, trong đó, đường công nghiệp là 1,4 triệu tấn (670.000 tấn đường luyện và
730.000 tấn đường trắng), đường thủ công là 100.000 tấn (quy đường trắng).
- Tổng công suất thiết kế
của các nhà máy: 105.000 tấn mía ngày, trong đó: bốn vùng trọng điểm phát triển
mía đường cò tổng công suất các nhà máy là 86.000 tấn mía ngày (chiếm trên 82%
công suất cả nước). Cụ thể:
+ Vùng Bắc Trung Bộ: tổng
công suất nhà máy là 35.000 tấn mía ngày;
+ Vùng Duyên hải miền
Trung và Tây Nguyên: tổng công suất nhà máy là 16.300 tấn mía ngày;
+ Vùng Đông Nam Bộ: tổng
công suất nhà máy là 14.900 tấn mía ngày;
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long: tổng công suất nhà máy là 19.800 tấn mía ngày.
b) Về sản xuất mía nguyên
liệu:
- Tổng diện tích trồng
mía: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là: 250.000 ha.
- Năng suất mía bình quân:
65 tấn/ha.
- Chữ đường bình quân: 11
CCS.
- Sản lượng mía: 19,5 triệu
tấn.
- Bốn vùng trọng điểm phát
triển mía đường có tổng diện tích trồng mía là 222.000 ha (chiếm 74,0% diện
tích mía cả nước). Cụ thể:
+ Vùng Bắc Trung Bộ: tổng
diện tích trồng mía là 80.000 ha;
+ Vùng duyên hải miền
Trung và Tây Nguyên: tổng diện tích trồng mía là 53.000 ha;
+ Vùng Đông Nam Bộ: tổng
diện tích trồng mía là 37.000 ha;
+ Vùng đồng bằng sông Cửu
Long: tổng diện tích trồng mía là 52.000 ha.
2. Định hướng phát triển đến năm
2020
Đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng
đủ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mức sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn,
trong đó: đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công
100.000 tấn.
Đầu tư thâm canh diện tích mía
hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng: trồng giống mía mới,
áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư có tưới. Đến năm 2020 tổng diện
tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường
bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của
các nhà máy khoảng 120.000 tấn mía ngày.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quy hoạch:
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh
có nhà máy đường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ
đạo việc rà soát điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phát triển nguyên liệu của tỉnh;
điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch vùng nguyên liệu của từng nhà máy phù hợp với
quy hoạch phát triển cơ sở chế biến;
b) Không xây dựng mới nhà
máy đường. Các nhà máy đường từng bước đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa, mở rộng
công suất hiện có một cách hợp lý phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường;
nâng cao hiệu suất tổng thu hồi, chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường,
góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh;
đa dạng hóa sản phẩm như cồn, điện, phân vi sinh, bánh, kẹo,… để nâng cao hiệu
quả sản xuất, kinh doanh.
2. Xây dựng vùng nguyên liệu:
a) Thực hiện các giải pháp
đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới
hóa… để tăng nhanh năng suất, chất lượng mía;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh
có nhà máy đường chỉ đạo các nhà máy và các cấp phát triển vùng nguyên liệu mía
theo quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm đủ nguyên liệu theo công suất ép của
các nhà máy; nhân nhanh diện tích mía giống mới có năng suất, chữ đường cao; đẩy
mạnh thâm canh, cải tiến kỹ thuật canh tác, triển khai phương pháp trồng mía có
tưới ở nơi đủ điều kiện; chỉ đạo hướng dẫn nhà máy lập dự án đầu tư phát triển
vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch; có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
(thủy lợi, giao thông) vùng nguyên liệu; hỗ trợ khuyến khích nông dân dồn điền
đổi thửa để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung;
c) Các nhà máy, cơ sở chế
biến mía đường phải có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía của đơn vị phù
hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; có giải pháp và chính sách cụ thể hỗ trợ
người trồng mía phát triển vùng nguyên liệu tập trung, áp dụng kỹ thuật thâm
canh và cơ giới hóa vào sản xuất, để nâng cao năng suất chất lượng mía và ký hợp
đồng tiêu thụ mía với người trồng mía hoặc tổ chức của người trồng mía.
3. Về khoa học và công nghệ:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn sớm triển khai và hoàn thành Đề án nhân giống mía 3 cấp
"Phát triển giống mía cho vùng nguyên liệu các nhà máy đường giai đoạn
2003 – 2008"; xây dựng hệ thống viện nghiên cứu và các trung tâm giống mía
đủ điều kiện trang thiết bị và năng lực cán bộ để chủ động sản xuất giống tốt,
có năng suất, chữ đường cao đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đồng thời với việc nghiên
cứu, chọn tạo giống, có chương trình, kế hoạch nhập khẩu giống mía có năng suất,
chữ đường cao để khảo nghiệm và nhân nhanh các giống mía qua khảo nghiệm được
đánh giá tốt phù hợp với Việt Nam;
b) Tăng cường công tác
khuyến nông (khuyến nông nhà nước, khuyến nông của doanh nghiệp), đào tạo, hướng
dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiên
tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các địa phương dành nguồn kinh phí ngân sách từ chương trình giống
cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho việc phát triển giống mía theo
dự án đã được phê duyệt và khuyến nông cây mía;
c) Xây dựng và ban hành
quy trình thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển
giao nhanh vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất
lượng mía;
d) Các nhà máy sớm hoàn thiện hệ
thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các nhà máy đường theo hướng hiện đại, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Đến năm
2010, tất cả các nhà máy sản xuất đường đều đạt tiêu chuẩn quản lý theo ISO.
4. Về đầu tư:
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ:
nhập khẩu và nhân giống mía mới; đầu tư hồ chứa nước, các công trình thủy lợi đầu
mối (kênh cấp 1, 2) và giao thông trong vùng nguyên liệu tập trung. Ủy ban nhân
dân tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng ngoài
nhà máy và ngoài vùng nguyên liệu;
b) Thực hiện chính sách
huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà
nước để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng
ruộng…) cho vùng nguyên liệu tập trung, tăng năng suất, chất lượng và giảm chi
phí vận chuyển mía. Đầu tư tưới diện tích mía ở nơi có đủ điều kiện và nguồn nước,
phấn đấu đến năm 2010, diện tích mía được tưới đạt trên 40%;
c) Khuyến khích các nhà
máy đường hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa các khâu từ làm đất đến thu hoạch
mía,… để nâng cao năng suất lao động và giải quyết tình trạng thiếu lao động.
5. Về tiêu thụ và xúc tiến
thương mại:
a) Hàng năm Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn báo cáo kế hoạch cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng để
có giải pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp; Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Mía đường Việt Nam có biện pháp
điều hành việc tiêu thụ đường trong nước phù hợp không để biến động giá cả;
b) Các nhà máy đường thực
hiện tốt việc ký hợp đồng với người trồng mía theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường
giữa các nhà máy, công ty đường.
c) Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện các nhà máy, công ty mía đường xây dựng thương hiệu, nhãn mác
hàng hóa và tăng cường xúc tiến thương mại mía đường.
6. Về tổ chức sản xuất:
a) Hoàn thành dứt điểm việc
chuyển đổi sở hữu và xử lý tài chính đối với các nhà máy đường theo Quyết định
số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khuyến khích và tạo điều
kiện thành lập hợp tác xã sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ mía của nông dân; đổi mới
và nâng cao hiệu quả hợp tác xã hiện có trong ngành mía đường;
c) Nâng cao vai trò và hiệu
quả hoạt động của Hiệp hội Mía đường Việt Nam để thực hiện tốt việc phối hợp
các nhà máy đường trong các lĩnh vực tiêu thụ, thông tin, dự báo thị trường,
xúc tiến thương mại, khoa học, công nghệ và tiêu thụ mía, đường, tiến tới chủ động
điều tiết, bình ổn thị trường, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, nông dân và
người tiêu dùng; xây dựng quỹ bảo hiểm sản xuất mía đường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh
hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai quy hoạch; kịp thời cập nhật thông
tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để có sự điều chỉnh quy hoạch
phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh có
nhà máy đường chịu trách nhiệm phê duyệt chỉ đạo triển khai quy hoạch mía đường
của tỉnh phù hợp với quy hoạch này; chỉ đạo, kiểm tra việc ký và thực hiện hợp
đồng giữa nhà máy và người trồng mía và thực hiện quy chế phối hợp trong sản xuất,
tiêu thụ mía và đường giữa các nhà máy trên địa bàn; xử lý các trường hợp tranh
mua, tranh bán nguyên liệu, giữ ổn định trật tự tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
|
Quyết định 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No: 26/2007/QD-TTg
|
Hanoi, February 15, 2007
|
DECISION APPROVING THE PLANNING ON
SUGARCANE AND SUGAR DEVELOPMENT UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARD 2020 THE PRIME MINISTER Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development, DECIDES: Article 1.- To approve the
Planning on sugarcane and sugar development up to 2010 and orientations toward
2020, with the following principal contents: I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS 1. In the coming time,
sugarcane and sugar production must be developed in a sustainable manner,
ensuring socio-economic efficiency, protection of ecological environment and
conformity with the planning on restructuring of agriculture and rural economy
along the line of industrialization and modernization. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. To encourage
various economic sectors to invest in sugarcane and sugar development,
associating processors' benefits with those of raw material producers and
boosting the construction of a new countryside. 4. The State shall
provide partial support for investment in the development of communications and
irrigation infrastructure in consolidated sugarcane zones; and in the research
into and transfer of scientific and technological advances to raise the
productivity, quality and efficiency of sugarcane and sugar production. II. DEVELOPMENT TARGETS 1. By 2010 a/ Sugar production - The sugar output
will be 1.5 million tons, including 1.4 million tons of industrial sugar
(670,000 tons of refined sugar and 730,000 tons of white sugar) and 100,000
tons (white sugar equivalent) of raw sugar. - The total designed
capacity of sugar mills will be 105,000 tons of sugarcane per day, of which the
total capacity of mills in four key sugarcane and sugar development areas will
be 86,000 tons (accounting for 82% of the total capacity of all mills
nationwide). Specifically: + In the northern
Central Vietnam: The total capacity of mills will be 35,000 tons of sugarcane
per day; + In the coastal
Central Vietnam and the Central Highlands: The total capacity of mills is
16,300 tons of sugarcane per day; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. + In the Mekong River
delta: The total capacity of mills will be 19,800 tons of sugarcane per day. b/ Production of material sugarcane: - Total areas under
sugarcane will be 300,000 hectares, including 250,000 hectares of consolidated
raw-material supply zones. - The average
sugarcane productivity will be 65 tons/hectare. - The average sugar
content will be 11 CCS. - The sugarcane yield
will be 19.5 million tons. - In four key sugarcane
and sugar development areas, the total area under sugarcane will be 222,000
hectares (accounting for 74% of the total area under sugarcane nationwide).
Specifically: + In the northern
Central Vietnam and the Central Highlands: The total area under sugarcane will
be 80,000 hectares; + In the coastal
Central Vietnam: The total area under sugarcane will be 53,000 hectares; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. + In the Mekong river
delta: The total area under sugarcane will be 52,000 hectares. 2. Development orientations towards 2020 By 2020, sugar
production will meet domestic consumption and export demands, with a production
output of around 2.1 million tons, including 1.5 tons of refined sugar, 500,000
tons of white sugar and 100,000 tons of raw sugar. To make investment in
intensive farming in the existing sugarcane areas and expand areas in regions
where conditions permit along the line of growing new sugarcane varieties,
applying advanced farming technologies and investing in irrigation systems. By
2020, the total area under sugarcane will be around 300,000 hectares, the
average sugarcane productivity will be 80 tons/hectare, the average sugar
content will be around 12 CCS, the sugarcane yield will be 24 million tons, and
the total designed capacity of mills will be around 120,000 tons of sugarcane
per day. III. MAJOR SOLUTIONS 1. Planning: a/ People's Committees
of provinces where exist sugar mills shall assume the prime responsibility for,
and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in,
directing the review, adjustment and approval of local material sugarcane
development plannings; adjust and supplement the planning on raw-material
supply zones of each mill in conformity with the planning on development of
processing establishments; b/ No new sugar mill
will be built. To step by step make in-depth investment to modernize existing
sugar mills and expand their capacity in a rational manner in conformity with
raw-material supply zones and market demands; to raise the total retrieval rate
and product quality, reduce environmental pollution and contribute to reducing
product price and raising production efficiency and competitiveness; to
diversity products such as alcohol, electricity, microbiological fertilizers,
confectionery, etc., so as to raise production and business efficiency. 2. Building raw-material supply zones: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ People's Committees
of provinces where exist sugar mills shall direct the mills and administrations
of lower levels to develop material sugarcane supply zones according to the
approved plannings, ensuring sufficient raw materials for mills in accordance
with their pressing capacity; to quickly increase areas under sugarcane of new
varieties with high yield and high sugar content; to accelerate intensive
farming, improve farming techniques and apply the method of irrigated
cultivation in areas where conditions permit; to direct and guide the mills to
formulate investment projects for the development of raw-material supply zones
according to planning; to adopt policies on support for investment in
infrastructure (irrigation, communications) in raw material zones; to support
and encourage farmers to swap and merge land areas in order to build
consolidated raw-material supply zones. c/ Sugar mills and
sugarcane processing establishments shall work out plans on development of
their material sugarcane zones in conformity the approved plannings; adopt
specific solutions and policies to support sugarcane growers to develop
consolidated raw-material supply zones, apply intensive farming techniques and
mechanical implements to production in order to raise sugarcane yield and
quality, and sign sugarcane consumption contracts with sugarcane growers or
their organizations. 3. Science and technology: a/ The Ministry of
Agriculture and Rural Development shall quickly implement and finish the Scheme
on propagating three grades of sugarcane varieties, which is titled
"Developing sugarcane varieties for raw-material supply zones of sugar
mills in the 2003-2008 period;" build a system of sugarcane variety
research institutions and centers with adequate equipment and personnel
capacity in order to take the initiative in producing sugarcane varieties of
high quality, high yield and high sugar content, meeting production
requirements. In parallel with the research into, selection and creation of
varieties, the Ministry shall work out programs and plans on the import of
sugarcane varieties of high yield and high sugar content for assay, and quickly
propagate sugarcane varieties which, through assays, are evaluated to suit
Vietnam's conditions; b/ To enhance
agricultural extension (to be carried out by both the State and enterprises),
training, guidance and building of models in order to quickly transfer new
varieties, advanced farming methods and scientific and technological advances
to farmers. The Ministry of Agriculture and Rural Development and localities
shall allocate funds for the development of sugarcane varieties under approved
projects and sugarcane farming extension from the budget for the program on
mill varieties, livestock and aquatic breeds; c/ To formulate and
promulgate intensive farming processes suitable to each ecological area,
provide guidance for the quick application of these processes to production,
and make investment in intensive farming to raise sugarcane yield and quality; d/ Sugar mills shall
soon improve their production and quality management systems toward
modernization, ensuring food safety and hygiene and international economic
integration. By 2010, all sugar mills will reach ISO management standards. 4. Investment: a/ The state budget
shall support the import and propagation of new sugarcane varieties; investment
in reservoirs and key irrigation works (grade-1 and -2 canals) and
communications systems in consolidated raw-material supply zones.
Provincial-level People's Committees shall work out plans on using local
budgets for investment in infrastructure outside mills and raw-material supply
zones; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ To encourage sugar
mills to support farmers in making investment in applying mechanical implements
to all production steps, from soil working to sugarcane harvest in order to
raise productivity and overcome labor shortage. 5. Consumption and trade promotion: a/ The Ministry of
Agriculture and Rural Development shall make annual reports on the
production-consumption balance so as to work out appropriate solutions to
adjust production; the Ministry of Trade shall assume the prime responsibility
for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and
the Vietnam Association of Sugarcane and Sugar in, working out appropriate
measures to regulate domestic consumption of sugar and prevent price
fluctuation. b/ Sugar mills shall
sign contracts with sugarcane growers according to the Prime Minister's
Decision No. 80/2002/QD-TTg and the Regulation on coordination in sugarcane and
sugar production and consumption among sugar mills and companies; c/ The State
encourages and creates conditions for sugar mills and companies to develop
brands and trademarks and enhance trade promotion for sugarcane and sugar. 6. Organization of production: a/ To complete the
transformation of ownership and financial settlement of sugar mills under the
Prime Minister's Decision No. 28/2004/QD-TTg; b/ To encourage and
create conditions for the establishment of sugarcane production, service and
consumption cooperatives of farmers; to renew and raise the efficiency of
existing sugarcane and sugar cooperatives; c/ To raise the role
and operation efficiency of the Vietnam Association of Sugarcane and Sugar in
order to well regulate the coordination among sugar mills in information
exchange, market forecasting, trade promotion, science, technology, sugarcane
and sugar consumption, thereby taking the initiative in regulating and
stabilizing the market, ensuring benefits for enterprises, farmers and
consumers; to build an insurance fund for sugarcane and sugar production. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. The Ministry of
Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for,
and coordinate with concerned ministries, branches and provincial-level
People's Committees in, guiding, directing and inspecting the implementation of
plannings; shall promptly update information on the market and scientific and
technological advances for making appropriate adjustments to plannings. 2. People's Committees
of provinces where exist sugar mills shall approve and direct the
implementation of local sugar and sugarcane plannings in conformity with this
Planning; direct and inspect the signing and performance of contracts between
these mills and sugarcane growers and the observance of the regulation on
coordination in sugarcane and sugar production and consumption among the mills
in localities; handle cases of fighting over the purchase or sale of raw
materials to maintain stability and order in localities. Article 2.-
This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG
BAO." Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and
government-attached agencies and presidents of concerned provincial People's
Committees shall implement this Decision. FOR THE PRIME MINISTER
STANDING DEPUTY PRIME MINISTY
Nguyen Sinh Hung
Quyết định 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
10.630
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|