Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu, Đặng Huy Đông
Ngày ban hành: 13/08/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-
BỘ TÀI CHÍNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là trợ giúp đào tạo); dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động đào tạo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là DNNVV) theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp.

2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, ngành, UBND tỉnh).

3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề Trung ương (sau đây gọi tắt là các tổ chức hiệp hội) được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng đào tạo và trợ giúp phát triển DNNVV.

4. Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các tổ chức dịch vụ có chức năng đào tạo hoạt động theo quy định của pháp luật, có năng lực và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này (sau đây gọi tắt là các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo).

5. Cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV.

Điều 3. Các hoạt động trợ giúp đào tạo

1. Khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo; khảo sát đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và các cuộc hội nghị, hội thảo về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc; Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực và tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV.

2. Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.

3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV, bao gồm:

a) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV (sau đây gọi tắt là khóa đào tạo), gồm các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp chuyên sâu.

b) Tổ chức phổ biến, đào tạo qua mạng, truyền hình cho DNNVV.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo

Hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa:

1. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) thông qua các Bộ, ngành, UBND tỉnh và các tổ chức hiệp hội.

2. Các DNNVV, cá nhân tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí.

3. Các cơ quan, đơn vị thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV huy động các nguồn tài chính khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV.

Chương II

TỔ CHỨC CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Điều 5. Phạm vi và nội dung các khóa đào tạo

1. Phạm vi đào tạo:

a) Đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, DNNVV (chiếm tối đa 30% tổng số khóa đào tạo).

b) Đào tạo quản trị doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý DNNVV.

c) Đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu cho chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý DNNVV trong một số lĩnh vực, địa bàn theo định hướng ưu tiên phát triển của Nhà nước.

2. Nội dung các khóa đào tạo:

a) Trên cơ sở các chuyên đề chính tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, đơn vị đào tạo lựa chọn một số chuyên đề phù hợp với nhu cầu của học viên và thực tế tại địa phương để tổ chức các khóa đào tạo.

b) Nội dung giảng dạy theo các chuyên đề lựa chọn phải được xây dựng trên cơ sở bộ giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Điều 6. Đơn vị quản lý đào tạo, đơn vị đào tạo và các hình thức tổ chức đào tạo

1. Đơn vị quản lý đào tạo là đơn vị trong Bộ, ngành, UBND tỉnh và tổ chức hiệp hội được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV và kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ.

2. Đơn vị đào tạo là đơn vị trực tiếp thực hiện các khóa đào tạo cho DNNVV, gồm: đơn vị quản lý đào tạo (khi trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); hoặc là tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo (khi đơn vị quản lý đào tạo ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này).

3. Căn cứ kế hoạch được giao, nội dung yêu cầu của các khóa đào tạo và năng lực thực tế, đơn vị quản lý đào tạo có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

a) Trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo.

b) Căn cứ các quy định hiện hành để lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo và ký hợp đồng đào tạo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này để thực hiện các khóa đào tạo.

4. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đào tạo:

a) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các khóa đào tạo theo đúng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao và các quy định tại Thông tư này. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm để các khóa đào tạo tiếp theo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả.

b) Cử cán bộ kiểm tra, giám sát các khóa đào tạo trong trường hợp ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo.

c) Đối với đơn vị quản lý đào tạo thuộc các Bộ, ngành và tổ chức hiệp hội, ngoài trách nhiệm quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này còn có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố tổ chức các khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu của DNNVV trên địa bàn.

- Thông báo bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố về kế hoạch triển khai các khóa đào tạo cho DNNVV trên địa bàn (chương trình, nội dung, thời gian, địa điểm cụ thể của từng khóa đào tạo) trước khi tổ chức ít nhất là 03 ngày làm việc.

- Định kỳ 6 tháng, phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các khóa đào tạo đã tổ chức và kế hoạch tiếp theo trên địa bàn.

Điều 7. Tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo

1. Các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo được lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có chức năng cung cấp dịch vụ đào tạo được ghi rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo.

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng điều kiện tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV.

c) Đã tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

d) Có đề xuất phương án đào tạo phù hợp với yêu cầu của các khóa đào tạo cho DNNVV;

đ) Có đội ngũ giảng viên hoặc cộng tác viên thường xuyên đáp ứng các điều kiện sau:

- Tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm tham gia giảng dạy về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

e) Tài liệu giảng dạy (bao gồm giáo án, tài liệu trình bày và các tài liệu hướng dẫn học tập liên quan khác) phải phù hợp với chuyên đề đào tạo và được biên soạn trên cơ sở bộ giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tài liệu giảng dạy phải được đơn vị quản lý đào tạo thống nhất về nội dung trước khi triển khai khóa đào tạo.

2. Trên cơ sở hợp đồng đào tạo ký với đơn vị quản lý đào tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phải trực tiếp triển khai thực hiện, không được thuê hoặc giao lại cho tổ chức cung cấp dịch vụ khác thực hiện.

3. Khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan chức năng, tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý đào tạo cung cấp các thông tin, tài liệu theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ cơ sở pháp lý của hồ sơ, chứng từ theo quy định.

Điều 8. Hợp đồng đào tạo

Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung chủ yếu sau:

1. Nội dung chuyên đề đào tạo; địa bàn tổ chức và thời gian triển khai.

2. Kinh phí thực hiện, kèm theo dự toán chi tiết kinh phí (theo mẫu Phụ lục 3.2 và nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 13,14 Thông tư này).

3. Trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên.

4. Thanh quyết toán kinh phí đào tạo.

5. Xử lý vi phạm hợp đồng và điều khoản thi hành.

Điều 9. Tổ chức các khóa đào tạo

1. Thời lượng và số học viên tối thiểu của một khóa đào tạo:

a) Đối với khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp: thời lượng đào tạo là 03 ngày, số học viên tối thiểu mỗi khóa là 30 người.

b) Đối với khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp: thời lượng đào tạo là 05 ngày, số học viên tối thiểu mỗi khóa là 30 người.

c) Đối với khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu: tùy theo nội dung đào tạo chuyên sâu, đơn vị đào tạo quyết định thời lượng đào tạo phù hợp nhưng đảm bảo thời lượng tối thiểu là 07 ngày và số học viên tối thiểu mỗi khóa là 20 người.

d) Căn cứ vào tình hình thực tế của từng khóa học, đơn vị đào tạo bố trí tối đa 30% thời lượng mỗi khóa để hướng dẫn học viên nghiên cứu các tình huống và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn.

2. Để tham gia khóa đào tạo, các tổ chức, cá nhân và DNNVV điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký (theo mẫu Phụ lục 2.1 hoặc Phụ lục 2.2 kèm theo Thông tư này) gửi về đơn vị đào tạo.

3. Trách nhiệm của đơn vị đào tạo:

3.1. Trước khi triển khai khóa đào tạo:

a) Lập chương trình/kế hoạch tổ chức từng khóa đào tạo (thời gian đào tạo, địa điểm tổ chức khóa đào tạo, các chuyên đề đào tạo, giảng viên, đối tượng học viên, học phí...)

b) Thông báo chương trình/kế hoạch tổ chức đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc bằng văn bản, hoặc bằng các hình thức chiêu sinh khác đến các cá nhân, tổ chức, DNNVV trước khi tổ chức khóa đào tạo ít nhất là 15 ngày, trong đó phải có nội dung nêu rõ: khóa đào tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học viên tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Lập dự toán chi tiết kinh phí tổ chức từng khóa đào tạo (theo mẫu Phụ lục 3.2 và nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này).

d) Lãnh đạo đơn vị đào tạo có trách nhiệm ra quyết định tổ chức khóa đào tạo (trong đó có các nội dung: thời gian đào tạo, địa điểm tổ chức khóa đào tạo, các chuyên đề đào tạo, giảng viên, danh sách học viên tham gia, dự toán kinh phí chương trình/kế hoạch triển khai, cán bộ quản lý khóa đào tạo, ...) và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo nội dung đã duyệt và quy định tại Thông tư này.

3.2. Trong quá trình triển khai khóa đào tạo:

a) Cung cấp đầy đủ tài liệu học tập cho học viên.

b) Tổ chức giảng dạy theo chương trình/kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo về nội dung và thời lượng theo quy định tại Thông tư này.

c) Kiểm soát thời lượng tham gia khóa đào tạo của học viên; tiến hành kiểm tra, đánh giá để cấp Chứng nhận cho học viên theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

d) Lấy đầy đủ ý kiến học viên đánh giá về nội dung giảng dạy, chất lượng giảng viên và công tác tổ chức khóa đào tạo sau khi kết thúc (theo mẫu Phụ lục 2.3 kèm theo Thông tư này); Lập bản tổng hợp ý kiến học viên để làm cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc triển khai các khóa đào tạo tiếp theo.

3.3. Sau kết thúc khóa đào tạo:

a) Chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc một khóa đào tạo, đơn vị đào tạo có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá và báo cáo quyết toán kinh phí (theo mẫu Phụ lục 4.1Phụ lục 4.2 kèm theo Thông tư này). Nếu tổ chức nhiều khóa đào tạo, chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc khóa đào tạo cuối cùng phải tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí trên cơ sở báo cáo của từng khóa (theo mẫu Phụ lục 4.3 kèm theo Thông tư này).

Đối với đơn vị đào tạo là tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, các báo cáo trên và bản tổng hợp ý kiến học viên sau khóa đào tạo là một trong các căn cứ để thanh lý hợp đồng đào tạo; thanh quyết toán kinh phí với đơn vị quản lý đào tạo.

b) Đơn vị đào tạo có trách nhiệm tổ chức lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ theo từng khóa đào tạo.

Điều 10. Đánh giá kết quả học tập và cấp Chứng nhận tham gia khóa đào tạo cho học viên

1. Đơn vị đào tạo lựa chọn một trong các hình thức sau để đánh giá kết quả học tập của các học viên: kiểm tra trắc nghiệm; hoặc kết hợp kiểm tra trắc nghiệm với trả lời bài tập tình huống.

2. Đơn vị quản lý đào tạo (bao gồm cả trường hợp ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo) cấp Chứng nhận tham gia khóa đào tạo cho học viên đạt các yêu cầu:

a) Tham dự ít nhất 85% thời lượng của khóa đào tạo.

b) Kết quả bài kiểm tra được đánh giá đạt trung bình trở lên.

Lãnh đạo đơn vị quản lý đào tạo chịu trách nhiệm ký Chứng nhận cho các học viên tham gia khóa đào tạo.

3. Nội dung, hình thức, quy cách của Chứng nhận theo mẫu Phụ lục 5.1Phụ lục 5.2 kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Lưu trữ hồ sơ

1. Đơn vị đào tạo phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan theo từng khóa đào tạo, đảm bảo công tác lưu trữ và thời gian lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về tài liệu lưu trữ.

2. Đối với đơn vị quản lý đào tạo: ngoài việc lưu trữ hồ sơ khi trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo theo quy định, hồ sơ lưu trữ còn bao gồm:

a) Trường hợp ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo:

- Hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo kèm báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức khóa đào tạo, hóa đơn tài chính về việc cung cấp dịch vụ đào tạo theo quy định hiện hành.

- Chứng từ thanh toán kinh phí cho tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo.

- Các chứng từ, tài liệu khác có liên quan.

b) Các báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện, tổng hợp quyết toán kinh phí tổ chức các khóa đào tạo thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý đào tạo.

Chương III

KINH PHÍ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Điều 12. Các hoạt động ngân sách nhà nước hỗ trợ và mức hỗ trợ

1. Ngân sách Trung ương:

1.1. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động:

a) Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.

Nội dung chi và mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.

b) Khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo; khảo sát đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc.

Nội dung chi và mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và các cuộc hội thảo, hội nghị về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về trợ giúp đào tạo ở trong nước; tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo ở ngoài nước cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV thuộc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Nội dung chi và mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.

d) Tổ chức phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng qua mạng internet, truyền hình cho DNNVV.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng đề án triển khai. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ, cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu, trường hợp đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấpthẩm quyền phê duyệt.

1.2. Hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức các khóa đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 5 với nội dung chi và mức chi cụ thể theo quy định tại Điều 13, 14 Thông tư này.

2. Ngân sách địa phương.

2.1. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động:

a) Khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo trên địa bàn.

Nội dung chi và mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và các hội thảo, hội nghị về triển khai các hoạt động trợ giúp đào tạo trên địa bàn.

Nội dung chi và mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2.2. Hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức các khóa đào tạo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 cho DNNVV trên địa bàn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, nội dung chi và mức chi cụ thể theo quy định tại Điều 13, 14 Thông tư này.

Điều 13. Nội dung chi tổ chức khóa đào tạo

1. Chi tổ chức một khóa đào tạo.

a) Các khoản chi phục vụ trực tiếp lớp học:

- Chi cho giảng viên: chi thù lao giảng viên; chi phụ cấp tiền ăn giảng viên; chi phí đi lại, lưu trú cho giảng viên;

- Chi tài liệu học tập theo nội dung chương trình khóa đào tạo cho học viên (không bao gồm tài liệu tham khảo);

- Chi khen thưởng cho học viên đạt; loại giỏi, loại xuất sắc;

- Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập;

- Văn phòng phẩm;

- Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi;

- Chi phí cho lễ khai giảng, bế giảng;

- Chi nước uống, giải khát giữa giờ;

- Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có): thuê phương tiện đưa, đón học viên.

- Chi phí cấp chứng chỉ;

- Chi phí chiêu sinh: gọi điện thoại, gửi thư mời, đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, vệ sinh, trông giữ xe).

b) Chi hoạt động quản lý một khóa đào tạo của đơn vị đào tạo (không vượt quá 10% tổng kinh phí tổ chức một khóa đào tạo), gồm:

- Chi công tác phí cho cán bộ quản lý khóa đào tạo của đơn vị đào tạo trong trường hợp phải tổ chức khóa đào tạo ở xa đơn vị đào tạo.

- Chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý khóa đào tạo (nếu có); tổ chức các cuộc họp nhằm triển khai khóa đào tạo.

- Các khoản chi khác để phục vụ quản lý, điều hành khóa đào tạo (nếu có);

2. Chi hoạt động phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị quản lý đào tạo trong các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội (sau đây gọi tắt là chi quản lý chung): chi đi công tác để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV, bao gồm cả trường hợp cán bộ của đơn vị quản lý đào tạo đi kiểm tra, giám sát các khóa đào tạo khi ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo.

Điều 14. Kinh phí tổ chức khóa đào tạo và mức ngân sách hỗ trợ

1. Đối với chi phí tổ chức khóa đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này:

1.1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí:

a) Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một khóa đào tạo tối đa không vượt quá 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo.

b) Mức chi hợp lý của từng nội dung chi trong một khóa đào tạo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và xác định theo nguyên tắc:

- Đối với các nội dung chi có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức (chi cho giảng viên; nước uống, giải khát; khen thưởng học viên; chi ra đề thi, coi thi, chấm thi; công tác phí): thực hiện theo đúng chế độ quy định.

- Đối với các nội dung chi chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức: căn cứ theo hợp đồng, hóa đơn chứng từ chi tiêu thực tế, hợp lý, hợp pháp theo quy định, của pháp luật.

1.2. Phần kinh phí còn lại được chi trả từ các nguồn:

- Kinh phí tài trợ, huy động được từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

- Học phí do học viên đóng góp. Khuyến khích đơn vị đào tạo giảm học phí cho học viên tham gia khóa đào tạo trên cơ sở tính toán cụ thể phân ngân sách nhà nước hỗ trợ và tận dụng tối đa nguồn kinh phí tài trợ.

1.3. Đối với các học viên thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây viết tắt là học viên ĐBKK):

a) Ngoài hỗ trợ kinh phí để tổ chức khóa đào tạo theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này, ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí tham gia khóa đào tạo cho học viên ĐBKK, mức hỗ trợ xác định như sau:

Mức hỗ trợ học phí cho 01 học viên ĐBKK

=

Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ tổ chức khóa đào tạo

-

Số tiền tài trợ huy động được (nếu có)

S học viên tham gia.

Học viên ĐBKK nộp phần chênh lệch (nếu có) giữa mức học phí phải nộp và mức phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Trên cơ sở dự toán kinh phí tổ chức khóa đào tạo, đơn vị đào tạo thông báo công khai mức học phí thu của học viên; mức học phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và số còn phải nộp đối với học viên ĐBKK.

b) Đối tượng học viên ĐBKK quy định tại Thông tư này gồm:

- Người có địa chỉ thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và hiện vẫn đang sinh sống, làm việc tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người không có địa chỉ thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hiện đang sinh sống, làm việc ít nhất 6 tháng liên tục tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tính đến thời điểm đăng ký tham gia khóa đào tạo.

Danh mục các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

c) Để được hỗ trợ học phí tham gia khóa đào tạo, học viên ĐBKK nộp cho đơn vị đào tạo:

- Phiếu đăng ký tham gia khóa đào tạo có đầy đủ toàn bộ thông tin (theo mẫu Phụ lục 2.1Phụ lục 2.2 kèm theo Thông tư này).

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân.

2. Đối với chi phí quản lý chung quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này: ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 3% tổng kinh phí ngân sách nhà nước thực tế hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo. Mức chi cụ thể theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 15. Lập kế hoạch, phân bổ dự toán

1. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí.

1.1. Vào thời điểm xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi các Bộ, ngành, UBND tỉnh và các tổ chức hiệp hội hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV theo định hướng lĩnh vực, địa bàn ưu tiên đào tạo hàng năm trên cơ sở định hướng ưu tiên phát triển của Nhà nước.

1.2. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu trợ giúp đào tạo và căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này, các Bộ, ngành, UBND tỉnh và các tổ chức hiệp hội lập kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV và dự toán kinh phí ngân sách hỗ trợ (theo mẫu Phụ lục 3.1Phụ lục 3.2 kèm theo Thông tư này), gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 6 của năm trước năm kế hoạch để tổng hợp chung dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên phạm vi toàn quốc.

Đối với hoạt động tổ chức các khóa đào tạo, kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách hỗ trợ được xây dựng trên cơ sở:

a) Nhu cầu đào tạo của các DNNVV thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách của các Bộ, ngành, UBND tỉnh và các tổ chức hiệp hội.

b) Định hướng lĩnh vực, địa bàn ưu tiên đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạchĐầu tư.

c) Cân đối, lồng ghép với các nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV từ các chương trình, chính sách khác của Nhà nước, đảm bảo không trùng lắp nguồn và tỷ lệ ngân sách nhà nước hỗ trợ từ các nguồn không vượt quá mức quy định tại Thông tư này.

d) Số khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp không vượt quá 30% tổng số khóa đào tạo.

1.3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu kế hoạch kinh phí trợ giúp đào tạo cho DNNVV của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hiệp hội (theo mẫu Phụ lục 7.1 kèm theo Thông tư này), gửi về Bộ Tài chính trong tháng 7 của năm trước năm kế hoạch. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định đối với phần kinh phí ngân sách Trung ương trợ giúp đào tạo cho DNNVV.

2. Phân bổ dự toán kinh phí.

2.1. Đối với ngân sách Trung ương:

Căn cứ dự toán ngân sách Trung ương bố trí cho các hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Kế hoạchĐầu tư xây dựng phương án và thống nhất với Bộ Tài chính để ra văn bản thông báo kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV và kinh phí ngân sách hỗ trợ cho từng Bộ, ngành, tổ chức hiệp hội.

Cơ sở để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án:

a) Các nội dung tiết a, b, c, d điểm 1.2 khoản 1 Điều này.

b) Tổng số kinh phí ngân sách Trung ương dành cho hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Kết quả thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV các năm trước năm kế hoạch của từng Bộ, ngành, tổ chức hiệp hội.

2.2. Đối với ngân sách địa phương

Căn cứ dự toán ngân sách địa phương bố trí cho các hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn, UBND tỉnh quyết định giao kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV và kinh phí ngân sách hỗ trợ cho các đơn vị quản lý đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 16. Quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo cho DNNVV

1. Đối với kế hoạch thực hiện các hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV của các Bộ, ngành và UBND tỉnh giao cho đơn vị quản lý đào tạo:

1.1. Các đơn vị quản lý đào tạo rút dự toán tại Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi, đảm bảo việc sử dụng kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo cho DNNVV đúng mục đích, đúng quy định chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này.

1.2. Trường hợp các đơn vị quản lý đào tạo ký hợp đồng với các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo để tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV, chứng từ làm căn cứ tạm ứng, thanh, quyết toán gồm:

a) Văn bản thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với ngân sách Trung ương) hoặc quyết định của UBND tỉnh (đối với ngân sách địa phương) giao kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV và kinh phí ngân sách hỗ trợ.

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV và kinh phí ngân sách hỗ trợ cho đơn vị quản lý đào tạo.

c) Hợp đồng đào tạo ký giữa đơn vị quản lý đào tạo và tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

d) Biên bản thanh lý hợp đồng đào tạo giữa đơn vị quản lý đào tạo và tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, kèm theo báo cáo tổng hợp quyết toán kinh phí các khóa đào tạo và báo cáo chi tiết quyết toán kinh phí từng khóa đào tạo của tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo;

đ) Hóa đơn tài chính của tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo về việc cung cấp dịch vụ đào tạo theo quy định hiện hành.

e) Các chứng từ liên quan khác.

2. Đối với các tổ chức hiệp hội, khi được bố trí kinh phí ngân sách để thực hiện các khóa đào tạo:

2.1. Tạm ứng kinh phí:

Trên cơ sở văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV và kinh phí ngân sách hỗ trợ, tổ chức hiệp hội xây dựng kế hoạch triển khai và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện, lập hồ sơ đề nghị tạm ứng kinh phí ngân sách hỗ trợ gửi Bộ Tài chính gồm:

a) Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV và kinh phí ngân sách hỗ trợ cho tổ chức hiệp hội.

b) Công văn đề nghị tạm ứng kinh phí kèm theo Kế hoạch trợ giúp đào tạo, trong đó nêu rõ: kế hoạch triển khai, thời gian, tiến độ thực hiện; kèm theo tổng hợp và dự toán chi tiết kinh phí tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV trên từng địa bàn (theo mẫu Phụ lục 3.1Phụ lục 3.2 kèm theo Thông tư này).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, Bộ Tài chính thực hiện rà soát và cấp tạm ứng kinh phí hỗ trợ (tối đa 70% dự toán) để tổ chức hiệp hội triển khai nhiệm vụ.

2.2. Quyết toán kinh phí:

Sau khi kết thúc tổ chức các khóa đào tạo và chậm nhất không quá ngày 20 tháng 12 hàng năm, tổ chức hiệp hội có trách nhiệm gửi hồ sơ quyết toán kinh phí ngân sách hỗ trợ về Bộ Tài chính. Hồ sơ quyết toán gửi Bộ Tài chính gồm:

a) Công văn của tổ chức hiệp hội báo cáo kết quả thực hiện và đề nghị hỗ trợ kinh phí sau quyết toán.

b) Báo cáo tổng hợp quyết toán kinh phí tổ chức các khóa đào tạo đã thực hiện (theo mẫu Phụ lục 4.3 kèm theo Thông tư này).

c) Quyết định của Lãnh đạo tổ chức hiệp hội phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức các khóa đào tạo giao cho đơn vị quản lý đào tạo, kèm theo báo cáo quyết toán kinh phí từng khóa đào tạo (theo mẫu Phụ lục 4.2 kèm theo Thông tư này).

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, Bộ Tài chính tiến hành rà soát để xem xét hỗ trợ số kinh phí ngân sách còn được cấp hoặc thu hồi phần kinh phí ngân sách không sử dụng hết.

2.3. Việc cấp phát kinh phí ngân sách hỗ trợ cho các tổ chức hiệp hội để tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV thực hiện theo quy định tại tiết a, điểm 7.1 khoản 7 Chương IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

3. Các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sử dụng kinh phí theo quy định; về tính chính xác, trung thực, đầy đủ cơ sở pháp lý của hồ sơ, chứng từ; chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán theo đúng chế độ; trường hợp vi phạm hoặc để xảy ra những sai sót phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Chương IV

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Điều 17. Trách nhiệm của UBND tỉnh

1. UBND tỉnh căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, chủ động bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn. Kinh phí trợ giúp đào tạo cho DNNVV được bố trí chung trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.

2. UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp tại địa phương tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu, tổng hợp, lập kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa đào tạo nguồn nhân lực DNNVV trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về triển khai các hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn.

c) Định kỳ 6 tháng, lập báo cáo tình hình thực hiện và tổng hợp quyết toán kinh phí ngân sách địa phương trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn (theo mẫu Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này), báo cáo UBND tỉnh để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, chậm nhất không quá một tháng sau khi kết thúc một định kỳ.

d) Theo dõi, phối hợp và hỗ trợ các đơn vị quản lý đào tạo thuộc Bộ, ngành và tổ chức hiệp hội, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo trong quá trình triển khai tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV trên địa bàn.

Điều 18. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và tổ chức hiệp hội

1. Chịu trách nhiệm về năng lực của đơn vị quản lý đào tạo. Thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạchĐầu tư danh sách các đơn vị quản lý đào tạo để công bố trên Cổng Thông tin doanh nghiệp của Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trường hợp đơn vị quản lý đào tạo không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm quy định tại Thông tư này, Bộ, ngành, tổ chức hiệp hội xem xét giao cho đơn vị khác có đủ năng lực thực hiện. Khi có sự thay đổi hoặc bổ sung danh sách đơn vị quản lý đào tạo, Bộ, ngành, tổ chức hiệp hội phải thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ khi có sự thay đổi hoặc bổ sung.

2. Lập kế hoạch tổ chức các khóa khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp (quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5) và dự toán kinh phí ngân sách hỗ trợ theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

3. Căn cứ văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực DNNVV và kinh phí ngân sách hỗ trợ để tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Theo định kỳ hoặc đột xuất, chủ động (hoặc phối hợp với Bộ Kế hoạchĐầu tư, Bộ Tài chính) kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV được giao.

4. Định kỳ 6 tháng, lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện và tổng hợp quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước trợ giúp đào tạo (theo mẫu Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này), gửi Bộ Kế hoạchĐầu tư chậm nhất không quá một tháng sau khi kết thúc một định kỳ.

Kết thúc năm tài chính, quyết toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo cho DNNVV được tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 18 và các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 1.1 và 1.3 khoản 1, điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 Thông tư này.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai tổ chức các khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 và các hoạt động trợ giúp đào tạo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện của các đơn vị được giao kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV.

d) Tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên phạm vi toàn quốc (theo mẫu Phụ lục 7.2 kèm theo Thông tư này). Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện và khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về trợ giúp đào tạo cho DNNVV khi cần thiết.

2. Bộ Tài chính:

a) Căn cứ văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu kế hoạch kinh phí trợ giúp đào tạo cho DNNVV của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hiệp hội và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước hàng năm, chủ trì báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định đối với phần kinh phí ngân sách Trung ương trợ giúp đào tạo cho DNNVV theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

b) Chủ trì thực hiện các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2 Điều 16 Thông tư này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/3/2011 hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THỨ TRƯỞNG




Đặng Huy
Đông

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Hội đồng dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Kho bạc nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh các HTX Việt Nam;
- Hiệp hội DNNVV Việt Nam;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính;
- Lưu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (VT, Cục PTDN:10b), Bộ Tài chính (VT, Cục TCDN:5b).

Phụ lục 1

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VỀ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1. Các chuyên đề đào tạo khởi sự doanh nghiệp

- Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh;

- Lập kế hoạch kinh doanh;

- Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp;

- Tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp;

- Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp;

- Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp.

2. Các chuyên đề đào tạo về quản trị doanh nghiệp

- Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp;

- Quản trị chiến lược;

- Quản trị nhân sự;

- Quản trị marketing;

- Quản trị dự án đầu tư;

- Quản trị tài chính;

- Quản trị sản xuất;

- Quản lý kỹ thuật và công nghệ;

- Quản lý chất lượng;

- Quản trị hậu cần kinh doanh;

- Thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ;

- Những vấn đề cơ bản về hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của các doanh nghiệp;

- Đàm phán và ký kết hợp đồng;

- Ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Kỹ năng bán hàng;

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Kỹ năng quản trị của chủ doanh nghiệp;

- Văn hóa doanh nghiệp;

- Tâm lý học lãnh đạo, quản lý;

- Một số vấn đề kinh doanh trên thị trường quốc tế;

- Lập dự án, phương án kinh doanh;

- Các chuyên đề về hội nhập kinh tế.

3. Các chuyên đề về đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu

- Quản trị sản xuất chuyên sâu;

- Quản trị nhân sự chuyên nghiệp;

- Quản trị tài chính chuyên nghiệp;

- Quản trị marketing chuyên nghiệp;

- Kỹ năng điều hành chuyên nghiệp;

- Phát triển năng lực quản trị hiệu quả;

- Các chuyên đề chuyên sâu khác; (tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị đào tạo xây dựng các chuyên đề đào tạo chuyên sâu phù hợp).

Phụ lục 2.1

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP/KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

(Dành cho các tổ chức/doanh nghiệp nhỏ và vừa)

1. Tên doanh nghiệp/đơn vị: ……………………………………………………………

2. Loại hình doanh nghiệp: ………………………………………………………………

3. Số ĐKKD: ……………. do Cơ quan ĐKKD (Sở Kế hoạch và Đu tư tỉnh/thành phố hoặc UBND cấp huyện)…………….. cấp ngày...tháng...năm...)

4. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp/đơn vị (năm gần nhất): ……………. (tỷ đồng)

5. Số lao động bình quân trong năm (năm gn nhất): …………. (người), trong đó lao động nữ là: ………. người.

6. Trụ sở chính của doanh nghiệp/đơn vị: ……………………………………………….

7. Điện thoại liên lạc: ………………………….. Fax: ……………………………………

8. Ngành/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/đơn vị (*):

£ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: ………………………………………………………

£ Công nghiệp, xây dựng: ………………………………………………………………

£ Thương mại, dịch vụ: …………………………………………………………………

£ Khác: ……………………………………………………………………………………

9. Tên khóa đào tạo đăng ký tham gia (Ghi rõ khởi sự DN, quản trị DN, hoặc quản trị DN chuyên sâu): ………………………………………………..

TT

Chuyên đề đào tạo

Thời gian tham gia (tháng)

Ghi chú

10. Số người của doanh nghiệp đăng ký tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng

STT

Họ và tên

Giới tính

Năm sinh

Nơi ở hiện tại (**)

Địa chỉ nơi đang công tác(**)

Điện thoại liên lạc cá nhân

Chức danh, vị trí hiện tại

Ghi chú

…….., ngày ….. tháng..... năm…..

Xác nhận của doanh nghiệp/đơn vị

(Ký, họ tên, chức danh và đóng dấu)

Ghi chú: - (*) Ghi rõ ngành/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp;

 - (* *) học viên phản ánh hiện trạng 6 tháng gần nhất.

Phụ lục 2.2

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP/KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

(Dành cho cá nhân)

1. Thông tin cá nhân:

- Họ và tên: …………………………………………………………………………………

- Trình độ học vấn: …………………………………………………………………………

- Nơi ở hiện tại (6 tháng gần nhất): ………………………………………………………

- Đơn vị công tác (nếu có): ……………………………………………………………….

- Địa chỉ nơi đang công tác (6 tháng gần nhất): ……………………………………….

- Điện thoại liên lạc: ……………………… Fax: …………………………………………

2. Tên khóa đào tạo đăng ký tham gia (Ghi rõ khởi sự DN, hoặc quản trị DN, hoặc quản trị DN chuyên sâu): ………………………………………………………………………………………….

STT

Chuyên đ đào tạo

Thời gian tham gia (tháng)

Ghi chú

…….., ngày ….. tháng..... năm…..

Người đăng ký

(Ký tên, ghi rõ họ, tên)

Phụ lục 2.3

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

BẢN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÓA ĐÀO TẠO

(Dành cho học viên)

1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………….

2. Doanh nghiệp/đơn vị cử tham gia khóa đào tạo: …………………………………………

3. Khóa đào tạo mà học viên đã tham gia:

- Tên khóa đào tạo: ……………………………………………………………………………..

- Thời gian tham gia: …………………………………………………………………………….

- Địa điểm tổ chức: ……………………………………………………………………………….

- Giảng viên: ………………………………………………………………………………………

Nhằm nâng cao chất lượng khóa đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đề nghị học viên vui lòng đánh giá về chất lượng khóa đào tạo theo các nội dung sau:

Diễn giải

Tt

Khá

Trung bình

Kém

1. Nội dung đào tạo

2. Tài liệu giảng dạy

3. Chất lượng giảng viên

4. Công tác tổ chức khóa đào tạo

5. Mức độ tiếp thu của học viên

6. Thời lượng của khóa đào tạo

£ Dài

£ Vừa

£ Ngắn

Kiến nghị của học viên (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Người đánh giá
(Ký, ghi rõ họ tên)


ĐƠN VỊ ………

Phụ lục 3.1

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 20...

I/ NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đánh giá tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm ……… (năm trước năm kế hoạch):

- Tóm tắt tình hình triển khai thực hiện.

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn

- Kết quả đạt được:

+ Hoạt động đào tạo: số khóa đào tạo đã thực hiện, số học viên tham gia, địa bàn triển khai, kinh phí đào tạo (trong đó: NSNN hỗ trợ, học phí, huy động tài trợ)...

+ Hoạt động trợ giúp đào tạo khác (áp dụng cho Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh).

- Đề xuất, kiến nghị và các nội dung khác (nếu có).

2. Kế hoạch thực hiện trợ giúp đào tạo năm ... (năm kế hoạch)

a) Nhu cầu trợ giúp đào tạo của DNNVV thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản .

b) Kế hoạch trợ giúp đào tạo và dự toán kinh phí thực hiện

- Hoạt động đào tạo: (Thuyết minh cụ thể về đối tượng đào tạo, chuyên đề, số khóa đào tạo, số lượng học viên, thời gian, địa điểm... dự kiến tổ chức).

- Hoạt động trợ giúp đào tạo khác (áp dụng cho Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh).

- Tổng hợp và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện (ghi số liệu tại phần II và Phụ lục 3.2 kèm theo).

c) Tổ chức thực hiện

- Các đơn vị quản lý đào tạo (thuộc Bộ, ngành, UBND tỉnh, tổ chức hiệp hội) được giao triển khai nhiệm vụ.

- Phương thức triển khai (trong đó nêu rõ hình thức thực hiện, cách thức phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan như Sở KH&ĐT...).

- Các biện pháp khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai.

II/ TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 20...

* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm trước: …………………%

* Ước tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm nay: ………………%

* Dự kiến kinh phí NSNN hỗ trợ năm kế hoạch: = (*A) + (* B) ………. đồng

A- HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CÁC KHÓA ĐÀO TẠO

Số TT

Khóa đào tạo/địa bàn (*1)

Số học viên

Tổng chi phí

Phân chia nguồn

Ghi chú

NSNN hỗ trợ

Trong đó

Từ hc phí của HV

Huy động đóng góp tài trợ

Hỗ trợ tổ chức lớp học

Hỗ trợ HV thuộc địa bàn ĐBKK

a

b

c

d=đ+g+h

đ=e+f

e

f

g

h

i

1

Khởi sự DN (*2) = (1.1+1.2+...)

-

-

-

-

-

-

-

1.1

Ti tỉnh, TP …..

1.2

Ti tỉnh, TP …..

Tại tỉnh, TP,..,,

2

Quản trị DN = (2.1+2.2+...)

-

-

-

-

-

-

-

2.1

Ti tỉnh, TP ….

2.2

Ti tỉnh, TP ….

...

Ti tỉnh, TP ….

3

Quản trị DN chuyên sâu (*3) = (3.1+3.2+...)

-

-

-

-

-

-

-

3.1

Ti tỉnh, TP ….

3.2

Ti tỉnh, TP ….

Ti tỉnh, TP ….

4

Chi phí quản lý chung (*4)

-

-

-

-

Tổng cộng (1+2+3+4)

-

-

(*A)

-

-

-

-

B- CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP KHÁC (Áp dụng cho Bộ KH&ĐT và UBND tỉnh):

Số TT

Diễn giải

Tổng cộng

Phân chia ngun

Ghi chú

NSNN

Đóng góp, tài trợ

a

b

c=d+đ

d

đ

e

B.1

Bộ KH&ĐT

(*B)

1

Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn giáo trình, tài liệu

2

Khảo sát đánh giá nhu cầu; Khảo sát đánh giá tác động, hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo DNNVV trên phạm vi toàn quốc

3

Tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc

4

Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc

5

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về trợ giúp đào tạo ở trong nước

6

Tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo ở ngoài nước cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV thuộc Bộ, ngành, UBND tỉnh

7

Tổ chức phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng qua mạng internet, truyền hình cho DNNVV

B.2

UBND tỉnh

(*B)

1

Khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn

2

Tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo trên địa bàn

3

Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên địa bàn


Người lập
(Ký, họ tên)


Thủ trưởng đơn vị quản lý đào tạo
(Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

…….., ngày ….. tháng ….. năm ….
  Lãnh đạo Bộ/UBND tỉnh/Tổ chức hiệp hội
(Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

Ghi chú: (*1) Lớp học do địa phương thực hiện không phải ghi địa bàn

(*2) Số khóa đào tạo khởi sự DN không vượt quá 30% tổng số khóa đào tạo

(*3) Chỉ áp dụng đối với Bộ KH&ĐT

(*4) Chi phản ánh số liệu vào cột d, đ, g, h

ĐƠN VỊ ………

Phụ lục 3.2

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ TỔ CHỨC KHÓA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV

Đơn vị đào tạo: …………….

Địa điểm thực hiện: ………..

Thời gian thực hiện: ………..

Khóa đào tạo: (Khởi sự DN; hoặc quản trị DN; hoặc quản trị DN chuyên sâu)

S hc viên tham gia:………

 ĐVT: đồng

Số TT

Nội dung chi

ĐV tính (buổi, học viên...)

Slượng

Đơn giá

Thành tiền

Phân chia ngun

Ghi chú

NSNN hỗ trợ

Nguồn thu học phí của học viên

Nguồn đóng góp, tài trợ

a

b

c

d

e

f= d x e

g

h

i

j

A

Chi phí tổ chức 1 khóa đào tạo = (1 + (2)

-

-

-

NSNN hỗ trợ tối đa 50%

1

Chi phục vụ trực tiếp khóa đào tạo

-

-

-

-

-

Chi cho giảng viên

+

Thù lao

+

Chi phí đi lại

+

Chi phí lưu trú

+

Phụ cấp tiền ăn

-

Chi phí tài liệu

-

Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phạm vi học tập

-

Văn phòng phẩm

-

Nước uống, giải khát giữa giờ

-

Chi khai giảng, bế giảng

-

Ra đề thi, coi thi, chấm thi

-

Chi cho học viên đi khảo sát thực tế - nếu có (Thuê phương tiện đưa đón học viên)

-

Chi in và cp chng chỉ

-

Khen thưởng học viên xuất sắc

-

Chi phí khác: điện, nước, trông xe,...

-

Chi phí chiêu sinh

2

Chi hoạt động quản lý một khóa đào tạo (Tối đa 10% trên tổng chi phí tổ chức 1 khóa đào tạo)

-

-

-

-

-

Công tác phí cho cán bộ quản lý khóa đào tạo (áp dụng trong trường hợp khóa đào tạo ở xa đơn vị đào tạo)

+

Chi phí đi lại

+

Tiền ăn

+

Tiền ở

-

Chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý lớp (nếu có)

-

Tổ chức các cuộc họp nhằm triển khai khóa học

-

Chi phí khác để phục vụ quản lý, điều hành lớp học

B

Hỗ trợ học phí cho học viên ở địa bàn ĐBKK = (Mức hỗ trợ học phí cho 01 HV ĐBKK) x (Số HV ĐBKK)

-

Mức hỗ trợ học phí cho 01 HV ĐBKK = (Số NSNN hỗ trợ tại dòng A cột g - Số huy động tài trợ tại dòng A cột i): (Tổng số học viên tham gia)

-

C

Tổng cộng số tiền NSNN hỗ trợ tổ chức lớp học = A+B

-


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Người phụ trách tổ chức lớp học
(Ký, ghi rõ họ tên)

…….., ngày ….. tháng ….. năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


Phụ lục 4.1

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

ĐƠN VỊ ………

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC KHÓA ĐÀO TẠO

(Dành cho đơn vị đào tạo)

1. Thông tin chung về khóa đào tạo

- Tên khóa đào tạo/chuyên đề đào tạo: …………………………………………………

- Họ và tên giảng viên: ……………………………………………………………………

- Trình độ: ………………………………………………………………………………….

- Thời gian tổ chức: ……………………………………………………………………….

- Địa điểm tổ chức: ………………………………………………………………………..

- Thời lượng đào tạo: ……….. ngày, trong đó: thời lượng hướng dẫn học viên nghiên cứu tình huống thực tế, vận dụng kinh nghiệm thc tiễn ……….. ngày hoặc ……. % thời lượng khóa đào tạo.

- Tổng số học viên (HV) tham gia khóa đào tạo: …………………….. , trong đó:

+ Số học viên được cấp chứng chỉ: ……………………

+ Số học viên thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn: ………….

- Tổng số doanh nghiệp cử cán bộ tham gia khóa đào tạo: ………………….

2. Tổng hợp đánh giá chất lượng khóa đào tạo

TT

Tt

Khá

Trung bình

Kém

Số HV

Tỷ l(%)

SHV

Tỷ l (%)

SHV

Tỷ l (%)

SHV

Tỷ l (%)

1

Nội dung đào tạo

2

Tài liệu giảng dạy

3

Chất lượng giảng viên

4

Công tác tổ chức khóa đào tạo

5

Mức độ tiếp thu của học viên

6

Thời lượng của khóa đào tạo

Dài: Số HV …

Tỷ lệ (%)...

Vừa: Số HV …

Tỷ lệ (%)...

Ngắn: Số HV …

Tỷ lệ (%)...

3. Đề xuất/kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Cán bộ quản lý khóa đào tạo
(Ký, họ tên)

Cán bộ kiểm tra, giám sát của đơn vị quản lý đào tạo1
(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

______________

1 Trường hợp ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo.


ĐƠN VỊ ………

Phụ lục 4.2

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC KHÓA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV

Đơn vị đào tạo: ………………………….

Địa điểm thực hiện: …………………….

Thời gian thực hiện: ……………………..

Khóa đào tạo: (Khởi sự DN; hoặc quản trị DN; hoặc quản trị DN chuyên sâu) (*1): ………………

Số học viên tham gia: …………………..

Theo hợp đồng đào tạo số ………..ngày …………….(*2)

PHẦN I- CHI TIẾT KINH PHÍ

ĐVT: đồng

STT

Chứng từ (*3)

Nội dung chi

ĐV tính (buổi, học viên...)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Phân chia nguồn

Ghi chú

Ký hiệu

Ngày tháng

NSNN hỗ trợ

Nguồn thu học phí của học viên

Nguồn đóng góp, tài trợ

a

b

c

d

đ

e= d x đ

g

h

i

j

A

Chi phí tổ chức 1 khóa đào tạo = (1) + (2) (NSNN hỗ trợ tối đa 50%)

-

-

-

1

Chi phục vụ trực tiếp lớp học

-

-

-

-

-

Chi cho giảng viên

+

Thù lao

+

Chi phí đi lại

+

Chi phí lưu trú

+

Phụ cấp tiền ăn

-

Chi phí tài liệu

-

Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập

-

Văn phòng phẩm

-

Nước uống, giải khát giữa giờ

-

Chi khai giảng, bế giảng

-

Ra đề thi, coi thi, chấm thi

-

Chi cho học viên đi khảo sát thực tế - nếu có (Thuê phương tiện đưa đón học viên)

-

Chi in và cấp chứng chỉ

-

Khen thưởng học viên xuất sắc

-

Chi phí khác: điện, nước, trông xe...

-

Chi phí chiêu sinh

2

Chi hoạt động quản lý một khóa đào tạo (Tối đa 10% trên tổng chi phí tổ chức 1 khóa đào tạo)

-

-

-

-

-

Công tác phí cho cán bộ quản lý khóa đào tạo (áp dụng trong trường hợp khóa đào tạo ở xa đơn vị đào tạo)

+

Chi phí đi lại

+

Tiền ăn

+

Tiền ở

-

Chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý khóa đào tạo (nếu có)

-

Tổ chức các cuộc họp nhằm triển khai khóa đào tạo

-

Chi phí khác để phục vụ quản lý, điều hành đào tạo

B

Hỗ trợ học phí cho HV ở địa bàn ĐBKK = Mức hỗ trợ học phí cho 01 HV ĐBKK x Số HV ĐBKK

-

Mức hỗ trợ học phí cho 01 HV ĐBKK = (Số NSNN hỗ trợ tại dòng A cột g - Số đóng góp, tài trợ tại dòng A cột i): (Tổng số học viên tham gia)

-

C

Tổng cộng số tiền NSNN hỗ trợ tổ chức lớp học = A+B

-

PHẦN II - DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA KHÓA HỌC

STT

Danh sách hc viên

Gii tính

Năm sinh

Nơi ở hiện tại

Đơn vị công tác (*4)

Địa chỉ nơi công tác (*4)

Chức danh, vị trí hiện tại

Điện thoại liên lạc cá nhân

Ghi chú

A-

Các HV không thuộc địa bàn ĐBKK

1

2

....

B-

Các HV thuộc địa bàn ĐBKK

1

2

....


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Người phụ trách tổ chức lớp học
(Ký, ghi rõ họ tên)

…….., ngày ….. tháng ….. năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: (*1) Ghi rõ tên các chuyên đề giảng dạy

(*2) Áp dụng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo

(*3) Kê chi tiết theo từng chứng từ phát sinh

(*4) Phản ánh hiện trạng của học viên trong 6 tháng gần nhất

ĐƠN VỊ ………

Phụ lục 4.3

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

TỔNG HỢP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC CÁC KHÓA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV

Đơn vị đào tạo: ………………..

Thời gian thực hiện: …………..

A- CHI PHÍ TRỰC TIẾP TỔ CHỨC CÁC KHÓA ĐÀO TẠO

ĐVT: đồng

STT

Diễn giải

SHV tham gia

Tổng chi phí

Phân chia chi phí

Ghi chú

NSNN hỗ trợ

Nguồn thu học phí của HV

Nguồn đóng góp, tài trợ

Số tiền

Hỗ trợ tổ chức lớp học

Hỗ trợ học phí cho HV ĐBKK

a

b

c

d=đ+g+h

đ=e+f

e

f

g

h

i

I-

Khởi sự DN

1

Khóa học từ ngày ../../..-> ngày ../../.. Ti....

...

II-

Quản trị DN

1

Khóa học từ ngày ../../..-> ngày ../../.. Ti....

III-

Quản trị DN chuyên sâu

1

Khóa học từ ngày ../../..-> ngày ../../.. Ti....

Cộng A (=I+II+III)

B- CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG

STT

Nội dung chi

Tng chi phí

NSNN hỗ trợ

Nguồn khác ngoài NSNN

Ghi chú

a

b

c=d+đ

d

đ

e

1

2

Cộng B

TNG CNG A + B

-

-

-


Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)


Người phụ trách tổ chức lớp học
(Ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

…….., ngày ….. tháng ….. năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


Phụ lục 5.1

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

MẪU CHỨNG NHẬN THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

a. Mặt ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CHỨNG NHẬN

THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

b. Mặt trong

[Ghi tên đơn vị quản lý đào tạo]
-----------------

Ảnh 3x4 của học viên

Số: …../…..

Cấp lần thứ: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CHỨNG NHẬN

THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Giám đốc/Thủ trưởng đơn vị

[Ghi tên đơn vị quản lý đào tạo]

Chứng nhận: Ông (Bà) ………………………..

Sinh ngày: ……………. Tại ……………………

Chức vụ: ………………………………………...

Đơn vị công tác: ………………………………..

Đã hoàn thành khóa đào tạo: [Ghi rõ tên khóa đào tạo] ………………

Từ ngày ……………….. đến ngày …………….

….. , ngày... .tháng…năm 20.....
GI
ÁM ĐỐC/THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
[Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu]

Ghi chú: Kích thước Giấy chứng nhận khổ A5: 14,8cm x 21cm

Phụ lục 5.2

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

MẪU CHỨNG NHẬN THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO
KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

a. Mặt ngoài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CHỨNG NHẬN

THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO
KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

b. Mặt trong

[Ghi tên đơn vị quản lý đào tạo]
-----------------

Ảnh 3x4 của học viên

Số: …../…..

Cấp lần thứ: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CHỨNG NHẬN

THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO
KHỞI SỰ
DOANH NGHIỆP

Giám đốc/Thủ trưởng đơn vị

[Ghi tên đơn vị quản lý đào tạo]

Chứng nhận: Ông (Bà) ………………………..

Sinh ngày: ……………. Tại ……………………

Chức vụ: ………………………………………...

Đơn vị công tác: ………………………………..

Đã hoàn thành khóa đào tạo: [Ghi rõ tên khóa đào tạo] ………………

Từ ngày ……………….. đến ngày …………….

….. , ngày... .tháng…năm 20.....
GI
ÁM ĐỐC/THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
[Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu]

Ghi chú: Kích thước Giấy chứng nhận khổ A5: 14,8cm x 21cm


ĐƠN VỊ ………

Phụ lục 6

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 20…

I/ NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Đơn vị quản lý đào tạo được giao triển khai nhiệm vụ (liệt kê cụ thể tên và KH giao cho từng đơn vị quản lý đào tạo)

1. Tình hình thực hiện:

- Đối tượng đào tạo

- Nội dung đào tạo

- Phương thức thực hiện/quản đào tạo

(trong đó: trực tiếp thực hiện:... khóa; ký hợp đồng với cơ sở đào tạo: ... khóa); đơn vị giao làm đầu mối, đơn vị giao tổ chức đào tạo, phương thức lựa chọn đơn vị tổ chức đào tạo …; kiểm tra, giám sát triển khai kế hoạch đào tạo của đơn vị …

- Địa điểm đào tạo (cụ thể các khóa đào tạo theo từng địa điểm đào tạo)

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức đào tạo (đối với các Bộ và tổ chức hiệp hội, đề nghị làm rõ cách thức phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương trong quá trình tổ chức khóa đào tạo, ví dụ phối hợp chiêu sinh, phối hợp công tác tổ chức, quản lý khóa đào tạo, ...)

- Kết quả thực hiện (Chi tiết như mục II): cụ thể về kinh phí, nguồn kinh phí, số học viên, số khóa theo địa bàn tổ chức các khóa đào tạo ...

- Đánh giá của học viên về chất lượng khóa đào tạo (trên cơ sở tổng hợp từ báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo theo Phụ lục 4.1 kèm theo Thông tư này).

+ Nội dung đào tạo;

+ Tài liệu giảng dạy;

+ Chất lượng giảng viên;

+ Công tác tổ chức khóa đào tạo;

+ Mức độ tiếp thu của học viên;

+ Thời lượng của khóa đào tạo.

2. Nhận xét/Kiến nghị

- Thuận lợi:

- Khó khăn, hạn chế:

- Kiến nghị, đề xuất (nếu có):

II/TỔNG HỢP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 20...

* KH kinh phí NSNN được giao (cả bổ sung trong năm nếu có): ………………đồng

** Tổng kinh phí NSNN quyết toán = (*A) + (*B):                        ………………… đồng    Tỷ lệ hoàn thành % (=*:**) %             …………..%

A- HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CÁC KHÓA ĐÀO TẠO

STT

Khóa đào tạo/địa bàn (*1)

Số học viên

Tng chi phí

Phân chia nguồn

Ghi chú

NSNN hỗ trợ

Trong đó

Từ học phí của học viên

Huy động đóng góp, tài trợ

Hỗ trợ tổ chức khóa đào tạo

Hỗ trợ học viên thuộc địa bàn ĐBKK

a

b

c

d=đ+g+h

đ=e+f

e

f

g

h

i

1

Khi sự DN = (1.1+1.2+...)

-

-

-

-

-

-

-

1.1

Ti tỉnh, TP ……….

1.2

Ti tỉnh, TP ……….

Ti tỉnh, TP ……….

2

Quản trị DN = (2.1+2.2+...)

-

-

-

-

-

-

-

2.1

Ti tỉnh, TP ……….

2.2

Ti tỉnh, TP ……….

Ti tỉnh, TP ……….

3

Quản trị DN chuyên sâu (*2) = (3.1+3.2+...)

-

-

-

-

-

-

-

3.1

Ti tỉnh, TP ……….

3.2

Ti tỉnh, TP ……….

Ti tỉnh, TP ……….

4

Chi phí quản lý chung (*3)

-

-

-

-

Tổng cộng (1+2+3+4)

-

-

(*A)

-

-

-

-

B- CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP KHÁC (Áp dụng cho Bộ KH&ĐT và UBND tỉnh, TP):

STT

Diễn giải

Tổng cộng

Phân chia nguồn

Ghi chú

NSNN

Đóng góp, tài trợ

a

b

c=d+đ

d

đ

e

B.1-

Bộ KH&ĐT

(*B)

1

Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn giáo trình, tài liệu

2

Khảo sát đánh giá nhu cầu; Khảo sát đánh giá tác động, hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo DNNVV trên phạm vi toàn quốc

3

Tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc

4

Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc

5

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về trợ giúp đào tạo ở trong nước

6

Tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo ở ngoài nước cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV thuộc Bộ, ngành, UBND tỉnh

7

Tổ chức phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng qua mạng internet, truyền hình cho DNNVV

B.2-

UBND tỉnh, TP

(*B)

1

KS đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn

2

Tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo trên địa bàn

3

Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên địa bàn


Người lập
(Ký, họ tên)


Thủ trưởng đơn vị quản lý đào tạo
 (Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

……., ngày ….. tháng ….. năm …
 Lãnh đạo Bộ/UBND tỉnh/Tổ chức hiệp hội
 (Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

Ghi chú: (*1) Lớp học do địa phương thực hiện không phải ghi địa bàn

(*2) Chỉ áp dụng đối với Bộ KH&ĐT

(*3) Chi phản ánh số liệu vào cột d, đ, g, h

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Phụ lục 7.1

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KINH PHÍ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DNNVV NĂM 20...

Số TT

Cơ quan, đơn vị

Mức độ hoàn thành KH KP ngân sách trợ giúp đào tạo năm trước năm KH(%)

Dự toán kinh phí năm kế hoạch (20 ...)

Ghi chú

Tổ chức khóa đào tạo

Các hoạt động trợ giúp khác

Số khóa đào tạo

Số học viên

Tổng chi phí (đồng)

Phân chia nguồn

Tổng chi phí (đồng)

Phân chia nguồn

Năm trước

Năm nay

NSNN

Nguồn thu học phí của HV

Nguồn đóng góp, tài trợ

NSNN

Nguồn đóng góp, tài trợ

a

b

c

d

e

f

g=h+i+j

h

i

j

k=l+m

l

m

n

A-

Các địa phương (NSĐP)

1

2

B-

Các Bộ, ngành (NSTW)

1

2

C-

Các tổ chức hiệp hội (NSTW)

1

2

Cộng NSTW (B+C)

Tổng cộng (A+B+C)


Người lập
(Ký, họ tên)


Lãnh đạo Cục Phát triển DN
 (Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

……., ngày ….. tháng ….. năm …
 Lãnh đạo Bộ KH&ĐT
 (Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Phụ lục 7.2

(Ban hành kèm theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KINH PHÍ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 20...

TT

Bộ, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội DN

Tổ chức khóa đào tạo

Các hoạt động trợ giúp khác

Tổng cộng kinh phí NSNN hỗ trợ

Mức độ hoàn thành kế hoạch

Ghi chú

Số khóa đào tạo

Số học viên

Tổng chi phí (đồng)

Phân chia nguồn

Tng chi phí (đồng)

Phân chia nguồn

Số tiền (đồng)

Trong đó

Tổng số

Trong đó: số Khóa KSDN

NSTW

NSĐP

Nguồn thu học phí của học viên

Nguồn huy động tài trợ

NSTW

NSĐP

Nguồn huy động tài trợ

NSTW

NSĐP

Kế hoạch KP được giao

Tỷ lệ hoàn thành (%)

a

b

c

d

e=f+g +h+i

f

g

h

i

j=k+l +m

k

l

m

n=o+p

o=f+k

p=g+l

q

r=n:q

s

A-

Các địa phương

1

2

..

B-

Các Bộ, ngành

1

2

..

C-

Các tổ chức hiệp hội

1

2

..

Tổng cộng (A+B+C)


Người lập
(Ký, họ tên)


Lãnh đạo Cục Phát triển DN
 (Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

……., ngày ….. tháng ….. năm …
 Lãnh đạo Bộ KH&ĐT
 (Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT -
THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

No. 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC

Hanoi, August 13, 2014

 

JOINT CIRCULAR

GUIDANCE ON ASSISTANCE TO CULTIVATION OF HUMAN RESOURCES FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES

Pursuant to the Decree No. 60/2003/NĐ-CP dated June 6, 2003 by the Government providing guidance on the implementation of the Law on State budget;

Pursuant to the Decree No. 116/2008/NĐ-CP dated November 14, 2008 by the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;

Pursuant to the Decree No. 215/2013/NĐ-CP dated December 23, 2013 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance

Pursuant to the Decree No. 56/2009/NĐ-CP dated June 30, 2009 by the Government on assistance to the development of small and medium enterprises

The Minister of Planning and Investment and the Minister of Finance promulgate the Joint Circular providing guidance on cultivation of human resources for small and medium enterprises:

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Joint Circular provides guidance on the planning, organization and management of assistance program for the cultivation of human resources for small and medium enterprises (hereinafter referred to as training assistance); estimate, management, use and finalization of funds from the state budget for training activities.

Article 2. Regulated entities

1. Any enterprise owners, administrative officers of small and medium enterprises (hereinafter referred to as SMEs) specified in Article 3 of the Decree No. 56/2009/NĐ-CP dated June 30, 2009 by the Government on assistance to the development of medium and small enterprises; and any individuals/organizations wishing to start up an enterprise.

2. Ministries, regulatory bodies and People’s Committees of provinces.

3. Any Central socio-professional organizations, political-social-professional organizations, enterprise associations and trade associations (hereinafter referred to as associations) that is established according to the law for cultivating human resources and assisting the development of SMEs.

4. Any universities, colleges, junior colleges, educational service organizations operated according to the law that is eligible and satisfies the requirements specified in Clause 1 Article 7 of this Circular (hereinafter referred to as educational service providers)

5. Any officers providing assistance to the development of SMEs.

Article 3. Training assistance activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Formulate, compile, modify and publish course books and documents serving the cultivation of human resources for SMEs.

3. Provide training serving cultivation of human resources for SMEs, including:

a) Provide training courses serving the cultivation of human resources for SMEs (hereinafter referred to as training courses), including training courses in business start-up, business administration and specialized business administration.

b) Provide SMEs with training online or via television.

Article 4. Funds for training assistance

Regarding training assistance for SMEs on private sector involvement principle:

1. Funding from the State (central budget, local budget) via the Ministries, regulatory bodies, People’s Committees of provinces and the associations.

2. Funding from SMEs, individuals participating in the training.

3. Funds that agencies providing the training assistance for SMEs mobilize from Vietnamese and foreign organizations/individuals and international organizations according to the law to run the training assistance program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION OF TRAINING FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES

Article 5. Scope and contents of training courses

1. Scope of training:

a) Business start-up training for individuals/organizations wishing to start up an enterprise and SMEs (not exceeding 30% of the total courses)

b) Business administration training for entrepreneurs and SMEs administrative officers.

c) Specialized business administration training for entrepreneurs and SMEs administrative officers in a number of fields and areas according to the orientation of the state.

2. Contents of training courses:

a) On the basis of the majors specified in Appendix 1 enclosed with this Circular, the training provider may organize training in majors according to the demand of learners and the actual situation in local area.

b) The training content based on the chosen majors shall be formulated according to the syllabus and documents serving cultivation of human resources for SMEs published by the Ministry of Planning and Investment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Training management authority is a unit affiliated to a Ministry, a regulatory body, People’s Committee of provinces or an association in charge of carrying out the plan on training assistance for SMEs and funds from the state budget.

2. Training providers are the organizations that directly provide training for SMEs, including training management authorities (that organize training courses as prescribed in point “a” clause 3 of this Article); or educational service providers (that sign the contract with training management authorities as prescribed in point “b" clause 3 of this Article).

3. On the basis of the assigned plan, the request of the training courses and the actual capacity, the training management authority may choose any of the following forms:

a) Directly organize training courses.

b) Choose educational service providers and sign training providing contract on the basis of the applicable regulation and according to the regulation in Article 8 of this Circular.

4. Responsibilities of training management authorities:

a) Provide training courses conformably to the plan assigned by competent agencies and according to the regulation in this Circular. Conduct inspection and assessment of the provision of training to adjust the training program so that the future training courses can satisfy the requirements of quality and effectiveness.

b) Assign officers to conduct inspection and supervision of the training course under the contract with educational service providers.

c) Apart from the responsibilities specified in points “a” and “b” clause 4 of this Article, training management authorities affiliated to Ministries, regulatory bodies and associations shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Send written notification to Services of Planning and Investment of provinces about the plan to run training courses for SMEs in local area (programs, contents, time, location of specific course) at least 03 working days before organizing.

- Biannually send Services of Planning and Investment the report on assessment of the current training courses and the coming plans in local area.

Article 7. Educational service providers

1. Allocated educational service providers shall satisfy the following conditions:

a) Have a function of providing educational service specified in the Certificate of Enterprise registration, or writing of competent agencies defining functions and tasks of educational service providers.

b) Have facilities and equipment satisfying the requirement for organizing training courses SMEs.

c) Already organized training courses in terms of business start-up and business administration.

d) Have training proposal conformable with the requirements for training courses for SMEs;

dd) Have lecturer staff or permanent freelance collaborator satisfying the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Be proficient and have experience in cultivation of human resources for enterprises.

e) Teaching materials (including lesson plans, presentation materials and relevant training documents) shall conform to the training majors and shall be drawn up according to the syllabus and documents serving cultivation of human resources for SMEs published by the Ministry of Planning and Investment. Contents of teaching materials shall be agreed by training management authority before organizing the training course.

2. On the basis of the contract signed with the training management authority, the educational service provider shall directly carry out the assignment, must not transfer the task to another educational service provider.

3. At the request of a functional agency, the educational service provider shall cooperate with training management authority in providing information and documents and take responsibilities for the accuracy, honesty and legality of documents according to the regulation.

Article 8. Training contract

The training contract shall include the following contents:

1. Content of training majors; scale and time of training

2. Expenditure, enclosed with detailed estimate (according to the form in Appendix 3.2 and the regulation in Articles 13 and 14 of this Circular)

3. Responsibilities and authorities of each party.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Handling of the breach of contract and the violations against the implementary clauses.

Article 9. Organization of training courses

1. Duration and minimum amount of learners per training course:

a) Regarding business start-up training courses: training in 03 days with at least 30 learners per course.

b) Regarding business administration training courses: training in 05 days with at least 30 learners per course.

c) Regarding specialized business administration training: the training providers shall decide the duration of course according to the content of course provided that the course lasts at least 07 days with at least 20 learners

d) On the basis of the actual condition of the course, the training provider shall spend 30% of the amount of time per course to provide the learner with guidance on studying about the situations and applying their experience to the reality.

2. Any organizations/individuals/SMEs wishing to take part in the training course shall fill in the Registration form in Appendix 2.1 or 2.2 enclosed herewith and submit it to the training provider.

3. Responsibilities of training providers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Formulate the plan for specific training course (time, location and majors of training, lecturers, learning entities and tuition fees, etc.)

b) Post announcements about the training plan on means of mass media or send writing or other form of enrolment to organizations/individuals and SMEs at least 15 days before the course starts. The announcements shall state that the course is supported from the state budget and specify the supporting policy for learners in extremely disadvantaged areas.

c) Formulate detailed estimate for each course (using the form in Appendix 3.2 and the regulation in Articles 13 and 14 of this Circular)

d) Leaders of the training provider are responsible for giving decision on organization of training course (including time, location, content of training, lecturers, list of learners, budget estimates and training course managing officers, etc) and steer the organization according to the approved contents and the implementation of this Circular.

3.2. During the training course:

a) Provide sufficiently materials for learners.

b) Provide training according to the approved program/plan, ensuring the content and amount of time according to the regulations in this Circular.

c) Control the amount of time the learners participate in the course; conduct inspection and assessment to issue the learners with the Certificates as prescribed in Article 10 of this Circular.

d) Request the learners to complete the form in Appendix 2.3 enclosed herewith; formulate a collection of opinions of learners as the basis for the assessment of the training course and to increase the quality of the future ones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Within 20 days since a training course finishes, the training provider shall formulate the reports according to the forms in Appendixes 4.1 and 4.2 enclosed herewith. In case of multiple training courses, within 30 days since the last course finishes, the training provider shall make the report according to the form in Appendix 4.3 enclosed herewith.

With regard to training provider being an educational service provider, the forms mentioned in points 3.2.d and 3.3 of this Article are included in bases for the payment for training contract; finalization of funds to the training management agency.

b) The training providers shall remain all the documents shorted by courses of training.

Article 10. Training evaluation and issuance of Certificates of Attendance

1. The training provider may evaluate the result of learners in form of multiple choice testing or combine the multiple choice testing and practical exercises.

2. The training management agencies (including the ones signing a contract with educational service providers) shall issue the Certificates of Attendance to the learners who satisfy the following conditions:

a) Attend at least 85% of the duration of the training course.

b) Pass the examination.

Leaders of the training management agency are responsible for signing the Certificates for learners participating in the training courses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Retention of documents

1. Training providers shall retain all the relevant documents of each training course according to the applicable regulation on retained documents.

2. With regard to training management authority, apart from the documents above, these following documents shall be also retained:

a) If the training management authority signs a contract with an educational service provider:

- A contract with the educational service provider, contract finalization record enclosed with the report on the payment for expenditure on the organization of training course, financial invoice for the provision of training service according to current regulations.

- Documents proving the payment for expenditure to educational service providers.

- Other relevant documents.

b) A general report on the organization and the statement of expenditure on organization of training courses within the responsibilities of training management authority.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. The activities eligible for assistance from government budget and the rate of assistance

1. Central budget:

1.1. 100% of expenditure for the following activities shall be covered by central budget:

a) The formulation, compilation, amendment and publication of course books and documents for the cultivation of human resources for SMEs.

The spending contents and spending amount are specified in the Circular No. 123/2009/TT-BTC dated June 17, 2009 by the Ministry of Finance.

b) Surveys and assessment of demand for training assistance; surveys and assessment of the impacts and effects of training assistance activities nationwide.

The spending contents and spending rate are specified in the Circular No. 58/2011/TT-BTC dated May 11, 2011 by the Ministry of Finance.

c) The inspection and assessment of the implementation and the conferences and meetings about the development of training assistance program nationwide; the organization of training in training assistance in Vietnam; organization of survey, study and exchange of experience in training assistance from other countries for officers in charge of assisting the development of SMEs that work for Ministries, regulatory bodies and People’s Committees of provinces.

The spending contents and spending rate are specified in the Circular No. 97/2010/TT-BTC dated July 06, 2010 by the Ministry of Finance and the Circular No. 102/2012/TT-BTC dated June 21, 2012 by the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Planning and Investment preside over the development project. Spending contents and spending rate shall conform to the contract with service providers, propagating agencies and mass media agencies in form of bidding; if the service is provided in form of order, spending contents and spending amount shall conform to the unit price approved by the competent authority.

1.2. Expenditure on the organization of training courses specified in clause 1 Article 5 shall be partially covered. Contents and rate of expenditure are specified in Article 13 and Article 14 of this Circular.

2. Local budget:

2.1. 100% of expenditure for the following activities shall be covered by local budget:

a) Surveys and assessment of demand for training assistance in local area.

The spending contents and spending rate are specified in the Circular No. 58/2011/TT-BTC dated May 11, 2011 by the Ministry of Finance.

b) Inspection and assessment of the implementation and the conferences and meetings about the development of training assistance program in local area.

The spending contents and spending rate are specified in the Circular No. 97/2010/TT-BTC dated July 06, 2010 by the Ministry of Finance

2.2. Money shall be financed partially for the expenditure on the organization of training courses specified in points a and b clause 1 Article 5 of local SMEs included in the spending from local budgets according to spending contents and spending rate regulated in Articles 13 and 14 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Spending on the organization of a training course

a) Spending on the classes:

- Spending on lecturers: salaries; allowances for meals; spending on travel and housings for lecturers;

- Spending on learning materials according to the syllabus (excluding the reference books);

- Spending on award for good and excellent learners;

- Spending on lease of halls, class rooms and equipment for teaching and learning;

- Spending on stationery;

- Spending on the preparation of exam questions, invigilation and marking;

- Spending on beginning and closing ceremonies of the courses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Spending on organization of field study for learners (if any), including hire of vehicles for transporting learners.

- Spending on Certificate issuance;

- Spending on enrolment: invitation (over the phone or on the letter), announcement on means of mass media.

- Other spending serving directly the class (electricity, water, sanitation, parking).

b) Spending on the management of a training course (not exceeding 10% of total expenditure on a training course), including:

- Spending on business expenses for officers in charge of managing the training course of training provider in case the course is organized far from the training provider’s office.

- Spending on the payment for overtime works of officers in charge of managing the training course (if any); on the organization of meetings about training courses.

- Other spending serving the management of the training course (if any);

2. Spending on the activities of training management authority in Ministries, regulatory bodies and local government, associations (hereinafter referred to as general spending on management): spending on inspection on site for assessment of the organization of training courses for SMEs, including the inspection by officers of training management authority of the training courses organized under the contract with educational service providers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. With regard to the spending specified in clause 1 Article 13 of this Circular:

1.1. Regarding the cases the government budget covers partially the expenditure:

a) The state budget shall cover not more than 50% total expense on a course

b) Reasonable spending on an issue in a training course shall conform to the regulation in the Circular No. 139/2010/TT-BTC dated 21/9/2010 by the Ministry of Finance and shall be determined according to the principle:

- Regarding the spending under specific regulations in terms of standards/norms (spending on salary of lecturers; drinks; awards for learners; spending on the preparation of exam questions, invigilation and marking; business expenses): spending shall be conformable with the regulations.

- Regarding the spending without specific regulations in terms of standards/norms: the spending shall be determined according to the contract and the actual invoices that are reasonable and lawful according to the legislation.

1.2. The remaining spending is recovered by:

- Funds from Vietnamese or foreign enterprises, organizations and individuals (if any).

- Tuition fee collected from learners. Training providers are encouraged to reduce the tuition fee by calculating the funding from government budget and taking full advantage of sponsorships.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Apart from the support for the organization of training courses as prescribed in point 1.1 clause 1 of this Article, the funds from government budget are used for supporting the tuition fee of extremely disadvantaged learners, specifically as follows:

Tuition fee support for 01 extremely disadvantaged learner

=

Amount of funds from the state budget for the organization of training courses

-

Amount of funds from sponsors (if any)

Number of learners

The extremely disadvantaged learner shall pay the difference (if any) between the payable fee and the supported amount from the state budget. On the basis of the budget estimates for the organization of training course, the training provider shall issue announcement about the tuition fee of learners; the amount supported from the state budget and the remained payable amount for extremely disadvantaged learners.

b) Extremely disadvantaged learners prescribed in this Circular include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Learners without permanent residence in extremely disadvantaged area that are working constantly for at least 6 months in an area facing extreme socio-economic difficulties until the day of registration for the training course.

List of extremely disadvantaged areas are specified in Appendix II enclosed with the Decree No. 108/2006/NĐ-CP dated 22/9/2006 by the Government.

c) To receive tuition fee support, extremely disadvantaged learners participating in the training course shall submit the following documents to the provider:

- The forms in Appendix 2.1 and Appendix 2.2 enclosed herewith that are completed.

- A copy of ID card.

2.  Not more than 03% total funding for assistance in running training courses shall be used to cover general administrative expenses prescribed in Clause 2 Article 13 of this Circular.  Specific rates of assistance are specified in the Circular No. 97/2010/TT-BTC dated 06/7/2010 by the Ministry of Finance.

Article 15. Plan formulation and estimate distribution

1. Formulation of plan and budget estimates.

1.1. At the time of formulation of socio-economic plan and state budget estimates every year, the Ministry of Planning and Investment shall send the Ministries, regulatory bodies, People’s Committees of provinces and associations written guidance on the development of plan on training assistance for SMEs according to the respect and the prioritized areas according to the developing orientation of the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Plans and budget estimates for assistance to the organization of training courses are formulate in accordance with:

a) Demand of SMEs for training in respects and areas under the management of Ministries, regulatory bodies, People’s Committees and associations.

b) The prioritized respects/areas of training according to the guidance of the Ministry of Planning and Investment.

c) The balance and combination of the funds for human resources cultivation for SMEs from other programs/policies of the state,

d) The number of business start-up training courses shall not exceed 30% of total courses.

1.3. The Ministry of Planning and Investment shall collect the demand for budget plans and estimates for training assistance for SMEs of Ministries, sectors, localities and associations (according to the form in Appendix 7.1 enclosed with this Circular) and submit them to the Ministry of Finance within the July of the year before the planned time. Pursuant to the balancing ability of the state budget, the Ministry of Finance shall request the National Assembly to decide the funds for training for SMEs from central budget.

2. Distribution of budget estimates.

2.1. With regard to the central budget:

Pursuant to the central budget estimates distributed to training assistance for SMEs approved by a competent authority, the Ministry of Planning and Investment shall formulate a plan and discuss with the Ministry of Finance to send a written notification about human resources training assistance for SMEs and the amount of funds to each Ministry, sector and association.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The provisions of points 1.2.a, 1.2.b, 1.2.c and 1.2.d clause 1 of this Article.

b) Total funds from central budget for the training assistance for SMEs approved by a competent authority

c) The results of previous programs human resources training assistance for SMEs of Ministries, sectors and associations.

2.2. With regard to local budget:

On the basis of budget estimates distributed to the training assistance activities in local areas, the People’s Committees of provinces shall decide to assign the plan on SMEs' human resources training assistance and funds from the budget for training management agencies according to the regulation in the Law on Budget and the applicable guiding documents.

Article 16. Management, use and payment for expenditure on training assistance for SMEs

1. Regarding the plans on training assistance for SMEs assigned from a Ministry/regulatory body/local government:

1.1. The training management agencies may receive the estimate from the State Treasuries. The State Treasuries shall carry out the spending control, ensuring the reasonable use of funding from the budget for training assistance for SMEs that is conformable with the applicable regulations on financial spending and the regulations in this Circular.

1.2. If the training management agencies sign a contract with educational service providers to organize training courses for SMEs, documents used as the basis for imprest and payment for the expenditure shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The documents from the competent authority about the assignment of plans on human resource training assistance for SMEs and the supporting budget to the training management agency.

c) The training contract between the training management agency and educational service providers as prescribed in Article 8 of this Circular.

d) The record on finalization of contract between the training management agency and the educational service provider, enclosed with the report on total payment for the expenditure on training courses and the detailed report on payment for specific course made by the educational service provider;

dd) The financial invoice of the educational service provider for the provision of training service according to current regulations.

e) Other relevant documents.

2. Regarding the associations receiving funds from the budget for organizing the training courses:

2.1. Imprest funding:

On the basis of the documents sent by the Ministry of Planning and Investment about the plan on human resources training assistance for SMEs and funds from the budget, the association shall formulate a plan on development and a detailed estimate for the program, formulate an application for imprest and submit it to the Ministry of Finance, including:

a) A written notification from the Ministry of Planning and Investment about the plan on assistance to the cultivation of human resources for SMEs and the funding from the budget for the associations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 10 working days from the day on which the conformable application is received, the Ministry of Finance shall conduct inspection and provide supportive budget imprest (not exceeding 70% of the estimate) for the association to carry out the tasks.

2.2. Finalization of funds:

Not later than December 20 after the training finished, the association shall submit the documents about finalization of supportive budget funds to the Ministry of Finance, Including:

a) A Official Dispatch of the association reporting about the organization result and applying for supportive funds after the finalization.

b) The form in Appendix 4.3 enclosed with this Circular.

c) The decision of Leader of the association approving the finalization of funds for the organization of training courses for the training management agency, enclosed with the form in Appendix 4.2 enclosed with this Circular.

Within 15 working days from the day on which the conformable application is received, the Ministry of Finance shall conduct inspection and provide the remaining supportive budget or collect the amount of unused funds.

2.3. The provision of supportive budge for the associations for organizing the training courses for SMEs shall comply with the regulation in point 7.1.a. clause 7 Chapter IV of the Circular No. 59/2003/TT-BTC dated 23/6/2003 by the Ministry of Finance.

3. Any establishment using the funds from the state budget for the training assistance shall take legal responsibility for the use of such money according to the regulation; for the accuracy, reliability and lawfulness of the documents; take responsibility for the conformable receipt, expenditure, the accounting and finalization and shall be wholly responsible for the violations or shortcomings according to the legislation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MANAGEMENT OF THE ASSISTANCE TO CULTIVATION OF HUMAN RESOURCES FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES

Article 17. Responsibilities of the People’s Committees of provinces

1. On the basis of the local budget, the People’s Committee of provinces shall initiatively distribute the funds for the organization according to the plans for training assistance for SMEs in local area. Funds for training assistance are regulated in annual budget estimates of local areas.

2. The People’s Committees of provinces shall request the Service of Planning and Investment to:

a) Preside over and cooperate with the relevant Services and regulatory bodies and the representative organizations of the enterprises in local area in conducting inspecting, carrying out assessment of the demand, collect and draw up plans, organizing the human resources training courses for SMEs in local area according to the regulation in this Circular. Take responsibility for the result of the implementation of plans on training assistance for SMEs included in the spending of local budget.

b) Preside over, cooperate with relevant agencies in conducting periodic or irregular inspection and assessment of the implementation and the conferences and meetings about the development of training assistance program in local area.

c) Biannually formulate reports on the implementation and synthesize the funds from local budget for training assistance for SMEs in local area (according to the form in Appendix 6 enclosed herewith) then request the People’s Committees of provinces to request the Ministry of Planning and Investment to synthesize within 1 month after a period of 6 months.

d) Supervise, cooperate and assist the training management agencies affiliated to Ministries, regulatory bodies and associations and educational service providers during the organization of training courses for SMEs in local area.

Article 18. Responsibilities of Ministries, regulatory bodies and associations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the training management agency fails to fulfill the responsibilities specified in this Circular, Ministries, regulatory bodies and associations shall consider assigning another eligible agency to take such responsibilities. The modification of the list of training management agencies shall be notified to the Ministry of Planning and Investment within 15 days from the date of modification.

2. Draw up plans on the organization of Business Start-Up and business administration training courses (as prescribed in points a and b clause 1 Article 5) and the budget estimates as prescribed in point 1.2 clause 1 Article 15 of this Circular.

3. On the basis of the documents from the Ministry of Planning and Investment, make announcement about plans on human resources training assistance for SMEs and the funds from the budget for the organization of training courses as prescribed in this Circular. Periodically or irregularly, initiatively or in cooperation with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, conduct inspection and assessment of the completion of tasks and take responsibility for the result of the assigned training assistance programs.

4. Biannually draw up reports on the implementation and synthesize the funds from local budget for training assistance for SMEs in local area (according to the form in Appendix 6 enclosed herewith) then submit them to the Ministry of Planning and Investment to synthesize within 1 month after a period of 6 months.

At the end of financial year, provide the funds from budget for training assistance for SMEs calculated in the report on

Article 19. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance

The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall fulfill the responsibilities specified in Article 18 and the following tasks:

1. The Ministry of Planning and Investment:

a) Preside over the implementation of the regulations in points 1.1 and 1.3 clause 1, point 2.1 clause 2 Article 15 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Preside over and cooperate with the Ministry of Finance and relevant agencies in conducting periodic or irregular inspection and assessment of the implementation of plans on training assistance for SMEs.

d) Collect information about the training assistance for SMEs nationwide (according to the form in Appendix 7.2 enclosed herewith). Report the Prime Minister about the implementation and advise the amendments to the regulations on training assistance for SMEs when necessary.

2. The Ministry of Finance:

a) On the basis of the documents received from the Ministry of Planning and Investment, synthesize the planned demand for funds for training assistance for SMEs from Ministries, sectors, localities and associations and the balancing ability of the state budget of the year, preside over and report to the Government to request the National Assembly to decide the amount of funding from central budget for training assistance for SMEs according to the Law on the State budget and the applicable guiding documents.

b) Preside over the implementation of provisions within the functions and tasks prescribed in clauses 1 and 2 Article 16 of this Circular.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 20. Effect

1. This Circular comes into effect from September 26th, 2014 and replaces the Joint Circular No. 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC dated 31/3/2011.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. THE MINISTER OF FINANCE
THE DEPUTY MINISTER





Tran Van Hieu

PP. THE MINISTER OF PLANNING & INVESTMENT
THE DEPUTY MINISTER




Dang Huy Dong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/08/2014 hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.635

DMCA.com Protection Status
IP: 3.235.199.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!