THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 229/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng
11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP
ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 1168/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035;
Căn cứ Quyết định số 1211/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quyết định này quy định cơ chế, chính
sách thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các chính sách nêu tại Quyết định này
thực hiện nhất quán trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập
nhằm đạt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia đầu tư sản xuất, mua và sử dụng các dòng xe ưu tiên
theo quy định tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, bao gồm:
a) Xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho
nông nghiệp, nông thôn có sức chở đến 3 tấn;
b) Xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy
liên tỉnh, huyện, nội đô... phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thông trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng;
c) Xe cá nhân chở người đến 9 chỗ ngồi,
kích thước nhỏ, có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống, xe tiết
kiệm nhiên liệu, giá cả phù hợp với người tiêu dùng;
d) Các loại xe chuyên dùng: Xe chở bê
tông, xi téc, cứu hỏa, cứu thương, vệ sinh môi trường...
và các loại xe đặc chủng phục vụ an ninh - quốc phòng;
đ) Xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết
hợp vận tải hàng hóa với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện,
phun thuốc sâu..) để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở nông thôn và miền núi.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu
tư sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
ngành công nghiệp ô tô.
Điều 3. Chính
sách hỗ trợ
1. Chính sách tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu
a) Các dự án đầu tư dây chuyền máy
móc, thiết bị để sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô và xe chuyên
dùng của các doanh nghiệp trong nước được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt
Nam theo quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
b) Doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu
linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc: Được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu
theo quy định hiện hành.
2. Chính sách kích cầu, hỗ trợ phát
triển thị trường
a) Doanh nghiệp sản xuất các dòng xe
ưu tiên được hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Chương
trình Xúc tiến thương mại quốc gia.
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân mua
xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn có sức chở đến 3 tấn; xe
nông dụng nhỏ đa chức năng được hưởng hỗ trợ theo quy định
tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
c) Đối với hoạt động mua sắm sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển; các dự án
kinh doanh được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động khi có sử
dụng sản phẩm thuộc dòng xe ưu tiên:
- Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi
trong nước đối với các chủng loại xe ưu tiên mà trong nước đã sản xuất được.
- Trong trường hợp mua sắm các chủng
loại xe ưu tiên mà trong nước đã sản xuất được bằng hình thức đấu thầu quốc tế
hoặc nhập khẩu nguyên chiếc thì chi phí mua sắm không được tính là chi phí hợp
lệ và chi phí hoạt động không được Nhà nước hỗ trợ bằng nguồn ngân sách.
3. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu,
phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
a) Các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển,
ứng dụng khoa học và công nghệ liên quan đến sản xuất các dòng xe ưu tiên được
xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định.
b) Được hỗ trợ một
phần kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, thuê
chuyên gia tư vấn kỹ thuật trong nước và quốc tế liên quan đến sản xuất các
dòng xe ưu tiên.
Điều 4. Chính
sách ưu đãi
1. Thuế nhập khẩu
a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản
cố định cho dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô; dự án sản xuất, lắp ráp ô
tô tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao
được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
b) Đối với các loại phụ tùng, linh kiện
động cơ, hộp số, cụm truyền động, các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong
nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng: Áp dụng thuế nhập khẩu ở mức
trần các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã tham gia theo quy định.
Áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN
ở mức trần cam kết đối với các dòng xe ưu tiên và các dòng xe trong nước đã sản
xuất được, phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đối với các FTA khác thực hiện theo đúng cam kết.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu
tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động
cơ, hộp số, cụm truyền động: Mức ưu đãi đối với từng dự án cụ thể do Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
3. Chính sách về
đất đai
a) Các dự án đầu tư sản xuất linh kiện
và phụ tùng ô tô được hưởng các ưu đãi về đất đai theo pháp luật về công nghiệp
hỗ trợ.
b) Các dự án đầu tư có quy mô lớn sản
xuất các dòng xe ưu tiên và các bộ phận động cơ, hộp số và cụm truyền động: Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức ưu đãi hơn về tiền
thuê đất (miễn, giảm) cụ thể đối với từng dự án.
Điều 5. Các chính
sách khác
1. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ khuyến
khích các dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên phát
triển.
Các dự án sản xuất, lắp ráp các dòng
xe ưu tiên phát triển có quy mô lớn, ngoài việc được hưởng các chính sách hỗ trợ,
ưu đãi như trên sẽ được Thủ tướng Chính
phủ xem xét quyết định hỗ trợ, ưu đãi đối với từng dự án cụ thể theo quy định của
pháp luật về đầu tư.
2. Chính sách phát triển công nghiệp
hỗ trợ
Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất, lắp ráp linh kiện, phụ tùng ô tô áp dụng theo
pháp luật về công nghiệp hỗ trợ.
3. Tăng cường kiểm tra việc khai báo
trị giá hải quan đối với xe nhập khẩu
nguyên chiếc và linh kiện nhập khẩu.
4. Tăng cường công tác quản lý thị
trường, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu động cơ, xe ô tô; chống buôn lậu, gian
lận thương mại.
5. Áp dụng phí
môi trường cao đối với xe có dung tích xi lanh trên 3.000
cm3.
Điều 6. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Công Thương
a) Chủ trì tổng hợp, kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, phối hợp, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có
hiệu quả các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô
tô.
b) Ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật về
cơ sở vật chất của doanh nghiệp sản xuất xe ô tô trong nước
phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu và của doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc.
2. Bộ Tài chính
a) Chủ trì trình Chính phủ để trình Quốc
hội ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt (sau đây gọi tắt là thuế TTĐB) đối với ô tô
từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng: Phân chia thành các nhóm nhỏ hơn; giảm mức
thuế suất thuế TTĐB đối với dòng xe ưu tiên tiêu dùng (có dung tích xi lanh nhỏ,
sử dụng ít nhiên liệu, có kích thước nhỏ phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông, phù hợp với thu nhập của người dân); áp dụng mức thuế suất
thuế TTĐB cao và đặc biệt cao đối với xe có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 tiêu hao nhiều nhiên liệu, kích thước lớn chưa
phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, lượng khí thải
ra môi trường lớn và các chủng loại xe đến 9 chỗ ngồi có giá trị tuyệt đối lớn.
Đồng thời, điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB một số dòng xe khác
cho đồng bộ.
b) Nghiên cứu, sửa đổi mức thuế suất
thuế nhập khẩu theo thẩm quyền đối với ô tô phù hợp với
Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam đã được phê duyệt.
c) Chủ trì nghiên cứu, ban hành phí
môi trường theo hướng nâng cao đối với xe có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3
theo quy định tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
3. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về giao thông, hạ tầng, môi trường
nhằm đảm bảo cơ chế chính sách được thực hiện đồng bộ, hiệu
quả, nhằm đạt mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam đã được phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan ban hành các quy định kiểm tra chất lượng
xe nhập khẩu khi thông quan phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức
liên quan thực hiện Mục a Khoản 3 Điều 3 của Quyết định này.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với xe ô tô nhập
khẩu và sản xuất trong nước, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng Tiêu
chuẩn quốc gia về xe tiết kiệm nhiên liệu.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng
Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng
Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán
Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc
gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- Các Hiệp hội: Doanh nghiệp Cơ
khí Việt Nam, các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Kỹ sư ô tô Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Chương trình sản
phẩm cơ khí trọng điểm;
- VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHQT, KGVX, TKBT, PL;
- Lưu: VT, KTN (3b).M.
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|