Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2008/TT-BTP cấp bản sao từ sổ gốc chứng thực chữ ký hướng dẫn Nghị định 79/2007/NĐ-CP

Số hiệu: 03/2008/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Hoàng Thế Liên
Ngày ban hành: 25/08/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 03/2008/TT-BTP

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2008 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/2007/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định số 79) như sau:

1. Việc chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện

a) Đối với các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng Việt hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp bằng tiếng Việt, có xen một số từ bằng tiếng nước ngoài (ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn của người Việt Nam và người nước ngoài, trong đó có ghi tên, địa chỉ của người nước ngoài bằng tiếng nước ngoài...) thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Uỷ ban nhân dân cấp xã.

b) Đối với các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng nước ngoài hoặc chủ yếu bằng tiếng nước ngoài có xen một số từ bằng tiếng Việt (ví dụ: Văn bằng, chứng chỉ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp cho người Việt Nam trong đó có ghi tên người Việt Nam bằng tiếng Việt...) thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Phòng Tư pháp cấp huyện.

c) Đối với các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (ví dụ: Hộ chiếu của công dân Việt Nam, chứng chỉ tốt nghiệp của các trường đại học Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài... trong đó có ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) thì người yêu cầu chứng thực được lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

d) Đối với trường hợp một tập hồ sơ, tài liệu mà trong đó vừa có giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt vừa có giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài thì để thuận tiện, người yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn một trong hai phương án sau đây:

- Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

- Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực cả hai loại giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

đ) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa bố trí đủ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã chưa được đào tạo trung cấp pháp lý hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã chưa trang bị máy photocopy để phục vụ công tác chứng thực thì Sở Tư pháp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao thêm cho Phòng Tư pháp cấp huyện được chứng thực các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2. Việc chứng thực tại huyện đảo chưa có đơn vị hành chính xã, thị trấn

Đối với huyện đảo chưa có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì ngoài thẩm quyền chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 79, Phòng Tư pháp cấp huyện còn có thẩm quyền chứng thực tất cả các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 79.

3. Văn bản làm cơ sở để đối chiếu, chứng thực bản sao

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 79 thì "Bản chính" là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp người dân được cấp lại bản chính do bản chính được cấp lần đầu bị mất, bị hư hỏng... ví dụ: Giấy khai sinh được cấp lại, đăng ký lại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hỏng được cấp lại... Những bản chính cấp lại này được thay cho bản chính cấp lần đầu. Do vậy, bản chính được dùng để đối chiếu và chứng thực bản sao bao gồm:  

a) Bản chính cấp lần đầu;

b) Bản chính cấp lại;

c) Bản chính đăng ký lại.

4. Chứng thực điểm chỉ

Theo quy định của Nghị định số 79 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực thực hiện việc chứng thực chữ ký của mình trong các giấy tờ, văn bản. Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì việc chứng thực chữ ký được thay thế bằng việc chứng thực điểm chỉ.

Khi điểm chỉ, người yêu cầu chứng thực sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón tay khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón tay nào, của bàn tay nào.

5. Người dịch

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 79 thì người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch. Để xác định người thông thạo tiếng nước ngoài thì căn cứ vào một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Người dịch có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch;

b) Người dịch có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên tại nước ngoài đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

6. Cộng tác viên dịch thuật

Để tạo điều kiện thuận tiện cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ tìm người dịch, Phòng Tư pháp cấp huyện có thể tổ chức đội ngũ cộng tác viên dịch thuật. Người có đủ một trong các tiêu chuẩn nêu tại điểm a hoặc b khoản 5 của Thông tư này được đăng ký làm cộng tác viên dịch thuật của một hoặc nhiều Phòng Tư pháp cấp huyện trong phạm vi cả nước.

Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng dịch thuật với Trưởng phòng Tư pháp, trong đó cam kết thực hiện dịch chính xác và chấp hành nội quy dịch thuật của Phòng Tư pháp.

Danh sách cộng tác viên dịch thuật được niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu dịch thuật liên hệ.

7. Về thù lao dịch thuật

Về nguyên tắc, mức thù lao dịch thuật do người yêu cầu dịch và người dịch tự thoả thuận. Tuy nhiên, để tránh tình trạng người dịch đưa ra mức thù lao quá cao, đồng thời để tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về dịch thuật, Sở Tư pháp cần phối hợp với Sở Tài chính xây dựng biểu mức thù lao dịch thuật.

Mức thù lao dịch thuật phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Phòng Tư pháp.

8. Việc từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng

Luật công chứng và Nghị định số 79 đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực, theo đó công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo quy định của Nghị định số 79, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

9. Về chế độ báo cáo

Uỷ ban nhân dân các cấp phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê số liệu về chứng thực theo quy định tại điểm d khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều 20 của Nghị định số 79. Số liệu thống kê kèm theo báo cáo 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 của năm báo cáo; số liệu thống kê kèm theo báo cáo hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến hết ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo.

Thời hạn gửi báo cáo được thực hiện như sau:

a) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã, báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Tư pháp) trước ngày 10 tháng 4; báo cáo hàng năm được gửi trước ngày 10 tháng 10 của năm;

b) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 20 tháng 4; báo cáo hàng năm được gửi trước ngày 20 tháng 10 của năm;

c) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi cho Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 4; báo cáo hàng năm được gửi trước ngày 30 tháng 10 của năm.

10. Chế độ kiểm tra

Chế độ kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong công tác chứng thực phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ hàng năm theo quy định tại khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều 20 của Nghị định số 79.

Người thực hiện việc kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về báo cáo đó.

Ngoài ra, việc kiểm tra, thanh tra được tiến hành khi có khiếu nại, tố cáo và được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

11. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu chứng thực và các mẫu sổ chứng thực.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng;
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ HCTP (5 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Hoàng Thế Liên

 

PHỤ LỤC

MẪU CHỨNG THỰC, MẪU SỔ CHỨNG THỰC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tư pháp)

 

1. Mẫu chứng thực

a) Mẫu chứng thực bản sao từ bản chính

Chứng thực bản sao đúng với bản chính.

Số chứng thực ......Quyển số...SCT/BS

 

 

Ngày......tháng.....năm........

Chủ tịch UBND………….. (*)

 

b) Mẫu chứng thực chữ ký

Chứng thực ông/bà........………...................

CMND/HC số...……..., cấp ngày………tại…………………………..

đã ký trước mặt tôi.

Số chứng thực …........ Quyển số ....SCT/CK.

 

 

Tại..................., ngày......tháng .....năm...…

Chủ tịch UBND………….. (*)

 

c) Mẫu chứng thực điểm chỉ

Chứng thực ông/bà........………...................

CMND/HC số...……..., cấp ngày………tại…………

đã điểm chỉ trước mặt tôi bằng ngón....của bàn tay..........................

Số chứng thực …........ Quyển số ....SCT/CK.

 

 

Tại..................., ngày......tháng .....năm...…

Chủ tịch UBND………….. (*)

 

Chú thích:  

- (*) Nếu Phó Chủ tịch ký chứng thực thì ghi là Phó Chủ tịch, nếu là Trưởng Phòng tư pháp, Phó Trưởng phòng Tư pháp thì ghi tương ứng là Trưởng Phòng tư pháp, Phó Trưởng phòng Tư pháp.

- Khi chứng thực chữ ký của người dịch thì người dịch phải ghi cam đoan vào phần cuối của bản dịch như sau:

 

Tôi........………...................

CMND/HC số...……..., cấp ngày………tại…………

cam đoan đã dịch chính xác giấy tờ/văn bản này

từ tiếng................sang tiếng..................

 

 

Ngày......tháng.....năm...….

Người dịch

 

- Mẫu chứng thực có thể được khắc trên dấu; đối với các địa phương đã khắc dấu mẫu chứng thực đầy đủ nội dung theo quy định của Nghị định số 79 thì vẫn tiếp tục được sử dụng.

2. Mẫu sổ chứng thực

a) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính

Số chứng thực

Ngày tháng năm chứng thực

Tên giấy tờ sao

Người ký chứng thực

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

           

b) Sổ chứng thực chữ ký, điểm chỉ

Số chứng thực

Ngày tháng năm chứng thực

Họ tên, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu chứng thực

Người ký chứng thực

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Trường hợp chứng thực chữ ký của người dịch thì trong cột “Ghi chú” (5) phải ghi thêm “chữ ký của người dịch”.

THE MINISTRY OF JUSTICE
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
-------------

No. 03/2008/TT-BTP

Hanoi, August 25, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLE OF THE GOVERNMENTS DECREE NO. 79/2007/ND-CP DATED MAY 18, 2007, ON THE ISSUE OF COPIES FROM MASTER REGISTERS, AUTHENTICATION OF COPIES FROM ORIGINALS, AUTHENTICATION OF SIGNATURES

Pursuant to the Governments Decree No.62/2003/ND-CP dated June 6, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Governments Decree No.79/2007/ND-CP dated May 18, 2007, on the issue of copies from master registers, authentication of copies from originals, authentication of signatures:
The Ministry of Justice guides the implementation of a number of article of the Governments Decree No. 79/2007/ND-CP dated May 18, 2007, on the issue of copies master registers, authentication of copies from originals, authentication of signatures (below referred to as Decree No. 79) as follows:

1. Authentication of copies from original papers and documents by commune-level Peoples Committees and district-level Justice Sections

a/ Commune-level Peoples Committees have the competence to authenticate papers and documents in Vietnamese only, or those issued Vietnamese by competent Vietnamese agencies or organizations in Vietnamese but containing some foreign language words (for instance, a certificate of marriage between a Vietnamese and a foreigner in which the name and address of the foreigner are written in a foreign language).

b/ District-level Justice Sections have the Competence to authenticate papers and documents in foreign languages only or those in foreign languages but containing some Vietnamese words (for instance, a diploma or certificate issued by a foreign agency or organization to a Vietnamese in which the name of the Vietnamese is written in Vietnamese).

c/ Bilingual papers and documents (for instance, passports of Vietnamese citizens or certificates of graduation in both Vietnamese and a foreign 1anguage issued by Vietnamese universities in association with foreign universities) may be authenticated by district-level Justice Sections or commune-level People's Committees at the choice of authentication requesters.

d/ For a set of documents of which some are in Vietnamese and others in a foreign language, for his/her convenience, an authentication requester may choose either of the two options below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To have all of these documents in Vietnamese and a foreign language authenticated by a district-level Justice Section.

e/ For provinces and centrally run cities which have had sufficient commune-level officers in charge of civil status and judicial affairs have not received intermediate level training in law, or where commune-level Peoples Committees have no photocopiers for authentication work, provincial- level Justice Services shall advise provincial-level People's Committees to assign district-level Justice Sections to authenticate affairs falling within the authentication competence of commune-level Peoples Committees.

2. Authentication in island districts which have no commune and township administrative units

For island districts which have no commune and township administrative units, apart from the authentication competence specified in Clause 1, Article 5 of Decree No. 79, their district-level Justice Sections have the competence to authenticate all affairs falling within the authentication competence of commune-level People's Committees prescribed in Clause 2, Article 5 of Decree No. 79.

3. Documents serving as a basis for comparison and authentication of copies

Under Clause 1, Article 2 of Decree No. 79, the original means a document issued for the first time by a competent agency or organization, which has the legal validity for use and serves as a basis for comparison and authentication of copies. However, in reality, there are re-granted originals since the first originals are lost or damaged, for instance, a re-granted or re-registered birth certificate or are-granted land use right certificate. These re-granted originals substitute the first originals. Therefore, originals used for comparison and authentication of copies comprise:

a/ First originals;

b/ Re-granted originals;

c/ Re-registered originals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under Decree No. 79, an individual may request a competent authentication agency to authenticate his/her signature in a paper or document. When an authentication requester cannot sign due to his/her disability or because he/she does not know how to sign, the authentication of fingerprint signatures replaces that of signatures.

An authentication requester shall press his/her right forefinger as signature; if unable to do so, he/she shall press his/her left forefinger; when it is impossible to use forefingers, he/she may press another finger provided that the pressed finger and the hand must be clearly specified.

5. Translators

Under Clause 1, Article 18 of Decree No. 79, a translator must be proficient in the foreign language to be translated. A translator's foreign language proficiency shall be determined based on either of the following criteria:

a/ Holding a university or higher degree in the foreign language to be translated;

b/ Holding a college or higher degree overseas in the language to be translated.

6. Translation collaborators

To help authentication requesters find translators, district-level Justice Sections may organize a team of translation collaborators. A person who satisfies either of the criteria specified at Point a or b, Clause 5 of this Circular may register to be a translation collaborator for one or more district-level Justice Sections nationwide.

A translation collaborator of a Justice Section must sign a translation contract with the head of the Justice Section, under which he/she undertakes to make precise translation and comply with the Justice Section's translation rules.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Translation fees

In principle, translation requesters and translators may agree upon translation fees on the own. However, to prevent too high fees charged by translators and, at the same time, to facilitate the state management of translation, provincial-level Justice Services should work with provincial-level Finance Services to set translation fee levels.

Translation fee levels shall be posted up at offices of district-level Justice Sections.

8. Gradual transfer of contracts and transactions to notarization practitioners

The Notarization Law and Decree No.79 clearly distinguish notarization from authentication under which, notarization means a notary's acknowledgment of the truthfulness and legal validity of a contract or transaction while district-level Justice Sections and commune-level People's Committees have the competence to authenticate copies from originals and signatures.

To help district-level Justice Sections and commune-level Peoples Committees concentrate on the authentication of copies and signatures according to Decree No. 79 and, at the same time, gradually transfer the notarization of contracts and transactions to notarization practitioners in line with the Notarization Law, contributing to ensure the legal safety for contracts and transactions of organizations and individuals, provincial-level Peoples Committees should take measures to develop local notarization practitioners; based on the operation development of local notarization practitioners, they shall decide to assign notarization practitioners to notarize contracts and transactions; when a district has no or transaction may choose a notarization practitioner in another locality or authentication by a commune-level People's Committee according to law.

9. Reporting regime

Peoples Committees at all levels shall strictly observes on authentication reporting and statistics under Point d, Clause 5, and Point c, Clause 6, Article 20 of Decree No. 79. Statistics enclosed with biannual reports shall be counted from October 1 of the previous year to the end of March 31 of the reporting year; statistics enclosed with annual reports shall be counted from October 1 of the previous year to the end of September 30 of the reporting year.

The time limits for sending reports are specified below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ District-level People's Committees shall send first biannual reports to provincial-level Peoples Committees (via provincial-level Justice Services) before April 20; and annual reports, before October 20, every year;

c/ Provincial-level Peoples Committees shall send first biannual reports to the Ministry of Justice before April 30; and annual reports, before October 30, every year.

10. Examination regime

Examination of the implementation of legal provisions on authentication shall be conducted regularly and annually under Clause3, Point b of Clause 5, and Point b of Clause 6, Article 20 of Decree No. 79.

Examiners shall examine contents already approved by competent authorities; upon examination completion, make examination reports and take responsibility for these reports.

In addition, examination or inspection shall be conducted when arise complaints and denunciations and the settlement thereof complies with the law on complaints and denunciations.

11. Organization of implementation

1. This Circular takes effect fifteen (15) days after its publication in "CONG BAO."

2. To promulgate together with this Circular forms of authentication and authentication books (not printed herein).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF FINANCE STANDING
VICE MINISTER




Hoang The Lien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


38.877

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.7.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!