Vật liệu xây dựng sử dụng amiăng trắng nguồn gốc không rõ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Gần nhà tôi có cơ sở sản xuất sử dụng amiăng trắng để làm tấm lợp nhưng không có bao bì, nhãn mác gì cả. Tôi muốn hỏi, họ sử dụng amiăng trắng không có nguồn gốc rõ ràng trong sản xuất vật liệu xây dựng thì có bị xử phạt gì không? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Vật liệu xây dựng được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 40 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về vật liệu xây dựng như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
40. Sửa đổi, bổ sung Điều 110 như sau:
“Điều 110. Vật liệu xây dựng
1. Phát triển, sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
2. Vật liệu, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng phải theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được phê duyệt, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Vật liệu xây dựng được sử dụng để sản xuất, chế tạo, gia công bán thành phẩm phải phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng tại chỗ; vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng được sản xuất, chế tạo trong nước; sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Vật liệu xây dựng sử dụng amiăng trắng

Vật liệu xây dựng sử dụng amiăng trắng

Amiăng trắng trong sản xuất vật liệu xây dựng được sử dụng như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định về sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng như sau:

“Điều 8. Sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng
1. Chỉ sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất tấm lợp; khuyến khích sử dụng các loại sợi thay thế sợi amiăng trong sản xuất tấm lợp.
2. Môi trường trong khu vực sản xuất phải đảm bảo nồng độ sợi amiăng trắng nhóm serpentine không vượt quá 0,1 sợi/ml không khí tính trung bình 08 giờ và không vượt quá 0,5 sợi/ml không khí tính trung bình 01 giờ.
3. Có các phương án xử lý phế phẩm, bụi, nước thải từ quá trình sản xuất để sử dụng lại hoặc xử lý đảm bảo an toàn theo quy định.
4. Tuân thủ các yêu cầu khác về vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế đầu tư mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng.”

Sử dụng amiăng trắng nguồn gốc không rõ trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Như trên đã đề cập, sử dụng amiăng trắng trong sản xuất vật liệu xây dựng thì phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để đem lại an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Căn cứ Điều 41 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine (sau đây viết tắt là amiăng trắng) như sau:

“Điều 41. Vi phạm các quy định về sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine (sau đây viết tắt là amiăng trắng)
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng amiăng trắng để sản xuất vật liệu xây dựng sau:
a) Sử dụng amiăng trắng không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất tấm lợp;
b) Nồng độ sợi amiăng trắng trong khu vực sản xuất vượt quá mức quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư mới hoặc mở rộng cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng amiăng trắng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng và toàn bộ thiết bị vi phạm với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”

Và căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

"Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động xây dựng (trừ Điều 9, Điều 10, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Nghị định này) và các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 41, điểm b khoản 4 Điều 44, điểm a khoản 2 Điều 45, khoản 1 Điều 47, điểm a khoản 2 Điều 48, điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 55, khoản 3 Điều 57, điểm b khoản 1, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i khoản 2 Điều 63 được tính từ ngày bàn giao công trình, hạng mục công trình theo quy định;"

Như vậy, sử dụng amiăng trắng nguồn gốc không rõ trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và buộc phải tiêu hủy sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng theo thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như trên đã đề cập.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định này).

Vật liệu xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung của chiến lược phát triển vật liệu xây dựng do ai quyết định? Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức lập chiến lược?
Pháp luật
Đất sét làm gạch có phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không? Hộ gia đình có được khai thác khoáng sản này hay không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng năm 2024? Thời hạn nộp và chốt số liệu báo cáo năm 2024 là khi nào?
Pháp luật
Cấu kiện xây dựng là gì? Việc sử dụng cấu kiện xây dựng trong công trình xây dựng phải đảm bảo yêu cầu nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng như thế nào? Những vật liệu xây dựng nào được xem là thân thiện với môi trường?
Pháp luật
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thuộc nhóm đất nào? Những loại đất nào không được khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm?
Pháp luật
TCVN 13113:2020 về gạch gốm ốp lát? Gạch gốm ốp lát được định nghĩa, phân loại như thế nào theo TCVN 13113:2020?
Pháp luật
QCVN 16:2023/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng? QCVN 16:2023/BXD có hiệu lực từ khi nào?
Pháp luật
Thông tư 04/2023/TT-BXD ban hành Quy chuẩn vật liệu xây dựng? Áp dụng từ 01/01/2024 đúng không?
Pháp luật
Thẩm quyền kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức thử nghiệm sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc về cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu xây dựng
1,284 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: