Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc đào móng, xử lý nền và vai đập được thực hiện như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc đào móng, xử lý nền và vai đập được thực hiện như thế nào? Và đối với công trình này biện pháp dẫn dòng thi công có bắt buộc phải thể hiện trong hồ sơ thiết kế không? Đây là câu hỏi của chị Gia Hân đến từ Đà Nẵng.

Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc đào móng, xử lý nền và vai đập được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Công tác nền móng
8.1 Đào móng, xử lý nền và vai đập
8.1.1 Công tác đào móng bằng phương pháp đào thông thường thực hiện theo TCVN 4447, đào đá hố móng bằng phương pháp khoan nổ mìn thực hiện theo TCVN 9161.
8.1.2 Xử lý nền và vai đập phải được thi công đúng theo yêu cầu thiết kế và các quy định trong tiêu chuẩn này. Để làm tốt công việc này cần phải tiến hành mô tả địa chất hố móng sau khi dọn xong nền, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp các vấn đề địa chất mới phát sinh.
8.1.3 Nền và vai đập (kể cả nền sân phủ thượng lưu đập) phải được xử lý tốt trước khi tiến hành đắp đập và sân phủ. Công việc xử lý bao gồm:
1) Dọn sạch công trình, vật kiến trúc (như: nhà cửa, mồ mả, cầu cống, đường dây điện, thông tin);
2) Chặt và đào hết gốc rễ của các loại cây lớn, nhỏ;
3) Bóc hết các lớp đất xấu, đá phong hóa (như: đất hữu cơ, đá nứt nẻ rời rạc, than bùn, bùn rác) như yêu cầu của thiết kế;
4) San bằng những chỗ gồ ghề cục bộ, lấp các mương rãnh bằng các loại đất đắp đập, san phẳng, đầm nện, đảm bảo đạt được dung trọng khô của đất nền. Kiểm tra kỹ các việc lấp hố khoan, hố đào khi khảo sát địa chất, nếu thấy còn bỏ sót phải lấp lại cẩn thận;
5) Đào bỏ các hang hốc (như: hang cầy, hang chuột), sau đó lấp và đầm nện cẩn thận. Nếu có các tổ mối cần phải đào bỏ, xử lý mối đến tận gốc theo TCVN 8479;
6) Đào hết các hòn đá mồ côi nhỏ lộ trên mặt đất. Những hòn đá bị phong hóa mạnh phải chuyển ra ngoài phạm vi nền đập. Các hòn đá lớn, đặc chắc, chân cắm sâu xuống đất thì có thể để lại nhưng phải nhét đầy vữa xi măng hoặc đất sét vào các chỗ hàm ếch và khi đắp đất phải đầm chèn kỹ đất xung quanh bằng đầm tay;
7) Lấp tất cả các giếng nước, các khe nứt, xử lý các mạch nước, đảm bảo cho nền khô trước khi đắp đất;
8) Xử lý triệt để tất cả tầng đứt gãy, nứt nẻ, nát vụn và xen kẹp mềm yếu;
9) Đối với nền đá phải nhét vữa xi măng vào các khe nứt, bề mặt các hang hốc, phải dùng vòi nước áp lực cao để phun rửa sạch bùn, cát và đá vụn bám trên mặt nền. Khi thớ đá và các vết nứt tương đối phát triển, có hiện tượng thấm lớn, phải có biện pháp thoát nước thấm để đảm bảo khi đắp đập mặt nền đá phải khô ráo. Khi nền đá có mạch nước tập trung, dùng biện pháp xử lý kết hợp bịt và thoát nước.
10) Tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công xử lý đều phải được chuyển ra khỏi khu vực nền và vai đập.
8.1.4 Khi xử lý nền và vai đập, ở những vị trí chưa đắp đập ngay được, cần để lại một lớp bảo vệ dày từ (20 đến 30) cm, lớp này chỉ được đào trước khi đắp. Trong mùa mưa cần để lớp bảo vệ dày hơn trong mùa khô. Trong trường hợp đập nhỏ, khối lượng đắp ít, có khả năng đắp hoàn thành trong một mùa khô thì việc xử lý vai đập để đắp có thể hoàn thành trước khi đắp đập. Đối với những sườn núi dốc, địa chất không tốt, đào và xử lý vai đập có khả năng gây ra sạt lở thì có thể xử lý theo hình thức cuốn chiếu phù hợp với tốc độ lên đập.
8.1.5 Trong trường hợp thiết kế sử dụng lớp phủ thiên nhiên để kéo dài đường viền thấm cho nền đập thì trong thời gian thi công cần phải bảo vệ lớp này, không được phép đào bới, xả nước, rác thải vào lớp đó. Nhà thầu xây dựng cần kiểm tra độ dày thực tế của lớp phủ, nếu chiều dày này không đạt yêu cầu như hồ sơ thiết kế thì cần báo cho nhà thầu tư vấn thiết kế và chủ đầu tư để giải quyết.
8.1.6 Độ dốc của mái đào phải hoàn thiện đúng với yêu cầu thiết kế. Khi xử lý các mặt nối tiếp, phải đào cho đến khi không còn thấy vết nứt, lỗ rò (kể cả những vết nứt nhỏ có chiều rộng từ (1 đến 2) mm) và phải xử lý triệt để các khuyết tật này.
8.1.7 Nền là đất yếu, không có khả năng bóc bỏ mà trong hồ sơ thiết kế đã đề ra các biện pháp xử lý phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nền đập (cọc cát, bấc thấm, cọc xi măng đất, khoan phụt vữa xi măng và các giải pháp khác) thì việc thi công, kiểm tra, giám sát chất lượng và nghiệm thu công tác xử lý nền thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành tương ứng.
8.1.8 Chỉ được đắp đập sau khi nền đã được xử lý và nghiệm thu đúng theo yêu cầu của thiết kế, kể cả những biện pháp bổ sung phát sinh khi mở móng.
...

Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc đào móng, xử lý nền và vai đập được thực hiện như quy định trên.

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)

Biện pháp dẫn dòng thi công của công trình thủy lợi đập đất đầm nén có bắt buộc phải thể hiện trong hồ sơ thiết kế không?

Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Dẫn dòng thi công
7.1 Biện pháp dẫn dòng thi công do nhà thầu tư vấn thiết kế đề ra, được thể hiện trong hồ sơ thiết kế.
7.1.1 Căn cứ vào hồ sơ thiết kế dẫn dòng đã được phê duyệt, nhà thầu xây dựng phải thiết kế chi tiết biện pháp dẫn dòng thi công trên cơ sở điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn của công trình, trang thiết bị thi công, vật liệu, nhân lực hiện có (kể cả thiết bị dự phòng) và phải được chủ đầu tư chấp thuận. Nếu điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn không đúng như hồ sơ thiết kế, nhà thầu xây dựng có thể yêu cầu chủ đầu tư giao cho nhà thầu tư vấn thiết kế xem xét, khảo sát tính toán lại hoặc có thể tự mình làm công việc này nhưng kết quả phải được chủ đầu tư chấp thuận.
7.1.2 Nhà thầu xây dựng được quyền đề xuất phương án sửa đổi biện pháp dẫn dòng thi công. Trong trường hợp này nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế biện pháp dẫn dòng trình chủ đầu tư phê duyệt. Nếu hồ sơ thiết kế này được phê duyệt thì chi phí dẫn dòng thi công không được vượt quá giá trị được duyệt, ngoại trừ trường hợp biện pháp thi công trong hồ sơ thiết kế mời thầu thực tế là bất khả thi.
...

Như vậy biện pháp dẫn dòng thi công của công trình thủy lợi đập đất đầm nén do nhà thầu tư vấn thiết kế đề ra, được thể hiện trong hồ sơ thiết kế như quy định trên.

Chất lượng vật liệu đắp đập đất đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Vật liệu đắp đập
9.1 Chất lượng vật liệu
Chất lượng của các loại vật liệu dùng để đắp đập đất phải đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.
...

Như vậy chất lượng của các loại vật liệu dùng để đắp đập đất đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén phải đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10396:2015 đưa ra yêu cầu chung về kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá của công trình thủy lợi như thế nào?
Pháp luật
Dẫn dòng thi công công trình thủy lợi là gì? Thiết kế dẫn dòng thi công phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Việc bảo đảm cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
1,121 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào