Trộm cắp điện có bị ngừng cung cấp điện mãi mãi hay không? Trộm cắp điện bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Tuần rồi tôi bị bắt quả tang việc trộm điện. Tôi nghe bảo trộm điện sẽ bị công ty điện cắt điện có đúng hay không? Và trường hợp trộm cắp điện này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Trộm cắp điện có bị ngừng cung cấp điện mãi mãi hay không?

Hành vi trộm cắp điện có bị công ty điện ngừng cấp điện hay không?

Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Điện lực 2004 quy định:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác."

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định Bên bán điện được ngừng cấp điện trong trường hợp bên mua có hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, cụ thể là trộm cắp điện.

Như vậy công ty điện cắt điện của nhà anh là đúng theo quy định.

Trộm cắp điện có bị ngừng cung cấp điện mãi mãi hay không? Trộm cắp điện bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trộm cắp điện có bị ngừng cung cấp điện mãi mãi hay không? Trộm cắp điện bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ internet)

Hành vi trộm cắp điện bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:

"Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện
...
8. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
9. Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
d) Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 7 Điều này.”

Lưu ý: Tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) thì mức phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện.

Trộm cắp điện có bị ngừng cung cấp điện mãi mãi hay không?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 10 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định các trường hợp được cấp điện trở lại như sau:

"Điều 10. Trình tự ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này
a) Trường hợp bên mua điện thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điêu 7 Luật Điện lực (hành vi trộm cắp điện), bên bán điện được ngừng cấp điện ngay sau khi Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ;
b) Trường hợp bên mua điện thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 7 và khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực, nếu mức độ vi phạm chưa đến mức phải ngừng cấp điện khẩn cấp thì sau khi Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP , bên bán điện có trách nhiệm gửi thông báo ngừng cấp điện cho bên mua điện trước thời điểm ngừng cấp điện ít nhất 24 giờ. Nếu quá thời hạn này mà bên mua điện không chấm dứt hành vi vi phạm và không tiến hành khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo yêu cầu của bên bán điện thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện theo nội dung đã thông báo;
...
5. Việc cấp điện trở lại chỉ được tiến hành trong các trường hợp sau:
a) Bên mua điện đã thực hiện đày đủ quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã chấm dứt hành vi vi phạm, đã tiến hành khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và đã thanh toán đầy đủ chi phí ngừng và cấp điện trở lại cho bên bán điện đối với trường hợp ngừng cấp điện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;"

Như vậy việc trộm cắp điện sẽ không bị cắt điện mãi mãi. Bên mua điện thực hiện hành vi trộm cắp đã thực hiện thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 5 Điều trên.

Trộm cắp điện
Ngừng cấp điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trộm điện của nhà người khác bị xử lý như thế nào? Hành vi này có thể bị đi tù không? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi trộm điện?
Pháp luật
Trộm cắp điện có bị ngừng cung cấp điện mãi mãi hay không? Trộm cắp điện bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Khách hàng không thanh toán tiền điện sẽ bị ngừng cấp điện có đúng không? Trường hợp này có được thông báo trước hay không?
Pháp luật
Có phải thông báo cho người mua điện trước về việc cúp, ngừng cấp điện hay không? Trường hợp cúp điện không báo trước có bị phạt không?
Pháp luật
Trộm cắp điện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu bị truy cứu thì hình thức xử phạt là gì?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ các vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực của bên bán điện phải xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trộm cắp điện
1,590 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trộm cắp điện Ngừng cấp điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào