Yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức công vụ công chức thuế của Tổng cục Thuế ra sao?

Tôi muốn hỏi yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức công vụ công chức thuế của Tổng cục Thuế ra sao? - câu hỏi của chị M.K (Quảng Nam).

Yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức công vụ công chức thuế của Tổng cục Thuế ra sao?

Ngày 23/10/2023, Tổng cục thuế ban hành Công văn 4668/TCT-KTNB năm 2023 chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức công vụ công chức thuế.

Theo dó, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, triển khai một số việc sau:

- Thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tới từng công chức, cán bộ, thực hiện rà soát các doanh nghiệp, hộ kê khai có rủi ro cao về hóa đơn theo các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thuế và các văn bản yêu cầu phối hợp của các cơ quan thuế khác, trên cơ sở đó chỉ đạo áp dụng biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Tổng cục Thuế yêu cầu Ban quản lý rủi ro, Cục Thuế các địa phương thường xuyên phân tích, đánh giá các địa bàn trọng điểm nơi phát sinh nhiều doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, phát sinh doanh thu tăng đột biến, bất thường để kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý của các cấp lãnh đạo và công chức theo dõi địa bàn, áp dụng triệt để các biện pháp nghiệp vụ đối với các trường hợp Người nộp thuế có rủi ro cao gian lận hóa đơn, gian lận hoàn thuế.

Kịp thời luân chuyển cán bộ, công chức lơ là không làm hết trách nhiệm, bao che các doanh nghiệp mua bán hóa đơn bất hợp pháp, gian lận hoàn thuế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là công chức thường xuyên tiếp xúc với người nộp thuế, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn trong quá trình thực thi công vụ.

Tổ chức kiểm tra thực thi công vụ thường xuyên, đột xuất; kiểm tra, xác minh kịp thời những thông tin liên quan đến sai phạm của cán bộ, công chức. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các công chức sai phạm theo quy định của pháp luật và quy định của ngành.

- Người đứng đầu đơn vị các cấp chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật kỷ cương tại đơn vị, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi vi phạm chế độ, trách nhiệm hoặc khi xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo đúng quy định tại Nghị định 157/2007/NĐ-CP, Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

- Thủ trưởng đơn vị có công chức liên quan đến vụ án hay bị khởi tố bị can cần chủ động trao đổi thông tin với cơ quan chức năng trong phạm vi quy định của pháp luật để kịp thời ngăn chặn không để tái diễn sai phạm tương tự trong đơn vị, thi hành kỷ luật nghiêm đối với các công chức có sai phạm và các công chức có liên quan sau khi có kết luận của cơ quan chức năng.

Yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức công vụ công chức thuế của Tổng cục Thuế ra sao?

Yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức công vụ công chức thuế của Tổng cục Thuế ra sao?

Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 16 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có nêu rõ tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần:

- Số lượng người có hành vi tham nhũng;

- Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;

- Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;

- Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;

- Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;

- Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.

Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 15 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có nêu rõ như sau:

Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
1. Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 134/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
2. Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá để Thanh tra Chính phủ rà soát, đánh giá và tổng hợp
4. Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại . Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định trên.

Quản lý thuế TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế mới nhất 2024? 2 cách tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế ra sao?
Pháp luật
Mẫu Quyết định về việc giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ thu nhập?
Pháp luật
Rà soát công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2024 theo yêu cầu của Tổng cục Thuế ra sao?
Pháp luật
Các Cục Thuế thực hiện tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước ngoài là mẫu nào?
Pháp luật
Danh sách doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2024? Tải về danh sách doanh nghiệp nợ thuế 2024 ở đâu?
Pháp luật
Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản thì bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đúng không?
Pháp luật
Mẫu quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập?
Pháp luật
Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp nợ thuế có được làm thủ tục hải quan không? Trường hợp nào bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý thuế
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
308 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý thuế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: