Thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ như thế nào để đáp ứng mục tiêu tại Chiến lược nợ công 2021 - 2030?

Theo tôi được biết thì Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó có định hướng huy động và sử dụng vốn vay trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030. Vậy cho tôi hỏi, định hướng huy động và sử dụng vốn vay là như thế nào? Và công tác thực hiện huy động, quản lý và sử dụng vốn vay như thế nào để đạt được yêu cầu định hướng đề ra? Tôi xin cảm ơn!

Định hướng huy động và sử dụng vốn vay trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030?

Căn cứ Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đề ra định hướng huy động và sử dụng vốn vay trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030 như sau:

- Thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ. Trong điều hành ngân sách nhà nước hằng năm phải kiểm soát đồng thời tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách, đảm bảo trong ngưỡng cho phép.

- Thực hiện phát hành đều đặn trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn chuẩn, tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, đồng thời linh hoạt phát hành các kỳ hạn dưới 5 năm, phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và thực hiện mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và để cơ cấu lại nợ của Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi.

- Tập trung giải ngân hết nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký vay đến cuối năm 2020. Việc huy động vay mới vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ. Xây dựng một số chương trình đầu tư công để thực hiện một số dự án, công trình quan trọng, trọng điểm, có tính động lực, sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển quốc gia, vùng và liên kết vùng theo từng mục tiêu ưu tiên thay cho cách tiếp cận dự án riêng rẽ, phân tán; nâng cao tỷ trọng vay ngoài nước hỗ trợ ngân sách để tăng tính chủ động trong quản lý sử dụng vốn vay.

- Điều hành nợ chính quyền địa phương trong phạm vi bội chi ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo trong hạn mức dư nợ theo Luật ngân sách nhà nước.

- Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, việc đảm bảo nguồn trả nợ được Chính phủ bảo lãnh; quản lý các khoản bảo lãnh, đảm bảo đúng quy định, hiệu quả trong phạm vi hạn mức bảo lãnh, tập trung ưu tiên nguồn vốn để bảo lãnh cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư. Kiểm soát tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng GDP của năm trước. Lựa chọn một số công trình phát triển cơ sở hạ tầng có tính chất lan tỏa, có khả năng tạo nguồn thu trả nợ để Chính phủ cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

- Kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép. Đổi mới phương thức quản lý nợ nước ngoài quốc gia cho phù hợp với tính chất vốn vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tính chất và mức độ rủi ro của từng nhóm đối tượng. Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế để áp dụng biện pháp kiểm soát luồng vốn trong quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả để đáp ứng mục tiêu tại Chiến lược nợ công 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả để đáp ứng mục tiêu tại Chiến lược nợ công 2021 - 2030

Thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả như thế nào để đạt được định hướng huy động và sử dụng vốn vay trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030?

Theo Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022, để đạt được định hướng huy động và sử dụng vốn vay trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030, Thủ tướng yêu cầu thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ như sau:

- Nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển phải được kiểm soát một cách chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ và những tác động của tổng vốn vay đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ.

- Báo cáo Quốc hội, Chính phủ xem xét phê duyệt một số chương trình đầu tư công để thực hiện một số dự án, công trình quan trọng, trọng điểm, có tính động lực, sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển quốc gia, vùng và liên kết vùng... Căn cứ điều kiện thị trường và khả năng huy động từ các đối tác phát triển, chủ động lựa chọn linh hoạt nguồn vốn vay phù hợp, bố trí đủ kế hoạch vốn để hoàn thành trong từng giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực trên thị trường vốn trong nước, quốc tế để thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường quản lý rủi ro tài khóa của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương phát sinh từ hoạt động vay về cho vay lại, gắn quyền chủ động quyết định vay của địa phương với tăng cường trách nhiệm trả nợ, gắn trách nhiệm trả nợ vay lại với mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch về huy động, quản lý và sử dụng nợ công, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia?

Bên cạnh yêu cầu thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả, Thủ tướng còn yêu cầu tiếp tục tăng cường công khai, minh bạch về huy động, quản lý và sử dụng nợ công, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia, cụ thể như sau:

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án Định hướng cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia đến năm 2030.

- Xây dựng và triển khai chiến lược tiếp xúc, duy trì quan hệ với thị trường vốn trong nước và quốc tế.

- Rà soát, hệ thống hóa các chế độ báo cáo, cải thiện công bố thông tin định kỳ về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, bao gồm các kênh trực tuyến.

Chiến lược nợ công
Quản lý việc huy động và sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính Phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ như thế nào để đáp ứng mục tiêu tại Chiến lược nợ công 2021 - 2030?
Pháp luật
Thực hiện mục tiêu của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030 qua hai giai đoạn như thế nào?
Pháp luật
Chính phủ đẩy mạnh áp dụng các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030?
Pháp luật
Dự kiến đến năm 2030, nợ công Việt Nam không quá 60% GDP, nợ Chính Phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của Quốc gia không quá 45% GDP?
Pháp luật
Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 được gắn với những quan điểm chủ đạo nào?
Pháp luật
Nợ Chính phủ là gì? Trong Chiến lược nợ công đến năm 2030 thì mục tiêu dự kiến về nợ Chính phủ là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến lược nợ công
823 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào