Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 thì xử lý các khoản chi chưa thực sự cần thiết như thế nào?

Cho tôi hỏi: Những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 là gì? Có gì nổi bật không? - Anh Phúc (Phú Yên)

Mục tiêu chung của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 là gì?

Ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022 về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 (sau đây gọi tắt là "Chương trình").

Tại tiểu mục 1 Mục I Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ xác định các mục tiêu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 như sau:

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực;

- Đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô;

- Thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội;

- Củng cố quốc phòng, an ninh;

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Như vậy, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 hướng đến những mục tiêu cơ bản nêu trên.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 thì xử lý các khoản chi chưa thực sự cần thiết như thế nào?

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 thì xử lý các khoản chi chưa thực sự cần thiết như thế nào? (Hình từ Internet)

Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 đề ra bao nhiêu yêu cầu?

Các yêu cầu chung đối với Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 được nêu tại tiểu mục 2 Mục I Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022 như sau:

- Bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025; gắn với hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đảm bảo tính toàn diện, theo đó:

+ Cần có trọng tâm, trọng điểm;

+ Tập trung vào chủ đề năm 2023 là “Triển khai đầy đủ, nghiêm túc, chất lượng, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị Quốc hội đã đề ra tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP”.

- Các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Từ nội dung trên, chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã đề ra 04 yêu cầu trọng tâm trong năm 2023.

Những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2023 là gì?

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục I Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 bao gồm;

- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

- Tập trung rà soát, ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật có liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế;

- Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết;

- Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước đến ngày 31/12/2021 để hủy bỏ, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản chuyển nguồn không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định;

- Tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; các cấp, các ngành quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công;

- Đẩy mạnh triển khai thi hành có hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

- Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khoáng sản;

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;...

Như vậy, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm nêu trên.

Trong đó, nội dung "cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết" được đề cập tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2022 như sau:

Cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi mua sắm công, đi công tác trong và ngoài nước, sử dụng xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát, tiết kiệm điện, xăng dầu,… để dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển và chi các nhiệm vụ cấp bách khác.

Chống lãng phí
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản có trách nhiệm gì trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 thì xử lý các khoản chi chưa thực sự cần thiết như thế nào?
Pháp luật
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện Chương trình tiết kiệm chống lãng phí năm 2022?
Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí?
Pháp luật
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 có những nhiệm vụ chính nào?
Pháp luật
Việc thành lập quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động có cần phải dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa không?
Pháp luật
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan nào?
Pháp luật
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống lãng phí
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,726 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào