Như thế nào được xem là sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật? Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nào khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?

Như thế nào được xem là sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật? Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nào khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Như thế nào được xem là sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật như sau:

Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:

- Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;

- Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng;

- Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.

Như thế nào được xem là sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật? Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nào khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?

Như thế nào được xem là sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật? Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nào khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm gì khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định tại Điều 33 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo như quy định trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm như sau khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật:

- Thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật

+ Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm sau đây:

++ Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;

++ Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi;

++ Thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử ở trung ương và địa phương nơi sản phẩm, hàng hóa đó lưu thông.

+ Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm thực hiện:

++ Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp và thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;

++ Công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi.

- Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;

- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.

Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.
2. Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.
3. Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.
4. Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
6. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
9. Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.
10. Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo như quy định trên, người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Hàng hóa có khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa có khuyết tật có bao gồm sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế hay không?
Pháp luật
Thông báo về khiếm khuyết của hàng hóa nhưng đến trễ do lỗi gửi mail thì bên mua có quyền trả hàng hay không?
Pháp luật
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Nếu hàng hóa có khuyết tật thì bên nhập khẩu hàng hóa hay bên bán lại hàng hóa phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi?
Pháp luật
Sau khi thu hồi hàng hóa có khuyết tật, tổ chức kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan nào?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh hàng hóa có khuyết tật được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Pháp luật
Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhưng người tiêu dùng không trả mà vẫn sử dụng dẫn đến thiệt hại thì đơn vị sản xuất có phải bồi thường không?
Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp phát hiện hàng hóa có khuyết tật là gì?
Pháp luật
Như thế nào được xem là sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật? Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nào khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
Pháp luật
Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước thì doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa có khuyết tật
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,481 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa có khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào