Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?

Cho tôi hỏi: Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao? - Câu hỏi của chú Dư (Phú Yên)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng gì? Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn trên mấy lĩnh vực?

Ngày 30/12/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau:

- Nông nghiệp;

- Lâm nghiệp;

- Diêm nghiệp;

- Thủy sản;

- Thủy lợi;

- Phòng, chống thiên tai;

- Phát triển nông thôn;

- Chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối;

- Các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?

Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?

Theo đó, tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT, nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xác định như sau:

- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương, cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn; kế hoạch phát triển trồng trọt của địa phương; chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kế hoạch phòng chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật nội địa;

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn; tổ chức phòng, chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt trên địa bàn tỉnh và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng sản xuất cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất; thực hiện cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định;

- Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống cây trồng; quản lý giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Hướng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y được quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT với những nội dung sau:

- Tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: chiến lược, kế hoạch phát triển chăn nuôi; quyết định về khu vực không được phép chăn nuôi; quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc thú y; các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng và tổ chức vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, vùng chăn nuôi, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc động vật gắn với xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh; xây dựng cơ sở dữ liệu về chăn nuôi;

- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động chăn nuôi, hoạt động thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

- Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống vật nuôi; quản lý giống vật nuôi; quản lý thức ăn chăn nuôi và các vật tư khác thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về thuốc thú y, vật tư, hàng hóa thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; hành nghề thú y; quản lý thuốc thú y theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan, thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành; kiểm tra điều kiện, đánh giá giám sát duy trì điều kiện của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi; kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ; đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo quy định của pháp luật.

Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 31/03/2023

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện thành lập Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì? Xử lý trường hợp Chi cục không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập ra sao?
Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn về trồng trọt, chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống thiên tai thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Pháp luật
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình UBND tỉnh những nội dung gì? Sở NN&PTNT quản lý bao nhiêu lĩnh vực?
Pháp luật
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải làm gì để xây dựng, phê duyệt Kế hoạch thanh tra?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,166 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào