Hiện nay có 6 chức vụ công chức cấp xã nào? Phân biệt chức danh và chức vụ của công chức cấp xã ra sao?

Hiện nay có 6 chức vụ công chức cấp xã nào? Phân biệt chức danh và chức vụ của công chức cấp xã ra sao? Câu hỏi từ Anh T.V - Đồng Nai

Hiện nay có 6 chức vụ công chức cấp xã nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, hiện nay công chức cấp xã có 06 chức vụ sau đây:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hiện nay đang áp dụng 6 chức vụ công chức cấp xã nào? Phân biệt chức danh và chức vụ của công chức cấp xã ra sao?

Hiện nay đang áp dụng 6 chức vụ công chức cấp xã nào? Phân biệt chức danh và chức vụ của công chức cấp xã ra sao? (Hình từ Internet)

Phân biệt chức danh và chức vụ của công chức cấp xã ra sao?

Hiện nay trong các văn bản pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể cho chức danh và chức vụ là gì, tuy nhiên để hiểu thế nào là chức danh và chức vụ thì có thể tham khảo nội dung sau:


Chức danh

Chức vụ



Khái niệm

- Chức danh là bổn phận, vị trí được công nhận bởi tổ chức hợp pháp.

- Chức danh được công nhận thông qua chuyên môn và kỹ năng,

- Chức vụ thể hiện vị trí, địa vị, vai trò nhất định của cá nhân trong việc quản lý, lãnh đạo một tổ chức hợp pháp.

- Chức vụ được công nhận qua quá trình tuyển dụng và phân bổ.






Sự công nhận

Một chức danh sẽ được xã hội công nhận thông qua quá trình phấn đấu. Một cá nhân để đạt được chức danh phải phấn đấu trong việc nghiên cứu và học tập, tuyển dụng và làm việc. Quá trình đó phải được xã hội công nhận thì chức danh mới có ý nghĩa.

Bên cạnh sự công nhận của xã hội, chức vụ cũng đòi hỏi phải đạt được sự thừa nhận từ tổ chức, công ty. Đó là sự thừa nhận về vị trí, quyền hạn và chức năng mà cá nhân có được. Cá nhân không thể có được chức vụ nếu không có sự công nhận của tổ chức.





Đơn vị quản lý

- Người nắm giữ chức danh có thể được quản lý bởi một tổ chức, đơn vị nào đó hoặc không.

- Chức danh không bắt buộc phải thuộc một cơ quan, tổ chức quản lý bởi nó được công nhận bởi xã hội

- Người nắm giữ một chức vụ bắt buộc phải chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức cụ thể. Bởi tính chất của chức vụ là được công nhận bởi tổ chức. Khi đó, chức vụ mà người đó nắm giữ mới có hiệu lực.

Đối với công chức cấp xã, căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, "chức vụ" là từ chỉ các vị trí của cán bộ cấp xã; "chức danh" là từ chỉ các vị trí công việc của công chức cấp xã.

Thêm vào đó, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, công chức cấp xã có 06 chức danh sau đây:

- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;

- Văn phòng - thống kê;

- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

- Tài chính - kế toán;

- Tư pháp - hộ tịch;

- Văn hóa - xã hội.

Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Một số phụ cấp và một số chế độ, chính sách áp dụng với cán bộ công chức hiện nay đến hết ngày 30/6/2024 là gì?

(1) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã (Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP)

Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:

- Bí thư Đảng ủy: 0,30.

- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

(2) Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh (Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP)

- Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.

- Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

(4) Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (Điều 21 Nghị định 33/2023/NĐ-CP)

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

(5) Chế độ đào tạo, bồi dưỡng (Điều 22 Nghị định 33/2023/NĐ-CP)

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và quy định của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

(6) Phụ cấp thâm niên vượt khung (Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP)

Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Từ ngày 1/7/2024, các khoản trợ cấp này có thể thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Công chức cấp xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xét tuyển công chức cấp xã gồm mấy vòng? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức cấp xã mới nhất được quy định ra sao?
Pháp luật
Hiện nay có 6 chức vụ công chức cấp xã nào? Phân biệt chức danh và chức vụ của công chức cấp xã ra sao?
Pháp luật
Để đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thì cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì? Cá nhân trúng tuyển cần hoàn thiện hồ sơ tại cơ quan nào?
Pháp luật
Người được tuyển dụng vào công chức cấp xã có phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác không?
Pháp luật
Nội dung tập sự đối với công chức cấp xã bao gồm những nội dung gì? Công chức cấp xã bao gồm những chức danh nào?
Pháp luật
Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã là bao lâu? Quy định về công nhận đối với người hoàn thành chế độ tập sự như thế nào?
Pháp luật
Công chức cấp xã có năm bị kỷ luật thì phụ cấp thâm niên vượt khung được tính như thế nào? Số lượng công chức cấp xã loại 1 tối đa bao nhiêu người?
Pháp luật
Đã đóng BHXH được gần 20 năm thì công chức cấp xã xin thôi việc có được rút BHXH 1 lần hay không?
Pháp luật
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức kế toán xã năm 2023 là gì? Nhiệm vụ của công chức kế toán xã là gì?
Pháp luật
Người được tuyển dụng vào công chức cấp xã phải đến cơ quan nhận việc chậm nhất là vào thời điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức cấp xã
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
381 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức cấp xã
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: