Chấm dứt việc người bệnh phải đi mua thuốc ngoài bệnh viện theo yêu cầu mới nhất của Bộ Y tế có đúng không?

Cho tôi hỏi có phải sẽ chấm dứt việc người bệnh phải đi mua thuốc ngoài bệnh viện theo yêu cầu mới nhất của Bộ Y tế có đúng không? - Câu hỏi của anh Khánh (Bình Dương)

Sẽ chấm dứt tình trạng người bệnh phải đi mua thuốc ngoài bệnh viện đúng không?

Ngày 30/03/2023, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 1758/BYT-KCB năm 2023 về việc thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2023Nghị định 07/2023/NĐ-CP, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Theo đó, nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các nội dung công việc sau:

- Khẩn trương tổ chức triển khai Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế; Nghị định 07/2023/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế và các văn bản sửa đổi liên quan để sớm khắc phục triệt để tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

- Tiếp tục rà soát các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2023Nghị định 07/2023/NĐ-CP, báo cáo về Bộ Y tế để kịp thời giải quyết,

- Đơn vị có khó khăn, vướngmắc phải công khai, minh bạch với người bệnh và không để còn tình trạng người bệnh, người nhà người bệnh phải đi mua thuốc, vật tư y tế ngoài bệnh viện.

Rà soát, sử dụng các thuốc, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế... sẵn có tại bệnh viện và tại các khoa, phòng, trung tâm thuộc bệnh viện để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế.

- Tăng cường triển khai thực hiện tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện và đẩy mạnh khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế.

- Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2023Nghị định 07/2023/NĐ-CP, báo cáo kết quả về Bộ Y tế.

Như vậy, theo một trong số các yêu cầu đề ra, Bộ Y tế đề cập sẽ không để còn tình trạng người bệnh, người nhà người bệnh phải đi mua thuốc ngoài bệnh viện.

Chấm dứt việc người bệnh phải đi mua thuốc ngoài bệnh viện theo yêu cầu mới nhất của Bộ Y tế có đúng không?

Chấm dứt việc người bệnh phải đi mua thuốc ngoài bệnh viện theo yêu cầu mới nhất của Bộ Y tế có đúng không? (Hình từ Internet)

Người bệnh có thể mua thuốc ngoài bệnh viện theo quy định hiện nay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật Dược 2016 về việc sử dụng thuốc như sau:

Sử dụng thuốc
1. Sử dụng thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Sử dụng thuốc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Người sử dụng thuốc có quyền lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc; thực hiện theo đúng hướng dẫn đã ghi trong đơn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán lẻ thuốc;
b) Người kê đơn thuốc có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các thuốc được kê trong đơn và chịu trách nhiệm về đơn thuốc đã kê;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc phải hướng dẫn sử dụng thuốc cho người sử dụng.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập Hội đồng liên ngành xác định nguyên nhân và đối tượng chịu trách nhiệm trong trường hợp thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng.

Như vậy, theo quy định thì người bệnh có quyền mua thuốc ngoài bệnh viện, lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc mà mình muốn.

Tuy nhiên, cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn đã ghi trong đơn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán lẻ thuốc.

Người bệnh mua thuốc ngoài bệnh viện trong trường hợp bệnh viện không đủ thuốc thì có được trả lại tiền mua thuốc không?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:

Thanh toán trực tiếp
...
5. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT phát sinh trong năm tài chính đến hết quý I năm sau; cơ sở y tế không cung ứng đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, để người bệnh tự mua có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh; tổng hợp thanh toán với cơ quan BHXH theo quy định. BHXH tỉnh thông báo quy định này để người tham gia BHYT biết và được đảm bảo đầy đủ quyền lợi BHYT.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong trường hợp bệnh viên không có đủ thuốc để người bệnh mua thuốc ngoài bệnh viện thì bệnh viện có trách nhiệm hoàn trả lại tiền thuốc cho người bệnh.

Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc tiếp tục thực hiện giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế là gì?

Căn cứ quy định tại Mục 5 Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2023, Bộ Y tế có 05 trách nhiệm sau:

- Xây dựng, ban hành hướng dẫn về xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế;

- Sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương bảo đảm phù hợp với năng lực tổ chức đấu thầu của từng cấp và khả năng cung ứng của doanh nghiệp để cung ứng đủ, kịp thời thuốc cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung;

- Xây dựng, ban hành hướng dẫn mẫu hồ sơ mời thầu đối với gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền để đấu thầu qua mạng;

- Rà soát, đánh giá cụ thể việc tiếp nhận máy móc, trang thiết bị y tế đã qua sử dụng do tổ chức, cá nhân tặng, cho, đóng góp, tài trợ, viện trợ cho các cơ sở y tế sử dụng phục vụ khám, chữa bệnh;

Trên cơ sở đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan đề xuất giải pháp cụ thể báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bác sĩ trực lâm sàng trong phiên trực có quyền tự ý xử lý khi bệnh nhân nguy kịch có chuyển biến xấu hay không?
Pháp luật
Quyết định 159/QĐ-BYT năm 2024 ban hành thủ tục cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mới theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Phân cấp chăm sóc người bệnh có thuộc hoạt động nhận định lâm sàng hay không? Phân cấp chăm sóc người bệnh được quy định gồm mấy cấp?
Pháp luật
Phương pháp chữa bệnh gia truyền là gì? Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được Bộ Y tế quy định ra sao?
Pháp luật
Dịp lễ 30/4 1/5 2024 Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu TNGT như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp, bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh khi xảy ra tai biến y khoa trong trường hợp nào?
Pháp luật
Các dịch vụ khám chữa bệnh có được dùng làm dịch vụ khuyến mại nhân dịp lễ 30 tháng 4 hay không?
Pháp luật
Danh mục bệnh dài ngày được hưởng chế độ BHXH năm 2024 cập nhật mới nhất là những bệnh nào?
Pháp luật
Có giới hạn số lần khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 01 tháng không? Các chi phí trực tiếp tính trong mức giá dịch vụ khám bệnh là những chi phí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,415 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: