Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội gồm những ai?
- Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội gồm những ai?
- Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội do ai ký quyết định thành lập?
- Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ gì?
- Trường hợp tổn thất xảy ra không được Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất chấp thuận là lý do bất khả kháng thì đơn vị để xảy ra tổn thất phải có trách nhiệm gì?
Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội gồm những ai?
Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất được quy định tại Điều 9 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất
1. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng
2. Các thành viên của Hội đồng:
- Trưởng Ban Tài chính - Kế toán
- Trưởng Ban Kế hoạch và Đầu tư
- Trưởng Ban Kiểm tra
- Trưởng Ban Tổ chức cán bộ
- Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
- Trưởng Ban Pháp chế
3. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ký Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất.
Như vậy, theo quy định, thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
(1) Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng
(2) Các thành viên của Hội đồng:
- Trưởng Ban Tài chính - Kế toán
- Trưởng Ban Kế hoạch và Đầu tư
- Trưởng Ban Kiểm tra
- Trưởng Ban Tổ chức cán bộ
- Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
- Trưởng Ban Pháp chế
Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội gồm những ai? (Hình từ Internet)
Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội do ai ký quyết định thành lập?
Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất được quy định tại Điều 9 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Thành phần Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất
1. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng
2. Các thành viên của Hội đồng:
- Trưởng Ban Tài chính - Kế toán
- Trưởng Ban Kế hoạch và Đầu tư
- Trưởng Ban Kiểm tra
- Trưởng Ban Tổ chức cán bộ
- Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
- Trưởng Ban Pháp chế
3. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ký Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam ký Quyết định thành lập.
Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất được quy định tại Điều 10 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất
1. Khi xảy ra các trường hợp tổn thất cần xử lý từ Quỹ Dự phòng rủi ro, trên cơ sở hồ sơ, báo cáo và đề nghị của Thủ trưởng đơn vị nơi xảy ra tổn thất, Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất kiểm tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan và mức độ tổn thất, lập Biên bản xét duyệt và xử lý tổn thất kèm theo tờ trình, trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định chi từ Quỹ Dự phòng rủi ro.
2. Kiểm tra việc thực hiện xử lý các khoản tổn thất sau khi có Quyết định xử lý của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Khi xảy ra các trường hợp tổn thất cần xử lý từ Quỹ Dự phòng rủi ro, trên cơ sở hồ sơ, báo cáo và đề nghị của Thủ trưởng đơn vị nơi xảy ra tổn thất, Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất kiểm tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan và mức độ tổn thất;
Lập Biên bản xét duyệt và xử lý tổn thất kèm theo tờ trình, trình Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định chi từ Quỹ Dự phòng rủi ro.
(2) Kiểm tra việc thực hiện xử lý các khoản tổn thất sau khi có Quyết định xử lý của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trường hợp tổn thất xảy ra không được Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất chấp thuận là lý do bất khả kháng thì đơn vị để xảy ra tổn thất phải có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của đơn vị để xảy ra tổn thất được quy định tại khoản 6 Điều 13 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Trình tự xử lý tổn thất
...
3. Ban Tài chính - Kế toán tiếp nhận hồ sơ và các tài liệu liên quan tới các tổn thất theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, xem xét, trình Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất.
4. Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất xem xét, đề xuất phương án và thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 10.
5. Sau khi có Quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về xử lý tổn thất, Ban Tài chính - Kế toán tiếp nhận toàn bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 để tiếp tục thực hiện: Chuyển tiền hoặc thanh toán tạm ứng, hạch toán số đã chi từ Quỹ Dự phòng rủi ro.
6. Trường hợp không được Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất chấp thuận là lý do bất khả kháng thì cá nhân, đơn vị, tổ chức để xảy ra tổn thất phải chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền đã được tạm ứng từ Quỹ Dự phòng rủi ro và bồi thường số tiền bị tổn thất.
Như vậy, theo quy định, trường hợp tổn thất xảy ra không được Hội đồng xét duyệt và xử lý tổn thất chấp thuận là lý do bất khả kháng thì đơn vị để xảy ra tổn thất phải chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền đã được tạm ứng từ Quỹ Dự phòng rủi ro và bồi thường số tiền bị tổn thất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chênh lệch thu từ lãi và chi phí trong hoạt động của Quỹ bảo toàn thì có được sử dụng bổ sung Quỹ bảo toàn không?
- Trong quản lý thuế, Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật về thuế?
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?