Sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội, việc lưu trữ hồ sơ thực hiện như thế nào?

Xin hỏi, việc tiếp nhận đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào? Đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội được xử lý như thế nào? Sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị, việc lưu trữ hồ sơ thực hiện như thế nào? Câu hỏi của chị Diệu Linh ở Hà Giang.

Việc tiếp nhận đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiếp nhận đơn như sau:

Tiếp nhận đơn
1. Khi nhận đơn của công dân từ các nguồn theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị (sau đây viết là Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014) phải chuyển toàn bộ đến bộ phận xử lý đơn của cơ quan để đăng ký, theo dõi và xử lý theo quy định.
2. Đơn tiếp nhận phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi.

Như vậy, khi nhận đơn kiến nghị của công dân từ các nguồn sau tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP, phải chuyển toàn bộ đến bộ phận xử lý đơn của cơ quan để đăng ký, theo dõi và xử lý theo quy định:

- Đơn kiến nghị được gửi qua dịch vụ bưu chính;

- Đơn kiến nghị được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Đơn kiến nghị do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;

- Đơn kiến nghị do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.

Đơn tiếp nhận phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi.

Tải về Mẫu đơn kiến nghị của cá nhân mới nhất 2023: Tại Đây

kiến nghị

Việc tiếp nhận đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội được xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý phản ánh, kiến nghị như sau:

Xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Đơn phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Đơn phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn phản ánh, kiến nghị được thực hiện bằng Mẫu số 06-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014.

Theo quy định trên, đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn kiến nghị đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đơn kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Việc chuyển đơn kiến nghị được thực hiện bằng Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP.

Sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị, việc lưu trữ hồ sơ thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về lưu trữ hồ sơ như sau:

Lưu trữ hồ sơ
1. Sau khi có kết quả xử lý đơn, phải ghi sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Đối với đơn thuộc thẩm quyền, sau khi có kết quả xử lý, phải lưu toàn bộ hồ sơ vụ việc theo quy định.
3. Đối với đơn không thuộc thẩm quyền, sau khi có văn bản hướng dẫn và trả lại đơn cho công dân hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải lưu lại một (01) bản và sắp xếp quản lý theo quy định. Riêng đối với đơn chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải sao lại đơn của công dân để lưu theo dõi.
4. Đối với đơn không đủ điều kiện xử lý, xếp lưu đơn theo thứ tự quản lý để phục vụ công tác tra cứu. Thời hạn lưu trữ là một (01) năm, việc tiêu hủy đơn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Theo đó, sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị, phải ghi sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Đối với đơn thuộc thẩm quyền, sau khi có kết quả xử lý, phải lưu toàn bộ hồ sơ vụ việc theo quy định.

Đối với đơn không thuộc thẩm quyền, sau khi có văn bản hướng dẫn và trả lại đơn cho công dân hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải lưu lại 01 bản và sắp xếp quản lý theo quy định. Riêng đối với đơn chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải sao lại đơn của công dân để lưu theo dõi.

Đối với đơn kiến nghị không đủ điều kiện xử lý, xếp lưu đơn theo thứ tự quản lý để phục vụ công tác tra cứu. Thời hạn lưu trữ là 01 năm, việc tiêu hủy đơn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Đơn kiến nghị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện trước hay sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu?
Pháp luật
Việc phân loại đơn kiến nghị căn cứ vào những yếu tố nào? Đơn kiến nghị không ghi ngày tháng thì có được cơ quan có thẩm quyền xử lý hay không?
Pháp luật
Đơn kiến nghị phản ánh có chữ ký photo được thụ lý giải quyết không? Nguyên tắc xử lý đơn kiến nghị phản ánh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh theo quy định mới phải đáp ứng những điều kiện gì mới được xử lý?
Pháp luật
Sau khi có kết quả xử lý đơn kiến nghị trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội, việc lưu trữ hồ sơ thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Tiếp nhận, phân loại, xử lý ban đầu đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân năm 2022?
Pháp luật
Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp là gì theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn kiến nghị
1,300 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn kiến nghị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào