Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là đơn vị thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt đúng không?

Cho tôi hỏi Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng gì Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là đơn vị thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt đúng không? Ai có quyền quy định nhiệm vụ và chức năng của Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng gì?

Chức năng của Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế được quy định tại Mục 3 Phần I Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế - (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) trong phạm vi quản lý.
...

Theo đó, Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có chức năng giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế trong phạm vi quản lý.

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là đơn vị thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt đúng không?

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế (Hình từ Internet)

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là đơn vị thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt đúng không?

Nhiệm vụ của Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được quy định tại Mục 3 Phần I Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
...
Nhiệm vụ cụ thể:
3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;
3.2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các Chi cục Thuế;
3.3. Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách người nộp thuế nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;
3.4. Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế; phân tích nghiên cứu và đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế trên địa bàn theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp thông tin dữ liệu nợ thuế sai sót đến các bộ phận có liên quan để phối hợp xử lý;
3.5. Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định cưỡng chế. Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định;
3.6. Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước; thực hiện xác nhận tình trạng nợ Ngân sách Nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, hoàn thuế;
...

Theo đó, Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Ai có quyền quy định nhiệm vụ và chức năng của Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế?

Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh, thành phố được tổ chức như sau:
a) Đối với các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố:
- Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 9 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 5 Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 8 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
b) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chí về quy mô, đối tượng quản lý và tình hình thực tế tại địa phương báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ cấu tổ chức đối với từng Cục Thuế tỉnh, thành phố và chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực.
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.

Theo đó, trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế.

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Tổng cục Thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế 2023? Hướng dẫn đăng ký dự tuyển công chức Tổng cục Thuế 2023?
Pháp luật
Tổng cục Thuế có bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng? Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Website Tổng cục Thuế là trang nào? Tổng hợp các trang thuế của Tổng cục Thuế mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được nhận phụ cấp chức vụ hàng tháng bao nhiêu?
Pháp luật
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tiếp công dân định kỳ vào ngày mấy hàng tháng tại trụ sở cơ quan Tổng cục?
Pháp luật
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do ai có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Pháp luật
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? Trách nhiệm của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có bắt buộc tốt nghiệp đại học hệ chính quy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
2,067 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Tổng cục Thuế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: