Phanh cần trục của cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay được thiết kế như thế nào để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật?

Xin hỏi, phanh của cần trục phục vụ việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa khi dừng khẩn cấp phải là loại phanh như thế nào? Phanh cần trục của cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay được thiết kế như thế nào để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật? Câu hỏi của anh Hữu Nhân tại TP. Đà Lạt.

Phanh cần trục khi dừng khẩn cấp phải là loại phanh như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với Phanh cần trục như sau:

Quy định về kỹ thuật
...
2.4. Yêu cầu đối với phanh
Phanh phải hãm được bất kỳ chuyển động của cần trục.
Phanh dừng khẩn cấp phải là loại phanh dừng tự động trong trường hợp hỏng nguồn động lực. Phanh dừng khẩn cấp phải đảm bảo giá trị gia tốc, phanh tương thích với các thông số thiết kế cho chế độ đầy tải.

Như vậy, phanh của cần trục phải hãm được bất kỳ chuyển động của cần trục.

Phanh của cần trục dừng khẩn cấp phải là loại phanh dừng tự động trong trường hợp hỏng nguồn động lực. Phanh dừng khẩn cấp phải đảm bảo giá trị gia tốc, phanh tương thích với các thông số thiết kế cho chế độ đầy tải.

Phanh cần trục

Phanh cần trục (Hình từ Internet)

Phanh cần trục của cơ cấu nâng được thiết kế như thế nào để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật?

Căn cứ theo tiết 2.4.1 tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với Phanh cần trục như sau:

Quy định về kỹ thuật
...
2.4. Yêu cầu đối với phanh
...
2.4.1. Phanh của cơ cấu nâng
Hệ thống phanh phải được thiết kế để giữ được tải bằng 1,6 lần tải nâng. Khi thử tải động phanh phải giữ được tải mà không mất hiệu quả phanh và không bị quá nhiệt cho phép
Khi cần hạ khẩn cấp, phanh của cơ cấu nâng phải có khả năng nhả phanh bằng tay sao cho việc kiểm soát tải trọng được duy trì trong suốt quá trình hạ tải. Việc hạ tải khẩn cấp phải được tiến hành dễ dàng theo hướng dẫn sử dụng đã tính đến khả năng thoát nhiệt của phanh.
Phanh của cơ cấu nâng phải có mô men phanh danh nghĩa ít nhất lớn gấp 1,5 lần mô men do tải trọng gây ra trên trục đặt phanh.
Cần trục dùng để vận chuyển kim loại nóng chảy hoặc vật liệu nguy hiểm tương đương phải được trang bị phòng ngừa sự rơi tải do một bộ phận nào đó trong hệ thống truyền lực của cơ cấu bị hỏng. Yêu cầu này được đáp ứng bởi một trong các phương án sau:
- Sử dụng hệ thống dự phòng;
- Phanh dừng khẩn cấp trên tang cuốn cáp có sự liên động với truyền động cáp dự trữ;
- Khi nâng tổng tải trọng trên 16 tấn thì cần trục phải được thiết kế ít nhất với nhóm chế độ làm việc lớn hơn hai cấp so với chế độ làm việc yêu cầu trong điều kiện làm việc bình thường, và lấy M5 làm nhóm chế độ làm việc nhỏ nhất (Chế độ làm việc được xác định theo mục 4.3 TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986) cần trục - phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cầu chung).

Theo đó, hệ thống phanh cần trục phải được thiết kế để giữ được tải bằng 1,6 lần tải nâng. Khi thử tải động phanh phải giữ được tải mà không mất hiệu quả phanh và không bị quá nhiệt cho phép.

Khi cần hạ khẩn cấp, phanh của cơ cấu nâng phải có khả năng nhả phanh bằng tay sao cho việc kiểm soát tải trọng được duy trì trong suốt quá trình hạ tải. Việc hạ tải khẩn cấp phải được tiến hành dễ dàng theo hướng dẫn sử dụng đã tính đến khả năng thoát nhiệt của phanh.

Phanh của cơ cấu nâng phải có mô men phanh danh nghĩa ít nhất lớn gấp 1,5 lần mô men do tải trọng gây ra trên trục đặt phanh.

Cần trục dùng để vận chuyển kim loại nóng chảy hoặc vật liệu nguy hiểm tương đương phải được trang bị phòng ngừa sự rơi tải do một bộ phận nào đó trong hệ thống truyền lực của cơ cấu bị hỏng. Yêu cầu này được đáp ứng bởi một trong các phương án sau:

- Sử dụng hệ thống dự phòng;

- Phanh dừng khẩn cấp trên tang cuốn cáp có sự liên động với truyền động cáp dự trữ;

- Khi nâng tổng tải trọng trên 16 tấn thì cần trục phải được thiết kế ít nhất với nhóm chế độ làm việc lớn hơn hai cấp so với chế độ làm việc yêu cầu trong điều kiện làm việc bình thường, và lấy M5 làm nhóm chế độ làm việc nhỏ nhất (Chế độ làm việc được xác định theo mục 4.3 TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986) cần trục - phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cầu chung).

Phanh cần trục của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay như thế nào?

Căn cứ theo tiết 2.4.2 tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với Phanh cần trục như sau:

Quy định về kỹ thuật
...
2.4. Yêu cầu đối với phanh
...
2.4.2. Phanh của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay
Phanh của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng hãm chuyển động của cần trục trong điều kiện tải trọng bất lợi nhất.

Theo quy định trên, phanh cần trục của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng hãm chuyển động của cần trục trong điều kiện tải trọng bất lợi nhất.

Lưu ý: Quy chuẩn này không áp dụng đối với các cần trục vận hành bằng tay, cần trục lắp trên tàu thủy chở hàng, cần trục tháp.

Cần trục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cần trục xếp dỡ là gì? Hiện nay có thể thiết kế hai trạm điều khiển cho một cần trục xếp dỡ hay không?
Pháp luật
Truyền động bánh răng của cần trục phục vụ việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa cần đáp ứng yêu cầu gì về kỹ thuật?
Pháp luật
Phanh cần trục của cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay được thiết kế như thế nào để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật?
Pháp luật
Khi thiết kế và bố trí chung các cơ cấu cần trục cần xem xét các yếu tố gì? Yêu cầu đối với nguồn động lực của cơ cấu cần trục như thế nào?
Pháp luật
Cần trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào? Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với cần trục là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Để quản lý sử dụng an toàn cần trục, trong quá trình sử dụng cần trục, không cho phép thực hiện những việc gì?
Pháp luật
Để đảm bảo yêu cầu an toàn trong tháo lắp cần trục, đơn vị tháo lắp cần trục phải phổ biến cho người tham gia tháo lắp những thông tin gì?
Pháp luật
Để quản lý cần trục, tổ chức sản xuất và tổ chức nhập khẩu cần trục phải bảo đảm những yêu cầu gì về quản lý chất lượng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cần trục
1,150 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cần trục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào