Người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải có kinh nghiệm công tác như thế nào?

Cho tôi hỏi người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải có kinh nghiệm công tác như thế nào? Người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế phải đang giữ chức vụ Phó Vụ trưởng đúng không? Tiêu chuẩn về đạo đức và lối sống của Vụ trưởng Vụ Pháp chế như thế nào? Câu hỏi của anh S.T (An Giang).

Người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải có kinh nghiệm công tác như thế nào?

Theo điểm đ khoản 1 Điều 8 Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:

Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh được bổ nhiệm
1. Vụ trưởng hoặc tương đương
a) Đang giữ chức vụ Phó Vụ trưởng hoặc tương đương;
b) Đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên;
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
đ) Có 05 năm trở lên công tác trong ngành Thanh tra hoặc công tác trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước.

Theo đó, người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải có 05 năm trở lên công tác trong ngành Thanh tra hoặc công tác trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước.

Người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải có kinh nghiệm công tác như thế nào?

Người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải có kinh nghiệm công tác như thế nào? (Hình từ Internet)

Người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải đang giữ chức vụ Phó Vụ trưởng đúng không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:

Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh được bổ nhiệm
1. Vụ trưởng hoặc tương đương
a) Đang giữ chức vụ Phó Vụ trưởng hoặc tương đương;
...

Theo đó, người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải là người đang giữ chức vụ Phó Vụ trưởng hoặc tương đương.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về đạo đức và lối sống?

Theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:

Tiêu chuẩn chung đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm
...
2. Về đạo đức, lối sống: Sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học phù hợp.
...

Theo đó, tiêu chuẩn về đạo đức và lối sống của Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ như sau:

- Sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.

- Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm.

+ Tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

- Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

+ Thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ.

+ Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.

Vụ Pháp chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp?
Pháp luật
Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải có trình độ đại học trở lên đúng không? Đáp ứng tiêu chuẩn gì về chính trị tư tưởng?
Pháp luật
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị đúng không?
Pháp luật
Phó vụ trưởng Vụ pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ có được đảm nhiệm chức vụ liên tiếp hai nhiệm kỳ hay không?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Thanh tra Chính phủ phải có kinh nghiệm công tác như thế nào?
Pháp luật
Để được trở thành Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Giao thông vận tải thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ?
Pháp luật
Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ có những chức danh lãnh đạo nào?
Pháp luật
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý của ai? Vụ này có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phổ biến giáp dục pháp luật?
Pháp luật
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý?
Pháp luật
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ Pháp chế
516 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ Pháp chế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: