Mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất?

Mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Hướng dẫn cách điền mẫu sổ này? Đây là câu hỏi của anh A.K đến từ Vĩnh Phúc.

Mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất?

Mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh được quy định tại Mẫu số S4-HKD ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Tải về Mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất.

nghĩa vụ thuế

Mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN

Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất?

Hộ kinh doanh phải mở sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN để theo dõi các khoản thuế, phí .... mà hộ kinh doanh phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. Trong đó hộ kinh doanh phải mở sổ này chi tiết theo từng sắc thuế như thuế GTGT, thuế TNCN...

Thông tin, số liệu trên sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN làm căn cứ để cơ quan thuế xác định hộ kinh doanh có nộp đúng, nộp đủ và kịp thời các khoản thuế, phí ... vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế hay không.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh được quy định tại Mẫu số S4-HKD ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:

Căn cứ vào chứng từ kế toán có liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của hộ kinh doanh với NSNN để ghi sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN như sau:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của các chứng từ kế toán được sử dụng để ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán có thể là các tờ khai thuế, giấy nộp tiền thuế vào NSNN kèm theo Phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng,....

+ Cột C: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ cho việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp NSNN về các khoản thuế khi cần thiết.

+ Việc ghi chép số dư đầu kỳ thực hiện như sau: Nếu số dư đầu kỳ (cuối kỳ trước chuyển sang) của số thuế phải nộp vào NSNN được ghi vào cột 1, nếu số dư đầu kỳ (cuối kỳ trước chuyển sang) của mã số thuế đã nộp thừa vào NSNN được ghi vào cột 2.

+ Cột 1: Phản ánh số thuế mà hộ kinh doanh phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật thuế, cụ thể như sau:

Đối với số thuế GTGT phải nộp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ sẽ căn cứ vào số doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhân với tỷ lệ % tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.

Đối với số thuế TNCN của người lao động phải nộp NSNN sẽ căn cứ vào tổng cộng cột số thuế TNCN phải nộp trên Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động.

Đối với số thuế TNCN của chủ hộ kinh doanh phải nộp NSNN sẽ căn cứ vào tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhân với thuế suất thuế TNCN theo quy định của pháp luật thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.

+ Cột 2: Phản ánh số thuế mà hộ kinh doanh đã nộp vào NSNN. Chứng từ kế toán để ghi chép vào chỉ tiêu này là giấy nộp tiền vào NSNN kèm theo Phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng. Trường hợp, hộ kinh doanh có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì số thuế nộp thừa cũng được ghi vào cột này.

Hộ kinh doanh phải khóa sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN khi nào?

Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:

Sổ kế toán
...
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:

STT

Tên sổ kế toán

Ký hiệu

1

Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Mẫu số S1- HKD

2

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số S2-HKD

3

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

Mẫu số S3-HKD

4

Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN

Mẫu số S4-HKD

5

Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động

Mẫu số S5-HKD

6

Sổ quỹ tiền mặt

Mẫu số S6-HKD

7

Sổ tiền gửi ngân hàng

Mẫu số S7-HKD

Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.

Như vậy, sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN áp dụng đối với hộ kinh doanh là một trong các loại sổ kế toán theo danh mục trên, do đó việc khóa sổ này được thực hiện theo Điều 26 Luật Kế toán 2015 như sau

Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24, Điều 25 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

Như vậy, hộ kinh doanh phải khóa sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Sổ kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng sổ kế toán nhằm mục đích gì? Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán nào?
Pháp luật
Quy định về sổ kế toán hành chính, sự nghiệp từ 01/01/2025 theo Thông tư 24/2024/TT-BTC thế nào?
Pháp luật
Khoá sổ kế toán là gì? Trình tự khoá sổ kế toán theo quy định mới nhất áp dụng từ năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Sổ kế toán là gì? Mở sổ kế toán như thế nào theo quy định mới nhất tại Thông tư 24/2024/TT-BTC?
Pháp luật
Hướng dẫn mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán mới theo Thông tư 24/2024/TT-BTC từ 01/01/2025 thế nào?
Pháp luật
Mẫu sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên doanh áp dụng đối với công ty TNHH mới nhất?
Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng mẫu sổ chi tiết các tài khoản nào? Cách điền mẫu sổ đúng nhất?
Pháp luật
Mẫu sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanh áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
Pháp luật
Sổ kế toán tổng hợp của công ty chứng khoán bao gồm những loại sổ nào? Công ty chứng khoán ghi sổ kế toán bằng hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ kế toán
965 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sổ kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: