Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật? Câu hỏi của anh P.A.A đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về vận chuyển, xử lý chất thải y tế như sau:

Vận chuyển, xử lý chất thải y tế
1. Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục 3 Chương này; không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.

Như vậy, không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.

Ngoài ra, chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.

Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại.

Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?

Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)

Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế lân cận để xử lý theo mô hình cụm được thực hiện bởi những đối tượng nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về vận chuyển, xử lý chất thải y tế:

Theo đó, cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm) theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì không được coi là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế lân cận để xử lý theo mô hình cụm được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong đó, đối tượng được phép vận chuyển chất thải y tế nguy hại bao gồm:

- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.

Chất thải y tế nguy hại là gì và được phân thành bao nhiêu loại?

Theo Thông tư 20/2021/TT-BYT và khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

Theo đó, chất thải y tế được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT thì chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Chất thải lây nhiễm bao gồm:

- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;

- Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;

Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

- Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;

- Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

Chất thải y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất thải rắn y tế là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt rác thải y tế là chất thải rắn theo tiêu chuẩn?
Pháp luật
Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đối với khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại thì được sử dụng phương tiện gì?
Pháp luật
Việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất? Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên nào?
Pháp luật
Khi xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF của lò đốt chất thải rắn y tế, có những yêu cầu tối thiểu nào của việc định tính, định lượng?
Pháp luật
Găng tay y tế có phải chất thải y tế hay không? Tổ chức, cá nhân có hành vi tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Xả nước thải y tế không đạt chuẩn ra môi trường bị xử phạt bao nhiêu? Nước thải y tế có thuộc chất thải nguy hại không?
Pháp luật
Chất thải y tế là chất thải nguy hại gồm có các loại nào? Phân loại và thu gom chất thải nguy hại y tế thế nào?
Pháp luật
Khu vực lưu giữ chất thải y tế của bệnh viện, cơ sở y tế không có thiết bị phòng cháy chữa cháy có được không?
Pháp luật
Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn hoặc dạng lỏng được đựng trong túi hay trong thùng chứa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải y tế
452 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào